Truyện Ngắn & Phóng Sự
Anh Mũ Nâu
Lôi Tam
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai
Trong số Chiến Sĩ các cấp đã tuẫn tiết khi Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng chiếm vào ngày 30-4-75, có năm vị Tướng – Một trong năm vị đó là Chuẩn Tướng Trần Văn Hai – Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB – Ông xuất thân từ Binh Chủng BĐQ, đã từng giữ qua các chức vụ Chỉ Huy Trưởng TTHL/BĐQ Dục Mỹ – Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Cảnh Sát quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ, Tư Lệnh Biệt Khu 44, Tư Lệnh SĐ.7…. Ở chức vụ nào, Ông cũng hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc, với tinh thần phục vụ cao độ và liêm chính.
Vì tính tình ngay thẳng, nên ông thường là cái “gai” gây khó chịu cho các vị “Tướng” thượng cấp – (Xin phép đặt các vị Tướng này trong ngoặc kép) – Có nhiều đụng chạm đã trở thành giai thoại về ông, được anh em trong quân đội truyền tụng một cách thích thú, đồng thời thương cảm cho ông trong những lần bị chèn ép vô lý, vô đạo.
Bài viết này do nhà văn Lôi Tam, người đã có thời gian cộng tác với Tướng Hai, khi ông làm Tỉnh Trưởng Phú Yên, viết lại – TS/BĐQ chúng tôi ước mong được các vị khác, đã có những kỷ niệm vui, buồn với Tướng Hai, tại các đơn vị mà ông phục vụ, viết lên, để chia sẻ với nhau gương anh dũng của một vị Tướng, rất xứng đáng với câu: “Sinh vi Tướng – Tử vi Thần“.
TS/BĐQ.
Vài hàng về Tác Giả:
Nhà văn Lôi Tam tên thật là Lê Đình Lãm, sinh năm 1938 tại Thừa Thiên, chánh quán Quảng Nam. Cựu công chức VNCH, hiện định cư tại California.
Đã viết trên các Tạp chí, Nhật báo tại Huế và Sàigòn trước 1975: Mùa Lúa Mới, Sáng Tạo, Gió Mới, Văn Học..
Tác phẩm đã xuất bản: Tên Đời (1980)
Trích trong Tác Giả VN trang 304, Của Lê Bảo Hoàng.
Trực thăng đáp xuống phi trường quân sự Chóp Chài vào lúc xẩm tối. Trời mưa. Quảng, đầu trần, đứng chờ tôi ở chiếc xe hai ngựa đỗ ở cuối phi đạo. Tôi quay lại đỡ chiếc sắc nhỏ từ tay người phụ hoa tiêu. Cánh quạt thổi mưa vào mặt tôi lạnh rát.
– Ê, cẩn thận. Tàu bay nó thổi ông bay mất bây giờ – Viên sĩ quan hoa tiêu cười với tôi.
– Ở lại “dzui dzẻ”. Tụi này dọt đây!
Tôi cố hét to trong tiến gầm ầm của động cơ:
– Thôi xin ông. Vào phố kiếm cái gì ăn đã.
– Trễ quá rồi. Coi bộ ông muốn tụi tôi xuống Vũng Rô ngủ với cá hả? Mai mốt tụi này ra lại mà lo gì!
***
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai
Tôi chạy nhanh lại chỗ đậu xe. Sau lưng tôi chiếc trực thăng rồ máy từ từ bốc lên cao. Quảng vuốt nước mưa đọng trên mặt, bước vào xe, với tay mở cánh cửa phía bên kia cho tôi.
– Chờ lâu quá. Tưởng ông không xuống được.
Tôi quay lại, mấy bộ mặt lố nhố đằng sau. Thắng, Sanh, Hân. Tôi ngửi được mùi thuốc lá đen mà Thắng thường hút.
– Cho tao một điếu coi, thằng tướng cướp!
Thắng với đôi vai hơi gù và cặp lông mày chổi xể, mang hỗn danh “tướng cướp” từ những ngày còn đi học, lừng khừng rút bao thuốc là chìa ra phía trước:
– Tụi tao ra đây chờ từ lúc 4 giờ chiều. Đã mấy lần định về, vì tưởng mày đâm đầu vào núi rồi. Gọi máy lên Quận, tụi nó trả lời là: “Đại bàng đã cất cánh”. Mẹ kiếp, đại bàng cái con củ… Mày mà là đại bàng thì ông đây là khủng long à?
Hân, nguyên là dân học trò trường Tây, đi đâu cũng dắt theo con chó béc-giê nên được gọi là René Hân, lên tiếng:
– Đừng mắng nó tội nghiệp. Nó ở núi lâu ngày, chơi toàn với mọi, nên lâu lâu có những trò “nhà quê” như thế.
-Tụi mày bỏ hết công việc ra đây – Tôi lảng sang chuyện khác – Mai mốt anh mũ nâu lại gọi vào chửi cho cả đám.
“Anh Mũ Nâu” là biệt danh chúng tôi vẫn dùng để gọi Trung Tá Hai, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, vốn xuất thân là dân Biệt Động Quân. Thắng xì một tiếng:
-Ới , ăn nhằm gì. Chửi bới là nghề của anh ấy. Không có chuyện cho anh ấy chửi, anh ấy bệnh ngay. Dưới mắt anh ấy, cả nước An Nam Cộng Huề này chỉ có mình anh ấy là khá, kỳ dư còn lại là một lũ ăn hại đái nát. Cách đây hơn một tháng, tụi tao về tỉnh họp. Sau phiên họp, tao và thằng Văn mượn được cái xe, đánh một vòng ra phố. Bất ngờ gặp anh ấy giữa đường, anh ấy chỉ hỏi vỏn vẹn một câu” “Các ông còn ở đây à?”, rồi hốt cả hai thằng lên xe Jeep của anh ấy, chở ra đây, gọi Mẽo lấy máy bay, đích thân áp giải hai đứa tao về quận, Mẹ, anh ấy ỷ lon to, chơi ép anh em quá!
Sanh, từ nãy vẫn yên lặng, bắt đầu lên tiếng:
– Tụi mày chửi anh ấy cũng tội nghiệp. Phải công nhận là anh ấy có thiện chí. Nước mình mà được vài mươi mạng như anh ấy thì cũng đỡ khổ!
– Đỡ quá chứ cũng đỡ gì – