Truyện Ngắn & Phóng Sự
ALAIN DELAI - Đỗ Duy Ngọc.
Nhà hắn nằm sau lưng nhà tôi. Hắn là thằng lai Tây, hơn tôi đâu ba tuổi. Hắn sinh năm 1947 thì phải. Hắn có bố đàng hoàng chứ không phải là thằng con lai hoang.
Nhà hắn nằm sau lưng nhà tôi. Hắn là thằng lai Tây, hơn tôi đâu ba tuổi. Hắn sinh năm 1947 thì phải. Hắn có bố đàng hoàng chứ không phải là thằng con lai hoang. Hắn từng khoe giấy khai sinh làm từ lúc hắn mới sinh, bố hắn là quan ba Pháp, là Capitaine quân đội Pháp. Cũng là thứ dữ chứ chắng phải thường đâu. Sinh ở Hà Nội di cư vào Nam 1954. Mẹ hắn là một phụ nữ đẹp, da bà trắng, mũi cao thon như người Nhật với đôi mắt ướt. Bà lại thường mặc yếm và cái váy đụp như người đàn bà nông dân Bắc bộ nhưng không che hết nhan sắc của bà. Hắn kế thừa nước da trắng, mũi lõ mắt xanh và thân hình to lớn của giống Tây, lại hưởng chút nhan sắc của mẹ nên hắn là thằng đàn ông rất đẹp trai. Cả xóm gọi hắn là thằng Lai. Hắn đẹp không thua gì tài tử Alain Delon, một diễn viên điện ảnh nổi như cồn thời ấy nên tôi gọi hắn là Alain Delai. Hắn cũng khoái được gọi thế với một niềm hãnh diện. Hắn bảo bố hắn bị bắt làm tù binh của Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó được về cố quốc, bỏ mẹ con hắn lại đi tàu há mồm vào Nam.
Hắn sống cùng mẹ với một ông bố dượng trong căn nhà khá rộng nhưng lúc nào cũng tối om om. Mẹ hắn làm nghề đúc đậu khuôn. Những miếng đậu của bà lúc nào cũng chắc, beo béo. Nhất là những khuôn đậu chiên, vàng dòn ở bên ngoài, mềm mại ở bên trong. Những miếng đậu nóng hổi vừa mới rời chảo mà chấm với chén nước tương đầy ớt trái thì ngon rụng rời. Ký ức tuổi nhỏ của tôi ở xóm bến xe Chợ Cồn đầy những bánh đậu khuôn dòn béo ấy.
Bố dượng hắn đúng phong cách công tử Hà thành, ông chẳng làm ăn gì, lại nghiện thuốc phiện. Tôi không quên được cái phong thái vừa lịch lãm vừa phớt đời của ông. Ông cao lắm, chắc phải mét tám, nhưng gầy, vai so ngang của người nghiện thuốc lâu năm. Tôi nhớ mãi ông vì ông giống y chang hình nhà văn Vũ Trọng Phụng trong cuốn sách gì đó mà lâu quá tôi quên mất. Mà tôi thì khoái đọc mấy cái phóng sự rất đời của nhà văn này hồi mới vào lớp nhất dù ba tôi cấm triệt, bắt gặp tôi đọc loại sách ấy là đánh đòn nặng tay với những chiếc roi mây.
Đó là hình ảnh của một người đàn ông với khuôn mặt gầy xương, má hóp, cổ quấn chiếc khăn kẻ ca rô. Khuôn mặt ông bố dượng hắn đấy. Ra ngõ ông đội thêm cái mũ phớt nỉ hoặc chống cây baton lên nước bóng. Hắn có vẻ sợ bố dượng, nhưng trong ánh mắt xanh xanh của hắn có thoáng chút thù hận không nói ra.
Hắn là thằng nghịch phá nhất xóm, hình như đứa con lai nào cũng thế. Hắn lớn con, liều lĩnh, chẳng biết sợ ai nên đám trai trẻ quanh vùng đều tránh không dám gây sự với hắn. Xóm tôi ở là xóm bến xe Chợ Cồn, dân du đãng tứ xứ tụ về, dân tài xế, lơ xe toàn là dân giang hồ, thế mà ai cũng sợ hắn. Hắn liều lĩnh, bất chấp, trong mọi cuộc đấm đá, hắn là thằng đi đầu, xông vào trước, luôn hỗ trợ cho mấy thằng yếu thế hơn. Hắn liều, nhưng chơi đẹp, không bao giờ ăn hiếp kẻ thế cô, không bao giờ đánh tán mạng kẻ thù. Đánh gục đối thủ, hắn thường xốc nách chúng lên, cho ngổi dựa vào tường, lấy nước, mang bia cho uống, lấy khăn ướt lau mặt cho.
Bởi thế, những tay hảo hớn bến xe đã từng đụng độ với hắn một lần thì đâm ra phục hắn, xem hắn như đại ca. Nhưng hắn không muốn làm đại ca, hắn chỉ ra tay khi thấy chuyện bất bình. Đám cảnh sát ở ngã tư Chợ Cồn cũng ngán hắn. Có lần tay cảnh sát ức hiếp bà già bán rau ở lề đường, hắn bay từ xa đá vào ngực tay cảnh sát làm y bỗ ngữa, hắn bảo không được ức hiếp người nghèo, có giỏi thì chơi tay đôi với hắn. Xong hắn kéo tay tên cảnh sát vào quán bún bò bà Hưng ngay nơi ngã tư, kêu bún bò xí quách và bia nhậu. Thế là xong.
Khi tôi vào tuổi mới lớn, khoảng mười ba, mười bốn thì hắn đã là một thanh niên vạm vỡ. Hắn rất thích chơi với tôi, hắn bảo hắn khoái cái kiểu sống của gia đình tôi. Tuy là một thằng rất ba trợn, nhưng hắn lại là một thằng rất tình cảm. Hồi đấy, tôi đang tập đàn mandoline, cũng chỉ biết lỏm bỏm thôi, nhưng tối tối không có chuyện đi đâu hắn lại rủ tôi ra đầu ngõ, dưới tàng cây trứng cá, đàn cho hắn nghe. Hắn chỉ thích độc một bài của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, bài Giọt mưa thu. Thế mới lạ.
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
mưa buồn chi
cho cõi lòng lâm ly.
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau
dương thế bao la sầu .
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
mây ngỏ trời xanh
chắc gì vui
mưa còn rơi
bao kiếp sầu ta nguôi .
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu.”
Tôi đàn, hắn hát theo, tôi không ngờ hắn có giọng hát hay thế. Một giọng Bắc chuẩn thật chuẩn, luyến láy đúng điệu, nhịp phách không sai chút nào. Hắn làm tôi khá bất ngờ, bởi tôi biết hắn có chút kiến thức âm nhạc nào đâu.
Giọng hắn thê thiết, buồn, trầm, có hồn vía ghê lắm. Hắn chỉ hát có một bài đó. Buồn vui chi cũng “Giọt mưa Thu”. Đám cưới, đám ma, sinh nhật, nhậu nhẹt mà có hát là hát Giọt mưa thu. Tò mò, tôi hỏi hắn thì mới biết là ngày xưa ở Hà Nội, lúc tuổi mới lớn, mẹ hắn là láng giềng và cũng là người yêu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Người nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh, mẹ hắn vì thời cuộc cũng long đong. Khi sinh ra hắn, suốt quãng đời trong nôi, mẹ hắn chỉ ru hắn bằng một bài Giọt mưa thu. Bài hát thấm trong máu hắn, nằm mãi trong ký ức hắn và đối với hắn, âm nhạc chỉ có mình bài đó thôi.
Hắn rất thương mẹ, mẹ hắn ít nói, nhiều khi chỉ một ánh mắt nhìn, hắn đã líu ríu làm theo những gì mẹ hắn muốn. Ra khỏi nhà, hắn là thằng du côn, nhưng ở nhà, hắn là đứa con ngoan. Hắn phụ mẹ hắn xay đậu, ép khuôn, gánh hàng ra chợ. Nhìn hắn quấn quýt bên mẹ, thương lắm. Hắn bảo đời mẹ hắn có lắm nỗi buồn, hắn không muốn làm cho mẹ hắn thêm buồn nữa.
Hắn nói thế mà mười tám tuổi, hắn bỏ nhà đi lính sau một trận cãi nhau bốc lửa với ông bố dượng. Mẹ hắn buồn ghê lắm, nhưng cũng đành, bên chồng, bên con, biết làm sao?
Hắn đi lính nhảy dù. Ngày gặp lại hắn với bộ đồ rằn ri, cái mũ bê rê đội lệch, tôi thấy hắn đẹp quá. Bộ đồ lính ấy trong thân hình thước tám hai, với mấy chiếc lựu đạn mini bên hông, đôi bốt đờ sô dềnh dàng trông nó oai hùng quá. Nhìn hắn chẳng khác chi tay lính Mỹ. Tôi chào hắn như mọi khi: Chào Alain Delai, hắn cũng chào lại như mọi lần gặp nhau: Chào thằng em bô giai.
Hai thằng ôm nhau. Từ đó, sau những đợt hành quân, về hậu cứ là hắn dẫn tôi đi ăn chơi. Tôi vừa mới tuổi mười lăm, cao mét sáu lăm, mới đứng ngang nách hắn. Hắn dẫn tôi đi mấy cái bar ở ngã năm. Đó là những nơi tôi chưa từng vào và cũng chưa từng biết. Hắn giúp tôi khám phá thế giới ấy. Thế giới của rượu, bia, thuốc lá và gái. Hăn đi đến đâu, mấy em cave theo đến đấy. Hắn đẹp quá mà. Người đàn bà nào lại không thích trai đẹp, kể cả những người đàn bà làm đĩ. Tôi đi với hắn, ngoan ngoãn như đứa em hưởng sái của thằng anh. Đi đến đâu hắn cũng được các em bao, rượu tràn trề, khói thuốc mờ mịt. Cũng có lần vì ganh tức mấy em, đám lính không quân gây sự, hắn đánh đấm một trận ra trò phải vào bệnh viện còn tôi thì trốn nhủi trong cầu tiêu. Ba tôi biết chuyện, cấm triệt, không cho tôi đi chơi với hắn. Nhưng đôi lúc ngồi đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, ba tôi cũng chẳng nói gì, có lần khen hắn hát hay. Hắn cũng rất kính Ba tôi, mỗi lần gặp đều khoanh tay thưa ông Đốc rất đàng hoàng.
Năm 1966, lính vùng một của tướng Nguyễn Chánh Thi liên minh với Phật giáo miền Trung ly khai. Tướng Kỳ đem quân ra dẹp. Lực lượng nhảy dù làm nòng cốt dẹp loạn. Khu vực xóm tôi là trung tâm của cuộc giao tranh. Lính ông Kỳ từ ngã tư Chợ Cồn đánh thẳng đường Ông Ích Khiêm tiến tới chùa Tỉnh hội, trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh. Súng nổ ì xèo. Lần đầu tiên tôi biết mùi của đạn bom, của chiến tranh. Hai quả M79 rớt ngay sân nhà tôi, tường lủng tứ tung. Cả nhà sợ quá dắt díu nhau chạy vô bàu Thạc Gián. Đêm tá túc nhà người quen, không dám ngủ, nhìn ra trời thấy đạn bay líu ríu, chỉ mong trời mau sáng. Đến sáng thì êm, khoảng trưa thì nghe tin hắn bị thương, một viên đạn M79 quét ngang chân hắn, hai chân nát bét phải cưa đến đầu gối, đang nằm ở Tổng y viện Duy Tân, chỗ làm việc của Ba tôi. Mẹ hắn qua gặp Ba tôi, nhờ giúp.
Tôi vào gặp hắn, hắn xanh xao vì mất nhiều máu, hai chân băng trắng xoá. Tôi chào: Chào Alain Delai. Hắn cầm tay tôi thều thào với nụ cười méo xệch: Chào thằng em bô giai. Hắn bảo hắn không sao, nhưng chỉ thương mẹ hắn, chắc mẹ buồn lắm. Mẹ hắn chỉ biết khóc. Đi chiến đấu bao lần không sao, cuối cùng lại bị thương vì đạn của phe mình. Hắn chửi đụ mẹ mấy thằng rách việc, bày đặt đấu tranh khiến hắn mất cặp giò. Thà ngoài chiến trường nó không tức. Đây lại tàn phế vì đồng đội, có khốn nạn không?
Từ đó, hắn trở thành kẻ cụt chân, di chuyển bằng đôi nạng, hắn vẫn đẹp, nhưng vẻ đẹp của kẻ thiếu đôi chân. Hắn vẫn là thằng giang hồ, đấm đá với đôi nạng, tuy không còn sức mạnh như xưa nhưng hắn vẫn là ông trùm của khu bến xe Chợ Cồn. Tôi chuẩn bị thi Tú tài, nên cũng ít gặp hắn, thỉnh thoảng lại đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, giọng hắn lại buồn hơn.
* * *
Năm 1968, Mậu Thân, tôi đậu Tú tài hai, đi học xa nhà, đi ta bà thế giới, chẳng có dịp về lại cái xóm bến xe của một thời nên cũng không gặp hắn suốt cả mấy chục năm trời. Thời thế nhiều đổi thay, đời tôi cũng trải nhiều biến cố. Sau 1975, ba mẹ và các em tôi vào hết Sài Gòn, rồi lần lượt phân tán khắp nơi. Tôi chẳng còn ai ở Đà Nẵng nên cũng chẳng hẹn về nên chẳng biết tin tức gì về hắn.
Năm 1985, trong một dịp công tác, tôi trở về xóm cũ. Thay đổi nhiều, người cũ còn lơ thơ, toàn người mới đến. Hỏi thăm mới biết hắn đã đi Pháp theo diện con lai từ năm 1980. Mẹ hắn tự tử chết sau ngày hắn lên phi cơ đến Pháp. Bà tự tử bằng sái thuốc phiện với giấm thanh lấy ra từ cái bàn đèn lưu niên của ông bố dượng hắn. Tôi lại nhớ những miếng đậu khuôn dòn tan của bà, tôi lại nhớ cái nhan sắc rất Bắc của bà, một nhan sắc lầm lũi. Tôi nhớ đến lần đầu tiên tôi thấy bà mặc chiếc áo dài nhung đen với chuỗi hạt ngọc xanh nơi cổ và chiếc khăn quàng hững hờ trong một dịp Tết năm nào đó. Một hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam của một thời đã đi qua. Một hình ảnh rất đẹp đọng mãi trong đầu tôi. Đã nhiều lần tôi muốn vẽ một bức tranh như thế mà vẫn chưa vẽ được vì cái hồn cốt của nhân vật cũng chưa tìm lại được. Bây giờ bà đi xa rồi. Cầu mong bà yên nghỉ. Cũng xong một đời người.
Tôi cũng cầu xin bạn tôi, Alain Delai của tôi sẽ có một cuộc sống bình yên nơi quê nội, chắc là chúng ta sẽ chẳng có dịp để gặp nhau nữa rồi.
* * *
Năm 2010, tôi trở lại nước Pháp để hoàn tất một số giấy tờ cho bản thân và gia đình. Chuyến đi dự trù ba tuần lễ, vì tôi nghĩ thủ tục hành chánh rất khó khăn, nhưng không ngờ chỉ trong một tuần lễ, mọi việc hoàn tất suông sẻ. Rảnh thì giờ, tôi đi lang thang.
Tôi đến lại những chốn xưa của một thời long đong và cô đơn ở xứ người. Có nhiều nơi chẳng chút đổi thay dù mấy chục năm đã trôi qua. Tôi đứng trên đồi Montmartre, một khu phố của Paris, quả đồi lớn thuộc Quận 18. Nơi đó là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng... để nhớ những ngày lang thang vẽ chân dung cho du khách kiếm sống dưới những cánh tuyết mùa đông ẩm ướt.
Tôi tìm về khu Quartier Latin Quận 5 thành phố Paris. Nằm ở tả ngạn sông Seine, khu có nhiều trường đại học nồi tiếng thế giới. Ở đây còn có Điện Panthéon, cung điện Luxembourg trong vườn Luxembourg, Sorbonne, Bảo tàng Trung Cổ...
Nơi đây đầy khách du lịch bốn phương tụ về. Tôi đi bộ trên phố Huchette nằm cạnh sông Seine, hai bên đầu đại lộ Saint-Michel với các con phố nhỏ, lát đá... khu này có rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, cùng các quán bar và nhiều gallery nghệ thuật. Ngày xưa nghèo, đi ngang mà chẳng dám vô. Bây giờ có đủ tiền để làm thực khách thì đi một mình, cảm thấy buồn nên cũng chẳng muốn vào.
Lang thang mãi cũng chán, tôi đi khám phá các metro ở Paris. Métro Paris là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Pháp, đặc trưng bởi mạng lưới các tuyến dày đặc, mật độ sử dụng cao và các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau. Tôi làm nghề mỹ thuật nên rất ham tham khảo và chiêm ngưỡng những công trình độc đáo này.
Các bến Métro Paris trang trí theo phong cách Art nouveau, được lựa chọn từ năm 1900. Ngay cả trong những lần tu sửa và mở rộng sau này phong cách đó vẫn được tôn trọng. Các vách và trần bến thông thường được lát bằng các viên gạch sành hình vuông hoặc chữ nhật nhỏ màu trắng. Một số bến được trang trí cầu kì hoặc có phong cách rất khác biệt.
Tôi ghé Bến Louvre-Rivoli tuyến 1 mang tên phố Rivoli và Bảo tàng Louvre vào buổi sáng, trời chưa có nắng. Bến được trang trí bằng những bản sao các tác phẩm nổi tiếng của Bảo tàng Louvre, trưng bày trong các hốc tường được chiếu sáng rất đẹp. Chán, tôi lại về Bến Arts et Métiers tuyến 11, vốn mang tên của Bảo tàng Kỹ nghệ Paris (Musée des arts et métiers), khu này toàn phủ bằng những rãnh đồng chạy suốt.
Lại định ghé qua Bến Pont Neuf tuyến 7 đặt theo tên cây cầu Pont Neuf. Nằm gần La Monnaie de Paris, chỗ in tiền, nhưng không đến, ngồi nghỉ nhìn đám bồ câu bay.
Loanh quanh toàn thấy quảng cáo. Các tờ quảng cáo được dán trong các ô có viền trang trí và ký hiệu hãng khai thác.
Đang mỏi chân định nghỉ, nhưng rồi lại kêu taxi chạy lăng quăng. Trôi dạt về Gare du Nord. Rồi qua metro Crimée lúc nào không hay.
Không biết sao mình lại giạt về đây, bởi khu này lộn xộn lắm, dễ bị móc túi, người đi lại nhiều lại lắm ăn xin. Nhưng rồi lại tự nhủ, biết muôn mặt của metro Paris cũng là điều thú vị nên dù chân đã mỏi cũng gắng thêm một vòng. Người nườm nượp, ồn ào. Con đường dẫn xuống hầm chật chội. Hai bên có mấy người ăn xin, người đàn, kẻ hát, tiếng trống bập bùng. Một không khí lạ lùng và cũng độc đáo. Trời về chiều, sương xuống sớm, không khí hơi lành lạnh. Đã cuối đông rồi.
Tôi dừng chân, đốt điếu thuốc, khói thuốc tuôn mờ đục. Bỗng trong mớ âm thanh ồn ã ấy, tôi nghe loáng thoáng một giai điệu của bản nhạc Việt Nam. Thoang thoảng thôi, xa xa gần gần như sương khói. Nhưng chắc chắn là một bài hát Việt.
Tôi đi men theo tiếng hát và bắt gặp một ông Tây già, râu ria lởm chởm, tóc phủ gáy ngồi trên chiếc xe lăn đưa hai chân cụt đến mỏm gối. Ông nhắm mắt hát say sưa bài Giọt mưa thu, hát đi rồi hát lại. Chiếc mũ trước mặt ông cũng có vài đồng tiền giấy và ít tiền xu. Nghe bài hát tôi hình dung ra hắn và tôi đoan chắc chắn là hắn chứ không ai khác. Chỉ có hắn, Alain Dalai mới hát Giọt mưa thu như thế, với giọng như thế và say sưa như thế. Tôi chạy nhanh đến bên lão và hét lớn Chào Alain Delai. Hắn hé mắt, ngập ngừng, nhìn rất lâu vào khuôn mặt tôi, rồi hắn cũng hét lớn Chào thằng em bô giai. Hai đứa tôi ôm nhau, cả hai đều khóc. Không ngờ còn được gặp nhau, mà lại gặp nhau giữa Paris khi tuổi đã già, thời gian chẳng còn bao nhiêu nữa.
Tôi bảo hắn kiếm gì ăn tối, hắn dẫn tôi vào một quán be bé trong con đường nhỏ lát đá với những hàng cây leo. Quán vắng, kêu mấy món ăn, hai chai bia lạnh, hắn kể một đoạn đời mình.
Hắn qua Pháp trong những đợt đầu tiên của chính phủ Pháp giải quyết con lai còn lại ở Việt Nam. Nhờ hắn có giấy khai sinh và một số giấy tờ chứng minh, hình ảnh khác nên nó nhờ các tổ chức xã hội tìm lại bố ruột một cách dễ dàng. Một năm sau khi đến Pháp, hắn được gặp bố. Bố hắn đã già, nhưng rất thương yêu hắn, đó là những ngày hạnh phúc nhất của đời hắn ở nước Pháp. Gia đình bố hắn ở Marseille. Đó là một thành phố cảng của nước Pháp, là thành phố lớn thứ hai của Pháp, sau Paris, và là vùng đô thị lớn thứ ba của Pháp. Hạnh phúc được hai năm thì bố hắn qua đời. Bố hắn có để lại di chúc, có phần thừa kế của hắn. Nhưng hắn lại không đọc được chữ Pháp, nên các anh chị em cùng cha khác mẹ của hắn bảo sao thì nó nghe vậy. Họ bảo nó không được hưởng thừa kế, không có quyền gì trong tài sản bố hắn để lại. Họ giao cho hắn mười ngàn quan, gọi là trợ cấp cho hắn để hắn ra đi. Thân cô thế cô, chữ nghĩa không biết, thân thể què cụt, hắn ngậm đắng nuốt cay, gạt nước mắt rời khỏi nhà làm kẻ lang thang, sống nhờ trợ cấp. Làm kẻ vagabond trôi giạt từ Marseille về đến Paris. Chờ ngày thành tro bụi giữa thành phố hoa lệ này. Mỗi ngày ngồi ở metro hay mấy quãng trường, hát Giọt mưa thu mấy chục năm rồi, để nhớ về mẹ hắn, để nhớ về Việt Nam, một chốn quê hương không còn chỗ để về.
Đêm đó, lúc chia tay, dù đã say khướt, bởi tôi có biết uống đâu, hai đứa tôi ôm nhau ở cửa quán ăn, tôi lè nhè Chào Alain Delai. Hắn siết vào vai tôi Chào thằng em bô giai. Tôi thấy vai mình ướt đẫm nước mắt. Tôi đẩy xe lăn của hắn một đoạn đường trong khi chờ taxi. Hai thằng già vừa đi vừa ngêu ngao bài Giọt mưa thu, tiếng hát hoà trong nước mắt. Những giọt mưa thu Việt Nam nhỏ xuống con phố nhỏ giữa khuya của Paris đang cuối đông. Lúc tôi leo vào taxi, hắn ngoái đầu lại, đưa tay lên và nói nhỏ Au revoir mon ami.
Hôm sau tôi trở lại Gare du Nord, không thấy bóng dáng hắn đâu. Tôi qua Gare de l’Est, một khu cũng lộn xộn không kém, cũng không thấy hắn. Hắn biến mất tăm. Những ngày còn lại ở Paris, tôi đi khắp nơi để tìm hắn, nhưng hắn đã biến mất như cây kim rơi vào đống sắt vụn. Biết đâu tìm.
Alain Delai! Với cái chân cụt đấy, bạn sẽ đi về đâu mà tìm không thấy?
Thôi thì cũng bắt chước hắn, tôi đến bên con đường lát đá có hàng dây leo tường vi, ngước nhìn lên trời và nói nhỏ Au revoir mon ami!
Đỗ Duy Ngọc
14.7.2010 DD chuyen
ALAIN DELAI - Đỗ Duy Ngọc.
Nhà hắn nằm sau lưng nhà tôi. Hắn là thằng lai Tây, hơn tôi đâu ba tuổi. Hắn sinh năm 1947 thì phải. Hắn có bố đàng hoàng chứ không phải là thằng con lai hoang.
Nhà hắn nằm sau lưng nhà tôi. Hắn là thằng lai Tây, hơn tôi đâu ba tuổi. Hắn sinh năm 1947 thì phải. Hắn có bố đàng hoàng chứ không phải là thằng con lai hoang. Hắn từng khoe giấy khai sinh làm từ lúc hắn mới sinh, bố hắn là quan ba Pháp, là Capitaine quân đội Pháp. Cũng là thứ dữ chứ chắng phải thường đâu. Sinh ở Hà Nội di cư vào Nam 1954. Mẹ hắn là một phụ nữ đẹp, da bà trắng, mũi cao thon như người Nhật với đôi mắt ướt. Bà lại thường mặc yếm và cái váy đụp như người đàn bà nông dân Bắc bộ nhưng không che hết nhan sắc của bà. Hắn kế thừa nước da trắng, mũi lõ mắt xanh và thân hình to lớn của giống Tây, lại hưởng chút nhan sắc của mẹ nên hắn là thằng đàn ông rất đẹp trai. Cả xóm gọi hắn là thằng Lai. Hắn đẹp không thua gì tài tử Alain Delon, một diễn viên điện ảnh nổi như cồn thời ấy nên tôi gọi hắn là Alain Delai. Hắn cũng khoái được gọi thế với một niềm hãnh diện. Hắn bảo bố hắn bị bắt làm tù binh của Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó được về cố quốc, bỏ mẹ con hắn lại đi tàu há mồm vào Nam.
Hắn sống cùng mẹ với một ông bố dượng trong căn nhà khá rộng nhưng lúc nào cũng tối om om. Mẹ hắn làm nghề đúc đậu khuôn. Những miếng đậu của bà lúc nào cũng chắc, beo béo. Nhất là những khuôn đậu chiên, vàng dòn ở bên ngoài, mềm mại ở bên trong. Những miếng đậu nóng hổi vừa mới rời chảo mà chấm với chén nước tương đầy ớt trái thì ngon rụng rời. Ký ức tuổi nhỏ của tôi ở xóm bến xe Chợ Cồn đầy những bánh đậu khuôn dòn béo ấy.
Bố dượng hắn đúng phong cách công tử Hà thành, ông chẳng làm ăn gì, lại nghiện thuốc phiện. Tôi không quên được cái phong thái vừa lịch lãm vừa phớt đời của ông. Ông cao lắm, chắc phải mét tám, nhưng gầy, vai so ngang của người nghiện thuốc lâu năm. Tôi nhớ mãi ông vì ông giống y chang hình nhà văn Vũ Trọng Phụng trong cuốn sách gì đó mà lâu quá tôi quên mất. Mà tôi thì khoái đọc mấy cái phóng sự rất đời của nhà văn này hồi mới vào lớp nhất dù ba tôi cấm triệt, bắt gặp tôi đọc loại sách ấy là đánh đòn nặng tay với những chiếc roi mây.
Đó là hình ảnh của một người đàn ông với khuôn mặt gầy xương, má hóp, cổ quấn chiếc khăn kẻ ca rô. Khuôn mặt ông bố dượng hắn đấy. Ra ngõ ông đội thêm cái mũ phớt nỉ hoặc chống cây baton lên nước bóng. Hắn có vẻ sợ bố dượng, nhưng trong ánh mắt xanh xanh của hắn có thoáng chút thù hận không nói ra.
Hắn là thằng nghịch phá nhất xóm, hình như đứa con lai nào cũng thế. Hắn lớn con, liều lĩnh, chẳng biết sợ ai nên đám trai trẻ quanh vùng đều tránh không dám gây sự với hắn. Xóm tôi ở là xóm bến xe Chợ Cồn, dân du đãng tứ xứ tụ về, dân tài xế, lơ xe toàn là dân giang hồ, thế mà ai cũng sợ hắn. Hắn liều lĩnh, bất chấp, trong mọi cuộc đấm đá, hắn là thằng đi đầu, xông vào trước, luôn hỗ trợ cho mấy thằng yếu thế hơn. Hắn liều, nhưng chơi đẹp, không bao giờ ăn hiếp kẻ thế cô, không bao giờ đánh tán mạng kẻ thù. Đánh gục đối thủ, hắn thường xốc nách chúng lên, cho ngổi dựa vào tường, lấy nước, mang bia cho uống, lấy khăn ướt lau mặt cho.
Bởi thế, những tay hảo hớn bến xe đã từng đụng độ với hắn một lần thì đâm ra phục hắn, xem hắn như đại ca. Nhưng hắn không muốn làm đại ca, hắn chỉ ra tay khi thấy chuyện bất bình. Đám cảnh sát ở ngã tư Chợ Cồn cũng ngán hắn. Có lần tay cảnh sát ức hiếp bà già bán rau ở lề đường, hắn bay từ xa đá vào ngực tay cảnh sát làm y bỗ ngữa, hắn bảo không được ức hiếp người nghèo, có giỏi thì chơi tay đôi với hắn. Xong hắn kéo tay tên cảnh sát vào quán bún bò bà Hưng ngay nơi ngã tư, kêu bún bò xí quách và bia nhậu. Thế là xong.
Khi tôi vào tuổi mới lớn, khoảng mười ba, mười bốn thì hắn đã là một thanh niên vạm vỡ. Hắn rất thích chơi với tôi, hắn bảo hắn khoái cái kiểu sống của gia đình tôi. Tuy là một thằng rất ba trợn, nhưng hắn lại là một thằng rất tình cảm. Hồi đấy, tôi đang tập đàn mandoline, cũng chỉ biết lỏm bỏm thôi, nhưng tối tối không có chuyện đi đâu hắn lại rủ tôi ra đầu ngõ, dưới tàng cây trứng cá, đàn cho hắn nghe. Hắn chỉ thích độc một bài của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, bài Giọt mưa thu. Thế mới lạ.
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
mưa buồn chi
cho cõi lòng lâm ly.
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau
dương thế bao la sầu .
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
mây ngỏ trời xanh
chắc gì vui
mưa còn rơi
bao kiếp sầu ta nguôi .
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu.”
Tôi đàn, hắn hát theo, tôi không ngờ hắn có giọng hát hay thế. Một giọng Bắc chuẩn thật chuẩn, luyến láy đúng điệu, nhịp phách không sai chút nào. Hắn làm tôi khá bất ngờ, bởi tôi biết hắn có chút kiến thức âm nhạc nào đâu.
Giọng hắn thê thiết, buồn, trầm, có hồn vía ghê lắm. Hắn chỉ hát có một bài đó. Buồn vui chi cũng “Giọt mưa Thu”. Đám cưới, đám ma, sinh nhật, nhậu nhẹt mà có hát là hát Giọt mưa thu. Tò mò, tôi hỏi hắn thì mới biết là ngày xưa ở Hà Nội, lúc tuổi mới lớn, mẹ hắn là láng giềng và cũng là người yêu của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Người nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh, mẹ hắn vì thời cuộc cũng long đong. Khi sinh ra hắn, suốt quãng đời trong nôi, mẹ hắn chỉ ru hắn bằng một bài Giọt mưa thu. Bài hát thấm trong máu hắn, nằm mãi trong ký ức hắn và đối với hắn, âm nhạc chỉ có mình bài đó thôi.
Hắn rất thương mẹ, mẹ hắn ít nói, nhiều khi chỉ một ánh mắt nhìn, hắn đã líu ríu làm theo những gì mẹ hắn muốn. Ra khỏi nhà, hắn là thằng du côn, nhưng ở nhà, hắn là đứa con ngoan. Hắn phụ mẹ hắn xay đậu, ép khuôn, gánh hàng ra chợ. Nhìn hắn quấn quýt bên mẹ, thương lắm. Hắn bảo đời mẹ hắn có lắm nỗi buồn, hắn không muốn làm cho mẹ hắn thêm buồn nữa.
Hắn nói thế mà mười tám tuổi, hắn bỏ nhà đi lính sau một trận cãi nhau bốc lửa với ông bố dượng. Mẹ hắn buồn ghê lắm, nhưng cũng đành, bên chồng, bên con, biết làm sao?
Hắn đi lính nhảy dù. Ngày gặp lại hắn với bộ đồ rằn ri, cái mũ bê rê đội lệch, tôi thấy hắn đẹp quá. Bộ đồ lính ấy trong thân hình thước tám hai, với mấy chiếc lựu đạn mini bên hông, đôi bốt đờ sô dềnh dàng trông nó oai hùng quá. Nhìn hắn chẳng khác chi tay lính Mỹ. Tôi chào hắn như mọi khi: Chào Alain Delai, hắn cũng chào lại như mọi lần gặp nhau: Chào thằng em bô giai.
Hai thằng ôm nhau. Từ đó, sau những đợt hành quân, về hậu cứ là hắn dẫn tôi đi ăn chơi. Tôi vừa mới tuổi mười lăm, cao mét sáu lăm, mới đứng ngang nách hắn. Hắn dẫn tôi đi mấy cái bar ở ngã năm. Đó là những nơi tôi chưa từng vào và cũng chưa từng biết. Hắn giúp tôi khám phá thế giới ấy. Thế giới của rượu, bia, thuốc lá và gái. Hăn đi đến đâu, mấy em cave theo đến đấy. Hắn đẹp quá mà. Người đàn bà nào lại không thích trai đẹp, kể cả những người đàn bà làm đĩ. Tôi đi với hắn, ngoan ngoãn như đứa em hưởng sái của thằng anh. Đi đến đâu hắn cũng được các em bao, rượu tràn trề, khói thuốc mờ mịt. Cũng có lần vì ganh tức mấy em, đám lính không quân gây sự, hắn đánh đấm một trận ra trò phải vào bệnh viện còn tôi thì trốn nhủi trong cầu tiêu. Ba tôi biết chuyện, cấm triệt, không cho tôi đi chơi với hắn. Nhưng đôi lúc ngồi đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, ba tôi cũng chẳng nói gì, có lần khen hắn hát hay. Hắn cũng rất kính Ba tôi, mỗi lần gặp đều khoanh tay thưa ông Đốc rất đàng hoàng.
Năm 1966, lính vùng một của tướng Nguyễn Chánh Thi liên minh với Phật giáo miền Trung ly khai. Tướng Kỳ đem quân ra dẹp. Lực lượng nhảy dù làm nòng cốt dẹp loạn. Khu vực xóm tôi là trung tâm của cuộc giao tranh. Lính ông Kỳ từ ngã tư Chợ Cồn đánh thẳng đường Ông Ích Khiêm tiến tới chùa Tỉnh hội, trung tâm đầu não của cuộc đấu tranh. Súng nổ ì xèo. Lần đầu tiên tôi biết mùi của đạn bom, của chiến tranh. Hai quả M79 rớt ngay sân nhà tôi, tường lủng tứ tung. Cả nhà sợ quá dắt díu nhau chạy vô bàu Thạc Gián. Đêm tá túc nhà người quen, không dám ngủ, nhìn ra trời thấy đạn bay líu ríu, chỉ mong trời mau sáng. Đến sáng thì êm, khoảng trưa thì nghe tin hắn bị thương, một viên đạn M79 quét ngang chân hắn, hai chân nát bét phải cưa đến đầu gối, đang nằm ở Tổng y viện Duy Tân, chỗ làm việc của Ba tôi. Mẹ hắn qua gặp Ba tôi, nhờ giúp.
Tôi vào gặp hắn, hắn xanh xao vì mất nhiều máu, hai chân băng trắng xoá. Tôi chào: Chào Alain Delai. Hắn cầm tay tôi thều thào với nụ cười méo xệch: Chào thằng em bô giai. Hắn bảo hắn không sao, nhưng chỉ thương mẹ hắn, chắc mẹ buồn lắm. Mẹ hắn chỉ biết khóc. Đi chiến đấu bao lần không sao, cuối cùng lại bị thương vì đạn của phe mình. Hắn chửi đụ mẹ mấy thằng rách việc, bày đặt đấu tranh khiến hắn mất cặp giò. Thà ngoài chiến trường nó không tức. Đây lại tàn phế vì đồng đội, có khốn nạn không?
Từ đó, hắn trở thành kẻ cụt chân, di chuyển bằng đôi nạng, hắn vẫn đẹp, nhưng vẻ đẹp của kẻ thiếu đôi chân. Hắn vẫn là thằng giang hồ, đấm đá với đôi nạng, tuy không còn sức mạnh như xưa nhưng hắn vẫn là ông trùm của khu bến xe Chợ Cồn. Tôi chuẩn bị thi Tú tài, nên cũng ít gặp hắn, thỉnh thoảng lại đàn cho hắn hát Giọt mưa thu, giọng hắn lại buồn hơn.
* * *
Năm 1968, Mậu Thân, tôi đậu Tú tài hai, đi học xa nhà, đi ta bà thế giới, chẳng có dịp về lại cái xóm bến xe của một thời nên cũng không gặp hắn suốt cả mấy chục năm trời. Thời thế nhiều đổi thay, đời tôi cũng trải nhiều biến cố. Sau 1975, ba mẹ và các em tôi vào hết Sài Gòn, rồi lần lượt phân tán khắp nơi. Tôi chẳng còn ai ở Đà Nẵng nên cũng chẳng hẹn về nên chẳng biết tin tức gì về hắn.
Năm 1985, trong một dịp công tác, tôi trở về xóm cũ. Thay đổi nhiều, người cũ còn lơ thơ, toàn người mới đến. Hỏi thăm mới biết hắn đã đi Pháp theo diện con lai từ năm 1980. Mẹ hắn tự tử chết sau ngày hắn lên phi cơ đến Pháp. Bà tự tử bằng sái thuốc phiện với giấm thanh lấy ra từ cái bàn đèn lưu niên của ông bố dượng hắn. Tôi lại nhớ những miếng đậu khuôn dòn tan của bà, tôi lại nhớ cái nhan sắc rất Bắc của bà, một nhan sắc lầm lũi. Tôi nhớ đến lần đầu tiên tôi thấy bà mặc chiếc áo dài nhung đen với chuỗi hạt ngọc xanh nơi cổ và chiếc khăn quàng hững hờ trong một dịp Tết năm nào đó. Một hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam của một thời đã đi qua. Một hình ảnh rất đẹp đọng mãi trong đầu tôi. Đã nhiều lần tôi muốn vẽ một bức tranh như thế mà vẫn chưa vẽ được vì cái hồn cốt của nhân vật cũng chưa tìm lại được. Bây giờ bà đi xa rồi. Cầu mong bà yên nghỉ. Cũng xong một đời người.
Tôi cũng cầu xin bạn tôi, Alain Delai của tôi sẽ có một cuộc sống bình yên nơi quê nội, chắc là chúng ta sẽ chẳng có dịp để gặp nhau nữa rồi.
* * *
Năm 2010, tôi trở lại nước Pháp để hoàn tất một số giấy tờ cho bản thân và gia đình. Chuyến đi dự trù ba tuần lễ, vì tôi nghĩ thủ tục hành chánh rất khó khăn, nhưng không ngờ chỉ trong một tuần lễ, mọi việc hoàn tất suông sẻ. Rảnh thì giờ, tôi đi lang thang.
Tôi đến lại những chốn xưa của một thời long đong và cô đơn ở xứ người. Có nhiều nơi chẳng chút đổi thay dù mấy chục năm đã trôi qua. Tôi đứng trên đồi Montmartre, một khu phố của Paris, quả đồi lớn thuộc Quận 18. Nơi đó là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng... để nhớ những ngày lang thang vẽ chân dung cho du khách kiếm sống dưới những cánh tuyết mùa đông ẩm ướt.
Tôi tìm về khu Quartier Latin Quận 5 thành phố Paris. Nằm ở tả ngạn sông Seine, khu có nhiều trường đại học nồi tiếng thế giới. Ở đây còn có Điện Panthéon, cung điện Luxembourg trong vườn Luxembourg, Sorbonne, Bảo tàng Trung Cổ...
Nơi đây đầy khách du lịch bốn phương tụ về. Tôi đi bộ trên phố Huchette nằm cạnh sông Seine, hai bên đầu đại lộ Saint-Michel với các con phố nhỏ, lát đá... khu này có rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, cùng các quán bar và nhiều gallery nghệ thuật. Ngày xưa nghèo, đi ngang mà chẳng dám vô. Bây giờ có đủ tiền để làm thực khách thì đi một mình, cảm thấy buồn nên cũng chẳng muốn vào.
Lang thang mãi cũng chán, tôi đi khám phá các metro ở Paris. Métro Paris là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Pháp, đặc trưng bởi mạng lưới các tuyến dày đặc, mật độ sử dụng cao và các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau. Tôi làm nghề mỹ thuật nên rất ham tham khảo và chiêm ngưỡng những công trình độc đáo này.
Các bến Métro Paris trang trí theo phong cách Art nouveau, được lựa chọn từ năm 1900. Ngay cả trong những lần tu sửa và mở rộng sau này phong cách đó vẫn được tôn trọng. Các vách và trần bến thông thường được lát bằng các viên gạch sành hình vuông hoặc chữ nhật nhỏ màu trắng. Một số bến được trang trí cầu kì hoặc có phong cách rất khác biệt.
Tôi ghé Bến Louvre-Rivoli tuyến 1 mang tên phố Rivoli và Bảo tàng Louvre vào buổi sáng, trời chưa có nắng. Bến được trang trí bằng những bản sao các tác phẩm nổi tiếng của Bảo tàng Louvre, trưng bày trong các hốc tường được chiếu sáng rất đẹp. Chán, tôi lại về Bến Arts et Métiers tuyến 11, vốn mang tên của Bảo tàng Kỹ nghệ Paris (Musée des arts et métiers), khu này toàn phủ bằng những rãnh đồng chạy suốt.
Lại định ghé qua Bến Pont Neuf tuyến 7 đặt theo tên cây cầu Pont Neuf. Nằm gần La Monnaie de Paris, chỗ in tiền, nhưng không đến, ngồi nghỉ nhìn đám bồ câu bay.
Loanh quanh toàn thấy quảng cáo. Các tờ quảng cáo được dán trong các ô có viền trang trí và ký hiệu hãng khai thác.
Đang mỏi chân định nghỉ, nhưng rồi lại kêu taxi chạy lăng quăng. Trôi dạt về Gare du Nord. Rồi qua metro Crimée lúc nào không hay.
Không biết sao mình lại giạt về đây, bởi khu này lộn xộn lắm, dễ bị móc túi, người đi lại nhiều lại lắm ăn xin. Nhưng rồi lại tự nhủ, biết muôn mặt của metro Paris cũng là điều thú vị nên dù chân đã mỏi cũng gắng thêm một vòng. Người nườm nượp, ồn ào. Con đường dẫn xuống hầm chật chội. Hai bên có mấy người ăn xin, người đàn, kẻ hát, tiếng trống bập bùng. Một không khí lạ lùng và cũng độc đáo. Trời về chiều, sương xuống sớm, không khí hơi lành lạnh. Đã cuối đông rồi.
Tôi dừng chân, đốt điếu thuốc, khói thuốc tuôn mờ đục. Bỗng trong mớ âm thanh ồn ã ấy, tôi nghe loáng thoáng một giai điệu của bản nhạc Việt Nam. Thoang thoảng thôi, xa xa gần gần như sương khói. Nhưng chắc chắn là một bài hát Việt.
Tôi đi men theo tiếng hát và bắt gặp một ông Tây già, râu ria lởm chởm, tóc phủ gáy ngồi trên chiếc xe lăn đưa hai chân cụt đến mỏm gối. Ông nhắm mắt hát say sưa bài Giọt mưa thu, hát đi rồi hát lại. Chiếc mũ trước mặt ông cũng có vài đồng tiền giấy và ít tiền xu. Nghe bài hát tôi hình dung ra hắn và tôi đoan chắc chắn là hắn chứ không ai khác. Chỉ có hắn, Alain Dalai mới hát Giọt mưa thu như thế, với giọng như thế và say sưa như thế. Tôi chạy nhanh đến bên lão và hét lớn Chào Alain Delai. Hắn hé mắt, ngập ngừng, nhìn rất lâu vào khuôn mặt tôi, rồi hắn cũng hét lớn Chào thằng em bô giai. Hai đứa tôi ôm nhau, cả hai đều khóc. Không ngờ còn được gặp nhau, mà lại gặp nhau giữa Paris khi tuổi đã già, thời gian chẳng còn bao nhiêu nữa.
Tôi bảo hắn kiếm gì ăn tối, hắn dẫn tôi vào một quán be bé trong con đường nhỏ lát đá với những hàng cây leo. Quán vắng, kêu mấy món ăn, hai chai bia lạnh, hắn kể một đoạn đời mình.
Hắn qua Pháp trong những đợt đầu tiên của chính phủ Pháp giải quyết con lai còn lại ở Việt Nam. Nhờ hắn có giấy khai sinh và một số giấy tờ chứng minh, hình ảnh khác nên nó nhờ các tổ chức xã hội tìm lại bố ruột một cách dễ dàng. Một năm sau khi đến Pháp, hắn được gặp bố. Bố hắn đã già, nhưng rất thương yêu hắn, đó là những ngày hạnh phúc nhất của đời hắn ở nước Pháp. Gia đình bố hắn ở Marseille. Đó là một thành phố cảng của nước Pháp, là thành phố lớn thứ hai của Pháp, sau Paris, và là vùng đô thị lớn thứ ba của Pháp. Hạnh phúc được hai năm thì bố hắn qua đời. Bố hắn có để lại di chúc, có phần thừa kế của hắn. Nhưng hắn lại không đọc được chữ Pháp, nên các anh chị em cùng cha khác mẹ của hắn bảo sao thì nó nghe vậy. Họ bảo nó không được hưởng thừa kế, không có quyền gì trong tài sản bố hắn để lại. Họ giao cho hắn mười ngàn quan, gọi là trợ cấp cho hắn để hắn ra đi. Thân cô thế cô, chữ nghĩa không biết, thân thể què cụt, hắn ngậm đắng nuốt cay, gạt nước mắt rời khỏi nhà làm kẻ lang thang, sống nhờ trợ cấp. Làm kẻ vagabond trôi giạt từ Marseille về đến Paris. Chờ ngày thành tro bụi giữa thành phố hoa lệ này. Mỗi ngày ngồi ở metro hay mấy quãng trường, hát Giọt mưa thu mấy chục năm rồi, để nhớ về mẹ hắn, để nhớ về Việt Nam, một chốn quê hương không còn chỗ để về.
Đêm đó, lúc chia tay, dù đã say khướt, bởi tôi có biết uống đâu, hai đứa tôi ôm nhau ở cửa quán ăn, tôi lè nhè Chào Alain Delai. Hắn siết vào vai tôi Chào thằng em bô giai. Tôi thấy vai mình ướt đẫm nước mắt. Tôi đẩy xe lăn của hắn một đoạn đường trong khi chờ taxi. Hai thằng già vừa đi vừa ngêu ngao bài Giọt mưa thu, tiếng hát hoà trong nước mắt. Những giọt mưa thu Việt Nam nhỏ xuống con phố nhỏ giữa khuya của Paris đang cuối đông. Lúc tôi leo vào taxi, hắn ngoái đầu lại, đưa tay lên và nói nhỏ Au revoir mon ami.
Hôm sau tôi trở lại Gare du Nord, không thấy bóng dáng hắn đâu. Tôi qua Gare de l’Est, một khu cũng lộn xộn không kém, cũng không thấy hắn. Hắn biến mất tăm. Những ngày còn lại ở Paris, tôi đi khắp nơi để tìm hắn, nhưng hắn đã biến mất như cây kim rơi vào đống sắt vụn. Biết đâu tìm.
Alain Delai! Với cái chân cụt đấy, bạn sẽ đi về đâu mà tìm không thấy?
Thôi thì cũng bắt chước hắn, tôi đến bên con đường lát đá có hàng dây leo tường vi, ngước nhìn lên trời và nói nhỏ Au revoir mon ami!
Đỗ Duy Ngọc
14.7.2010 DD chuyen