Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
21/4/1975:TT Nguyễn Văn Thiệu trao quyền lãnh đạo VNCH cho Cụ Trần Văn Hương..
Chiều 21/4/1975, Tổng thống Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia gồm có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và Trung Tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An Ninh, ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, hai nhân vật này không phải là hội viên của HĐANQG. Trong phiên họp này, Tổng thống Thiệu tuyên bố rằng ông sẽ từ chức và ông sẽ loan báo việc này với quốc dân đồng bào vào tối hôm đó.
Theo cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó đang giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn và không được mời dự phiên họp này, Đại Tướng Cao Văn Viên đã kể lại với ông rằng ông Thiệu nói "lý do thứ nhất ông từ chức là vì Quân đội đã đưa ông lên ghế Tổng thống năm 1967 thì bây giờ ông sẽ làm vừa lòng quân đội vì quân đội định đảo chánh. Lý do thứ hai là ông ta ra đi để Hoa Kỳ viện trợ lại cho Việt Nam Cộng Hòa". Ông Thiệu không nói rõ tên người nào dự định đảo chánh nhưng theo lời tướng Trần Văn Đôn thì lúc đó ai cũng nghi đó là ông ta, tuy nhiên ông minh xác rằng "sự thật không đúng như vậy". Ông Thiệu cũng cho mọi người biết rằng ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương như hiến pháp đã quy định và Phó Tổng thống Trần Văn Hương đã nhận lời.
Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh Sài gòn liên tiếp đọc thông cáo khẩn cấp của Phủ Tổng thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm phán trong Tối Cao Pháp viện và các vị giám sát trong Giám sát Viện đến Dinh Độc lập dự phiên họp đặc biệt vào tối hôm đó, tuy nhiên thông cáo không nói rõ lý do của phiên họp này. Đúng 7 giờ rưỡi tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng với toàn thể quốc dân đồng bào trong gần hai tiếng đồng hồ và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc. Tổng thống Thiệu trình bày các diễn tiến từ Hiệp định Paris 1973 đến việc Cộng sản leo thang chiến tranh năm 1974, việc Cộng sản chiếm tỉnh Phước Long mà không gặp phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ để rồi từ đó tấn chiếm Ban Mê Thuột mở đầu cho sự thất thủ miền Cao nguyên, miền Trung và miền Duyên hải. Ông Thiệu lên án đồng minh Hoa Kỳ không giữ lời hứa tiếp tục viện trợ cho VNCH và ông nói rằng "từ chối giúp đỡ cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng minh như vậy là một điều vô nhân đạo". Ông Thiệu nói thêm rằng "người Mỹ thường hãnh diện họ là những kẻ vô địch bảo vệ cho chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới và sang năm tới (1976) họ sẽ ăn mừng lễ kỷ niệm 200 năm lập quốc, liệu người ta còn có thể tin tưởng vào những lời tuyên bố của người Mỹ hay không?". Quay sang tình hình quốc nội, ông Thiệu nói rằng "tại một vài nơi, quân đội chúng ta đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng tôi cũng phải nhìn nhận rằng có một vài cấp lãnh đạo quân đội, không phải tất cả, đã tỏ ra hèn nhát. Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ tổng thống để lãnh đạo công cuộc kháng chiến tuy nhiên tôi không còn có thể cung cấp vũ khí đạn dược (vì người Mỹ đã cúp viện trợ) để cho quân đội tiếp tục công cuộc chiến đấu. Nhân dân có thể ghét tôi và họ cho rằng tôi sẽ là một chướng ngại vật cho hòa bình và do đó tôi chỉ còn một giải pháp duy nhất, đó là từ chức". Ông Thiệu nói rằng ông từ chức không phải vì áp lực của đồng minh, cũng không phải vì những khó khăn về quân sự do Cộng sản gây nên.
