Kinh Đời
ĂN CHAY, ĂN MẶN, BỐ THÍ
Ông Siha là một nhân vật rất độc đáo, ông tướng này từng hỏi Phật vấn đề chay mặn.
Ông Siha là một nhân vật rất độc đáo, ông tướng này từng hỏi Phật vấn đề chay mặn.
Phật dạy ăn chay hay ăn mặn với từ tâm, và xem đó là phương tiện tạm thời thì ăn gì cũng vô tội. Không ăn với lý tưởng như vậy thì chay mặn cũng đều là bữa ăn có lỗi.
Bà con có thắc mắc chúng tôi nói dựa vào đâu thì xin vào Google đánh chữ General Siha Vegeterian sẽ ra điều tôi đang nói. General Siha Vegeterian
Trong thời Đức Phật tại thế, có nhiều người đặc biệt lắm, họ đến hỏi đạo với Đức Phật những vấn đề, phải nói là mối quan tâm chung của bà con Phật tử mà ít người họ chịu hỏi, để thắc mắc giam nó nằm trong đầu cả đời rồi ra đi với niềm hoang mang.
Tôi biết rất nhiều người Phật từ họ đến với chúng tôi, họ hỏi thăm khỏe không, rồi họ cho chúng tôi củ sắn củ khoai, rồi họ nói về trời nắng, trời mưa, tin tức quốc tế, rồi họ ra đi, cứ như vậy quen nhau mấy chục năm trời. Có một ngày họ tình cờ nghe ai đó giới thiệu bài giảng của chúng tôi, họ mới ngạc nhiên. Có người gặp chúng tôi họ nói, có người gọi phone, có người gửi email, họ hỏi :”tại sao từ đó đến giờ chưa bao giờ nghe sư nói đến chuyện đó”. Tôi nói:”quý vị nghĩ sao, tôi không đề nghị thì làm sao quý vị nấu món đó cho tôi ăn, thì tôi cũng vậy thôi, quý vị không đề nghị không lẽ tôi ép quý vị ra tôi giảng cho quý vị nghe”.
Cho nên mình là người Phật tử, mình ở đâu thì mình phải tìm hiểu văn hoá, ẩm thực, sinh hoạt tư tưởng, văn vật xứ người thì đó mới gọi là đúng điệu, còn mình sống dật dờ như một bóng ma, như ngoài nghĩa trang, sống nhờ sống gởi thì uổng kiếp người, mình là Phật tử phải biết thắc mắc, hỏi, trau dồi, tư duy.
Ông Siha hỏi Thế Tôn :
-Con nghe nói về bố thí nhiều lắm, mà không biết nó cho được cái gì ?
Phật dạy quả báu của bố thí được kết quả như sau :
-Kẻ hào sảng dễ được thương mến.
Tôi nhớ cách đây mấy ngày, tình cờ tôi xem một clip ngắn của mấy đại ca giang hồ Sài Gòn làm từ thiện, tôi nhìn tôi cũng thương, mặc dù mình mẩy xâm tùm lum, ban đêm mà nhìn thấy trong một quãng đường vắng chắc thấy cũng sợ. Nhưng lúc nhìn thấy họ làm thiện thì nhìn anh nào cũng đẹp trai lộng lẫy. Khi các vị sống biết nghĩ đến mọi người thì ai cũng đẹp, còn các vị có đẹp bằng tiên mà tích cóp cho riêng mình thì nhìn thấy hèn sao đó. Tôi không nói quý vị cho tôi, cho ai cũng được nhưng phải sống rộng rãi, sống không bao lâu mà sống kiểu như chuột, như sóc giấu của chờ mùa đông thì hèn lắm.
-Có điều kiện gặp được hiền nhân.
Nếu anh kẹo quá, trong đầu anh chỉ có vật chất, thì nếu hiền nhân, thánh chúng có đi ngang xẹt mắt của anh, anh cũng không màng. Phải coi nhẹ vật chất thì anh mới rảnh trí để quan tâm tinh thần, chứ nếu suốt ngày cứ muỗng nước mắm, củ tỏi, củ hành thì anh không còn gì cho tâm linh. Khi anh coi nhẹ vật chất thì anh mới rảnh trí bận tâm đến vấn đề tâm linh và tinh thần, thì khi đó anh gặp những bậc hiền nhân hiền trí anh mới sáp vô được. Ngay cả hiền trí người ta không màng cái gì trong tay của anh, nhưng thấy anh nặng vật chất người ta cũng oải.
-Người hào sảng luôn được danh thơm.
