Hình Ảnh & Sự Kiện
20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng
Nguồn: “Armstrong walks on moon,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).
Biên dịch Nguyễn Huy Hoàng
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10:56 đêm theo giờ EDT, phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong đã truyền âm thanh từ cách trái đất khoảng 385.000 kilômét tới hơn 1 tỉ người trên mặt đất: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle (Đại bàng), Armstrong trở thành người đầu tiên bước lên bề mặt của mặt trăng.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên mặt trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy đưa ra trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng quốc gia này [Mỹ] nên cam kết thực hiện cho được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc phải đưa bằng được con người lên mặt trăng rồi trở về mặt đất an toàn.” Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn theo sau Liên Xô trong lĩnh vực phát triển không gian, và nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã hoan nghênh đề xuất táo bạo của Kennedy.
Năm 1966, sau 5 năm một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư làm việc, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành sứ mệnh Apollo không người lái đầu tiên, kiểm tra tính toàn vẹn cấu trúc của tàu vũ trụ cũng như tên lửa đẩy. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1967, thảm họa đã xảy ra tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida, khi một ngọn lửa bùng lên trong quá trình thử nghiệm bệ phóng có người lái của tàu vũ trụ Apollo và tên lửa đẩy Saturn. Ba phi hành gia đã thiệt mạng trong vụ nổ.
Bất chấp thất bại này, NASA cùng hàng ngàn nhân viên vẫn tiếp tục làm việc, và đến tháng 10 năm 1968, Apollo 7, sứ mệnh Apollo có người lái đầu tiên được phóng lên quỹ đạo trái đất và thử nghiệm thành công nhiều hệ thống phức tạp cần thiết để thực hiện hành trình lên mặt trăng và hạ cánh. Trong tháng 12 năm đó, Apollo đưa 8 phi hành gia lên vùng tối của mặt trăng và quay trở lại, và đến tháng 3 năm 1969 thì tàu Apollo 9 đã thử nghiệm tàu đổ bộ mặt trăng lần đầu tiên khi đang ở trong quỹ đạo trái đất. Đến tháng 5 cùng năm, 3 phi hành gia của tàu Apollo 10 hoàn tất chuyến bay quanh quỹ đạo mặt trăng để thử nghiệm cho sứ mệnh đổ bộ dự kiến vào tháng 7.
Lúc 9:32 sáng ngày 16 tháng 7, dưới sự theo dõi của cả thế giới, tàu Apollo 11 cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với phi hành đoàn gồm Neil Armstrong, Edwin Aldrin con, và Michael Collins. Armstrong, phi công nghiên cứu dân sự 38 tuổi, là chỉ huy của sứ mệnh này. Sau khi bay gần 385.000 kilômét trong 76 giờ đồng hồ, Apollo 11 đi vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 19. Lúc 1:46 chiều ngày hôm sau, mô-đun mặt trăng Eagle, dưới sự chỉ huy của Armstrong và Aldrin, tách khỏi mô-đun chỉ huy, nơi Collins ở lại. Hai giờ sau đó, tàu đổ bộ Eagle bắt đầu hạ dần xuống bề mặt mặt trăng, và đến 4:18 chiều thì chạm đến mép phía Tây Nam của Biển Yên bình (Sea of Tranquility) trên mặt trăng. Armstrong lập tức thông báo qua radio cho Trung tâm chỉ huy ở Houston, Texas, thông điệp nổi tiếng: “Đại bàng đã hạ cánh.”
Lúc 10:39 đêm, 5 giờ trước lịch trình ban đầu, Armstrong mở cửa hầm hạ cánh của tàu đổ bộ. Một chiếc camera truyền hình đã ghi lại cảnh anh bước xuống những bậc thang của tàu và truyền hình ảnh trở về trái đất, nơi hàng trăm triệu người đang hồi hộp theo dõi. Lúc 10:56, Amstrong phát biểu câu nói nổi tiếng của anh mà sau này anh phải đính chính một chút rằng micro đã hơi cắt xén từ ngữ, vốn là “Đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước chân trái lên bề mặt nhẵn mịn màu xám, Armstrong tiến một bước thận trọng về phía trước, và vậy là nhân loại đã đặt được chân lên mặt trăng.
