Thân Hữu Tiếp Tay...
Ai gieo dịch Wuhan lên Hàng Không Mẫu Hạm Theodore Roosevelt?- Huy Vũ
Ai gieo dịch Wuhan lên Hàng Không Mẫu Hạm
Theodore Roosevelt?
Qua các phương tiện truyền thông, người ta được biết Hàng Không Mẫu Hạm Theodore Roosevelt (HKMH/TR) của Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) trong khi đang làm nhiệm vụ tuần tra trong khu vực Thái Bình Dương nhằm khẳng định quyền tự do hải hành đồng thời kìm hãm tham vọng lấn chiếm biển Đông theo đường ranh chín đoạn của Trung Quốc, đã ghé thăm cảng Đà Nẵng 5 ngày, từ ngày 5 tới ngày 9 tháng 3 năm 2020 và cũng là để đánh dấu 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Vào dịp này Đại Sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã phát biểu: "Chuyến thăm này tiếp nối chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam trong hơn 40 năm."
Phát biểu với báo chí trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng, đại diện Đại sứ quán Mỹ khẳng định chuyến thăm Việt Nam lần này của HKMH/TR là để thể hiện sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước cả về kinh tế, giao dịch lẫn quân sự.
Trong thời gian thăm viếng, thủy thủ đoàn của HKMH/TR đã đã được nhân dân thành phố Đà Nẵng (ĐN) đón tiếp rất nồng hậu; mặt khác các thủy thủ của HKMH/TR cũng có những cuộc giao lưu và thăm viếng với nhân dân thành phố Đà Nẵng. Dưới đây là một vài hình ảnh về những cuộc đón tiếp và giao lưu:
****
Trong thời gian thăm viếng 5 ngày đã có hơn 5.000 thuỷ thủ của HKMH luân phiên lên bờ bằng tàu trung chuyển để tham quan, du lịch, mua sắm, ăn uống. Trong số này có khoảng 3.000 thủy thủ đã lưu trú lại các khách sạn trong thành phố Đà Nẵng.
-Ngày 24/03/2020, 14 ngày sau khi thăm viếng thành phố Đà Nẵng, HKMH/TR phát hiện có 3 thủy thủ nhiễm virus corona chủng mới, do đó HKMH/TR đã phải ngưng việc tuần tra và chuyển hướng về căn cứ HQHK ở đảo Guam.
-Ngày 27/03/2020 một viên chức HQHK cho biết đã có thêm 25 thủy thủ của HKMH/TR nhiễm virus Wuhan.
-Ngày 30/03/2020, Hạm Trưởng, Brett Crozier, của tàu USS Theodore Roosevelt đã gửi một bản báo theo hệ thống quân giai dài 4 trang cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ về việc virus Wuhan đang lây lan một cách không thể kiểm soát được trên HKMH do ông điều hành. Trong báo cáo này Đại Tá Crozier cho biết là đã có hơn 100 thủy thủ của HKMH nhiễm virus Wuhan, nên ông yều cầu Bộ Hải Quân cho toàn bộ thủy thủ của con tầu này lên đảo Guam để cách ly và chữa trị. Bản báo cáo này theo nguyên tắc đã được gửi theo hệ thống quân giai, song một bản sao của bản báo cáo không biết là vô tình hay cố ý, đại tá Crozier đã cho đi lạc vào tòa báo San Francisco Chronicle nên tờ báo này đã tiết lộ một số nội dung của bản báo cáo cho công chúng.
Theo sự tiết lộ của tòa báo thì trong bản báo cáo dài 4 trang này, Đại Tá Brett Crozier, thuyền trưởng HKMH/TR đã mô tả lại tình cảnh đáng thương của hơn 4.000 thủy thủ đoàn trên HKMH/TR. Ông Crozier viết: "Đại dịch COVID-19 đang lây lan trên tàu USS Theodore Roosevelt và tình hình ngày càng trầm trọng hơn." Ngoài ra Đại Tá Crozier còn đề xuất cho thủy thủ đoàn lên đất liền để cách ly người bệnh, tiến hành xét nghiệm số còn lại và tẩy trùng toàn bộ HKMH/TR.