Tổng thống VNCH Trần Văn Hương (22-4 đến 28-4-1975)
TT Thiệu nói rằng các nhà lãnh đạo một số cường quốc trên thế giới thường tự hào là họ đã vượt qua được sáu, bảy hay mười cơn khủng hoảng và sau này đã viết hồi ký tự đề cao mình như những bậc anh hùng, như những chính khách vô cùng lỗi lạc, nhưng trong 10 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam, từng năm, từng tháng, từng giờ TT Thiệu đã phải đương đầu với mọi khó khăn như lá số tử vi của ông đã nói rõ. TT Thiệu kết luận rằng "tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào nhưng sự sống còn của cả một dân tộc không có thể được mang ra mặc cả như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức nhưng tôi không đà ngũ". Sau đó ngừng vài giây đồng hồ, TT Thiệu nói tiếp "theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó Tổng thống Trần Văn Hương". Sau khi dứt lời, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bước xuống mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, tân Tổng thống Trần Văn Hương nhắn nhủ với quân đội "chừng nào các anh em còn tiếp tục chiến đấu, bao giờ tôi cũng sẽ đứng bên cạnh các anh em. Đất nước chúng ta đang rơi vào cơn thảm họa nhưng ước vọng quý giá nhất đời của tôi là sẽ được đóng góp xương máu và chia xẻ mọi gian nguy của các anh em ở chiến trường. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết". Sau đó cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngồi vào ghế của Phó Tổng thống và tân tổng thống ngồi vào ghế của Tổng thống Thiệu trước đó để nghe Đại tướng Cao Văn Viên đọc nhật lệnh cho quân đội tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu và Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình kêu gọi các lực lượng Cảnh sát tiếp tục nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự trên toàn quốc.
Trong khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc lập, các đơn vị cuối cùng còn lại của Sư đoàn 18 Bộ binh bắt đầu di tản ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng chống lại một lực lượng quân chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong hơn hai tuần lễ. Khi Cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống thì quân Cộng sản đã tiến về tới Biên Hòa và bộ máy của cơ quan tình báo Mỹ CIA cùng tình báo của Pháp cũng như Đại sứ Pháp là Jean-Marie Mérillon đã bắt đầu hoạt động ráo riết để đưa cựu Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế cụ Trần Văn Hương.
Ngay sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cộng sản Bắc Việt không hề có ý định thương thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam vì mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là cưỡng chiếm toàn bộ Miền Nam bằng võ lực mà thôi. Trong khi đó thì tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại phải đương đầu với những áp lực chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông trao quyền lại cho Dương Văn Minh vì họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt. Ngoài đại diện của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmes đến gặp Đại tướng Dương Văn Minh sáng ngày 21/4, tối hôm đó, sau khi tân Tổng thống Trần Văn Hương nhận chức , Pierre Brochand, đệ nhị cố vấn và trưởng ngành tình báo tại tòa đại sứ Pháp đã có mặt tại tư gia của ông Minh, cũng được báo chí Việt Nam hồi đó đặt tên là "Dinh Hoa lan" ở đường Hồng Thập Tự bên hông Dinh Độc Lập, để hướng dẫn, khuyến khích và nhất là giúp ông Minh chống lại những nổ lực chống phá ông ta lên nắm chính quyền một khi Cụ Hương bị áp lực phải từ chức. Trong ngày hôm đó, Đại sứ Pháp Mérillon đã vào Dinh Độc Lập đến hai lần để thuyết phục TT Trần Văn Hương từ chức. Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin thì chủ trương phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp pháp của chính quyền VNCH và do đó ủng hộ sự duy trì vai trò tổng thống của cụ Trần Văn Hương, ít ra là cũng trong một thời gian ngắn. (Phần này biên soạn dựa theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Đông Phong).
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
21/4/1975:TT Nguyễn Văn Thiệu trao quyền lãnh đạo VNCH cho Cụ Trần Văn Hương..
