Nhân Vật
50 năm ngày TT Ngô Đình Diệm bị sát hại, nói về ông Ngô Đình Cẩn
VRNs (01.11.2013) – Sài Gòn – “Ưu điểm của ông Ngô Đình Cẩn mà ít người biết đến là lòng yêu nước, tinh thần chống cộng sản, và khả năng tình báo”. Ông Liên Thành – một sĩ quan thuộc Việt Nam Cộng Hòa, người có thời gian dài hoạt động tại Huế – đã viết như thế về ông Ngô Đình Cẩn.
“Ông Ngô Đình Cẩn là con áp út trong đại gia tộc Ngô Đình. Độc thân với hơn nửa cuộc đời sống âm thầm lo chăm sóc mẹ già, ông còn lo tổ chức cơ sở kết nạp những người có lòng với đất nước để hổ trợ cho các anh hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp và chống cộng sản. Tuy ít học, nhưng ông lại hết sức thông minh và là một người rất có năng khiếu về tình báo và chiến tranh du kích. Khi Chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thì tình hình chính trị tại miền Trung rất khó khăn. Dân tình thì ly tán, đảng phái quốc gia thì chia rẽ, và việt cộng thì thừa lúc tranh tối tranh sáng hoạt động mạnh mẽ. Trong cơn nguy biến đó, ông Ngô Đình Cẩn đã tận sức giúp đỡ cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tái lập lại niềm tin của đồng bào miền Trung, đặc biệt là Huế. Đảng Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký thiết lập chiến khu Ba Lòng Vùng Quảng Trị chống lại chính phủ. Sau khi diệt được chiến khu Ba Lòng một số lãnh tụ Đại Việt bị bắt. Điển hình là ông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị Trần Điền phải ra tòa và bị bản án rất nặng. Vậy mà ông Ngô Đình Cẩn đã vận động với chính phủ giảm án tối đa. Sau đó ông Ngô Đình Cẩn dùng tình thân xóa bỏ lỗi lầm, bằng cách mở trường trung học tư lấy tên là Trường Trung Học Bình Minh tại Quận III thị xã Huế và giao cho ông Trần Điền làm Hiệu trưởng điều hành”. Ông Liên Thành cho biết.
“Ưu điểm của ông Ngô Đình Cẩn mà ít người biết đến là lòng yêu nước, tinh thần chống cộng sản, và khả năng tình báo. Khả năng tình báo thiên phú của ông được biểu hiện cụ thể qua thành quả mà Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do ông thành lập, và giao cho ông Dương Văn Hiếu chỉ huy, đạt được. Điểm lại thành quả của tất cả các cơ quan tình báo VNCH thì Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung là một trong những cơ quan tình báo hữu hiệu nhất. Cụ thể, Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung đã làm cho Cụm Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội xấc bấc xang bang, dở sống dở chết với 95% cơ sở đã bị tận diệt, và một số phải di tản ngược ra Bắc vì không còn đất sống.
Đáng chú ý là 80% điệp viên của bọn chúng bị đoàn Công Tác Miền Trung bắt giữ. Trong đó có Thiếu Tướng tình báo việt cộng Mười Hương, Đại Tá tình báo việt cộng Lê Câu, cùng hằng trăm tên tình báo chiến lược và phái khiển tình báo khác. Ông Ngô Đình Cẩn cũng là một chuyên viên lão luyện về chống du kích cộng sản”. Ông Liên Thành trình bày.
Về cách đối xử với tù nhân của đối phương, ông Ngô Đình Cẩn có đối sách tuyệt vời:
“Một ví dụ điển hình là tù nhân Lê Đình Khôi thuộc Tổ Quân Báo của Cục Quân Báo Hà Nội. Ông Lê Đình Khôi, bị bắt và sau một thời gian ở trại tù nầy, đã được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. Một cán bộ khác thuộc Phái Khiển Tình Báo của Cục Tình Báo Hà Nội, bị bắt và sau thời gian ở trại tù nầy, cũng đã được bổ nhiệm đi làm Huấn Luyện Viên trường Tình Báo Cảnh Sát Quốc Gia của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. Tất cả những việc nầy đều do chương trình và kế hoạch của ông Ngô Đình Cẩn và, lạ lùng thay, kế hoạch nầy lại có kết quả tốt. Đây cũng là một hình thức quốc sách Chiêu Hồi cán binh cộng sản về với Chính Nghĩa Quốc Gia của Chính Phủ Đệ II Việt Nam Cộng Hòa”.
