Cà Kê Dê Ngỗng
80% lính Trung Quốc con một, quá yếu để Bắc Kinh thực hiện tham vọng
Lính Trung Quốc huấn luyện điều lệnh. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 6/2 đưa tin, với ít nhất 70% số binh lính trong biên chế quân đội Trung Quốc hiện nay, nhiều người tự hỏi liệu họ có thể có sức đối phó với các tình huống trên chiến trường.
Không ai biết khả năng chiến đấu thực sự của quân đội Trung Quốc, nhưng thực tế là hơn 70% lính Trung Quốc xuất thân từ gia đình con một và điều này đặt ra vấn đề chuẩn bị như thế nào cho những người lính ấy đối diện với nỗi kinh hoàng của chiến tranh.
"Tôi là một thanh niên hư hỏng vì tôi là con một. Trong năm đầu tiên nhập ngũ, hàng đêm tôi đã khóc trong chăn vì nhớ nhà và bạn gái", Tôn Hữu Bằng, một thanh niên Trung Quốc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp đại học năm 2010 nói với Bưu điện hoa Nam.
Các bản tin từ tờ Quân giải phóng Trung Quốc cũng đã cho biết các tân binh từng tìm cách giả vờ bệnh để tránh các khóa đào tạo khó khăn, gian khổ.
Chính sách 1 con của Trung Quốc cũng khiến giới truyền thông Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt chú ý. Tháng 12 năm ngoái tờ Korea Times phân tích, quân đội Trung Quốc sẽ bị lực lượng phòng vệ Nhật Bản đánh bại nếu nổ ra xung đột ở Senkaku bởi vì hầu hết những người lính trung Quốc là những "tiểu hoàng đế hư hỏng".
Lưu Minh Phúc, giáo sư từ đại học Quốc phòng Trung Quốc nói với tuần san Phương Nam, ít nhất 70% lính Trung Quốc là con một và con số này lên tới 80% ở các đơn vị chủ lực sẵn sàng chiến đấu.
Ông Phúc nhấn mạnh rằng việc cho con trai duy nhất trong gia đình đi chiến đấu là điều cấm kỵ ở Trung Quốc từ thời cổ đại trong khi ở Nhật Bản các nhà lãnh đạo quân sự có trách nhiệm ngăn chặn việc cho con trai trưởng đi làm các nhiệm vụ có nguy cơ cao.
Tân binh Trung Quốc huấn luyện điều lệnh đội ngũ phải đeo giá chữ thập giữ cho lưng thẳng. |
Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự Macau cho biết, nhiều quan chức quân sự đại lục và các nhà quan sát đã lên tiếng lo ngại về tác động của chính sách một con đối với an ninh lâu dài của Trung Quốc từ những năm 1990.
"Theo luật quân sự nghiêm ngặt của Trung Quốc, lính đào ngũ có thể bị bắn chết tại chỗ", Antony Wong Dong cho biết. Lưu Minh Phúc nói rằng tân binh Trung Quốc thường cần 2 năm để điều chỉnh cuộc sống trong một đơn vị quân đội thông qua các hoạt động huấn luyện khó khăn thường xuyên và tư vấn tâm lý.
Ông Phúc cho biết thêm, mặc dù quân đội Trung Quốc đã xây dựng các chương trình huấn luyện đặc biệt cho những "thanh niên hư hỏng" và nữ thanh niên để tăng cường khả năng chiến đấu, nhưng tỉ lệ con một quá cao trong quân đội vẫn là một "nỗi sợ hãi chiến lược", quân đội Trung Quốc đã phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ trong ít nhất 1 thập kỷ.
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải cho biết việc bỏ chính sách 1 con sẽ không giúp quân đội Trung Quốc giải quyết vấn đề nhân lực trong 2 thập kỷ tới.