Chiều 21/4/1975, Tổng thống Thiệu triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia gồm có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và Trung Tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá An Ninh, ngoài ra còn có thêm sự hiện diện của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô, hai nhân vật này không phải là hội viên của HĐANQG. Trong phiên họp này, Tổng thống Thiệu tuyên bố rằng ông sẽ từ chức và ông sẽ loan báo việc này với quốc dân đồng bào vào tối hôm đó.
Theo cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó đang giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn và không được mời dự phiên họp này, Đại Tướng Cao Văn Viên đã kể lại với ông rằng ông Thiệu nói "lý do thứ nhất ông từ chức là vì Quân đội đã đưa ông lên ghế Tổng thống năm 1967 thì bây giờ ông sẽ làm vừa lòng quân đội vì quân đội định đảo chánh. Lý do thứ hai là ông ta ra đi để Hoa Kỳ viện trợ lại cho Việt Nam Cộng Hòa". Ông Thiệu không nói rõ tên người nào dự định đảo chánh nhưng theo lời tướng Trần Văn Đôn thì lúc đó ai cũng nghi đó là ông ta, tuy nhiên ông minh xác rằng "sự thật không đúng như vậy". Ông Thiệu cũng cho mọi người biết rằng ông sẽ trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương như hiến pháp đã quy định và Phó Tổng thống Trần Văn Hương đã nhận lời.
Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh Sài gòn liên tiếp đọc thông cáo khẩn cấp của Phủ Tổng thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm phán trong Tối Cao Pháp viện và các vị giám sát trong Giám sát Viện đến Dinh Độc lập dự phiên họp đặc biệt vào tối hôm đó, tuy nhiên thông cáo không nói rõ lý do của phiên họp này. Đúng 7 giờ rưỡi tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng với toàn thể quốc dân đồng bào trong gần hai tiếng đồng hồ và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc. Tổng thống Thiệu trình bày các diễn tiến từ Hiệp định Paris 1973 đến việc Cộng sản leo thang chiến tranh năm 1974, việc Cộng sản chiếm tỉnh Phước Long mà không gặp phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ để rồi từ đó tấn chiếm Ban Mê Thuột mở đầu cho sự thất thủ miền Cao nguyên, miền Trung và miền Duyên hải. Ông Thiệu lên án đồng minh Hoa Kỳ không giữ lời hứa tiếp tục viện trợ cho VNCH và ông nói rằng "từ chối giúp đỡ cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng minh như vậy là một điều vô nhân đạo". Ông Thiệu nói thêm rằng "người Mỹ thường hãnh diện họ là những kẻ vô địch bảo vệ cho chính nghĩa và lý tưởng tự do trên thế giới và sang năm tới (1976) họ sẽ ăn mừng lễ kỷ niệm 200 năm lập quốc, liệu người ta còn có thể tin tưởng vào những lời tuyên bố của người Mỹ hay không?". Quay sang tình hình quốc nội, ông Thiệu nói rằng "tại một vài nơi, quân đội chúng ta đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng tôi cũng phải nhìn nhận rằng có một vài cấp lãnh đạo quân đội, không phải tất cả, đã tỏ ra hèn nhát. Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ tổng thống để lãnh đạo công cuộc kháng chiến tuy nhiên tôi không còn có thể cung cấp vũ khí đạn dược (vì người Mỹ đã cúp viện trợ) để cho quân đội tiếp tục công cuộc chiến đấu. Nhân dân có thể ghét tôi và họ cho rằng tôi sẽ là một chướng ngại vật cho hòa bình và do đó tôi chỉ còn một giải pháp duy nhất, đó là từ chức". Ông Thiệu nói rằng ông từ chức không phải vì áp lực của đồng minh, cũng không phải vì những khó khăn về quân sự do Cộng sản gây nên.