Đối với Phật giáo, theo ông Liên Thành: “Vai trò của ông Ngô Đình Cẩn trong vấn đề chiêu hồi Thích Trí Quang về với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Để cảm hóa Thích Trí Quang, ông Ngô Đình Cẩn đã can thiệp với cơ quan an ninh để Trí Quang khỏi bị bắt trong vụ Phong Trào Hòa Bình của cộng sản tại Huế mà Thích Trí Quang là một thành phần quan trọng của phong trào nầy. Ngoài ra ông Ngô Đình Cẩn cũng giúp đỡ tài chánh cho Hội Phật Giáo tại Huế để trùng tu lại chùa Từ đàm cũng như các ngôi chùa khác.
Tất cả những công việc trên mà ông Ngô Đình Cẩn đã làm hoàn toàn có tính cách tự nguyện, không chức vụ gì do chính phủ bổ nhiệm và không lãnh lương tiền của chính phủ. Tất cả chỉ phát xuất từ lòng yêu nước, chống cộng sản, và phụ giúp cho Tổng Thống trong một số công việc”.
Khi sự kiện ám sát ngài tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu tại Chợ Lớn, Sài Gòn, thì tại Huế, ông Ngô Đình Cẩn xin tỵ nạn chính trị ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, nhưng đã bị đại sứ Cabot Lodge trao nộp cho “Hội đồng quân nhân cách mạng”.
Ông Liên Thành kể như sau: “Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963 sau khi nhận được tin Tổng Thống và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị sát hại, ông Ngô Đình Cẩn bí mật rời khỏi tư dinh trên đường Nguyễn Trường Tộ thuộc quận Hương Thủy, gần nhà thờ Phủ Cam. Ông xuống trú ẩn tại Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Nguyễn Huệ thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Nhà dòng đã sắp xếp cho ông một căn phòng nhỏ kín đáo trên lầu 2 để trú ẩn…
Biết được ông Ngô Đình Cẩn đang ẩn trốn tại Dòng Chúa Cứu Thế, Helble Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế liền đề nghị ông Cẩn vào tỵ nạn tại Tòa Lãnh Sự Mỹ cho an toàn. Ông Ngô Đình Cẩn đã được ông Helble Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế chấp nhận cho vào trốn tại Tòa Lãnh Sự Huế với tư cách là tỵ nạn chính trị. Ông Cẩn xin cho mẹ đi theo nhưng Tòa Tổng Lãnh Sự từ chối. Trong khi đó thì Cabot Lodge lại buộc Tòa Lãnh Sự tại Huế phải báo cáo rằng đã có hằng ngàn đồng bào bao vây tư gia của ông Cẩn tại Làng Phủ Cam và phải phao vu ông Cẩn có chứa vũ khí và tài liệu Việt Cộng trong nhà ông ta. Thật ra chẳng có gì cả mà là chuyện bịa đặt của ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge mà thôi…
Ngày 5 tháng 11 năm 1963 ông Ngô Đình Cẩn rời Dòng Chúa Cứu Thế đến Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại số 4 đường Đống Đa thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Helble nói với ông Cẩn rằng ông sẽ được đi tỵ nạn tại Hồng Kông.
Sau đó ông Ngô Đình Cẩn rời Huế vào Saigon bằng phi cơ của Hoa Kỳ cùng với những người đi theo như sau: Phó Lãnh Sự Hoa Kỳ ông Mullen, 1 trung tá và 2 nhân viên an ninh Mỹ. Máy bay đến phi trường Tân Sơn Nhất thay vì đổi chuyển máy bay, bay đi Hồng Kông như đã hứa thì phái đoàn Mỹ lại giao ông Cẩn cho “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng” tống giam ông ta vào Khám Chí Hòa chờ ngày mở phiên tòa”.
Theo ông Liên Thành, án tử của ông Ngô Đình Cẩn do ba thế lực gây ra bao gồm Hoa Kỳ, Nhóm tướng phản loạn và nhà sư Thích Trí Quang. Cũng theo ông Liên Thành, “Tướng Khánh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là chỉ thị ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu lập ra một bộ luật mới, gọi là Sắc Luật số 4/64 ban hành ngày 28/2/1964. Sắc Luật số 4/64 này thiết lập Tòa Án Cách Mạng để quy một số hành động của các nhân vật cộng tác đắc lực cho chế độ Tổng Thống Diệm vào các tội cố sát, lũng đoạn kinh tế quốc gia v.v… và Sắc luật này còn được quy định có hiệu lực hồi tố. Trên căn bản thì hình luật chỉ áp dụng cho những hành vi trọng tội xẩy ra sau ngày ban hành luật đó mà thôi, vì vậy việc hồi tố là không đúng và hoàn toàn sai nguyên tắc. Vào ngày 24/4/1964 ông Ngô Đình Cẩn đã bị tòa án tuyên xử tử hình một cách vô luật pháp…
Chiều ngày 09.05.1964 trong tình trạng đang mang bệnh trầm trọng, tiểu đường và cao máu, không ngồi dậy được, ông Ngô Đình Cẩn được để nằm trên băng ca với 6 người khiêng từ phòng giam của khám Chí Hòa ra một bãi đất trống trong khuôn viên của khám giam. Một Linh Mục đến bên ông Ngô Đình Cẩn làm phép xức dầu, sau đó ông bị trói vào cây cột. Khi được hỏi nguyện vọng cuối cùng của ông, ông yêu cầu đừng bịt mắt khi bắn ông nhưng yêu cầu không được chấp thuận.
Và lời nói cuối cùng của ông Ngô Đình Cẩn mà giám thị trại giam, và một số người quanh vụ xử bắn nghe được: ‘Xin Chúa tha thứ cho kẻ giết mình’, rồi ông bị bắn bởi một tiểu đội hành quyết…
Đã năm mươi năm trôi qua, người mất thì đã mất, nhưng nỗi oan khiên vẫn còn đó. Xin một nén hương cúi đầu trước vong linh người ái quốc Ngô Đình Cẩn đã Vị Quốc Vong Thân”.
VRNs Tóm lược theo tài liệu của ông Liên Thành -Lính Dù post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
50 năm ngày TT Ngô Đình Diệm bị sát hại, nói về ông Ngô Đình Cẩn
VRNs (01.11.2013) – Sài Gòn – “Ưu điểm của ông Ngô Đình Cẩn mà ít người biết đến là lòng yêu nước, tinh thần chống cộng sản, và khả năng tình báo”. Ông Liên Thành – một sĩ quan thuộc Việt Nam Cộng Hòa, người có thời gian dài hoạt động tại Huế – đã viết như thế về ông Ngô Đình Cẩn.
“Ông Ngô Đình Cẩn là con áp út trong đại gia tộc Ngô Đình. Độc thân với hơn nửa cuộc đời sống âm thầm lo chăm sóc mẹ già, ông còn lo tổ chức cơ sở kết nạp những người có lòng với đất nước để hổ trợ cho các anh hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp và chống cộng sản. Tuy ít học, nhưng ông lại hết sức thông minh và là một người rất có năng khiếu về tình báo và chiến tranh du kích. Khi Chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thì tình hình chính trị tại miền Trung rất khó khăn. Dân tình thì ly tán, đảng phái quốc gia thì chia rẽ, và việt cộng thì thừa lúc tranh tối tranh sáng hoạt động mạnh mẽ. Trong cơn nguy biến đó, ông Ngô Đình Cẩn đã tận sức giúp đỡ cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tái lập lại niềm tin của đồng bào miền Trung, đặc biệt là Huế. Đảng Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký thiết lập chiến khu Ba Lòng Vùng Quảng Trị chống lại chính phủ. Sau khi diệt được chiến khu Ba Lòng một số lãnh tụ Đại Việt bị bắt. Điển hình là ông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị Trần Điền phải ra tòa và bị bản án rất nặng. Vậy mà ông Ngô Đình Cẩn đã vận động với chính phủ giảm án tối đa. Sau đó ông Ngô Đình Cẩn dùng tình thân xóa bỏ lỗi lầm, bằng cách mở trường trung học tư lấy tên là Trường Trung Học Bình Minh tại Quận III thị xã Huế và giao cho ông Trần Điền làm Hiệu trưởng điều hành”. Ông Liên Thành cho biết.