Thời nào cũng vậy, nếu mình kẹo vắt chày ra nước khi họ nhắc tới mình họ chỉ chửi, nhưng nếu các vị có lòng hào sảng thì khi họ nhắc tới họ khoái. Kẻ xấu họ vui vì họ lợi dụng được mình, còn người tốt nể phục là vì làm được chuyện họ làm không nổi. Tôi nhớ hoài ở Vĩnh Long quê tôi, có bà cụ cả đời đi cắt lá môn, bà chỉ dành đủ tiền để ăn bữa cơm đạm bạc uống thuốc khi bịnh, còn dư bà để dành mua vàng thoi bạc nén để bà lợp nóc chùa làng chùa quê. Bởi vì tiền Việt bà không tin, mà mấy đứa con cứ tưởng bà mê vàng. Đến ngày bà chết, con cháu bà ngồi tính bà lợp được 10 cái chùa như vậy. Tôi không biết bà, nhưng phải nói đời này kiếp này tôi còn đi giảng kinh thì tôi còn nhắc tới bà. Trên đời này có nhiều người sống ngược ngạo, người ta vui vì được nhận, nhưng có kẻ vui vì được trao ra. Tùy vào tâm cơ, tâm địa của mỗi người mà chúng ta có hai kiểu vui khác nhau, có kẻ vui vì được nhận, có kẻ vui vì được trao ra. Đi shopping cũng vậy, ông chồng vui vì về tới nhà không còn gì để cầm nữa, còn bà vợ vui vì bà mua được quá nhiều đồ. Và mình làm chủ một ngôi nhà cũng có hai niềm vui, mình mua được bộ bàn ghế mình thích, và có lúc mình vui vì tống khứ được bộ bàn ghế mình ghét, mình chán. Bởi vậy nhiều người họ rỉ tai câu : Đồ cổ là gì ? “Là mua của thằng chán và bán cho thằng mê”.Đời sống chỉ có vậy thôi.
-Kẻ hào sảng đi đâu cũng dạn dĩ, không khiếp sợ đám đông hay người lạ.
Bởi vì họ rộng rãi quá, họ vung tiền ra để họ giải quyết vấn đề, sẵn sàng họ vung tiền ra để họ giúp người. “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Tôi có được một chút may mắn, tôi có gặp vài người họ sẵn sàng vun tiền ra lót đường để giải quyết những rắc rối, họ coi đồng tiền giống như nô lệ của họ, một kẻ nô lệ trung thành mà không bao giờ phản phúc, còn có kẻ mang tiếng là giàu mà nô lệ đồng tiền họ có, còn kẻ có tiền họ bắt đồng tiền phải nô lệ họ. Họ đi đến đâu cũng thanh thản dạn dĩ, họ coi mọi sự đều nhỏ, chuyện lớn hóa nhỏ, nhỏ hóa không.
-Kẻ hào sảng chết dễ sanh thiên, vì thiên giới chỉ dành cho người rộng tay.
Ông Sìha nghe Đức Phật giảng như vậy ông mừng lắm .
Sư Giác Nguyên
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 16-9-2018)
Nguồn: Simsapa
PL chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
ĂN CHAY, ĂN MẶN, BỐ THÍ
Ông Siha là một nhân vật rất độc đáo, ông tướng này từng hỏi Phật vấn đề chay mặn.
Ông Siha là một nhân vật rất độc đáo, ông tướng này từng hỏi Phật vấn đề chay mặn.
Phật dạy ăn chay hay ăn mặn với từ tâm, và xem đó là phương tiện tạm thời thì ăn gì cũng vô tội. Không ăn với lý tưởng như vậy thì chay mặn cũng đều là bữa ăn có lỗi.
Bà con có thắc mắc chúng tôi nói dựa vào đâu thì xin vào Google đánh chữ General Siha Vegeterian sẽ ra điều tôi đang nói. General Siha Vegeterian
Trong thời Đức Phật tại thế, có nhiều người đặc biệt lắm, họ đến hỏi đạo với Đức Phật những vấn đề, phải nói là mối quan tâm chung của bà con Phật tử mà ít người họ chịu hỏi, để thắc mắc giam nó nằm trong đầu cả đời rồi ra đi với niềm hoang mang.
Tôi biết rất nhiều người Phật từ họ đến với chúng tôi, họ hỏi thăm khỏe không, rồi họ cho chúng tôi củ sắn củ khoai, rồi họ nói về trời nắng, trời mưa, tin tức quốc tế, rồi họ ra đi, cứ như vậy quen nhau mấy chục năm trời. Có một ngày họ tình cờ nghe ai đó giới thiệu bài giảng của chúng tôi, họ mới ngạc nhiên. Có người gặp chúng tôi họ nói, có người gọi phone, có người gửi email, họ hỏi :”tại sao từ đó đến giờ chưa bao giờ nghe sư nói đến chuyện đó”. Tôi nói:”quý vị nghĩ sao, tôi không đề nghị thì làm sao quý vị nấu món đó cho tôi ăn, thì tôi cũng vậy thôi, quý vị không đề nghị không lẽ tôi ép quý vị ra tôi giảng cho quý vị nghe”.
Cho nên mình là người Phật tử, mình ở đâu thì mình phải tìm hiểu văn hoá, ẩm thực, sinh hoạt tư tưởng, văn vật xứ người thì đó mới gọi là đúng điệu, còn mình sống dật dờ như một bóng ma, như ngoài nghĩa trang, sống nhờ sống gởi thì uổng kiếp người, mình là Phật tử phải biết thắc mắc, hỏi, trau dồi, tư duy.