Tính đến ngày 12/04/2020, tổng số ca nhiễm virus Wuhan của HKMH/TR đã lên tới 585 người và một ca đã tử vong, trong số thủy thủ nhiễm virus có cà Hạm Trưởng Crozier; khoàng 80% thủy thủ đã được đưa lên đảo để xét nghiệm, cách ly và chữa trị. Tình trạng nhiễm virus Wuhan thảm thương này đã làm cho HKMH/TR chạy bằng năng lượng nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ buộc phải nằm ụ và được coi như là bị tê liệt hoàn toàn. Hạm Trưởng Crozier bị cách chức vì để rò rỉ báo cáo. Mặt khác ông Quyền Bộ Trưởng HQHK, Thomas Mody, phải từ nhiệm vì lời chỉ trích quá nặng nề thuyền trưởng Crozier về việc đã để một bản sao của báo cáo đi lạc là “ngây thơ” hay “ngu ngốc”. Sau chuyến đích thăm viếng HKMH/TR và nói chuyện qua loa với các thủy của HKMH đang nằm ụ ở căn cứ hải quân ở Guam, bản thân ông Quyền Bộ Trưởng HQ cũng bị lây nhiễm virus Wuhan từ HKMH này.
Tuy HKMH/TR bị virus Trung Quốc “tấn công” làm cho tê liệt tạm thời vào lúc này, song đó là một bài học để đời cho Hải Quân Hoa Kỳ, tương tự như bài học Hải Quân Nhật bất ngờ tấn công và căn cứ Trân Châu Cảng (Pear Harbor) của HQHK vào ngày 17/12/1941 đã làm thiệt đáng kể cho HQHK, khiến cho HK đã phải tuyên chiến với Nhật. Vì lẽ đó một câu hỏi cần được nêu ra ở đây là: Phải chăng các thủy thủ của HKMH/TR đã nhiễm vi khuẩn Wuhan trong thời gian lên bờ thăm viếng, mua sắm và ăn chơi trong thành phố ĐN?
Có khá nhiểu điều để người ta có thể tin rằng các thủy thủ HKMH/TR đã bị nhiễm virus Trung Quốc trong thời gian lên bờ để thăm viếng, tham quan, ăn chơi và mua sắm trong thành phố ĐN:
-Sau khi rời hải cảng ĐN vào ngày 9/03, thì ngày 24/03 (15 ngày sau), HKMH/TR phát hiện 3 thủy thủ bị nhiễm vi khuẩn Wuhan; thời gian 15 ngày này hoàn toàn phù hợp với thời gian ủ bệnh của người bị nhiễm virus Wuhan. Nếu HKMH/TR bị nhiễm virus Wuhan trước khi hay sau khi thăm ĐN thì việc phát hiện các thủy thủ bị nhiễm virus y tất nhiên sẽ xẩy ra trước hay sau ngày 24/03. Nên biết thêm rằng trong thời gian 5 ngày ghé cảng ĐN và sau đó, HKMH/TR không đón tiếp bất cứ một ai ngoại trừ các phái đoàn của chính quyền, báo chí và nhân dân của thành phố ĐN lên tham quan trong thời gian HKMH ghé thăm ĐN; nói khác đi là thủy thủ của HKMH/TR đã nhiễm virus Wuhan trong thời thăm viếng thành phố ĐN.
-Như người ta đã biết trong thời gian ghé cảng ĐN đã có hơn 5.000 thuỷ thủ của HKMH luân phiên lên bờ thăm viếng, ăn chơi và mua sắm; trong số này có khoảng 3.000 thủy thủ đã lưu trú lại các khách sạn trong thành phố Đà Nẵng và một số khá đông đã viếng thăm cố đô Huế. Với thói quen lịch thiệp, hào phóng và ga lăng v.v… của các chàng thủy thủ vui đời biển cả của HQHK khi được lên bờ du ngoạn và ăn chơi thì việc bằng một cách nào để quệt vào tay, trát lên má, bôi vào mũi v.v… một chút và chi một chút thôi virus Wuhan lên người năm mười thủy thủ là đủ làm cho virus Trung Quốc có cơ hội lây lan tùm lum cho các thủy thủ khác và sẽ làm cho HKMH/TR tê liệt. Việc gây nhiễm virus Wuhan cho các thủy thủ HKMH/TR khi lên ăn chơi trong thành phố ĐN là một việc quá dễ dàng so với việc gián điệp Bắc Hàn bôi chất độc VX nerver agent vào mũi Kim Jong Nam, anh trai của Chủ Tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Um, vào ngảy 13/01/2017 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur Malaysia. Trong vụ này, gián điệp Bắc Hà đã phải thuê hai người đẹp là cô Đoàn Thị Hương người Việt Nam và cô Siti Aisyah người Nam Dương thực hiện.
