Kinh Đời
“Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” và những nhà đấu tranh cho dân chủ
Tôi vốn ít hào hứng với những cuộc tranh luận về những vấn đề liên quan đến những con người, những sự việc cụ thể. Nó đòi hỏi phải đọc và tìm hiểu, t
Nhưng, loạt bài „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” đăng trên các báo mạng lề trái đã thu hút rất nhiều người đọc và làm dấy lên cuộc tranh luận sôi động giữa những người viết và cả những người đọc, trong đó có tôi.
Tôi vốn ít hào hứng với những cuộc tranh luận về những vấn đề liên quan
đến những con người, những sự việc cụ thể. Nó đòi hỏi phải đọc và tìm
hiểu, thậm chí có những việc phải điều tra, xác minh về những gì liên
quan đến sự việc mà mình muốn viết. Đây lại là những việc rất khó khăn
đối với những nhà báo ở Việt Nam, lại càng khó khăn hơn với những người
viết đang ở nước ngoài.
Nhưng, loạt bài „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” đăng trên các báo mạng lề trái đã thu hút rất nhiều người đọc và làm dấy lên cuộc tranh luận sôi động giữa những người viết và cả những người đọc, trong đó có tôi.
Một số bài viết giải thích, sự hấp dẫn của loạt bài viết này là do Người
Buôn Gío (NBG) có cách viết „dân dã phù hợp với giới bình dân”(1).
Nhưng theo tôi, sự cuốn hút chủ yếu đến từ chính nội dung mà các bài
viết này miêu tả.
Đây là một trong những „tấn trò đời”của Đảng trong xã hội Việt Nam hiện
tại. Một đảng viên thuộc loại „hạt giống đỏ” bậc trung, thuộc diện 4C
(con cái các cụ), được Đảng „đặt” vào ghế để giữ và điều hành một „quả
đấm thép” béo bở. Như hàng ngàn những đảng viên khác đã và đang ngồi
trên những chiếc ghế quyền và tiền, anh ta chẳng có tài cán gì nhiều
ngoài „tài năng”chạy chọt để được ngồi vào những chiếc ghế cao dần. Tất
nhiên dưới sự lèo lái của „hạt giống đỏ”, quả đấm thép bị teo tóp lại,
nhưng gia tài của của anh ta và gia đình phình ra to sụ, họ chuyển đến
xứ thần tiên mang tên Cipustra, sống trong một lâu đài mà người dân
thường có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
Để cho vụ bê bối đi vào quên lãng, Đảng đã chuyển „hạt giống đỏ” của
mình đi nơi khác, rồi anh ta đã „thần thông biến hóa” đến một nơi xa xôi
để hạ cánh an toàn và thay đổi diện mạo, ngồi vào cái ghế mới cao hơn
ghế nơi quả đấm thép.
Nhưng cuộc đấu đá trong cung đình như một vở hài kịch đã sang màn mới,
„hạt giống đỏ” bị đưa ra làm một bằng chứng để đấu đá trừng phạt nhau.
Trịnh Xuân Thanh như một dân anh chị, qua những năm tháng ngược xuôi
trong đội ngũ gian manh của Đảng, chắc anh ta biết rõ tình thế của mình,
Thanh lặng lẽ bỏ trốn ra nước ngoài, anh ta không im lặng, tìm cách
phản công lại Đảng, công khai thách thức nhân vật đứng đầu Đảng…
„Tấn trò đời” đã được ngòi bút bút của Người Buôn Gíó miêu tả một cách
sinh động, hài hước và hấp dẫn, nó cho chúng ta thấy sự mục ruỗng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự mục ruỗng của Đảng là nguyên nhân dẫn đến sự
băng hoại về kinh tế, chính trị, đạo đức … trong xã hội của Việt Nam
hiện nay.
Một số người trong hàng ngũ dân chủ cho rằng, Người Buôn Gió đã gây ảnh
hưởng xấu đến phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam qua những bài
viết „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần”. Liệu đây có là một nhận xét xác
đáng hay không?
Trước hết, NBG đang sống ở một đất nước tự do dân chủ, là một nhà báo tự do, anh có thể viết những gì anh muốn viết.
