Tham Khảo
Ai cúi mặt trước lựa chọn vì người nghèo của ông Obama?
Tổng thống Obama muốn Ðạo luật cải cách y tế theo đó, 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm nhờ đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên.
Ai cúi mặt trước lựa chọn vì người nghèo của ông Obama?
Theo Citynews 03/10/2013
Đã 2 ngày từ khi Chính phủ Mỹ bắt buộc phải đóng cửa vì không tìm được tiếng nói chung về dự thảo luật ngân sách năm tài khóa 2014. Cái lý do dẫn đến bất đồng sâu sắc này mới thật kỳ lạ, rằng là, Tổng thống Obama muốn Ðạo luật cải cách y tế theo đó, 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm nhờ đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền... chân lý này các nước tư bản phát triển sớm như Mỹ phải thấm nhuần trong trí não. Gần như ở đâu cũng vậy, người giàu bao giờ cũng có ưu thế và được trọng vọng hơn. Ấy thế mà ông Tổng thống Mỹ lại làm cái chuyện ngược đời, bắt người giàu chịu thiệt, đóng thuế để đi lo sức khỏe cho những người không họ hàng thân thuộc, chẳng biết từ đâu nhập cư đến, có thể cũng thuộc dạng vô công rảnh việc, cả đời chờ nhận trợ cấp của chính phủ (tức là cũng tiền thuế của họ mà ra). Phản ứng của quốc hội (nơi Đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế) như vậy là hoàn toàn dễ hiểu và thậm chí còn có phần hợp lý.
Chẳng cần nhìn ở đâu xa, ngay tại Việt Nam, một nước có mức thu nhập trung bình thuộc top dưới trên thế giới, vẫn đang đứng trong danh sách nước đang phát triển, sẽ thấy quyền lợi của người giàu được những người quản lý quan tâm sâu sát tới mức nào. Câu chuyện trường công chất lượng cao với mức học phí tối đa là 3 triệu đồng/tháng dành cho con nhà giàu từ mấy tháng nay vẫn khiến kẻ giàu thì hể hả, người nghèo thì nhăn nhó mặt mày, rằng trường công sao chẳng phải là công.
Mà thế đã hết đâu, ngay trong các trường học, học sinh nhà có tiền cũng được ưu ái hơn con nhà nghèo. Không cần nói chuyện năm ngoái, năm kia khi trong cùng một trường học, có phòng học điều hòa, tivi, máy lạnh, có phòng học chỉ đúng hai cái quạt trần. Lại cũng mới đây thôi, ngay tại Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Chỉ sơ qua trong mảng giáo dục đã thấy rõ mồn một như vậy. Chung quy lại ở đâu thì người nghèo cũng dễ... khóc.
Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, Tổng thống Obama đã nói rõ: “Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau. Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.”
Đã thắng cử nhiệm kỳ 2, và cũng chỉ có thể tại vị tới hết năm 2015, theo suy luận của người Việt, chẳng có lý gì khi ông Obama vẫn kiên quyết thực hiện lời hưa. Nói thì cứ nói thế thôi, hứa thì bỏ đấy, giờ không làm thì nhiệm kì sau sẽ có người khác làm, ai bắt phải khơi ra cày cuốc, bù đầu, vắt óc làm mà làm gì. Để rồi, giờ căng thẳng, mọi sự cứ gọi là rối ren hết cả lên. Dân ca thán, mất uy khắp nơi, quân đội thì bị đồng minh nghi ngờ uy tín, người đứng đầu như ông phải giơ đầu chịu báng. Ai lại chọn cái khó như thế bao giờ?
Nhưng cũng có người lại cho rằng, lựa chọn của ông Obama xứng đáng với lương tâm nước Mỹ. Vị tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đã và sẽ mãi là hiện thân của một giấc mơ Mỹ đã thành hiện thực. Và giờ đây ông đang nỗ lực để thực hiện một giấc mơ khác, bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa những con người với nhau.