Ông Siha hỏi Thế Tôn :
-Con nghe nói về bố thí nhiều lắm, mà không biết nó cho được cái gì ?
Phật dạy quả báu của bố thí được kết quả như sau :
-Kẻ hào sảng dễ được thương mến.
Tôi nhớ cách đây mấy ngày, tình cờ tôi xem một clip ngắn của mấy đại ca giang hồ Sài Gòn làm từ thiện, tôi nhìn tôi cũng thương, mặc dù mình mẩy xâm tùm lum, ban đêm mà nhìn thấy trong một quãng đường vắng chắc thấy cũng sợ. Nhưng lúc nhìn thấy họ làm thiện thì nhìn anh nào cũng đẹp trai lộng lẫy. Khi các vị sống biết nghĩ đến mọi người thì ai cũng đẹp, còn các vị có đẹp bằng tiên mà tích cóp cho riêng mình thì nhìn thấy hèn sao đó. Tôi không nói quý vị cho tôi, cho ai cũng được nhưng phải sống rộng rãi, sống không bao lâu mà sống kiểu như chuột, như sóc giấu của chờ mùa đông thì hèn lắm.
-Có điều kiện gặp được hiền nhân.
Nếu anh kẹo quá, trong đầu anh chỉ có vật chất, thì nếu hiền nhân, thánh chúng có đi ngang xẹt mắt của anh, anh cũng không màng. Phải coi nhẹ vật chất thì anh mới rảnh trí để quan tâm tinh thần, chứ nếu suốt ngày cứ muỗng nước mắm, củ tỏi, củ hành thì anh không còn gì cho tâm linh. Khi anh coi nhẹ vật chất thì anh mới rảnh trí bận tâm đến vấn đề tâm linh và tinh thần, thì khi đó anh gặp những bậc hiền nhân hiền trí anh mới sáp vô được. Ngay cả hiền trí người ta không màng cái gì trong tay của anh, nhưng thấy anh nặng vật chất người ta cũng oải.
-Người hào sảng luôn được danh thơm.
Thời nào cũng vậy, nếu mình kẹo vắt chày ra nước khi họ nhắc tới mình họ chỉ chửi, nhưng nếu các vị có lòng hào sảng thì khi họ nhắc tới họ khoái. Kẻ xấu họ vui vì họ lợi dụng được mình, còn người tốt nể phục là vì làm được chuyện họ làm không nổi. Tôi nhớ hoài ở Vĩnh Long quê tôi, có bà cụ cả đời đi cắt lá môn, bà chỉ dành đủ tiền để ăn bữa cơm đạm bạc uống thuốc khi bịnh, còn dư bà để dành mua vàng thoi bạc nén để bà lợp nóc chùa làng chùa quê. Bởi vì tiền Việt bà không tin, mà mấy đứa con cứ tưởng bà mê vàng. Đến ngày bà chết, con cháu bà ngồi tính bà lợp được 10 cái chùa như vậy. Tôi không biết bà, nhưng phải nói đời này kiếp này tôi còn đi giảng kinh thì tôi còn nhắc tới bà. Trên đời này có nhiều người sống ngược ngạo, người ta vui vì được nhận, nhưng có kẻ vui vì được trao ra. Tùy vào tâm cơ, tâm địa của mỗi người mà chúng ta có hai kiểu vui khác nhau, có kẻ vui vì được nhận, có kẻ vui vì được trao ra. Đi shopping cũng vậy, ông chồng vui vì về tới nhà không còn gì để cầm nữa, còn bà vợ vui vì bà mua được quá nhiều đồ. Và mình làm chủ một ngôi nhà cũng có hai niềm vui, mình mua được bộ bàn ghế mình thích, và có lúc mình vui vì tống khứ được bộ bàn ghế mình ghét, mình chán. Bởi vậy nhiều người họ rỉ tai câu : Đồ cổ là gì ? “Là mua của thằng chán và bán cho thằng mê”.Đời sống chỉ có vậy thôi.
-Kẻ hào sảng đi đâu cũng dạn dĩ, không khiếp sợ đám đông hay người lạ.
Bởi vì họ rộng rãi quá, họ vung tiền ra để họ giải quyết vấn đề, sẵn sàng họ vung tiền ra để họ giúp người. “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Tôi có được một chút may mắn, tôi có gặp vài người họ sẵn sàng vun tiền ra lót đường để giải quyết những rắc rối, họ coi đồng tiền giống như nô lệ của họ, một kẻ nô lệ trung thành mà không bao giờ phản phúc, còn có kẻ mang tiếng là giàu mà nô lệ đồng tiền họ có, còn kẻ có tiền họ bắt đồng tiền phải nô lệ họ. Họ đi đến đâu cũng thanh thản dạn dĩ, họ coi mọi sự đều nhỏ, chuyện lớn hóa nhỏ, nhỏ hóa không.
-Kẻ hào sảng chết dễ sanh thiên, vì thiên giới chỉ dành cho người rộng tay.
Ông Sìha nghe Đức Phật giảng như vậy ông mừng lắm .
Sư Giác Nguyên
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 16-9-2018)
Nguồn: Simsapa
PL chuyen