Hình Ảnh & Sự Kiện
10 sự kiện quốc tế năm 2013 do Time bình chọn
10. Siêu bão Haiyan
Cơn bão nhiệt đới lớn nhất năm 2013, càn quét miền trung Philippines với vận tốc lên tới 280km/h (hơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 tớái 9km/h), làm mực nước biển dâng lên 6m. Bão Haiyan gây thiệt hại về người và của nặng nhất ở Philippines, chỉ sau cơn bão Tehlma năm 1991. Mặc dù Manila đã thực hiện công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả việc di tản gần 800.000 dân đến nơi an toàn, nhưng bão Haiyan đã làm hơn 5.000 người thiệt mạng và gần 2 triệu người lâm vào cảnh vô gia cư.
Việc khắc phục hậu quả do bão Haiyan gây ra ở Philippines là cơ hội để thể hiện chính sách ngoại giao của các nước đối với quốc gia này. Một lượng lớn tiền bạc và hàng viện trợ do cộng đồng quốc tế cung cấp đã đổ về Philippines nhằm thể hiện thiện chí và ngoại giao.
9. Bi kịch của nữ sinh Ấn Độ
Vụ hãm hiếp tập thể ở Delhi cuối năm 2012 - đầu năm 2013 đã gây chấn động dư luận xã hội Ấn Độ, kéo theo các cuộc biểu tình rầm rộ đòi công lý và các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho phụ nữ tại quốc gia này. Việc xét xử vụ án hãm hiếp tập thể trên đã diễn ra suốt cả tháng 9 và với 6 thủ phạm bị tuyên án, trong đó có 4 đối tượng lĩnh án tử hình. Sau vụ việc trên, hàng loạt vụ việc tương tự, trong đó, vụ một cô gái 23 tuổi bị hãm hiếp ở thành phố Mumbai, cũng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Những ồn ã xung quanh vụ việc vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh cần thiết về tình trạng đáng bạo động tại một xã hội nổi tiếng là gia trưởng. Qua đó, vấn đề về quyền của phụ nữ tại những nước đang phát triển, nơi có tới trên 2 triệu bé gái sinh đẻ khi chưa đến 14 tuổi, cũng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn.
8. Căng thẳng lãnh hải liên quan tới Trung Quốc
Một trong những thách thức khó khăn nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc mới nổi đặt ra là khả năng của gã khổng lồ châu Á trong việc chung sống hòa thuận với các nước láng giềng. Phép thử rõ nhất nằm ở vùng biển bao quanh Trung Quốc đại lục và Bắc Kinh đã không vượt qua thử thách này một cách dễ dàng. Các tranh chấp chủ quyền kéo dài ở cả hai vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc - những khu vực không có người ở, hầu như chỉ có đá và các rạn san hô - thường xuyên đe dọa làm nổ ra một cuộc khủng hoảng khu vực trong năm qua.
Tháng Giêng, Philippines tuyên bố đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc về các tuyên bố chủ quyền tranh cãi, trong đó Bắc Kinh coi phần lớn vùng biển Đông (và cả trữ lượng khí đốt tiềm năng nằm dưới vùng nước này) trực tiếp trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuyên bố trên đã làm nổ ra các cuộc tranh cãi sôi nổi giữa một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước láng giềng của Trung Quốc.
Tranh chấp diễn ra gay gắt hơn giữa hai đối thủ Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh cuộc chiến âm ỉ về chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền quản lý của Tokyo ở biển Hoa Đông. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 11, khi Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm cả vùng không phận ở gần quần đảo tranh chấp.
7. Sập nhà máy ở Bangladesh
Vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh ngày 24.4 là tai nạn lao động kinh hoàng nhất trong lịch sử ngành dệt may, với số công nhân thiệt mạng lên tới hơn 1.100 người. Vụ tai nạn là sự cảnh tỉnh về điều kiện lao động nghèo nàn của công nhân trong ngành công nghiệp quan trọng đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu người ở Bangladesh. Thảm họa này đã buộc các nhà lãnh đạo trong nước và quốc tế phải ngồi lại và bàn về việc cải tổ các nhà máy, xí nghiệp đang cung cấp hàng hóa cho nhiều hãng thời trang bán lẻ lớn trên khắp châu Âu và châu Mỹ.
Tháng 11, các nhóm đại diện cho Walmart, Gap và H&M cùng nhiều hãng thời trang bán lẻ khác, đã nhất trí về các tiêu chuẩn lao động nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, tiến trình này đã gặp trở ngại do vụ cháy xưởng may ở Bangladesh và các cuộc đình công của công nhân ngành dệt may đòi tăng lương, bởi mức lương của họ hiện nay được xếp vào hạng thấp nhất trên thế giới.
