Sức khỏe và đời sống
5 điều khiến thế giới ngưỡng mộ người Pháp
Người dân Pháp nói khẽ, ăn uống chừng mực, dành nhiều thời gian cho bữa trưa và chú trọng tới việc cân bằng giữa công việc với cuộc sống.
(Hoàng Lê).
Nói chuyện nhẹ nhàng
Nếu bước vào một quán cà phê bất kỳ ở Pháp, bạn nên lắng nghe xung quanh. Trong phần lớn trường hợp, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện bằng tiếng Anh và những ngôn ngữ khác. Bạn hầu như không thể nghe thấy tiếng Pháp, bởi họ nói rất nhẹ nhàng. Nhiều lần tôi thử ngồi cạnh những người Pháp khi họ nói chuyện qua điện thoại và chẳng nghe thấy bất kỳ từ nào, thế nhưng người nói chuyện với họ vẫn hiểu. Một người bạn Pháp của tôi giải thích rằng tiếng Pháp là ngôn ngữ có ngữ điệu đều đều, chứ không phải nhấn trọng âm như tiếng Anh. Ngoài ra độ cao của tiếng Pháp cũng thấp hơn so với nhiều ngôn ngữ khác.
Người Pháp nói nhẹ và khẽ. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nhờ sang Pháp, tôi đã học cách nói khẽ của họ để không trở thành trung tâm của sự chú ý khi đứng trên xe buýt hay ngồi trong quán cà phê. Cũng nhờ học kiểu nói nhẹ của người Pháp và tôi kiềm chế cảm xúc tốt hơn, hạn chế tối đa những cơn giận dữ không cần thiết.
Trung thực
Phần lớn người Pháp mà tôi gặp đều trung thực, thẳng thắn. Nếu họ nói rằng “trông anh có vẻ mệt mỏi” thì bạn phải hiểu rằng thần thái của bạn thực sự tệ. Họ sẽ nói những câu như thế ngay cả khi bạn không yêu cầu họ nhận xét về bạn. Tất nhiên, họ cũng sẽ nói “trông anh có vẻ khá” khi họ thấy bạn tràn đầy sinh khí. Khi bước vào một siêu thị tại Mỹ, bạn sẽ thấy những cô nhân viên bán hàng nói rằng: “Ồ, thứ đó rất hợp với ông”. Nhưng tại siêu thị ở Pháp, các cô bán hàng rất trung thực. Họ sẽ nói: “Không, món đó không phù hợp với ông” nếu họ cảm thấy món hàng không phù hợp với khách, chứ không cố gắng thuyết phục khách mua hàng.
Coi trọng bữa trưa
Người Pháp rất coi trọng bữa trưa. Trong thời gian ở Pháp, hầu như tôi không thể gặp ai trong công ty của họ từ 13h tới 15h – khoảng thời gian mà họ ăn trưa. Khi thời tiết thuận lợi, người Paris thường tới các quán cà phê ngoài trời để ngồi dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ. Khi tôi nói rằng việc người Pháp dành tới hai tiếng để ăn trưa là hành động phung phí, một người bản xứ nói rằng bữa trưa 2 tiếng sẽ khiến năng suất lao động tăng vọt vào buổi chiều do cơ thể và não của người lao động nghỉ ngơi trong thời gian dài. Anh ấy nói thêm rằng, một bữa trưa qua quýt hay chớp nhoáng có thể khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều do lượng dường huyết giảm. Ngoài ra, ăn trưa trong khung cảnh yên ắng và dành nhiều thời gian để nhai thức ăn là việc rất có ích cho hoạt động tiêu hóa.
Người Pháp dành nhiều thời gian cho bữa trưa và thường ăn trưa ngoài trời. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nhưng khác với dân Anh, Mỹ, người Pháp chỉ thích những bữa sáng nhẹ nhưng ngon.
Khả năng cân bằng công việc với cuộc sống riêng
Trong khi người dân nhiều nước vắt kiệt sức lực cho công việc thì người Pháp lại quan niệm rằng chúng ta làm việc để sống, chứ không sống vì công việc. Vì thế họ luôn tận dụng các ngày nghỉ để chăm chút cuộc sống riêng. Chỉ số Chất lượng Cuộc sống uSwitch vào năm 2011 cho thấy, ngày nghỉ trung bình trong mỗi năm của người Pháp là 36. Để so sánh, bạn chỉ cần nhìn sang Anh, nơi người dân chỉ dành trung bình 28 ngày mỗi năm để nghỉ ngơi.
Người Pháp rất chú trọng tới cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Ảnh do tác giả cung cấp.
Ăn, uống chừng mực
“Nghịch lý của người Pháp” là việc người Pháp thích ăn kem, phó mát và những thực phẩm giàu chất béo, nhưng tỷ lệ người dân mắc hội chứng béo phì ở nước này rất thấp. Tôi nhận thấy đây không phải là một sự trùng hợp như nhiều người tưởng. Dân Pháp ăn những thứ họ muốn, nhưng họ chỉ ăn lượng rất nhỏ. Khẩu phần trong các nhà hàng chỉ vừa đủ lớn để thực khách cảm thấy thỏa mãn, chứ không phải vác cái bụng no căng khi về. Người Pháp thường không uống rượu, bia tới mức say. Họ chỉ tận hưởng một ly rượu vang trong bữa ăn để tăng cảm giác ngon miệng, chứ không dùng bữa ăn để phục vụ cho việc uống rượu. Vì thế, trong khi người dân nhiều nước phương Tây lao vào trào lưu ăn kiêng thì cụm từ "ăn kiêng" lại khá xa lạ với người Pháp.
