Đoạn Đường Chiến Binh
10 câu chuyện ấm lòng khắp châu Á giữa mùa dịch corona - Lão Phan.
Số 21 - Coronavirus :
10 câu chuyện ấm lòng khắp châu Á giữa mùa dịch corona
Hiểu My 23/02/2020
Từ cắt tóc miễn phí đến mở lớp học ngoài trời, không chỉ ở Trung Quốc, nhiều tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm từ khắp nơi trên thế giới đã quyên góp, giúp đỡ nhau vượt qua dịch bệnh
Ở thành phố Tô Châu (Trung Quốc), khi các nhà máy đã đóng cửa, anh Yuan Chuanwei, hiện làm việc tại công ty sản xuất máy móc, vẫn tự mình vận hành dây chuyền sản xuất bộ phận khử trùng để hoàn thành đơn hàng cho các bệnh viện ở Vũ Hán. “Mỗi ngày tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng. Tất nhiên là vất vả còn hơn để dịch bệnh trở nên tệ hơn”, Yuan nói.
Guo Moruo, sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc), đã dùng tiền túi mua hơn 30.000 khẩu trang từ quê nhà Uzbekistan rồi đem đến trường tặng cho các bạn học, quyên góp cho trường và các bệnh viện địa phương để chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), một người đàn ông 43 tuổi, tên là Du Zeyu đã cùng 2 thợ làm tóc địa phương đến trụ sở cảnh sát đã cắt tóc miễn phí cho hơn 30 sĩ quan và nhân viên. Do dịch bệnh nên nhiều sĩ quan cảnh sát chưa cắt tóc trong một thời gian rất dài. Ngoài ra, anh Du cũng cắt tóc miễn phí cho những người có nhu cầu, miễn là khu vực sinh sống của họ chưa có ca nhiễm bệnh.
Đồng cảm với những sinh viên bị cách ly tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), ông He Chenhong - hiệu trưởng của trường - đã mang cơm, thức ăn tới cho các học trò và quay video động viên họ. "Mấy đứa yêu thích món gì cứ đề xuất, nhà trường sẽ đáp ứng. Thầy hy vọng các em sẽ vượt qua thời gian cách ly và chào mừng tất cả trở lại giảng đường từ ngày 2/3", ông nói. Hành động của ông He Chenhong đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự tận tâm của mình.
Học sinh được nghỉ, không thể đến trường dạy học. Cô giáo Liao vẫn quyết tâm thực hiện bài giảng trực tuyến cho học sinh dù bản thân bị mắc kẹt trong ngôi làng nhỏ trên núi. Do khu cô ở là vùng sâu vùng xa và không có Internet nên cô và cả gia đình phải dành cả ngày để tìm khu vực bắt được sóng điện thoại tốt nhất. Sau đó, hai vợ chồng cô đã lắp đặt một tháp tín hiệu tự chế được làm từ ăng-ten và cây sào tre.
Wang Liang - tài xế lái xe - đã nói dối mẹ của mình để đưa 109 tấn rau củ, quả đến Vũ Hán. Anh cùng 11 đồng nghiệp của mình đã chạy xe suốt 44 tiếng, vượt qua hơn 1.700 km để kịp đưa thực phẩm đến vùng dịch tễ. “Tôi không thấy Vũ Hán đáng sợ những lời đồn đại của mọi người. Trên đường có người đi bộ, công nhân vệ sinh và một vài người bán hàng rong”, Wang chia sẻ với trang Sanyarb.
Tại Singapore, Tong Yee (45 tuổi) cùng 2 con gái của mình - Rui'en (10 tuổi) và Ruirui (6 tuổi) - đã tự tay đóng gói các phần ăn tặng cho đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc không mệt mỏi để chống lại sự lây lan của virus corona. Trên mỗi hộp thức ăn, 2 cô bé tự tay ghi các thông điệp khích lệ để gửi gắm đến các nhân viên y tế, như là “Singapore tin bạn”, “Chúng tôi biết bạn có thể làm được”, “Chúng tôi yêu bạn”...