6. Vòng xoáy khủng bố ở châu Phi
Sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali hồi tháng 1 nhằm đẩy lùi bước tiến của các lực lượng nổi dậy Hồi giáo tại miền Bắc nước này được xem như là đòn giáng bất ngờ vào lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, sự can thiệp của Pháp tuy đạt được thành công nhưng đã làm dấy lên làn sóng khủng bố do các phần tử cực đoan Hồi giáo thực hiện trên khắp châu Phi, trong đó có vụ bắt cóc con tin tại nhà máy khí đốt ở sa mạc miền đông Algeria, làm 39 người nước ngoài thiệt mạng; hàng loạt vụ tấn công do lực lượng nổi dậy Boko Haram ở Nigeria; vụ xả súng đẫm máu ở trung tâm thương mại Westgate tại thủ đô Nairobi của Kenya do lực lượng al-Shabab, một nhánh al-Qaeda tại Somalia thực hiện làm ít nhất 68 người thiệt mạng.
5. Francis - vị Giáo hoàng cấp tiến
Khói trắng đã bốc lên từ ống khói nhà nguyện Sistine ở Vatican, báo hiệu thế giới đã có Đức Giáo hoàng mới vào ngày 13.3, kết thúc một câu chuyện dài kỳ và thiết lập kỷ nguyên mới cho Vatican. Một tháng trước đó, Đức Giáo hoàng Benedict XVI từ chức do tuổi cao sức yếu, trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên nhường ngôi vị trong gần 600 năm qua.
Trong cuộc mật nghị, các Hồng y đã bỏ phiếu bầu Giáo sỹ người Argentina Jorge Bergoglio, người ngay từ đầu đã tự nhận mình là người theo đường lối cải cách của Giáo hội và một nhà vận động cho người nghèo. Ông là Giáo hoàng đầu tiên chọn tên chính thức Francis trong lịch sử các Giáo hoàng - sau Thánh Francis Assisi vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo hèn. Kể từ khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis đã đi đầu trong cuộc cải cách tài chính ở Vatican, thách thức các quan điểm truyền thống của Giáo Hội về người đồng tính và phụ nữ, cũng như phê phán bản chất tham lam của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
4. Snowden làm rung chuyển thế giới
Kho tài liệu mật do cựu nhân viên Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden rò rỉ đã làm sáng tỏ phần nào mảng tối của hoạt động tình báo của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới, đe dọa làm tổn hại quan hệ của Washington với nhiều đối tác quốc tế quan trọng, những người đã công khai bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động do thám của Mỹ. Trong số đồng minh gần gũi của Nhà Trắng, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã đòi Mỹ có câu trả lời kín kẽ về những cáo buộc rằng NSA đã nghe lén điện thoại di động của bà. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy kế hoạch công du đến Mỹ và sau đó công khai chỉ trích tại Liên Hiệp Quốc về việc hành động do thám của Mỹ là sự sỉ nhục đối với chủ quyền của nước bà.
Những ảnh hưởng từ vụ việc trên còn vang vọng xa ra bên ngoài cộng đồng tình báo. Hệ lụy là các đại gia công nghệ lớn của Mỹ như Google, Microsoft, Apple, Yahoo… có nguy cơ mất hàng tỷ USA do bị người sử dụng từ bỏ và chuyển sang dùng sản phẩm mà họ nghĩ là sẽ ít bị theo dõi hơn. Vụ việc còn đẩy quan hệ vốn khá phập phù giữa Washington và Moscow trở nên xấu đi vì những tranh cãi về vấn đề tị nạn của kẻ đào thoát Snowdem.
3. Hồi kết của cuộc Cách mạng ở Ai Cập?
Trong bài diễn văn trên truyền hình ngày 3.7, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ai Cập Abdul Fatah el-Sisi đã tuyên bố với hàng triệu nhân dân Ai Cập rằng lực lượng quân đội đã phế truất Tổng thống đầu tiên được bầu ra một cách tự do và dân chủ Mohamed Morsi. Hành động này được chào đón bởi hàng triệu người biểu tình Ai Cập đã xuống đường để phản đối vị Tổng thống của phe Hồi giáo bị chỉ trích là nhà lãnh đạo gây chia rẽ và kẻ tìm cách củng cố quyền lực của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Thế nhưng, vụ lật đổ đã kéo theo các cuộc biểu tình không dứt của những người ủng hộ ông Morsi, dẫn đến các cuộc xung đột triền miên giữa những người ủng hộ của hai phe và làm phân cực xã hội Ai Cập một cách sâu sắc. Chính phủ lâm thời do Quân đội hậu thuẫn ở Cairo cuối cùng đã dùng biện pháp mạnh tay trấn áp các nhà lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như lực lượng ủng hộ họ trên đường phố, cao trào là cuộc đột kích vào hai trại của người biểu tình ngày 14.8 làm hàng trăm người thiệt mạng.
2. Chương mới của Iran
Có vẻ như tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người đắc cử hồi tháng 6, đang áp dụng chiến lược mới khi ông cầu chúc người Do Thái một năm mới may mắn trên tài khoản Twitter cá nhân của mình vào ngày tết Rosh Hashanah của người Do Thái.
Chỉ trong một vài tháng, ông Rouhani và Nội các mới của ông đã làm thay đổi bầu không khí xung quanh Iran, một quốc gia bị cô lập bởi những lời lẽ hiếu chiến của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad trước đó. Vào tháng 9, Tổng thống Rouhani đã thực hiện cuộc điện đàm mang tính lịch sử với Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Iran đối thoại trực tiếp với nhau trong ba thập kỷ. Sau đó 2 tháng, thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 đã được ký kết.
1. Syria tránh được một cuộc tấn công
Báo cáo về vụ tấn công bằng khí sarin ở vùng ngoại ô thủ đô Damacus của Syria ngày 21.8 là sự kiện đen tối trong một cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của 100.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng về người tị nạn lớn nhất trong thế hệ này. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ đề nghị Quốc hội cho phép để tấn công các kho vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, chẳng có cuộc chiến nào nổ ra và cũng không có sự can thiệp quân sự nào vào khu vục Trung Đông khi Nga, một trong những đồng minh lớn của chính quyền Assad, thành công trong việc thuyết phục Damascus giao nộp kho vũ khí hóa học cho nhóm chuyên gia được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền. Các báo cáo cho biết, chính quyền Assad đã hợp tác đầy đủ với nhóm thanh sát viên LHQ trong quá trình phá hủy các kho vũ khí này.
Theo Time
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
10 sự kiện quốc tế năm 2013 do Time bình chọn
10. Siêu bão Haiyan
Cơn bão nhiệt đới lớn nhất năm 2013, càn quét miền trung Philippines với vận tốc lên tới 280km/h (hơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 tớái 9km/h), làm mực nước biển dâng lên 6m. Bão Haiyan gây thiệt hại về người và của nặng nhất ở Philippines, chỉ sau cơn bão Tehlma năm 1991. Mặc dù Manila đã thực hiện công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả việc di tản gần 800.000 dân đến nơi an toàn, nhưng bão Haiyan đã làm hơn 5.000 người thiệt mạng và gần 2 triệu người lâm vào cảnh vô gia cư.
Việc khắc phục hậu quả do bão Haiyan gây ra ở Philippines là cơ hội để thể hiện chính sách ngoại giao của các nước đối với quốc gia này. Một lượng lớn tiền bạc và hàng viện trợ do cộng đồng quốc tế cung cấp đã đổ về Philippines nhằm thể hiện thiện chí và ngoại giao.
9. Bi kịch của nữ sinh Ấn Độ
Vụ hãm hiếp tập thể ở Delhi cuối năm 2012 - đầu năm 2013 đã gây chấn động dư luận xã hội Ấn Độ, kéo theo các cuộc biểu tình rầm rộ đòi công lý và các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho phụ nữ tại quốc gia này. Việc xét xử vụ án hãm hiếp tập thể trên đã diễn ra suốt cả tháng 9 và với 6 thủ phạm bị tuyên án, trong đó có 4 đối tượng lĩnh án tử hình. Sau vụ việc trên, hàng loạt vụ việc tương tự, trong đó, vụ một cô gái 23 tuổi bị hãm hiếp ở thành phố Mumbai, cũng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Những ồn ã xung quanh vụ việc vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh cần thiết về tình trạng đáng bạo động tại một xã hội nổi tiếng là gia trưởng. Qua đó, vấn đề về quyền của phụ nữ tại những nước đang phát triển, nơi có tới trên 2 triệu bé gái sinh đẻ khi chưa đến 14 tuổi, cũng được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn.