Nguyễn Hoàng Lê
dolong
5 điều khiến thế giới ngưỡng mộ người Pháp
Người dân Pháp nói khẽ, ăn uống chừng mực, dành nhiều thời gian cho bữa trưa và chú trọng tới việc cân bằng giữa công việc với cuộc sống.
(Hoàng Lê).
Nói chuyện nhẹ nhàng
Nếu bước vào một quán cà phê bất kỳ ở Pháp, bạn nên lắng nghe xung quanh. Trong phần lớn trường hợp, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện bằng tiếng Anh và những ngôn ngữ khác. Bạn hầu như không thể nghe thấy tiếng Pháp, bởi họ nói rất nhẹ nhàng. Nhiều lần tôi thử ngồi cạnh những người Pháp khi họ nói chuyện qua điện thoại và chẳng nghe thấy bất kỳ từ nào, thế nhưng người nói chuyện với họ vẫn hiểu. Một người bạn Pháp của tôi giải thích rằng tiếng Pháp là ngôn ngữ có ngữ điệu đều đều, chứ không phải nhấn trọng âm như tiếng Anh. Ngoài ra độ cao của tiếng Pháp cũng thấp hơn so với nhiều ngôn ngữ khác.
Người Pháp nói nhẹ và khẽ. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nhờ sang Pháp, tôi đã học cách nói khẽ của họ để không trở thành trung tâm của sự chú ý khi đứng trên xe buýt hay ngồi trong quán cà phê. Cũng nhờ học kiểu nói nhẹ của người Pháp và tôi kiềm chế cảm xúc tốt hơn, hạn chế tối đa những cơn giận dữ không cần thiết.
Trung thực
Phần lớn người Pháp mà tôi gặp đều trung thực, thẳng thắn. Nếu họ nói rằng “trông anh có vẻ mệt mỏi” thì bạn phải hiểu rằng thần thái của bạn thực sự tệ. Họ sẽ nói những câu như thế ngay cả khi bạn không yêu cầu họ nhận xét về bạn. Tất nhiên, họ cũng sẽ nói “trông anh có vẻ khá” khi họ thấy bạn tràn đầy sinh khí. Khi bước vào một siêu thị tại Mỹ, bạn sẽ thấy những cô nhân viên bán hàng nói rằng: “Ồ, thứ đó rất hợp với ông”. Nhưng tại siêu thị ở Pháp, các cô bán hàng rất trung thực. Họ sẽ nói: “Không, món đó không phù hợp với ông” nếu họ cảm thấy món hàng không phù hợp với khách, chứ không cố gắng thuyết phục khách mua hàng.
Coi trọng bữa trưa
Người Pháp rất coi trọng bữa trưa. Trong thời gian ở Pháp, hầu như tôi không thể gặp ai trong công ty của họ từ 13h tới 15h – khoảng thời gian mà họ ăn trưa. Khi thời tiết thuận lợi, người Paris thường tới các quán cà phê ngoài trời để ngồi dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ. Khi tôi nói rằng việc người Pháp dành tới hai tiếng để ăn trưa là hành động phung phí, một người bản xứ nói rằng bữa trưa 2 tiếng sẽ khiến năng suất lao động tăng vọt vào buổi chiều do cơ thể và não của người lao động nghỉ ngơi trong thời gian dài. Anh ấy nói thêm rằng, một bữa trưa qua quýt hay chớp nhoáng có thể khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều do lượng dường huyết giảm. Ngoài ra, ăn trưa trong khung cảnh yên ắng và dành nhiều thời gian để nhai thức ăn là việc rất có ích cho hoạt động tiêu hóa.
Người Pháp dành nhiều thời gian cho bữa trưa và thường ăn trưa ngoài trời. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nhưng khác với dân Anh, Mỹ, người Pháp chỉ thích những bữa sáng nhẹ nhưng ngon.
Khả năng cân bằng công việc với cuộc sống riêng
Trong khi người dân nhiều nước vắt kiệt sức lực cho công việc thì người Pháp lại quan niệm rằng chúng ta làm việc để sống, chứ không sống vì công việc. Vì thế họ luôn tận dụng các ngày nghỉ để chăm chút cuộc sống riêng. Chỉ số Chất lượng Cuộc sống uSwitch vào năm 2011 cho thấy, ngày nghỉ trung bình trong mỗi năm của người Pháp là 36. Để so sánh, bạn chỉ cần nhìn sang Anh, nơi người dân chỉ dành trung bình 28 ngày mỗi năm để nghỉ ngơi.
Người Pháp rất chú trọng tới cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Ảnh do tác giả cung cấp.
Ăn, uống chừng mực
“Nghịch lý của người Pháp” là việc người Pháp thích ăn kem, phó mát và những thực phẩm giàu chất béo, nhưng tỷ lệ người dân mắc hội chứng béo phì ở nước này rất thấp. Tôi nhận thấy đây không phải là một sự trùng hợp như nhiều người tưởng. Dân Pháp ăn những thứ họ muốn, nhưng họ chỉ ăn lượng rất nhỏ. Khẩu phần trong các nhà hàng chỉ vừa đủ lớn để thực khách cảm thấy thỏa mãn, chứ không phải vác cái bụng no căng khi về. Người Pháp thường không uống rượu, bia tới mức say. Họ chỉ tận hưởng một ly rượu vang trong bữa ăn để tăng cảm giác ngon miệng, chứ không dùng bữa ăn để phục vụ cho việc uống rượu. Vì thế, trong khi người dân nhiều nước phương Tây lao vào trào lưu ăn kiêng thì cụm từ "ăn kiêng" lại khá xa lạ với người Pháp.
Nguyễn Hoàng Lê
dolong