“Buzz” Aldrin theo sau Armstrong lên bề mặt mặt trăng lúc 11:11, họ cùng nhau chụp ảnh địa hình, cắm một lá cờ Mỹ, chạy một vài thử nghiệm khoa học đơn giản, và nói chuyện với Tổng thống Richard M. Nixon qua Trung tâm ở Houston. Đến 01:11 ngày 21 tháng 7, cả hai phi hành gia trở lại tàu đổ bộ mặt trăng, cửa hầm hạ cánh đóng lại. Hai người ngủ lại trên mặt trăng trong đêm và đến 01:54 chiều thì bắt đầu trở lại mô-đun chỉ huy. Trong số những thứ được để lại trên mặt trăng có một tấm bảng khắc dòng chữ: “Những người trái đất đầu tiên đã đặt chân tới đây – tháng 7 năm 1969 SCN – Chúng tôi đến trong hòa bình cho toàn thể nhân loại.”
Đến 05:35 chiều, Armstrong và Aldrin trở lại tàu Apollo thành công. Lúc 12:56 chiều ngày 22 tháng 7, tàu Apollo 11 bắt đầu trở về trái đất, hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương lúc 12:51 chiều ngày 24 tháng 7.
Sau chuyến đi của Apollo 11 còn có 5 sứ mệnh đổ bộ thành công lên mặt trăng, và một lần ghé thăm ngắn của tàu Apollo 13. Những người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng, các phi hành gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt của sứ mệnh Apollo 17, rời mặt trăng vào ngày 14 tháng 12 năm 1972. Chương trình Apollo là một nỗ lực tốn kém và cần nhiều lao động, liên quan đến khoảng 400.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, và các nhà khoa họ, với chi phí 24 tỉ đô la (tương đương hơn 100 tỉ đô la năm 2010).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng
Nguồn: “Armstrong walks on moon,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).
Biên dịch Nguyễn Huy Hoàng
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10:56 đêm theo giờ EDT, phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong đã truyền âm thanh từ cách trái đất khoảng 385.000 kilômét tới hơn 1 tỉ người trên mặt đất: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle (Đại bàng), Armstrong trở thành người đầu tiên bước lên bề mặt của mặt trăng.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên mặt trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy đưa ra trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng quốc gia này [Mỹ] nên cam kết thực hiện cho được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc phải đưa bằng được con người lên mặt trăng rồi trở về mặt đất an toàn.” Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn theo sau Liên Xô trong lĩnh vực phát triển không gian, và nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã hoan nghênh đề xuất táo bạo của Kennedy.
Năm 1966, sau 5 năm một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư làm việc, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành sứ mệnh Apollo không người lái đầu tiên, kiểm tra tính toàn vẹn cấu trúc của tàu vũ trụ cũng như tên lửa đẩy. Đến ngày 27 tháng 1 năm 1967, thảm họa đã xảy ra tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida, khi một ngọn lửa bùng lên trong quá trình thử nghiệm bệ phóng có người lái của tàu vũ trụ Apollo và tên lửa đẩy Saturn. Ba phi hành gia đã thiệt mạng trong vụ nổ.
Bất chấp thất bại này, NASA cùng hàng ngàn nhân viên vẫn tiếp tục làm việc, và đến tháng 10 năm 1968, Apollo 7, sứ mệnh Apollo có người lái đầu tiên được phóng lên quỹ đạo trái đất và thử nghiệm thành công nhiều hệ thống phức tạp cần thiết để thực hiện hành trình lên mặt trăng và hạ cánh. Trong tháng 12 năm đó, Apollo đưa 8 phi hành gia lên vùng tối của mặt trăng và quay trở lại, và đến tháng 3 năm 1969 thì tàu Apollo 9 đã thử nghiệm tàu đổ bộ mặt trăng lần đầu tiên khi đang ở trong quỹ đạo trái đất. Đến tháng 5 cùng năm, 3 phi hành gia của tàu Apollo 10 hoàn tất chuyến bay quanh quỹ đạo mặt trăng để thử nghiệm cho sứ mệnh đổ bộ dự kiến vào tháng 7.