-Việc HKMH/TR viếng thăm thành phố ĐN để kỷ niệm 25 năm ngày mở lại bang giao giữa hai nước VN và HK, trong khi đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Hoang Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, nên việc thăm viếng này còn chứng tỏ răng Hoa Kỳ đứng về phía Việt Nam trong vụ tranh chấp biển đảo nay. Điều nàyđã khiến cho TQ vô cùng tức tối, do đó việc tìm cách “đá giò lái” HKMH/TR là điều mà HQ/TQ hay Cục Tình Báo Hoa Nam không thể bỏ qua được. Do đó việc các thủy thủ HKMH/TR đổ bộ lên cảng ĐN để ăn chơi là cơ hội bằng vàng HQ/TQ hay Cục Tình Báo Hoa Nam thực thi ý đồ của họ.
-Trong buổi họp báo và chiều ngày 4/4/2020, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã cho rằng vì Đại tá Brett Crozier đã cho thủy thủ lên bờ ghé thăm viếng thành phố ĐN khiến họ bị lây nhiễm virus Wuhan.
-Cũng trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào chiều 13/4 TT Trump lại một lần nữa nói: “Thành thật mà nói, tôi không nghĩ hàng không mẫu hạm nên dừng ở Việt Nam như vậy khi có đại dịch như thế. Tôi không rõ là ai đã ra lệnh dừng.”
Nói tóm lại tàu USS Theodore Roosevelt bị nhiễm virus Wuhan trong thời gian thăm viếng thành phố Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/03/20 là điều không thể chối cãi, cho dẫu ông Quyền Bộ Trưởng Hài Quân Hoa Kỳ, Thomas Mody tuyên bố là HKMH/TR có thể nhiễm virus Wuhan từ một số phi hành đoàn trực thăng có các chuyến bay liên lạc với HKMH/TR. Lời tuyên bố của ông Quyền Bộ Trưởng mang tính chất ngoại giao để làm cho nhà quyền cộng sản VN đỡ mặc cảm, vì ghé thăm cảng Đà Nẵng của VN mà HKMH/TR bị nhiễm virus Wuhan.
Tới đây, một câu hỏi khác cũng cần được nêu ra là vào thời điểm HKMH/TR thăm viếng thành phố ĐN, tuy dịch Wuhan đang hoành hành mạnh ở Trung Quốc và một vài nước Á Châu, trong đó có Việt Nam, nhưng ở VN vào thời gian này chỉ mới có 16 trường hợp dương tính, và những nơi có trường hợp dương tính này đều ở rất xa thành phố ĐN. Nói khác đi là cư dân trong thành phố ĐN và vùng phụ cận vào thời gian này hầu như chưa một ai bị nhiễm vi khuẩn Wuhan cả, như vậy thì lấy virus Wuhan ở đâu ra để gây nhiễm cho các thủy thủ của HKMH/TR?
Nói một cách khác là việc lây lan vi khuẩn Wuhan trực tiếp hay gián tiếp từ người sang người hay từ cư dân thành phố ĐN sang các thủy thủ của HKMH/TR khi thăm viếng thành phố này là điều không thể xảy ra trong thời gian này được. Do đó người ta có thể suy đoán mà không sợ sai lầm là, vi khuẩn Wuhan gây nhiễm cho thủy thủ HKMH/TR đã được mang từ nơi nào đó tới thành phố Đà Nẵng với mục đích gây nhiễm trực tiếp cho thủy thủ của HKMH/TR mà không gây nhiễm cho cư dân của thành phố này. Vì lẽ đó mà sau khi rời ĐN được 15 ngày thì virus Wuhan bắt đầu hoành hành dữ dội trên HKMH/TR đến nỗi không thể kiểm soát được, song cũng trong thời gian này thì cư dân thành phố ĐN và vùng phụ cận hầu như chưa có một ai được ghi nhận là đã nhiễm virus Wuhan cả, như vậy rõ ràng là việc gây nhiễm virus Wuhan cho thủ thủ của HKMH/TR khi thăm viếng ĐN là một hành động cố ý và người chủ mưu làm việc này còn có hàm ý chọc tức các giới chức HQHK bằng cách cho họ thấy rõ rằng thủy thủ cùa HKMH/TR nhiễm virus Wuhan không do cư dân của thành phố ĐN mà do một bàn tay bí mật nào đó.
Tới đây một câu hỏi khác cũng cần được nêu ra là: Ai đã bí mật mang virus Wuhan tới ĐN để gây nhiễm cho các thủy thủ HKMH/TR? Hỏi tức là đã trả lời: Trung Quốc.