Khi dịch bệnh lây lan đến Nhật Bản, những nhà thuốc, cửa hàng đã treo biển với nội dung giới hạn số lượng khẩu trang mà khách hàng có thể mua. Vì thường xuyên xảy ra thiên tai hàng năm, nên người Nhật luôn sống với tinh thần "giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình". Đối mặt với virus corona, thay vì “quét sạch” các siêu thị, người Nhật chọn cách đổ xăng nửa bình, mua gạo vừa đủ ăn để chia sẻ với những người khác. Bên cạnh đó, hàng triệu chiếc khẩu trang y tế đã được người dân trên khắp nước Nhật gửi sang Trung Quốc với thông điệp: "Vũ Hán cố lên!".
Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện ấm lòng giữa mùa dịch. Chiều 3/2, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cùng một số thành viên trong ban giám hiệu đã đến từng phòng trong ký túc xá hỏi thăm sức khoẻ, phát khẩu trang và lì xì cho sinh viên.
Khi thấy khẩu trang trở nên khan hiếm, Andy Đào Nguyên (12 tuổi, TP.HCM) đã dành toàn bộ tiền lì xì để mua khẩu trang phát cho người đi đường. "Con rất vui khi khẩu trang được tặng tới tận tay cho mọi người. Dịch cúm này tuy chưa lây lan quá rộng nhưng rất nguy hiểm. Con mong món quà nhỏ của mình sẽ giúp nhiều người phòng tránh bệnh hơn", Andy Đào Nguyên nói với Zing.vn.
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 23 - Coronavirus :
LIÊN KHÚC XỊT TAY BẰNG CỒN
*
Ba đồng một mớ trầu cay
Muốn cầm cứ phải xịt tay bằng cồn
Em khoe em đẹp em giòn
Đẹp gì cũng phải lấy cồn xịt tay
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Trước tiên là phải xịt tay bằng cồn
Thế gian còn dại chưa khôn
Chẳng qua không biết lấy cồn xịt tay
Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Phòng dịch phải nhớ xịt tay bằng cồn
Dù cho sông cạn đá mòn
Cũng không quên việc lấy cồn xịt tay
Dân ta trăm đắng ngàn cay
Vẫn luôn phải nhớ xịt tay bằng cồn
Một cây làm chẳng nên non
Tất cả đều phải lấy cồn xịt tay
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông gì cũng phải xịt tay bằng cồn
Ra đường em hãy còn son
Nên em càng phải lấy cồn xịt tay
Em thơm như mít chín cây
Muốn ăn cũng phải xịt tay bằng cồn
Thân em vừa trắng, vừa tròn
Cũng không được ngại lấy cồn xịt tay
Thân anh như thể cái chày
Càng cần phải nhớ xịt tay bằng cồn
Uốn cây từ thuở còn non
Con còn bé cũng lấy cồn xịt tay
Đi cho biết đó biết đây
Đi đâu cũng phải xịt tay bằng cồn
Yêu nhau củ ấu cũng tròn
Củ gì cũng phải lấy cồn xịt tay
Một năm đến lắm là ngày
Ngày nào cũng phải xịt tay bằng cồn
Em ơi chớ có bồn chồn
Xong việc là cứ lấy cồn xịt tay
Bác Giun đào đất suốt ngày
Đào xong bác lại xịt tay bằng cồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Người nghệ sĩ tưởng còn cồn xịt tay
Sao cô không gọi sáng ngày
Giờ tôi còn bận xịt tay bằng cồn
Số 27 – Coi cho vui :
Hình ảnh vui cười về động vật – 16 ảnh
Heo thích sài sang .
Xin quý vị giữ yên lặng !
Đội cái mũ coi chững chạc hơn .
Cho em 1 miếng !- Còn lâu nghe cưng !
Về với anh nghe cưng !
Mở mắt ra là đã chơi Games rồi !
Tranh thủ chợp mắt tí đã !
Sáng nay trời lạnh dữ !
Đứa nào..ị ra đây mà không biết dọn dẹp sạch sẽ chi cả !
Úm ba la, hai ta cùng ngủ !