“Ưu điểm của ông Ngô Đình Cẩn mà ít người biết đến là lòng yêu nước, tinh thần chống cộng sản, và khả năng tình báo. Khả năng tình báo thiên phú của ông được biểu hiện cụ thể qua thành quả mà Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do ông thành lập, và giao cho ông Dương Văn Hiếu chỉ huy, đạt được. Điểm lại thành quả của tất cả các cơ quan tình báo VNCH thì Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung là một trong những cơ quan tình báo hữu hiệu nhất. Cụ thể, Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung đã làm cho Cụm Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội xấc bấc xang bang, dở sống dở chết với 95% cơ sở đã bị tận diệt, và một số phải di tản ngược ra Bắc vì không còn đất sống.
Đáng chú ý là 80% điệp viên của bọn chúng bị đoàn Công Tác Miền Trung bắt giữ. Trong đó có Thiếu Tướng tình báo việt cộng Mười Hương, Đại Tá tình báo việt cộng Lê Câu, cùng hằng trăm tên tình báo chiến lược và phái khiển tình báo khác. Ông Ngô Đình Cẩn cũng là một chuyên viên lão luyện về chống du kích cộng sản”. Ông Liên Thành trình bày.
Về cách đối xử với tù nhân của đối phương, ông Ngô Đình Cẩn có đối sách tuyệt vời:
“Một ví dụ điển hình là tù nhân Lê Đình Khôi thuộc Tổ Quân Báo của Cục Quân Báo Hà Nội. Ông Lê Đình Khôi, bị bắt và sau một thời gian ở trại tù nầy, đã được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. Một cán bộ khác thuộc Phái Khiển Tình Báo của Cục Tình Báo Hà Nội, bị bắt và sau thời gian ở trại tù nầy, cũng đã được bổ nhiệm đi làm Huấn Luyện Viên trường Tình Báo Cảnh Sát Quốc Gia của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. Tất cả những việc nầy đều do chương trình và kế hoạch của ông Ngô Đình Cẩn và, lạ lùng thay, kế hoạch nầy lại có kết quả tốt. Đây cũng là một hình thức quốc sách Chiêu Hồi cán binh cộng sản về với Chính Nghĩa Quốc Gia của Chính Phủ Đệ II Việt Nam Cộng Hòa”.
Đối với Phật giáo, theo ông Liên Thành: “Vai trò của ông Ngô Đình Cẩn trong vấn đề chiêu hồi Thích Trí Quang về với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Để cảm hóa Thích Trí Quang, ông Ngô Đình Cẩn đã can thiệp với cơ quan an ninh để Trí Quang khỏi bị bắt trong vụ Phong Trào Hòa Bình của cộng sản tại Huế mà Thích Trí Quang là một thành phần quan trọng của phong trào nầy. Ngoài ra ông Ngô Đình Cẩn cũng giúp đỡ tài chánh cho Hội Phật Giáo tại Huế để trùng tu lại chùa Từ đàm cũng như các ngôi chùa khác.
Tất cả những công việc trên mà ông Ngô Đình Cẩn đã làm hoàn toàn có tính cách tự nguyện, không chức vụ gì do chính phủ bổ nhiệm và không lãnh lương tiền của chính phủ. Tất cả chỉ phát xuất từ lòng yêu nước, chống cộng sản, và phụ giúp cho Tổng Thống trong một số công việc”.
Khi sự kiện ám sát ngài tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu tại Chợ Lớn, Sài Gòn, thì tại Huế, ông Ngô Đình Cẩn xin tỵ nạn chính trị ở Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, nhưng đã bị đại sứ Cabot Lodge trao nộp cho “Hội đồng quân nhân cách mạng”.