8. Căng thẳng lãnh hải liên quan tới Trung Quốc
Một trong những thách thức khó khăn nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc mới nổi đặt ra là khả năng của gã khổng lồ châu Á trong việc chung sống hòa thuận với các nước láng giềng. Phép thử rõ nhất nằm ở vùng biển bao quanh Trung Quốc đại lục và Bắc Kinh đã không vượt qua thử thách này một cách dễ dàng. Các tranh chấp chủ quyền kéo dài ở cả hai vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc - những khu vực không có người ở, hầu như chỉ có đá và các rạn san hô - thường xuyên đe dọa làm nổ ra một cuộc khủng hoảng khu vực trong năm qua.
Tháng Giêng, Philippines tuyên bố đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc về các tuyên bố chủ quyền tranh cãi, trong đó Bắc Kinh coi phần lớn vùng biển Đông (và cả trữ lượng khí đốt tiềm năng nằm dưới vùng nước này) trực tiếp trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuyên bố trên đã làm nổ ra các cuộc tranh cãi sôi nổi giữa một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước láng giềng của Trung Quốc.
Tranh chấp diễn ra gay gắt hơn giữa hai đối thủ Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh cuộc chiến âm ỉ về chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền quản lý của Tokyo ở biển Hoa Đông. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 11, khi Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao gồm cả vùng không phận ở gần quần đảo tranh chấp.
7. Sập nhà máy ở Bangladesh
Vụ sập tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh ngày 24.4 là tai nạn lao động kinh hoàng nhất trong lịch sử ngành dệt may, với số công nhân thiệt mạng lên tới hơn 1.100 người. Vụ tai nạn là sự cảnh tỉnh về điều kiện lao động nghèo nàn của công nhân trong ngành công nghiệp quan trọng đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu người ở Bangladesh. Thảm họa này đã buộc các nhà lãnh đạo trong nước và quốc tế phải ngồi lại và bàn về việc cải tổ các nhà máy, xí nghiệp đang cung cấp hàng hóa cho nhiều hãng thời trang bán lẻ lớn trên khắp châu Âu và châu Mỹ.
Tháng 11, các nhóm đại diện cho Walmart, Gap và H&M cùng nhiều hãng thời trang bán lẻ khác, đã nhất trí về các tiêu chuẩn lao động nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, tiến trình này đã gặp trở ngại do vụ cháy xưởng may ở Bangladesh và các cuộc đình công của công nhân ngành dệt may đòi tăng lương, bởi mức lương của họ hiện nay được xếp vào hạng thấp nhất trên thế giới.
6. Vòng xoáy khủng bố ở châu Phi
Sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali hồi tháng 1 nhằm đẩy lùi bước tiến của các lực lượng nổi dậy Hồi giáo tại miền Bắc nước này được xem như là đòn giáng bất ngờ vào lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, sự can thiệp của Pháp tuy đạt được thành công nhưng đã làm dấy lên làn sóng khủng bố do các phần tử cực đoan Hồi giáo thực hiện trên khắp châu Phi, trong đó có vụ bắt cóc con tin tại nhà máy khí đốt ở sa mạc miền đông Algeria, làm 39 người nước ngoài thiệt mạng; hàng loạt vụ tấn công do lực lượng nổi dậy Boko Haram ở Nigeria; vụ xả súng đẫm máu ở trung tâm thương mại Westgate tại thủ đô Nairobi của Kenya do lực lượng al-Shabab, một nhánh al-Qaeda tại Somalia thực hiện làm ít nhất 68 người thiệt mạng.
5. Francis - vị Giáo hoàng cấp tiến
Khói trắng đã bốc lên từ ống khói nhà nguyện Sistine ở Vatican, báo hiệu thế giới đã có Đức Giáo hoàng mới vào ngày 13.3, kết thúc một câu chuyện dài kỳ và thiết lập kỷ nguyên mới cho Vatican. Một tháng trước đó, Đức Giáo hoàng Benedict XVI từ chức do tuổi cao sức yếu, trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên nhường ngôi vị trong gần 600 năm qua.
