Hình Ảnh & Sự Kiện
8 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trên thế giới
Một nước có lực lượng vũ trang lớn chưa chắc đã có đội đặc nhiệm giỏi. Binh lính đặc nhiệm luôn hoạt động bí mật nên rất khó để xác định đâu mới là đơn vị tinh nhuệ nhất, tuy nhiên, tờ Business Insider mới đây đã liệt kê ra 8 lực lượng nổi tiếng và có nhiều thành tích chứng minh khả năng tuyệt vời của họ.
Nhóm Nhiệm vụ đặc biệt (SSG)
Đây là đội đặc nhiệm của Pakistan, còn được biết đến bởi tên gọi “Black Storks”. Một trong những bài huấn luyện nổi tiếng của họ là đi bộ 60km trong vòng 12 tiếng và chạy 8km trong vòng 50 phút khi trang bị đầy đủ vũ trang.
Vào tháng 10.2009, các đơn vị SSG đã đột kích vào một tòa nhà làm việc và giải cứu được 39 con tin đang bị các phần tử Taliban khống chế.
Lực lượng chiến tranh đặc biệt hải quân Tây Ban Nha
Đây là một trong những lực lượng đặc nhiệm giỏi nhất châu Âu, được phát triển theo mô hình của đặc nhiệm Anh. Lực lượng này tuyển chọn khắt khe đến mức 80% binh lính thi tuyển vào đây đều thất bại. Có những đợt tuyển chọn, họ loại bỏ 100% thành viên đăng kí.
Lực lượng Alpha của Nga
Alpha là một trong các lực lượng lâu đời và nổi tiếng nhất trên thế giới, được thành lập chủ yếu với nhiệm vụ chống khủng bố bởi cơ quan an ninh Nga từ năm 1974. Tuy nhiên, Alpha từng bị chỉ trích ở một nhiệm vụ hồi năm 2002 tại Moscow, khi họ đã bơm khí gas vào nhà hát để vô hiệu hóa một nhóm khủng bố nhưng lại vô tình làm chết ngạt 129 con tin khác.
Lực lượng Hiến binh Đặc nhiệm quốc gia Pháp (GIGN)
Hiếm có lực lượng chống khủng bố nào trên thế giới lại có thể sánh được với đội GIGN của Pháp. GIGN bao gồm 200 chiến binh được huấn luyện đặc biệt nhằm ứng phó với các tình huống giải cứu con tin. Lực lượng này khẳng định đã giải cứu được 600 người kể từ năm 1973. Luật pháp của Pháp thậm chí còn cấm không được đăng ảnh chụp mặt các thành viên GIGN.
GIGN từng giúp quân đội Ả-Rập Saudi chiếm lại nhà thờ Hồi giáo Masjid al-Haram ở Mecca sau khi một nhóm các phần tử cực đoan phong tỏa khu vực này trong vòng 2 tuần và yêu cầu luật đổ chính phủ cũng như cấm người không theo đạo Hồi vào thành phố.
Lực lượng Sayeret Matkal của Israel
Mục tiêu của lực lượng này là thăm dò thông tin tình báo và thường hoạt động sâu bên trong hàng ngũ của quân địch. Họ phải trải qua các khóa huấn luyện khắc nghiệt và thường xuyên được theo dõi bởi các bác sĩ hoặc nhà tâm thần học. Những cá nhân khỏe mạnh và có kĩ năng tốt nhất sẽ được lựa chọn.
Vào năm 2003, một tài xế taxi đã bị bắt cóc khi chở 4 người Palestine đến Jerusalem. Lực lượng Sayeret Matkal sau đó đã phát hiện và giải cứu được người này ở một hố sâu 10m bên trong một nhà máy bỏ hoang, ngoại ô Ramallah.
Lực lượng đặc nhiệm đường không Anh (SAS)
Để vào được SAS, các binh sĩ phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người đã bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng cử viên nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện. Tướng quân Mỹ Stanley McChrystal từng khẳng định rằng, sự xuất hiện của SAS trong chiến tranh Iraq đã giúp Mỹ hoàn thành nhiệm vụ tưởng trừng như không thể.
Lực lượng đặc nhiệm hải quân Anh (SBS)
SBS có nhiệm vụ gần giống với SAS, nhưng thiên về sử dụng phương tiện đường biển. Các loại nhiệm vụ rất đa dạng, bao gồm chống khủng bố, trinh sát và tình báo, phá hoại ngầm, bắt giữ hoặc tiêu diệt các mục tiêu cá nhân, bảo vệ những người quan trọng.
Trong thời kỳ ngay sau Thế chiến 2, SBS thường xuyên tham gia trong các cuộc xung đột tại những nước từng là thuộc địa cũ của Anh như Indonesia (1962), Yemen (1962-1967), Oman (1970-1976).
Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ (SEAL)
SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. SEAL là đội đột kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2.5.2011.
Để được tuyển chọn vào SEAL, các binh lính Mỹ phải vượt qua được nhiều thử thách như chống đẩy ít nhất 72 lần trong 2 phút, đứng lên ngồi xuống liên tục 60 lần trong 2 phút, chạy bộ 6,5km trong 31 phút và bơi 900m trong 20 phút. SEAL cũng nổi tiếng với quá trình đào tạo chống đuổi nước khi, học viên bị trói tay sau lưng và phải tìm mọi cách lấy mặt nạ bơi bằng răng.