Ta không nên bảo anh nên viết cái này, không nên viết cái kía. Tôi nhớ,
trong lần gặp gỡ với những người bạn Việt Nam ở Ba Lan tại Warszawa, sau
khi anh được chính quyền thành phố Weimar Cộng Hòa Liên Bang Đức mời
sang thăm và sáng tác. Bên cốc bia sủi bọt, anh tâm sự, anh quyết định
viết báo sau lần đưa vợ đến một bệnh viện để sinh đứa con đầu lòng. Vợ
anh trong tình trạng nguy kịch, anh xin các bác sỹ và hộ lý giúp đỡ,
nhưng họ vẫn thản nhiên. Anh sợ hãi không biết phải làm gì thì có một
người nhà của một bệnh nhân tốt bụng rỉ tai, anh móc những đồng tiền
cuối cùng trong túi nài nỉ họ…và vợ anh đã sinh đứa con trai trong niềm
vui tột độ của vợ chồng anh.
Chúng tôi ngồi nghe anh kể, ngoài trời những chiếc lá vàng đầu mùa thu
bắt đầu rụng, không khí tĩnh lặng bao trùm, mọi người đều nghĩ về những
thân phận của những người dân ở quê hương khi ốm đau, sinh nở. Chúng tôi
tin những lời tâm sự từ ruột gan của anh, anh bắt đầu viết về cái ác,
cái xấu, viết về sự lộng quyền của một chính quyền công an trị.
Trở lại vấn đề NBG có gây lên ảnh hưởng xấu đến phong trào đấu tranh dân
chủ cho Việt Nam qua loạt bài „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” không?
Đưa một trong những „tấn trò đời” trong xã hội Đảng trị của Việt Nam lên
các mặt báo tự do, NBG đã góp phần vạch ra cái hiện thực xấu xa của chế
độ, đó cũng là công việc của những người đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho
Việt Nam đang làm và cần phải làm nhiều hơn nữa. Chỉ khi nào người dân
biết hết cái xấu xa của thể chế hiện hành, mới tích cực góp sức, đồng
hành cùng các nhà đấu tranh cho dân chủ, gây sức ép để ĐCSVN từ bỏ sự
cai trị nhân dân bằng bạo lực, chuyển hóa sang thể chế tự do dân chủ một
cách bất bạo động. NBG không viết phóng sự điều tra, ngay cả khi anh
muốn cũng không thể viết được, vì nếu anh muốn về Việt Nam để điều tra
xác minh các sự việc, anh sẽ hoặc bị trục xuất trở lại Đức, hoặc là vào
được Việt Nam, nhưng không ai cung cấp thông tin cho anh. Vì vậy đòi hỏi
anh phải viểt 100% sự thật là điều không thực tế.
Trong những bài viết tham gia thảo luận, có 2 bài viết (2) của ông
Nguyễn An Dân làm tôi hơi ngạc nhiên. Ông tự giới thiệu là nhà dân chủ
lớn gấp đôi NBG, nhưng cách viết mang nặng tính chụp mũ, hồ đồ thiếu
khách quan.
Trong bài viết „Chém gió với người buôn gió” ông dùng những ngôn từ
thiếu lịch sự, ông gọi NBG là mày và dùng lời lẽ trịch thượng răn dậy và
kết tội NBG một cách thiếu chứng cớ. Ông viết :”Đéo có thằng giang hồ
nào mà đi làm cái việc tiếp tay cho quân đỏ như kiểu mày cả Hiếu ạ,
huống hồ mày là giang hồ … dân chủ”. Tại sao đưa sự việc có thật về quá
khứ và hiện tại của Trịnh Xuân Thanh ra công luận lại là tiếp tay cho
quân đỏ. Có thể NBG thêm thắt những chi tiết chưa chính xác trong các
bài viết, nhưng anh không đề cao hay cố biến Thanh trở thành một người
hùng. Thật là nực cười ông Nguyễn An Dân cho rằng, NBG phải yêu cầu
Trịnh Xuân Thanh nhận hết tội lỗi trước nhân dân, cầu xin sự giúp đỡ của
những người đấu tranh cho dân thì mới giúp Thanh đưa vụ việc của thanh
lên báo chí. Ông muốn NBG phải trở thành một „Bao Công” của những người
đấu tranh cho dân chủ.