Tổng thống VNCH Trần Văn Hương (22-4 đến 28-4-1975)
TT Thiệu nói rằng các nhà lãnh đạo một số cường quốc trên thế giới thường tự hào là họ đã vượt qua được sáu, bảy hay mười cơn khủng hoảng và sau này đã viết hồi ký tự đề cao mình như những bậc anh hùng, như những chính khách vô cùng lỗi lạc, nhưng trong 10 năm lãnh đạo miền Nam Việt Nam, từng năm, từng tháng, từng giờ TT Thiệu đã phải đương đầu với mọi khó khăn như lá số tử vi của ông đã nói rõ. TT Thiệu kết luận rằng "tôi sẵn sàng nhận lãnh sự phán xét và buộc tội của đồng bào nhưng sự sống còn của cả một dân tộc không có thể được mang ra mặc cả như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức nhưng tôi không đà ngũ". Sau đó ngừng vài giây đồng hồ, TT Thiệu nói tiếp "theo hiến pháp, người thay thế tôi là Phó Tổng thống Trần Văn Hương". Sau khi dứt lời, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bước xuống mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, tân Tổng thống Trần Văn Hương nhắn nhủ với quân đội "chừng nào các anh em còn tiếp tục chiến đấu, bao giờ tôi cũng sẽ đứng bên cạnh các anh em. Đất nước chúng ta đang rơi vào cơn thảm họa nhưng ước vọng quý giá nhất đời của tôi là sẽ được đóng góp xương máu và chia xẻ mọi gian nguy của các anh em ở chiến trường. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết". Sau đó cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ngồi vào ghế của Phó Tổng thống và tân tổng thống ngồi vào ghế của Tổng thống Thiệu trước đó để nghe Đại tướng Cao Văn Viên đọc nhật lệnh cho quân đội tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu và Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình kêu gọi các lực lượng Cảnh sát tiếp tục nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự trên toàn quốc.
Trong khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc lập, các đơn vị cuối cùng còn lại của Sư đoàn 18 Bộ binh bắt đầu di tản ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng chống lại một lực lượng quân chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong hơn hai tuần lễ. Khi Cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống thì quân Cộng sản đã tiến về tới Biên Hòa và bộ máy của cơ quan tình báo Mỹ CIA cùng tình báo của Pháp cũng như Đại sứ Pháp là Jean-Marie Mérillon đã bắt đầu hoạt động ráo riết để đưa cựu Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế cụ Trần Văn Hương.
Ngay sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Cộng sản Bắc Việt không hề có ý định thương thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam vì mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là cưỡng chiếm toàn bộ Miền Nam bằng võ lực mà thôi. Trong khi đó thì tân Tổng Thống Trần Văn Hương lại phải đương đầu với những áp lực chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông trao quyền lại cho Dương Văn Minh vì họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt. Ngoài đại diện của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmes đến gặp Đại tướng Dương Văn Minh sáng ngày 21/4, tối hôm đó, sau khi tân Tổng thống Trần Văn Hương nhận chức , Pierre Brochand, đệ nhị cố vấn và trưởng ngành tình báo tại tòa đại sứ Pháp đã có mặt tại tư gia của ông Minh, cũng được báo chí Việt Nam hồi đó đặt tên là "Dinh Hoa lan" ở đường Hồng Thập Tự bên hông Dinh Độc Lập, để hướng dẫn, khuyến khích và nhất là giúp ông Minh chống lại những nổ lực chống phá ông ta lên nắm chính quyền một khi Cụ Hương bị áp lực phải từ chức. Trong ngày hôm đó, Đại sứ Pháp Mérillon đã vào Dinh Độc Lập đến hai lần để thuyết phục TT Trần Văn Hương từ chức. Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin thì chủ trương phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp pháp của chính quyền VNCH và do đó ủng hộ sự duy trì vai trò tổng thống của cụ Trần Văn Hương, ít ra là cũng trong một thời gian ngắn. (Phần này biên soạn dựa theo tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Đông Phong).
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Tân Sơn Hòa chuyển