Trong cuộc mật nghị, các Hồng y đã bỏ phiếu bầu Giáo sỹ người Argentina Jorge Bergoglio, người ngay từ đầu đã tự nhận mình là người theo đường lối cải cách của Giáo hội và một nhà vận động cho người nghèo. Ông là Giáo hoàng đầu tiên chọn tên chính thức Francis trong lịch sử các Giáo hoàng - sau Thánh Francis Assisi vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo hèn. Kể từ khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis đã đi đầu trong cuộc cải cách tài chính ở Vatican, thách thức các quan điểm truyền thống của Giáo Hội về người đồng tính và phụ nữ, cũng như phê phán bản chất tham lam của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
4. Snowden làm rung chuyển thế giới
Kho tài liệu mật do cựu nhân viên Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden rò rỉ đã làm sáng tỏ phần nào mảng tối của hoạt động tình báo của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới, đe dọa làm tổn hại quan hệ của Washington với nhiều đối tác quốc tế quan trọng, những người đã công khai bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động do thám của Mỹ. Trong số đồng minh gần gũi của Nhà Trắng, Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã đòi Mỹ có câu trả lời kín kẽ về những cáo buộc rằng NSA đã nghe lén điện thoại di động của bà. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã hủy kế hoạch công du đến Mỹ và sau đó công khai chỉ trích tại Liên Hiệp Quốc về việc hành động do thám của Mỹ là sự sỉ nhục đối với chủ quyền của nước bà.
Những ảnh hưởng từ vụ việc trên còn vang vọng xa ra bên ngoài cộng đồng tình báo. Hệ lụy là các đại gia công nghệ lớn của Mỹ như Google, Microsoft, Apple, Yahoo… có nguy cơ mất hàng tỷ USA do bị người sử dụng từ bỏ và chuyển sang dùng sản phẩm mà họ nghĩ là sẽ ít bị theo dõi hơn. Vụ việc còn đẩy quan hệ vốn khá phập phù giữa Washington và Moscow trở nên xấu đi vì những tranh cãi về vấn đề tị nạn của kẻ đào thoát Snowdem.
3. Hồi kết của cuộc Cách mạng ở Ai Cập?
Trong bài diễn văn trên truyền hình ngày 3.7, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ai Cập Abdul Fatah el-Sisi đã tuyên bố với hàng triệu nhân dân Ai Cập rằng lực lượng quân đội đã phế truất Tổng thống đầu tiên được bầu ra một cách tự do và dân chủ Mohamed Morsi. Hành động này được chào đón bởi hàng triệu người biểu tình Ai Cập đã xuống đường để phản đối vị Tổng thống của phe Hồi giáo bị chỉ trích là nhà lãnh đạo gây chia rẽ và kẻ tìm cách củng cố quyền lực của tổ chức Anh em Hồi giáo.
Thế nhưng, vụ lật đổ đã kéo theo các cuộc biểu tình không dứt của những người ủng hộ ông Morsi, dẫn đến các cuộc xung đột triền miên giữa những người ủng hộ của hai phe và làm phân cực xã hội Ai Cập một cách sâu sắc. Chính phủ lâm thời do Quân đội hậu thuẫn ở Cairo cuối cùng đã dùng biện pháp mạnh tay trấn áp các nhà lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như lực lượng ủng hộ họ trên đường phố, cao trào là cuộc đột kích vào hai trại của người biểu tình ngày 14.8 làm hàng trăm người thiệt mạng.
2. Chương mới của Iran
Có vẻ như tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người đắc cử hồi tháng 6, đang áp dụng chiến lược mới khi ông cầu chúc người Do Thái một năm mới may mắn trên tài khoản Twitter cá nhân của mình vào ngày tết Rosh Hashanah của người Do Thái.
Chỉ trong một vài tháng, ông Rouhani và Nội các mới của ông đã làm thay đổi bầu không khí xung quanh Iran, một quốc gia bị cô lập bởi những lời lẽ hiếu chiến của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad trước đó. Vào tháng 9, Tổng thống Rouhani đã thực hiện cuộc điện đàm mang tính lịch sử với Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Iran đối thoại trực tiếp với nhau trong ba thập kỷ. Sau đó 2 tháng, thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 đã được ký kết.
1. Syria tránh được một cuộc tấn công
Báo cáo về vụ tấn công bằng khí sarin ở vùng ngoại ô thủ đô Damacus của Syria ngày 21.8 là sự kiện đen tối trong một cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của 100.000 người và gây ra cuộc khủng hoảng về người tị nạn lớn nhất trong thế hệ này. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ đề nghị Quốc hội cho phép để tấn công các kho vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, chẳng có cuộc chiến nào nổ ra và cũng không có sự can thiệp quân sự nào vào khu vục Trung Đông khi Nga, một trong những đồng minh lớn của chính quyền Assad, thành công trong việc thuyết phục Damascus giao nộp kho vũ khí hóa học cho nhóm chuyên gia được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền. Các báo cáo cho biết, chính quyền Assad đã hợp tác đầy đủ với nhóm thanh sát viên LHQ trong quá trình phá hủy các kho vũ khí này.
Theo Time