Trong khi bình luận về những bài viết về Trịnh Xuân Thanh của NBG,
Nguyễn An Dân đưa ra những sự việc mập mờ thiếu bằng chứng, không liên
quan gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Thứ nhất, NBG nhận hàng đống tiền của
đảng Việt Tân nhưng lại nhờ đàn bà nhận giúp để tránh tiếng và tránh an
ninh, thứ hai, NBG chụp mũ cho một người đàn bà là an ninh. Thật khó
biết được ông đưa những thông tin này nhằm mục đích gì.
Vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay đã diễn biến ngoài tầm kiểm soát của Đảng.
Sẽ còn những vụ việc tương tự xẩy ra trong tương lai vì nạn chạy chức
chạy quyền, nạn tham nhũng vẫn đang phát triển thành quốc nạn, Đảng đã
mất hết lòng tin trong dân chúng vì những con sâu mọt trong Đảng đã quá
nhiều. Để trừ bỏ tận gốc những nguyên nhân sinh ra lũ sâu mọt, phải trừ
bỏ chế độ độc tài đảng trị, đấy mấy là nhiêm vụ quan trọng của những
người đấu tranh để mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam, không nên mất
thời gian tranh cãi, vì chắc chăn tất cả chúng ta đều ghét bỏ các con
sâu mọt như Trịnh Xuân Thanh.
Chú thích
(1) KAMI : Bàn về hiện tượng Người Buôn Gío và nhận thức của người ủng hộ dân chủ
(
2) NGUYỄN AN DÂN :
– Chém gió với Người Buôn Gío (danquyen.vn, ngày 12-09-2016)
– Chuyện Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gío (danquyen.vn, ngày 08-09-2016)
Đinh Minh Đạo
(Đàn Chim Việt)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
KÍ ÂM BẪY NOTE
*
Dáng Son đô trưởng Đinh La Thăng hỏi mi bẫy mấy sợi xích thằng
Cây si giáng chỏi chằn chống chéo
U Rê thứ luận bắc kì đăng
"Hao ma ny" chiếc phá băng giao thông "Kỷ Tố Ót Măng" ổ bánh mỳ
*
Ngân hàng khách sạn Trà My
Ăn sương kỹ nữ Diễm My bao quy đầu
Phương Nga Toàn Mỹ Cao thâu
Tặc cầu Các Chú cửu Thầu Chín lưỡi trâu
*
Nguyệt cầm nhị kéo bí khéo bầu hồng lầu tía các rác thanh lâu
Chân dài Size ngắn người tình lỡ
Thâm cung bí sử vượt sông ngâu
Ngưu lang chức nữ thôi đành hẹn kiếp sau ếch nhái tại Cà Mau
*
Tấn Dũng chửa hèn mang chín tháng lưỡng cư đồng tháp Đỗ Mười sâu
Cá ngựa anh hùng rơm Qúy Ngọ
Đỗ Cường Minh chứng cốt ruồi bâu
Trịnh Xuân Thanh thản bàn đổ bác Phú Quốc cắm câu mỏ khí dầu
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
“Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” và những nhà đấu tranh cho dân chủ
Tôi vốn ít hào hứng với những cuộc tranh luận về những vấn đề liên quan đến những con người, những sự việc cụ thể. Nó đòi hỏi phải đọc và tìm hiểu, t
Tôi vốn ít hào hứng với những cuộc tranh luận về những vấn đề liên quan
đến những con người, những sự việc cụ thể. Nó đòi hỏi phải đọc và tìm
hiểu, thậm chí có những việc phải điều tra, xác minh về những gì liên
quan đến sự việc mà mình muốn viết. Đây lại là những việc rất khó khăn
đối với những nhà báo ở Việt Nam, lại càng khó khăn hơn với những người
viết đang ở nước ngoài.
Nhưng, loạt bài „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” đăng trên các báo mạng lề trái đã thu hút rất nhiều người đọc và làm dấy lên cuộc tranh luận sôi động giữa những người viết và cả những người đọc, trong đó có tôi.
Một số bài viết giải thích, sự hấp dẫn của loạt bài viết này là do Người
Buôn Gío (NBG) có cách viết „dân dã phù hợp với giới bình dân”(1).
Nhưng theo tôi, sự cuốn hút chủ yếu đến từ chính nội dung mà các bài
viết này miêu tả.
