Kinh Đời
10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ
10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ
Hầu hết trước khi nhận một chứng chỉ nào đó, các bạn đều được đào tạo nhiều hơn trước khi trở thành cha mẹ. Tự đào tạo mình cách giao tiếp hiệu quả với con trẻ sẽ là chìa khoá giúp bạn đạt được các mục tiêu làm cha mẹ. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ.
1. Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé. Bạn khơi mào bằng cách nói về thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.
2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó. Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói “Con ghét cái mũi của con” thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay “Con có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ.” Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới.
3. Dạy con bạn chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn. Bạn hãy dạy con trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.
4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ. Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị.
5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé. Điều đó giúp con bạn gần gũi với bạn hơn.
6. Chơi với đồ chơi của bé. Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy.
7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe. Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi.
8. Theo đến cùng những lời hứa của bạn. Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp.
9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con, và khi đã chơi thì phải tập chung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con trẻ được bởi vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu.
10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở. Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho bé nhớ câu trả lời hơn. Ví dụ, Bạn có thể hỏi bé “Con nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?” thay vì bảo bé phải làm gì.
Tiến sĩ Clare Albright
(Tiến sĩ Clare Albright là nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách “85 Secrets for Improving Your Communication Skills.” )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ
10 lời khuyên khi giao tiếp với con trẻ
Hầu hết trước khi nhận một chứng chỉ nào đó, các bạn đều được đào tạo nhiều hơn trước khi trở thành cha mẹ. Tự đào tạo mình cách giao tiếp hiệu quả với con trẻ sẽ là chìa khoá giúp bạn đạt được các mục tiêu làm cha mẹ. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ.
1. Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé. Bạn khơi mào bằng cách nói về thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.
2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó. Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói “Con ghét cái mũi của con” thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay “Con có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ.” Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới.
3. Dạy con bạn chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn. Bạn hãy dạy con trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.
4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ. Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị.
5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé. Điều đó giúp con bạn gần gũi với bạn hơn.
6. Chơi với đồ chơi của bé. Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy.
7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe. Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi.
8. Theo đến cùng những lời hứa của bạn. Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp.
9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con, và khi đã chơi thì phải tập chung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con trẻ được bởi vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu.
10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở. Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho bé nhớ câu trả lời hơn. Ví dụ, Bạn có thể hỏi bé “Con nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?” thay vì bảo bé phải làm gì.
Tiến sĩ Clare Albright
(Tiến sĩ Clare Albright là nhà tâm lý học và là tác giả của cuốn sách “85 Secrets for Improving Your Communication Skills.” )