Lúc 9:32 sáng ngày 16 tháng 7, dưới sự theo dõi của cả thế giới, tàu Apollo 11 cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy với phi hành đoàn gồm Neil Armstrong, Edwin Aldrin con, và Michael Collins. Armstrong, phi công nghiên cứu dân sự 38 tuổi, là chỉ huy của sứ mệnh này. Sau khi bay gần 385.000 kilômét trong 76 giờ đồng hồ, Apollo 11 đi vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 19. Lúc 1:46 chiều ngày hôm sau, mô-đun mặt trăng Eagle, dưới sự chỉ huy của Armstrong và Aldrin, tách khỏi mô-đun chỉ huy, nơi Collins ở lại. Hai giờ sau đó, tàu đổ bộ Eagle bắt đầu hạ dần xuống bề mặt mặt trăng, và đến 4:18 chiều thì chạm đến mép phía Tây Nam của Biển Yên bình (Sea of Tranquility) trên mặt trăng. Armstrong lập tức thông báo qua radio cho Trung tâm chỉ huy ở Houston, Texas, thông điệp nổi tiếng: “Đại bàng đã hạ cánh.”
Lúc 10:39 đêm, 5 giờ trước lịch trình ban đầu, Armstrong mở cửa hầm hạ cánh của tàu đổ bộ. Một chiếc camera truyền hình đã ghi lại cảnh anh bước xuống những bậc thang của tàu và truyền hình ảnh trở về trái đất, nơi hàng trăm triệu người đang hồi hộp theo dõi. Lúc 10:56, Amstrong phát biểu câu nói nổi tiếng của anh mà sau này anh phải đính chính một chút rằng micro đã hơi cắt xén từ ngữ, vốn là “Đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước chân trái lên bề mặt nhẵn mịn màu xám, Armstrong tiến một bước thận trọng về phía trước, và vậy là nhân loại đã đặt được chân lên mặt trăng.
“Buzz” Aldrin theo sau Armstrong lên bề mặt mặt trăng lúc 11:11, họ cùng nhau chụp ảnh địa hình, cắm một lá cờ Mỹ, chạy một vài thử nghiệm khoa học đơn giản, và nói chuyện với Tổng thống Richard M. Nixon qua Trung tâm ở Houston. Đến 01:11 ngày 21 tháng 7, cả hai phi hành gia trở lại tàu đổ bộ mặt trăng, cửa hầm hạ cánh đóng lại. Hai người ngủ lại trên mặt trăng trong đêm và đến 01:54 chiều thì bắt đầu trở lại mô-đun chỉ huy. Trong số những thứ được để lại trên mặt trăng có một tấm bảng khắc dòng chữ: “Những người trái đất đầu tiên đã đặt chân tới đây – tháng 7 năm 1969 SCN – Chúng tôi đến trong hòa bình cho toàn thể nhân loại.”
Đến 05:35 chiều, Armstrong và Aldrin trở lại tàu Apollo thành công. Lúc 12:56 chiều ngày 22 tháng 7, tàu Apollo 11 bắt đầu trở về trái đất, hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương lúc 12:51 chiều ngày 24 tháng 7.
Sau chuyến đi của Apollo 11 còn có 5 sứ mệnh đổ bộ thành công lên mặt trăng, và một lần ghé thăm ngắn của tàu Apollo 13. Những người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng, các phi hành gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt của sứ mệnh Apollo 17, rời mặt trăng vào ngày 14 tháng 12 năm 1972. Chương trình Apollo là một nỗ lực tốn kém và cần nhiều lao động, liên quan đến khoảng 400.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, và các nhà khoa họ, với chi phí 24 tỉ đô la (tương đương hơn 100 tỉ đô la năm 2010).