Đây là một trong những „tấn trò đời”của Đảng trong xã hội Việt Nam hiện
tại. Một đảng viên thuộc loại „hạt giống đỏ” bậc trung, thuộc diện 4C
(con cái các cụ), được Đảng „đặt” vào ghế để giữ và điều hành một „quả
đấm thép” béo bở. Như hàng ngàn những đảng viên khác đã và đang ngồi
trên những chiếc ghế quyền và tiền, anh ta chẳng có tài cán gì nhiều
ngoài „tài năng”chạy chọt để được ngồi vào những chiếc ghế cao dần. Tất
nhiên dưới sự lèo lái của „hạt giống đỏ”, quả đấm thép bị teo tóp lại,
nhưng gia tài của của anh ta và gia đình phình ra to sụ, họ chuyển đến
xứ thần tiên mang tên Cipustra, sống trong một lâu đài mà người dân
thường có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
Để cho vụ bê bối đi vào quên lãng, Đảng đã chuyển „hạt giống đỏ” của
mình đi nơi khác, rồi anh ta đã „thần thông biến hóa” đến một nơi xa xôi
để hạ cánh an toàn và thay đổi diện mạo, ngồi vào cái ghế mới cao hơn
ghế nơi quả đấm thép.
Nhưng cuộc đấu đá trong cung đình như một vở hài kịch đã sang màn mới,
„hạt giống đỏ” bị đưa ra làm một bằng chứng để đấu đá trừng phạt nhau.
Trịnh Xuân Thanh như một dân anh chị, qua những năm tháng ngược xuôi
trong đội ngũ gian manh của Đảng, chắc anh ta biết rõ tình thế của mình,
Thanh lặng lẽ bỏ trốn ra nước ngoài, anh ta không im lặng, tìm cách
phản công lại Đảng, công khai thách thức nhân vật đứng đầu Đảng…
„Tấn trò đời” đã được ngòi bút bút của Người Buôn Gíó miêu tả một cách
sinh động, hài hước và hấp dẫn, nó cho chúng ta thấy sự mục ruỗng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự mục ruỗng của Đảng là nguyên nhân dẫn đến sự
băng hoại về kinh tế, chính trị, đạo đức … trong xã hội của Việt Nam
hiện nay.
Một số người trong hàng ngũ dân chủ cho rằng, Người Buôn Gió đã gây ảnh
hưởng xấu đến phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam qua những bài
viết „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần”. Liệu đây có là một nhận xét xác
đáng hay không?
Trước hết, NBG đang sống ở một đất nước tự do dân chủ, là một nhà báo tự do, anh có thể viết những gì anh muốn viết.
Ta không nên bảo anh nên viết cái này, không nên viết cái kía. Tôi nhớ,
trong lần gặp gỡ với những người bạn Việt Nam ở Ba Lan tại Warszawa, sau
khi anh được chính quyền thành phố Weimar Cộng Hòa Liên Bang Đức mời
sang thăm và sáng tác. Bên cốc bia sủi bọt, anh tâm sự, anh quyết định
viết báo sau lần đưa vợ đến một bệnh viện để sinh đứa con đầu lòng. Vợ
anh trong tình trạng nguy kịch, anh xin các bác sỹ và hộ lý giúp đỡ,
nhưng họ vẫn thản nhiên. Anh sợ hãi không biết phải làm gì thì có một
người nhà của một bệnh nhân tốt bụng rỉ tai, anh móc những đồng tiền
cuối cùng trong túi nài nỉ họ…và vợ anh đã sinh đứa con trai trong niềm
vui tột độ của vợ chồng anh.
Chúng tôi ngồi nghe anh kể, ngoài trời những chiếc lá vàng đầu mùa thu
bắt đầu rụng, không khí tĩnh lặng bao trùm, mọi người đều nghĩ về những
thân phận của những người dân ở quê hương khi ốm đau, sinh nở. Chúng tôi
tin những lời tâm sự từ ruột gan của anh, anh bắt đầu viết về cái ác,
cái xấu, viết về sự lộng quyền của một chính quyền công an trị.
Trở lại vấn đề NBG có gây lên ảnh hưởng xấu đến phong trào đấu tranh dân
chủ cho Việt Nam qua loạt bài „Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần” không?