Lão Phan Sưu tầm(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
10 câu chuyện ấm lòng khắp châu Á giữa mùa dịch corona - Lão Phan.
Số 21 - Coronavirus :
10 câu chuyện ấm lòng khắp châu Á giữa mùa dịch corona
Hiểu My 23/02/2020
Từ cắt tóc miễn phí đến mở lớp học ngoài trời, không chỉ ở Trung Quốc, nhiều tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm từ khắp nơi trên thế giới đã quyên góp, giúp đỡ nhau vượt qua dịch bệnh
Ở thành phố Tô Châu (Trung Quốc), khi các nhà máy đã đóng cửa, anh Yuan Chuanwei, hiện làm việc tại công ty sản xuất máy móc, vẫn tự mình vận hành dây chuyền sản xuất bộ phận khử trùng để hoàn thành đơn hàng cho các bệnh viện ở Vũ Hán. “Mỗi ngày tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng. Tất nhiên là vất vả còn hơn để dịch bệnh trở nên tệ hơn”, Yuan nói.
Guo Moruo, sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc), đã dùng tiền túi mua hơn 30.000 khẩu trang từ quê nhà Uzbekistan rồi đem đến trường tặng cho các bạn học, quyên góp cho trường và các bệnh viện địa phương để chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), một người đàn ông 43 tuổi, tên là Du Zeyu đã cùng 2 thợ làm tóc địa phương đến trụ sở cảnh sát đã cắt tóc miễn phí cho hơn 30 sĩ quan và nhân viên. Do dịch bệnh nên nhiều sĩ quan cảnh sát chưa cắt tóc trong một thời gian rất dài. Ngoài ra, anh Du cũng cắt tóc miễn phí cho những người có nhu cầu, miễn là khu vực sinh sống của họ chưa có ca nhiễm bệnh.
Đồng cảm với những sinh viên bị cách ly tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), ông He Chenhong - hiệu trưởng của trường - đã mang cơm, thức ăn tới cho các học trò và quay video động viên họ. "Mấy đứa yêu thích món gì cứ đề xuất, nhà trường sẽ đáp ứng. Thầy hy vọng các em sẽ vượt qua thời gian cách ly và chào mừng tất cả trở lại giảng đường từ ngày 2/3", ông nói. Hành động của ông He Chenhong đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự tận tâm của mình.
Học sinh được nghỉ, không thể đến trường dạy học. Cô giáo Liao vẫn quyết tâm thực hiện bài giảng trực tuyến cho học sinh dù bản thân bị mắc kẹt trong ngôi làng nhỏ trên núi. Do khu cô ở là vùng sâu vùng xa và không có Internet nên cô và cả gia đình phải dành cả ngày để tìm khu vực bắt được sóng điện thoại tốt nhất. Sau đó, hai vợ chồng cô đã lắp đặt một tháp tín hiệu tự chế được làm từ ăng-ten và cây sào tre.
Wang Liang - tài xế lái xe - đã nói dối mẹ của mình để đưa 109 tấn rau củ, quả đến Vũ Hán. Anh cùng 11 đồng nghiệp của mình đã chạy xe suốt 44 tiếng, vượt qua hơn 1.700 km để kịp đưa thực phẩm đến vùng dịch tễ. “Tôi không thấy Vũ Hán đáng sợ những lời đồn đại của mọi người. Trên đường có người đi bộ, công nhân vệ sinh và một vài người bán hàng rong”, Wang chia sẻ với trang Sanyarb.
Tại Singapore, Tong Yee (45 tuổi) cùng 2 con gái của mình - Rui'en (10 tuổi) và Ruirui (6 tuổi) - đã tự tay đóng gói các phần ăn tặng cho đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc không mệt mỏi để chống lại sự lây lan của virus corona. Trên mỗi hộp thức ăn, 2 cô bé tự tay ghi các thông điệp khích lệ để gửi gắm đến các nhân viên y tế, như là “Singapore tin bạn”, “Chúng tôi biết bạn có thể làm được”, “Chúng tôi yêu bạn”...