Dan Viet
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
8 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất trên thế giới
Một nước có lực lượng vũ trang lớn chưa chắc đã có đội đặc nhiệm giỏi. Binh lính đặc nhiệm luôn hoạt động bí mật nên rất khó để xác định đâu mới là đơn vị tinh nhuệ nhất, tuy nhiên, tờ Business Insider mới đây đã liệt kê ra 8 lực lượng nổi tiếng và có nhiều thành tích chứng minh khả năng tuyệt vời của họ.
Nhóm Nhiệm vụ đặc biệt (SSG)
Đây là đội đặc nhiệm của Pakistan, còn được biết đến bởi tên gọi “Black Storks”. Một trong những bài huấn luyện nổi tiếng của họ là đi bộ 60km trong vòng 12 tiếng và chạy 8km trong vòng 50 phút khi trang bị đầy đủ vũ trang.
Vào tháng 10.2009, các đơn vị SSG đã đột kích vào một tòa nhà làm việc và giải cứu được 39 con tin đang bị các phần tử Taliban khống chế.
Lực lượng chiến tranh đặc biệt hải quân Tây Ban Nha
Đây là một trong những lực lượng đặc nhiệm giỏi nhất châu Âu, được phát triển theo mô hình của đặc nhiệm Anh. Lực lượng này tuyển chọn khắt khe đến mức 80% binh lính thi tuyển vào đây đều thất bại. Có những đợt tuyển chọn, họ loại bỏ 100% thành viên đăng kí.
Lực lượng Alpha của Nga
Alpha là một trong các lực lượng lâu đời và nổi tiếng nhất trên thế giới, được thành lập chủ yếu với nhiệm vụ chống khủng bố bởi cơ quan an ninh Nga từ năm 1974. Tuy nhiên, Alpha từng bị chỉ trích ở một nhiệm vụ hồi năm 2002 tại Moscow, khi họ đã bơm khí gas vào nhà hát để vô hiệu hóa một nhóm khủng bố nhưng lại vô tình làm chết ngạt 129 con tin khác.
Lực lượng Hiến binh Đặc nhiệm quốc gia Pháp (GIGN)
Hiếm có lực lượng chống khủng bố nào trên thế giới lại có thể sánh được với đội GIGN của Pháp. GIGN bao gồm 200 chiến binh được huấn luyện đặc biệt nhằm ứng phó với các tình huống giải cứu con tin. Lực lượng này khẳng định đã giải cứu được 600 người kể từ năm 1973. Luật pháp của Pháp thậm chí còn cấm không được đăng ảnh chụp mặt các thành viên GIGN.
GIGN từng giúp quân đội Ả-Rập Saudi chiếm lại nhà thờ Hồi giáo Masjid al-Haram ở Mecca sau khi một nhóm các phần tử cực đoan phong tỏa khu vực này trong vòng 2 tuần và yêu cầu luật đổ chính phủ cũng như cấm người không theo đạo Hồi vào thành phố.
Lực lượng Sayeret Matkal của Israel
Mục tiêu của lực lượng này là thăm dò thông tin tình báo và thường hoạt động sâu bên trong hàng ngũ của quân địch. Họ phải trải qua các khóa huấn luyện khắc nghiệt và thường xuyên được theo dõi bởi các bác sĩ hoặc nhà tâm thần học. Những cá nhân khỏe mạnh và có kĩ năng tốt nhất sẽ được lựa chọn.
Vào năm 2003, một tài xế taxi đã bị bắt cóc khi chở 4 người Palestine đến Jerusalem. Lực lượng Sayeret Matkal sau đó đã phát hiện và giải cứu được người này ở một hố sâu 10m bên trong một nhà máy bỏ hoang, ngoại ô Ramallah.
Lực lượng đặc nhiệm đường không Anh (SAS)
Để vào được SAS, các binh sĩ phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người đã bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng cử viên nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện. Tướng quân Mỹ Stanley McChrystal từng khẳng định rằng, sự xuất hiện của SAS trong chiến tranh Iraq đã giúp Mỹ hoàn thành nhiệm vụ tưởng trừng như không thể.
Lực lượng đặc nhiệm hải quân Anh (SBS)
SBS có nhiệm vụ gần giống với SAS, nhưng thiên về sử dụng phương tiện đường biển. Các loại nhiệm vụ rất đa dạng, bao gồm chống khủng bố, trinh sát và tình báo, phá hoại ngầm, bắt giữ hoặc tiêu diệt các mục tiêu cá nhân, bảo vệ những người quan trọng.
Trong thời kỳ ngay sau Thế chiến 2, SBS thường xuyên tham gia trong các cuộc xung đột tại những nước từng là thuộc địa cũ của Anh như Indonesia (1962), Yemen (1962-1967), Oman (1970-1976).
Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ (SEAL)
SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. SEAL là đội đột kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2.5.2011.
Để được tuyển chọn vào SEAL, các binh lính Mỹ phải vượt qua được nhiều thử thách như chống đẩy ít nhất 72 lần trong 2 phút, đứng lên ngồi xuống liên tục 60 lần trong 2 phút, chạy bộ 6,5km trong 31 phút và bơi 900m trong 20 phút. SEAL cũng nổi tiếng với quá trình đào tạo chống đuổi nước khi, học viên bị trói tay sau lưng và phải tìm mọi cách lấy mặt nạ bơi bằng răng.
Dan Viet