Kinh Đời
5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn
giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc
sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.
Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là
một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định
trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm
chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con
còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một
trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang
nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối
và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không
trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận.
Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định
trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia
đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì
lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước.
Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ
tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và
cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường
như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và
chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp
phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng
không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước
đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi
mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị
dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều
mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự
sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau
này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế
và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối
tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị
một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của
mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai
có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát
biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường
bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương
tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản
là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?
Vân Đàm
(Trí Thức trẻ)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
CUA ĐAY MỒNG TƠI
*
Formosa ngã cái Củ Chi
Bầy đàn Hà Nội củng cố lì
Năm trăm triệu Bạc Liêu cơm hớt
Bà con Vũng Áng dứt cháo gì
*
Tháo giầy Hồng Lĩnh lâm ly làm sao cho sướng quan thầy Disco hom
Lambada cộng ngò om
Ruột bầu bí nấu râu tôm đay dê xồm
Đảng viên chính trị chĩa chôm Phùng Xuân Nhạ trộm chấm com Nhiệm Ngả Hành
*
Formosa ngã Trịnh Xuân Thanh
Mù sương Vũng Áng Nguyễn Tất Thành
Vũ Huy Hoàng đế Gò Đen rượu
Quê hương nước mắt Nguyễn Bá Thanh
*
Mao Đài Qúy Ngọ tiết canh Ngũ Gia Bì tửu phi hành Hoàng Văn Hoan
Bình Minh tấn Tạ Bích Loan
Quốc vương nhất dạ lăng loàn Nguyễn Thị Doan
Lò Tôn Nữ Thị Ninh hoàn Bành Lệ Viện Trần Đại Quang Tập Cận Bình
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn
giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc
sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.
Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là
một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định
trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm
chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con
còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một
trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang
nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối
và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không
trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận.
Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định
trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia
đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì
lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước.
Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ
tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và
cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường
như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và
chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp
phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng
không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước
đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi
mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị
dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều
mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự
sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau
này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế
và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối
tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị
một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của
mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai
có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát
biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường
bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương
tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản
là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?
Vân Đàm
(Trí Thức trẻ)