Sở dĩ cho thực thi vụ gây nhiễm virus Wuhan cho HKMH/TR không phải là TQ chỉ muốn trả mối thủ riêng cho việc tàu này đã thăm viếng ĐN vào đầu tháng 3/2020 mà còn trả cả mối thù chung cho việc các chiến hạm của HQHK đã liên tục xâm phạm vào vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như việc các chiếm hạm của HQHK đã cho các chiến hạm đi qua đi lại thường xuyên Eo Biển Đài Loan nữa. Đây không phải “nhất cử lưỡng tiện” mà là “nhất cử tam tứ tiện” của TQ.
*Dưới đây là bản liệt kê, không phải tát cả mà chi một số điển hình, các chiến hạm của HQHK đã đi vào vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc:
-Ngày 26/01/2020 chiến hạm USS Montgomery đã thực hiện điều mà HQHK khẳng định là quyền tự do hải hành ở quần đảo Trường Sa và thách thức đối với việc yêu sách chủ quyền không phù hợp với luật pháp quốc tế của Trung Quốc
-Ngày 20/11/2019 tàu tác chiến cận duyên USS Gabrielle Giffords của HQHK đã chạy xuyên qua phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn.
-Ngày 21/11/2019 khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.
-Ngày 28/8/2019 cũng khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đã đi vào phạm vi 12 hải lý đảo Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn; hai đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo.
-Ngày 07/01, 11/01 và 13/09/2019, khu trục hạm USS McCampbell đã đi vào bên trong 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
-Ngày 5-9 tháng 3/2019 Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vilson thăm thành phố cảng ĐN, việc thăm viếng này được cho là một bước tiến quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt.
*Dưới đây là bảng liệt kê một số chiến hạm của HQHK đã chạy đi chạy lại qua Eo Biển Đài Loan ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc:
-Ngày 15/02/2020 các thủy thủ trên Tuần dương hạm USS Chancellorsville đã đi qua eo biển Đài Loan.
-Ngày 17/01/2020 tuần dương hạm Shiloh đi qua Eo Biển Đài Loan. Đây là lần đâu tiển trong năm 2020 HQHK đã có một chiến hạm đi qua Eo Biển này.
-Ngày 23/08/2019, HQHK lại điều chiến hạm USS Green Bay đi qua tuyến hàng hải chiến lược giữa Hoa lục và Đài Loan.
-Ngày 25/07/2019, hãng tin Reuters dẫn lời ông Clay Doss, người phát ngôn Hạm đội 7 HQHK cho hay tàu USS Antietam đã đi qua eo biển Đài Loan, eo biển nhạy cảm vào ngày 24 và 25-7.
-Ngày 22/05/2019 phát ngôn viên của HQHK cho biết là khu trục hạm USS Preble và tàu chở dầu USNS Walter S Diehl đi qua eo biển Đài Loan.
-Ngày 28/04/2019, hai tàu chiến HQHK đã quá cảnh qua eo biển Đài Loan là USS William P. Lawrence và USS Stethem.
-Ngày 15/02/2019, Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville của HQHK đi qua eo biển Đài Loan để vào Biển Đông.
Việc HQHK cho chiến hạm đi vào đi ra vùng 12 hải lý các đảo nhân tạo của TQ trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa cũng như việc điều động các chiến hạm đi qua đi lại đi Eo Biển Đài Loan thật sự là những hành động “bôi tro trát trấu” vào mặt TQ, vì thế họ không thể không tức tối và căm hận. Sở dĩ HQ Trung Quốc chưa có những hành động đáp trả mạnh bạo và tương xứng đối với các hành động là vì họ biết rõ rằng nếu HQTQ phải đối đầu trức tiếp với HQHK thì chẳng khác nào như “lấy trứng để chọi đá” nên họ chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ mà thôi, song trong đầu họ luôn luôn tìm mưu tính kế và chờ đợi cơ hội thuận tiện để trả đũa.
Do đó việc HKMH Theodore Roosevelt của HQHK thăm thành phố Đà Nẵng vào đầu tháng 3/2020 với khoảng 4000 thủy thủ lên bờ thăm viếng, ăn chơi và mua sắm là cơ hội “ngàn năm một thuở” để thực hiện ý đồ trả đũa mà họ đã ấp ủ bấy lâu nay. Nhân việc coronavirus đang hoành hành ở Wuhan nên TQ lợi dụng ngay con virus đã giết hàng trăm ngàn người dân TQ làm vũ khí đáp trả đủa cho các hành động “diễu võ dương oai” bấy lâu nay của HQHK.