Khi dịch bệnh lây lan đến Nhật Bản, những nhà thuốc, cửa hàng đã treo biển với nội dung giới hạn số lượng khẩu trang mà khách hàng có thể mua. Vì thường xuyên xảy ra thiên tai hàng năm, nên người Nhật luôn sống với tinh thần "giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình". Đối mặt với virus corona, thay vì “quét sạch” các siêu thị, người Nhật chọn cách đổ xăng nửa bình, mua gạo vừa đủ ăn để chia sẻ với những người khác. Bên cạnh đó, hàng triệu chiếc khẩu trang y tế đã được người dân trên khắp nước Nhật gửi sang Trung Quốc với thông điệp: "Vũ Hán cố lên!".
Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện ấm lòng giữa mùa dịch. Chiều 3/2, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cùng một số thành viên trong ban giám hiệu đã đến từng phòng trong ký túc xá hỏi thăm sức khoẻ, phát khẩu trang và lì xì cho sinh viên.
Khi thấy khẩu trang trở nên khan hiếm, Andy Đào Nguyên (12 tuổi, TP.HCM) đã dành toàn bộ tiền lì xì để mua khẩu trang phát cho người đi đường. "Con rất vui khi khẩu trang được tặng tới tận tay cho mọi người. Dịch cúm này tuy chưa lây lan quá rộng nhưng rất nguy hiểm. Con mong món quà nhỏ của mình sẽ giúp nhiều người phòng tránh bệnh hơn", Andy Đào Nguyên nói với Zing.vn.
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 23 - Coronavirus :
LIÊN KHÚC XỊT TAY BẰNG CỒN
*
Ba đồng một mớ trầu cay
Muốn cầm cứ phải xịt tay bằng cồn
Em khoe em đẹp em giòn
Đẹp gì cũng phải lấy cồn xịt tay
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Trước tiên là phải xịt tay bằng cồn
Thế gian còn dại chưa khôn
Chẳng qua không biết lấy cồn xịt tay
Cơm cha, áo mẹ, công thầy
Phòng dịch phải nhớ xịt tay bằng cồn
Dù cho sông cạn đá mòn
Cũng không quên việc lấy cồn xịt tay
Dân ta trăm đắng ngàn cay
Vẫn luôn phải nhớ xịt tay bằng cồn
Một cây làm chẳng nên non
Tất cả đều phải lấy cồn xịt tay
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông gì cũng phải xịt tay bằng cồn
Ra đường em hãy còn son
Nên em càng phải lấy cồn xịt tay
Em thơm như mít chín cây
Muốn ăn cũng phải xịt tay bằng cồn
Thân em vừa trắng, vừa tròn
Cũng không được ngại lấy cồn xịt tay
Thân anh như thể cái chày
Càng cần phải nhớ xịt tay bằng cồn
Uốn cây từ thuở còn non
Con còn bé cũng lấy cồn xịt tay
Đi cho biết đó biết đây
Đi đâu cũng phải xịt tay bằng cồn
Yêu nhau củ ấu cũng tròn
Củ gì cũng phải lấy cồn xịt tay
Một năm đến lắm là ngày
Ngày nào cũng phải xịt tay bằng cồn
Em ơi chớ có bồn chồn
Xong việc là cứ lấy cồn xịt tay
Bác Giun đào đất suốt ngày
Đào xong bác lại xịt tay bằng cồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Người nghệ sĩ tưởng còn cồn xịt tay
Sao cô không gọi sáng ngày
Giờ tôi còn bận xịt tay bằng cồn
Số 27 – Coi cho vui :
Hình ảnh vui cười về động vật – 16 ảnh
Heo thích sài sang .
Xin quý vị giữ yên lặng !
Đội cái mũ coi chững chạc hơn .
Cho em 1 miếng !- Còn lâu nghe cưng !
Về với anh nghe cưng !
Mở mắt ra là đã chơi Games rồi !
Tranh thủ chợp mắt tí đã !
Sáng nay trời lạnh dữ !
Đứa nào..ị ra đây mà không biết dọn dẹp sạch sẽ chi cả !
Úm ba la, hai ta cùng ngủ !
Lão Phan Sưu tầm(HNPD)