Bắc Kinh phải chờ ít nhất 20 năm nữa cho đến khi những trẻ em là con thứ 2 trong gia đình trở thành thanh niên, điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể chuẩn bị cho chiến tranh mà không lo ngại.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
80% lính Trung Quốc con một, quá yếu để Bắc Kinh thực hiện tham vọng
Lính Trung Quốc huấn luyện điều lệnh. |
Bưu điện Hoa Nam ngày 6/2 đưa tin, với ít nhất 70% số binh lính trong biên chế quân đội Trung Quốc hiện nay, nhiều người tự hỏi liệu họ có thể có sức đối phó với các tình huống trên chiến trường.
Không ai biết khả năng chiến đấu thực sự của quân đội Trung Quốc, nhưng thực tế là hơn 70% lính Trung Quốc xuất thân từ gia đình con một và điều này đặt ra vấn đề chuẩn bị như thế nào cho những người lính ấy đối diện với nỗi kinh hoàng của chiến tranh.
"Tôi là một thanh niên hư hỏng vì tôi là con một. Trong năm đầu tiên nhập ngũ, hàng đêm tôi đã khóc trong chăn vì nhớ nhà và bạn gái", Tôn Hữu Bằng, một thanh niên Trung Quốc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp đại học năm 2010 nói với Bưu điện hoa Nam.
Các bản tin từ tờ Quân giải phóng Trung Quốc cũng đã cho biết các tân binh từng tìm cách giả vờ bệnh để tránh các khóa đào tạo khó khăn, gian khổ.
Chính sách 1 con của Trung Quốc cũng khiến giới truyền thông Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt chú ý. Tháng 12 năm ngoái tờ Korea Times phân tích, quân đội Trung Quốc sẽ bị lực lượng phòng vệ Nhật Bản đánh bại nếu nổ ra xung đột ở Senkaku bởi vì hầu hết những người lính trung Quốc là những "tiểu hoàng đế hư hỏng".
Lưu Minh Phúc, giáo sư từ đại học Quốc phòng Trung Quốc nói với tuần san Phương Nam, ít nhất 70% lính Trung Quốc là con một và con số này lên tới 80% ở các đơn vị chủ lực sẵn sàng chiến đấu.
Ông Phúc nhấn mạnh rằng việc cho con trai duy nhất trong gia đình đi chiến đấu là điều cấm kỵ ở Trung Quốc từ thời cổ đại trong khi ở Nhật Bản các nhà lãnh đạo quân sự có trách nhiệm ngăn chặn việc cho con trai trưởng đi làm các nhiệm vụ có nguy cơ cao.
Tân binh Trung Quốc huấn luyện điều lệnh đội ngũ phải đeo giá chữ thập giữ cho lưng thẳng. |
Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự Macau cho biết, nhiều quan chức quân sự đại lục và các nhà quan sát đã lên tiếng lo ngại về tác động của chính sách một con đối với an ninh lâu dài của Trung Quốc từ những năm 1990.
"Theo luật quân sự nghiêm ngặt của Trung Quốc, lính đào ngũ có thể bị bắn chết tại chỗ", Antony Wong Dong cho biết. Lưu Minh Phúc nói rằng tân binh Trung Quốc thường cần 2 năm để điều chỉnh cuộc sống trong một đơn vị quân đội thông qua các hoạt động huấn luyện khó khăn thường xuyên và tư vấn tâm lý.
Ông Phúc cho biết thêm, mặc dù quân đội Trung Quốc đã xây dựng các chương trình huấn luyện đặc biệt cho những "thanh niên hư hỏng" và nữ thanh niên để tăng cường khả năng chiến đấu, nhưng tỉ lệ con một quá cao trong quân đội vẫn là một "nỗi sợ hãi chiến lược", quân đội Trung Quốc đã phải đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực có trình độ trong ít nhất 1 thập kỷ.
Nghê Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải cho biết việc bỏ chính sách 1 con sẽ không giúp quân đội Trung Quốc giải quyết vấn đề nhân lực trong 2 thập kỷ tới.
Bắc Kinh phải chờ ít nhất 20 năm nữa cho đến khi những trẻ em là con thứ 2 trong gia đình trở thành thanh niên, điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể chuẩn bị cho chiến tranh mà không lo ngại.
Song Phương chuyển