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ai cúi mặt trước lựa chọn vì người nghèo của ông Obama?
Tổng thống Obama muốn Ðạo luật cải cách y tế theo đó, 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm nhờ đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên.
Ai cúi mặt trước lựa chọn vì người nghèo của ông Obama?
Theo Citynews 03/10/2013
Đã 2 ngày từ khi Chính phủ Mỹ bắt buộc phải đóng cửa vì không tìm được tiếng nói chung về dự thảo luật ngân sách năm tài khóa 2014. Cái lý do dẫn đến bất đồng sâu sắc này mới thật kỳ lạ, rằng là, Tổng thống Obama muốn Ðạo luật cải cách y tế theo đó, 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm nhờ đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền... chân lý này các nước tư bản phát triển sớm như Mỹ phải thấm nhuần trong trí não. Gần như ở đâu cũng vậy, người giàu bao giờ cũng có ưu thế và được trọng vọng hơn. Ấy thế mà ông Tổng thống Mỹ lại làm cái chuyện ngược đời, bắt người giàu chịu thiệt, đóng thuế để đi lo sức khỏe cho những người không họ hàng thân thuộc, chẳng biết từ đâu nhập cư đến, có thể cũng thuộc dạng vô công rảnh việc, cả đời chờ nhận trợ cấp của chính phủ (tức là cũng tiền thuế của họ mà ra). Phản ứng của quốc hội (nơi Đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế) như vậy là hoàn toàn dễ hiểu và thậm chí còn có phần hợp lý.
Chẳng cần nhìn ở đâu xa, ngay tại Việt Nam, một nước có mức thu nhập trung bình thuộc top dưới trên thế giới, vẫn đang đứng trong danh sách nước đang phát triển, sẽ thấy quyền lợi của người giàu được những người quản lý quan tâm sâu sát tới mức nào. Câu chuyện trường công chất lượng cao với mức học phí tối đa là 3 triệu đồng/tháng dành cho con nhà giàu từ mấy tháng nay vẫn khiến kẻ giàu thì hể hả, người nghèo thì nhăn nhó mặt mày, rằng trường công sao chẳng phải là công.
Mà thế đã hết đâu, ngay trong các trường học, học sinh nhà có tiền cũng được ưu ái hơn con nhà nghèo. Không cần nói chuyện năm ngoái, năm kia khi trong cùng một trường học, có phòng học điều hòa, tivi, máy lạnh, có phòng học chỉ đúng hai cái quạt trần. Lại cũng mới đây thôi, ngay tại Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Chỉ sơ qua trong mảng giáo dục đã thấy rõ mồn một như vậy. Chung quy lại ở đâu thì người nghèo cũng dễ... khóc.
Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, Tổng thống Obama đã nói rõ: “Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau. Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.”
Đã thắng cử nhiệm kỳ 2, và cũng chỉ có thể tại vị tới hết năm 2015, theo suy luận của người Việt, chẳng có lý gì khi ông Obama vẫn kiên quyết thực hiện lời hưa. Nói thì cứ nói thế thôi, hứa thì bỏ đấy, giờ không làm thì nhiệm kì sau sẽ có người khác làm, ai bắt phải khơi ra cày cuốc, bù đầu, vắt óc làm mà làm gì. Để rồi, giờ căng thẳng, mọi sự cứ gọi là rối ren hết cả lên. Dân ca thán, mất uy khắp nơi, quân đội thì bị đồng minh nghi ngờ uy tín, người đứng đầu như ông phải giơ đầu chịu báng. Ai lại chọn cái khó như thế bao giờ?
Nhưng cũng có người lại cho rằng, lựa chọn của ông Obama xứng đáng với lương tâm nước Mỹ. Vị tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đã và sẽ mãi là hiện thân của một giấc mơ Mỹ đã thành hiện thực. Và giờ đây ông đang nỗ lực để thực hiện một giấc mơ khác, bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa những con người với nhau.
NguyenVSau Post