Huy Vũ (HNPD)
Ai gieo dịch Wuhan lên Hàng Không Mẫu Hạm Theodore Roosevelt?- Huy Vũ
Ai gieo dịch Wuhan lên Hàng Không Mẫu Hạm
Theodore Roosevelt?
Qua các phương tiện truyền thông, người ta được biết Hàng Không Mẫu Hạm Theodore Roosevelt (HKMH/TR) của Hải Quân Hoa Kỳ (HQHK) trong khi đang làm nhiệm vụ tuần tra trong khu vực Thái Bình Dương nhằm khẳng định quyền tự do hải hành đồng thời kìm hãm tham vọng lấn chiếm biển Đông theo đường ranh chín đoạn của Trung Quốc, đã ghé thăm cảng Đà Nẵng 5 ngày, từ ngày 5 tới ngày 9 tháng 3 năm 2020 và cũng là để đánh dấu 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Vào dịp này Đại Sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã phát biểu: "Chuyến thăm này tiếp nối chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam trong hơn 40 năm."
Phát biểu với báo chí trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng, đại diện Đại sứ quán Mỹ khẳng định chuyến thăm Việt Nam lần này của HKMH/TR là để thể hiện sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước cả về kinh tế, giao dịch lẫn quân sự.
Trong thời gian thăm viếng, thủy thủ đoàn của HKMH/TR đã đã được nhân dân thành phố Đà Nẵng (ĐN) đón tiếp rất nồng hậu; mặt khác các thủy thủ của HKMH/TR cũng có những cuộc giao lưu và thăm viếng với nhân dân thành phố Đà Nẵng. Dưới đây là một vài hình ảnh về những cuộc đón tiếp và giao lưu:
****
Trong thời gian thăm viếng 5 ngày đã có hơn 5.000 thuỷ thủ của HKMH luân phiên lên bờ bằng tàu trung chuyển để tham quan, du lịch, mua sắm, ăn uống. Trong số này có khoảng 3.000 thủy thủ đã lưu trú lại các khách sạn trong thành phố Đà Nẵng.
-Ngày 24/03/2020, 14 ngày sau khi thăm viếng thành phố Đà Nẵng, HKMH/TR phát hiện có 3 thủy thủ nhiễm virus corona chủng mới, do đó HKMH/TR đã phải ngưng việc tuần tra và chuyển hướng về căn cứ HQHK ở đảo Guam.
-Ngày 27/03/2020 một viên chức HQHK cho biết đã có thêm 25 thủy thủ của HKMH/TR nhiễm virus Wuhan.
-Ngày 30/03/2020, Hạm Trưởng, Brett Crozier, của tàu USS Theodore Roosevelt đã gửi một bản báo theo hệ thống quân giai dài 4 trang cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ về việc virus Wuhan đang lây lan một cách không thể kiểm soát được trên HKMH do ông điều hành. Trong báo cáo này Đại Tá Crozier cho biết là đã có hơn 100 thủy thủ của HKMH nhiễm virus Wuhan, nên ông yều cầu Bộ Hải Quân cho toàn bộ thủy thủ của con tầu này lên đảo Guam để cách ly và chữa trị. Bản báo cáo này theo nguyên tắc đã được gửi theo hệ thống quân giai, song một bản sao của bản báo cáo không biết là vô tình hay cố ý, đại tá Crozier đã cho đi lạc vào tòa báo San Francisco Chronicle nên tờ báo này đã tiết lộ một số nội dung của bản báo cáo cho công chúng.
Theo sự tiết lộ của tòa báo thì trong bản báo cáo dài 4 trang này, Đại Tá Brett Crozier, thuyền trưởng HKMH/TR đã mô tả lại tình cảnh đáng thương của hơn 4.000 thủy thủ đoàn trên HKMH/TR. Ông Crozier viết: "Đại dịch COVID-19 đang lây lan trên tàu USS Theodore Roosevelt và tình hình ngày càng trầm trọng hơn." Ngoài ra Đại Tá Crozier còn đề xuất cho thủy thủ đoàn lên đất liền để cách ly người bệnh, tiến hành xét nghiệm số còn lại và tẩy trùng toàn bộ HKMH/TR.