Đưa một trong những „tấn trò đời” trong xã hội Đảng trị của Việt Nam lên
các mặt báo tự do, NBG đã góp phần vạch ra cái hiện thực xấu xa của chế
độ, đó cũng là công việc của những người đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho
Việt Nam đang làm và cần phải làm nhiều hơn nữa. Chỉ khi nào người dân
biết hết cái xấu xa của thể chế hiện hành, mới tích cực góp sức, đồng
hành cùng các nhà đấu tranh cho dân chủ, gây sức ép để ĐCSVN từ bỏ sự
cai trị nhân dân bằng bạo lực, chuyển hóa sang thể chế tự do dân chủ một
cách bất bạo động. NBG không viết phóng sự điều tra, ngay cả khi anh
muốn cũng không thể viết được, vì nếu anh muốn về Việt Nam để điều tra
xác minh các sự việc, anh sẽ hoặc bị trục xuất trở lại Đức, hoặc là vào
được Việt Nam, nhưng không ai cung cấp thông tin cho anh. Vì vậy đòi hỏi
anh phải viểt 100% sự thật là điều không thực tế.
Trong những bài viết tham gia thảo luận, có 2 bài viết (2) của ông
Nguyễn An Dân làm tôi hơi ngạc nhiên. Ông tự giới thiệu là nhà dân chủ
lớn gấp đôi NBG, nhưng cách viết mang nặng tính chụp mũ, hồ đồ thiếu
khách quan.
Trong bài viết „Chém gió với người buôn gió” ông dùng những ngôn từ
thiếu lịch sự, ông gọi NBG là mày và dùng lời lẽ trịch thượng răn dậy và
kết tội NBG một cách thiếu chứng cớ. Ông viết :”Đéo có thằng giang hồ
nào mà đi làm cái việc tiếp tay cho quân đỏ như kiểu mày cả Hiếu ạ,
huống hồ mày là giang hồ … dân chủ”. Tại sao đưa sự việc có thật về quá
khứ và hiện tại của Trịnh Xuân Thanh ra công luận lại là tiếp tay cho
quân đỏ. Có thể NBG thêm thắt những chi tiết chưa chính xác trong các
bài viết, nhưng anh không đề cao hay cố biến Thanh trở thành một người
hùng. Thật là nực cười ông Nguyễn An Dân cho rằng, NBG phải yêu cầu
Trịnh Xuân Thanh nhận hết tội lỗi trước nhân dân, cầu xin sự giúp đỡ của
những người đấu tranh cho dân thì mới giúp Thanh đưa vụ việc của thanh
lên báo chí. Ông muốn NBG phải trở thành một „Bao Công” của những người
đấu tranh cho dân chủ.
Trong khi bình luận về những bài viết về Trịnh Xuân Thanh của NBG,
Nguyễn An Dân đưa ra những sự việc mập mờ thiếu bằng chứng, không liên
quan gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Thứ nhất, NBG nhận hàng đống tiền của
đảng Việt Tân nhưng lại nhờ đàn bà nhận giúp để tránh tiếng và tránh an
ninh, thứ hai, NBG chụp mũ cho một người đàn bà là an ninh. Thật khó
biết được ông đưa những thông tin này nhằm mục đích gì.
Vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay đã diễn biến ngoài tầm kiểm soát của Đảng.
Sẽ còn những vụ việc tương tự xẩy ra trong tương lai vì nạn chạy chức
chạy quyền, nạn tham nhũng vẫn đang phát triển thành quốc nạn, Đảng đã
mất hết lòng tin trong dân chúng vì những con sâu mọt trong Đảng đã quá
nhiều. Để trừ bỏ tận gốc những nguyên nhân sinh ra lũ sâu mọt, phải trừ
bỏ chế độ độc tài đảng trị, đấy mấy là nhiêm vụ quan trọng của những
người đấu tranh để mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam, không nên mất
thời gian tranh cãi, vì chắc chăn tất cả chúng ta đều ghét bỏ các con
sâu mọt như Trịnh Xuân Thanh.
Chú thích
(1) KAMI : Bàn về hiện tượng Người Buôn Gío và nhận thức của người ủng hộ dân chủ
(
2) NGUYỄN AN DÂN :
– Chém gió với Người Buôn Gío (danquyen.vn, ngày 12-09-2016)
– Chuyện Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gío (danquyen.vn, ngày 08-09-2016)
Đinh Minh Đạo
(Đàn Chim Việt)