Ông Liên Thành kể như sau: “Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963 sau khi nhận được tin Tổng Thống và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị sát hại, ông Ngô Đình Cẩn bí mật rời khỏi tư dinh trên đường Nguyễn Trường Tộ thuộc quận Hương Thủy, gần nhà thờ Phủ Cam. Ông xuống trú ẩn tại Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Nguyễn Huệ thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Nhà dòng đã sắp xếp cho ông một căn phòng nhỏ kín đáo trên lầu 2 để trú ẩn…
Biết được ông Ngô Đình Cẩn đang ẩn trốn tại Dòng Chúa Cứu Thế, Helble Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế liền đề nghị ông Cẩn vào tỵ nạn tại Tòa Lãnh Sự Mỹ cho an toàn. Ông Ngô Đình Cẩn đã được ông Helble Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế chấp nhận cho vào trốn tại Tòa Lãnh Sự Huế với tư cách là tỵ nạn chính trị. Ông Cẩn xin cho mẹ đi theo nhưng Tòa Tổng Lãnh Sự từ chối. Trong khi đó thì Cabot Lodge lại buộc Tòa Lãnh Sự tại Huế phải báo cáo rằng đã có hằng ngàn đồng bào bao vây tư gia của ông Cẩn tại Làng Phủ Cam và phải phao vu ông Cẩn có chứa vũ khí và tài liệu Việt Cộng trong nhà ông ta. Thật ra chẳng có gì cả mà là chuyện bịa đặt của ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge mà thôi…
Ngày 5 tháng 11 năm 1963 ông Ngô Đình Cẩn rời Dòng Chúa Cứu Thế đến Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại số 4 đường Đống Đa thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Helble nói với ông Cẩn rằng ông sẽ được đi tỵ nạn tại Hồng Kông.
Sau đó ông Ngô Đình Cẩn rời Huế vào Saigon bằng phi cơ của Hoa Kỳ cùng với những người đi theo như sau: Phó Lãnh Sự Hoa Kỳ ông Mullen, 1 trung tá và 2 nhân viên an ninh Mỹ. Máy bay đến phi trường Tân Sơn Nhất thay vì đổi chuyển máy bay, bay đi Hồng Kông như đã hứa thì phái đoàn Mỹ lại giao ông Cẩn cho “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng” tống giam ông ta vào Khám Chí Hòa chờ ngày mở phiên tòa”.
Theo ông Liên Thành, án tử của ông Ngô Đình Cẩn do ba thế lực gây ra bao gồm Hoa Kỳ, Nhóm tướng phản loạn và nhà sư Thích Trí Quang. Cũng theo ông Liên Thành, “Tướng Khánh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là chỉ thị ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu lập ra một bộ luật mới, gọi là Sắc Luật số 4/64 ban hành ngày 28/2/1964. Sắc Luật số 4/64 này thiết lập Tòa Án Cách Mạng để quy một số hành động của các nhân vật cộng tác đắc lực cho chế độ Tổng Thống Diệm vào các tội cố sát, lũng đoạn kinh tế quốc gia v.v… và Sắc luật này còn được quy định có hiệu lực hồi tố. Trên căn bản thì hình luật chỉ áp dụng cho những hành vi trọng tội xẩy ra sau ngày ban hành luật đó mà thôi, vì vậy việc hồi tố là không đúng và hoàn toàn sai nguyên tắc. Vào ngày 24/4/1964 ông Ngô Đình Cẩn đã bị tòa án tuyên xử tử hình một cách vô luật pháp…
Chiều ngày 09.05.1964 trong tình trạng đang mang bệnh trầm trọng, tiểu đường và cao máu, không ngồi dậy được, ông Ngô Đình Cẩn được để nằm trên băng ca với 6 người khiêng từ phòng giam của khám Chí Hòa ra một bãi đất trống trong khuôn viên của khám giam. Một Linh Mục đến bên ông Ngô Đình Cẩn làm phép xức dầu, sau đó ông bị trói vào cây cột. Khi được hỏi nguyện vọng cuối cùng của ông, ông yêu cầu đừng bịt mắt khi bắn ông nhưng yêu cầu không được chấp thuận.
Và lời nói cuối cùng của ông Ngô Đình Cẩn mà giám thị trại giam, và một số người quanh vụ xử bắn nghe được: ‘Xin Chúa tha thứ cho kẻ giết mình’, rồi ông bị bắn bởi một tiểu đội hành quyết…
Đã năm mươi năm trôi qua, người mất thì đã mất, nhưng nỗi oan khiên vẫn còn đó. Xin một nén hương cúi đầu trước vong linh người ái quốc Ngô Đình Cẩn đã Vị Quốc Vong Thân”.
VRNs Tóm lược theo tài liệu của ông Liên Thành -Lính Dù post