Tính đến ngày 12/04/2020, tổng số ca nhiễm virus Wuhan của HKMH/TR đã lên tới 585 người và một ca đã tử vong, trong số thủy thủ nhiễm virus có cà Hạm Trưởng Crozier; khoàng 80% thủy thủ đã được đưa lên đảo để xét nghiệm, cách ly và chữa trị. Tình trạng nhiễm virus Wuhan thảm thương này đã làm cho HKMH/TR chạy bằng năng lượng nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ buộc phải nằm ụ và được coi như là bị tê liệt hoàn toàn. Hạm Trưởng Crozier bị cách chức vì để rò rỉ báo cáo. Mặt khác ông Quyền Bộ Trưởng HQHK, Thomas Mody, phải từ nhiệm vì lời chỉ trích quá nặng nề thuyền trưởng Crozier về việc đã để một bản sao của báo cáo đi lạc là “ngây thơ” hay “ngu ngốc”. Sau chuyến đích thăm viếng HKMH/TR và nói chuyện qua loa với các thủy của HKMH đang nằm ụ ở căn cứ hải quân ở Guam, bản thân ông Quyền Bộ Trưởng HQ cũng bị lây nhiễm virus Wuhan từ HKMH này.
Tuy HKMH/TR bị virus Trung Quốc “tấn công” làm cho tê liệt tạm thời vào lúc này, song đó là một bài học để đời cho Hải Quân Hoa Kỳ, tương tự như bài học Hải Quân Nhật bất ngờ tấn công và căn cứ Trân Châu Cảng (Pear Harbor) của HQHK vào ngày 17/12/1941 đã làm thiệt đáng kể cho HQHK, khiến cho HK đã phải tuyên chiến với Nhật. Vì lẽ đó một câu hỏi cần được nêu ra ở đây là: Phải chăng các thủy thủ của HKMH/TR đã nhiễm vi khuẩn Wuhan trong thời gian lên bờ thăm viếng, mua sắm và ăn chơi trong thành phố ĐN?
Có khá nhiểu điều để người ta có thể tin rằng các thủy thủ HKMH/TR đã bị nhiễm virus Trung Quốc trong thời gian lên bờ để thăm viếng, tham quan, ăn chơi và mua sắm trong thành phố ĐN:
-Sau khi rời hải cảng ĐN vào ngày 9/03, thì ngày 24/03 (15 ngày sau), HKMH/TR phát hiện 3 thủy thủ bị nhiễm vi khuẩn Wuhan; thời gian 15 ngày này hoàn toàn phù hợp với thời gian ủ bệnh của người bị nhiễm virus Wuhan. Nếu HKMH/TR bị nhiễm virus Wuhan trước khi hay sau khi thăm ĐN thì việc phát hiện các thủy thủ bị nhiễm virus y tất nhiên sẽ xẩy ra trước hay sau ngày 24/03. Nên biết thêm rằng trong thời gian 5 ngày ghé cảng ĐN và sau đó, HKMH/TR không đón tiếp bất cứ một ai ngoại trừ các phái đoàn của chính quyền, báo chí và nhân dân của thành phố ĐN lên tham quan trong thời gian HKMH ghé thăm ĐN; nói khác đi là thủy thủ của HKMH/TR đã nhiễm virus Wuhan trong thời thăm viếng thành phố ĐN.
-Như người ta đã biết trong thời gian ghé cảng ĐN đã có hơn 5.000 thuỷ thủ của HKMH luân phiên lên bờ thăm viếng, ăn chơi và mua sắm; trong số này có khoảng 3.000 thủy thủ đã lưu trú lại các khách sạn trong thành phố Đà Nẵng và một số khá đông đã viếng thăm cố đô Huế. Với thói quen lịch thiệp, hào phóng và ga lăng v.v… của các chàng thủy thủ vui đời biển cả của HQHK khi được lên bờ du ngoạn và ăn chơi thì việc bằng một cách nào để quệt vào tay, trát lên má, bôi vào mũi v.v… một chút và chi một chút thôi virus Wuhan lên người năm mười thủy thủ là đủ làm cho virus Trung Quốc có cơ hội lây lan tùm lum cho các thủy thủ khác và sẽ làm cho HKMH/TR tê liệt. Việc gây nhiễm virus Wuhan cho các thủy thủ HKMH/TR khi lên ăn chơi trong thành phố ĐN là một việc quá dễ dàng so với việc gián điệp Bắc Hàn bôi chất độc VX nerver agent vào mũi Kim Jong Nam, anh trai của Chủ Tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Um, vào ngảy 13/01/2017 tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur Malaysia. Trong vụ này, gián điệp Bắc Hà đã phải thuê hai người đẹp là cô Đoàn Thị Hương người Việt Nam và cô Siti Aisyah người Nam Dương thực hiện.
-Việc HKMH/TR viếng thăm thành phố ĐN để kỷ niệm 25 năm ngày mở lại bang giao giữa hai nước VN và HK, trong khi đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Hoang Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, nên việc thăm viếng này còn chứng tỏ răng Hoa Kỳ đứng về phía Việt Nam trong vụ tranh chấp biển đảo nay. Điều nàyđã khiến cho TQ vô cùng tức tối, do đó việc tìm cách “đá giò lái” HKMH/TR là điều mà HQ/TQ hay Cục Tình Báo Hoa Nam không thể bỏ qua được. Do đó việc các thủy thủ HKMH/TR đổ bộ lên cảng ĐN để ăn chơi là cơ hội bằng vàng HQ/TQ hay Cục Tình Báo Hoa Nam thực thi ý đồ của họ.
-Trong buổi họp báo và chiều ngày 4/4/2020, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã cho rằng vì Đại tá Brett Crozier đã cho thủy thủ lên bờ ghé thăm viếng thành phố ĐN khiến họ bị lây nhiễm virus Wuhan.
-Cũng trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào chiều 13/4 TT Trump lại một lần nữa nói: “Thành thật mà nói, tôi không nghĩ hàng không mẫu hạm nên dừng ở Việt Nam như vậy khi có đại dịch như thế. Tôi không rõ là ai đã ra lệnh dừng.”
Nói tóm lại tàu USS Theodore Roosevelt bị nhiễm virus Wuhan trong thời gian thăm viếng thành phố Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/03/20 là điều không thể chối cãi, cho dẫu ông Quyền Bộ Trưởng Hài Quân Hoa Kỳ, Thomas Mody tuyên bố là HKMH/TR có thể nhiễm virus Wuhan từ một số phi hành đoàn trực thăng có các chuyến bay liên lạc với HKMH/TR. Lời tuyên bố của ông Quyền Bộ Trưởng mang tính chất ngoại giao để làm cho nhà quyền cộng sản VN đỡ mặc cảm, vì ghé thăm cảng Đà Nẵng của VN mà HKMH/TR bị nhiễm virus Wuhan.
Tới đây, một câu hỏi khác cũng cần được nêu ra là vào thời điểm HKMH/TR thăm viếng thành phố ĐN, tuy dịch Wuhan đang hoành hành mạnh ở Trung Quốc và một vài nước Á Châu, trong đó có Việt Nam, nhưng ở VN vào thời gian này chỉ mới có 16 trường hợp dương tính, và những nơi có trường hợp dương tính này đều ở rất xa thành phố ĐN. Nói khác đi là cư dân trong thành phố ĐN và vùng phụ cận vào thời gian này hầu như chưa một ai bị nhiễm vi khuẩn Wuhan cả, như vậy thì lấy virus Wuhan ở đâu ra để gây nhiễm cho các thủy thủ của HKMH/TR?
Nói một cách khác là việc lây lan vi khuẩn Wuhan trực tiếp hay gián tiếp từ người sang người hay từ cư dân thành phố ĐN sang các thủy thủ của HKMH/TR khi thăm viếng thành phố này là điều không thể xảy ra trong thời gian này được. Do đó người ta có thể suy đoán mà không sợ sai lầm là, vi khuẩn Wuhan gây nhiễm cho thủy thủ HKMH/TR đã được mang từ nơi nào đó tới thành phố Đà Nẵng với mục đích gây nhiễm trực tiếp cho thủy thủ của HKMH/TR mà không gây nhiễm cho cư dân của thành phố này. Vì lẽ đó mà sau khi rời ĐN được 15 ngày thì virus Wuhan bắt đầu hoành hành dữ dội trên HKMH/TR đến nỗi không thể kiểm soát được, song cũng trong thời gian này thì cư dân thành phố ĐN và vùng phụ cận hầu như chưa có một ai được ghi nhận là đã nhiễm virus Wuhan cả, như vậy rõ ràng là việc gây nhiễm virus Wuhan cho thủ thủ của HKMH/TR khi thăm viếng ĐN là một hành động cố ý và người chủ mưu làm việc này còn có hàm ý chọc tức các giới chức HQHK bằng cách cho họ thấy rõ rằng thủy thủ cùa HKMH/TR nhiễm virus Wuhan không do cư dân của thành phố ĐN mà do một bàn tay bí mật nào đó.
Tới đây một câu hỏi khác cũng cần được nêu ra là: Ai đã bí mật mang virus Wuhan tới ĐN để gây nhiễm cho các thủy thủ HKMH/TR? Hỏi tức là đã trả lời: Trung Quốc.
Sở dĩ cho thực thi vụ gây nhiễm virus Wuhan cho HKMH/TR không phải là TQ chỉ muốn trả mối thủ riêng cho việc tàu này đã thăm viếng ĐN vào đầu tháng 3/2020 mà còn trả cả mối thù chung cho việc các chiến hạm của HQHK đã liên tục xâm phạm vào vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như việc các chiếm hạm của HQHK đã cho các chiến hạm đi qua đi lại thường xuyên Eo Biển Đài Loan nữa. Đây không phải “nhất cử lưỡng tiện” mà là “nhất cử tam tứ tiện” của TQ.
*Dưới đây là bản liệt kê, không phải tát cả mà chi một số điển hình, các chiến hạm của HQHK đã đi vào vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc:
-Ngày 26/01/2020 chiến hạm USS Montgomery đã thực hiện điều mà HQHK khẳng định là quyền tự do hải hành ở quần đảo Trường Sa và thách thức đối với việc yêu sách chủ quyền không phù hợp với luật pháp quốc tế của Trung Quốc
-Ngày 20/11/2019 tàu tác chiến cận duyên USS Gabrielle Giffords của HQHK đã chạy xuyên qua phạm vi 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn.
-Ngày 21/11/2019 khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.
-Ngày 28/8/2019 cũng khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đã đi vào phạm vi 12 hải lý đảo Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn; hai đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt rồi bồi đắp thành đảo nhân tạo.
-Ngày 07/01, 11/01 và 13/09/2019, khu trục hạm USS McCampbell đã đi vào bên trong 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
-Ngày 5-9 tháng 3/2019 Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vilson thăm thành phố cảng ĐN, việc thăm viếng này được cho là một bước tiến quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt.
*Dưới đây là bảng liệt kê một số chiến hạm của HQHK đã chạy đi chạy lại qua Eo Biển Đài Loan ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc:
-Ngày 15/02/2020 các thủy thủ trên Tuần dương hạm USS Chancellorsville đã đi qua eo biển Đài Loan.
-Ngày 17/01/2020 tuần dương hạm Shiloh đi qua Eo Biển Đài Loan. Đây là lần đâu tiển trong năm 2020 HQHK đã có một chiến hạm đi qua Eo Biển này.
-Ngày 23/08/2019, HQHK lại điều chiến hạm USS Green Bay đi qua tuyến hàng hải chiến lược giữa Hoa lục và Đài Loan.
-Ngày 25/07/2019, hãng tin Reuters dẫn lời ông Clay Doss, người phát ngôn Hạm đội 7 HQHK cho hay tàu USS Antietam đã đi qua eo biển Đài Loan, eo biển nhạy cảm vào ngày 24 và 25-7.
-Ngày 22/05/2019 phát ngôn viên của HQHK cho biết là khu trục hạm USS Preble và tàu chở dầu USNS Walter S Diehl đi qua eo biển Đài Loan.
-Ngày 28/04/2019, hai tàu chiến HQHK đã quá cảnh qua eo biển Đài Loan là USS William P. Lawrence và USS Stethem.
-Ngày 15/02/2019, Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville của HQHK đi qua eo biển Đài Loan để vào Biển Đông.
Việc HQHK cho chiến hạm đi vào đi ra vùng 12 hải lý các đảo nhân tạo của TQ trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa cũng như việc điều động các chiến hạm đi qua đi lại đi Eo Biển Đài Loan thật sự là những hành động “bôi tro trát trấu” vào mặt TQ, vì thế họ không thể không tức tối và căm hận. Sở dĩ HQ Trung Quốc chưa có những hành động đáp trả mạnh bạo và tương xứng đối với các hành động là vì họ biết rõ rằng nếu HQTQ phải đối đầu trức tiếp với HQHK thì chẳng khác nào như “lấy trứng để chọi đá” nên họ chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ mà thôi, song trong đầu họ luôn luôn tìm mưu tính kế và chờ đợi cơ hội thuận tiện để trả đũa.
Do đó việc HKMH Theodore Roosevelt của HQHK thăm thành phố Đà Nẵng vào đầu tháng 3/2020 với khoảng 4000 thủy thủ lên bờ thăm viếng, ăn chơi và mua sắm là cơ hội “ngàn năm một thuở” để thực hiện ý đồ trả đũa mà họ đã ấp ủ bấy lâu nay. Nhân việc coronavirus đang hoành hành ở Wuhan nên TQ lợi dụng ngay con virus đã giết hàng trăm ngàn người dân TQ làm vũ khí đáp trả đủa cho các hành động “diễu võ dương oai” bấy lâu nay của HQHK.
Huy Vũ (HNPD)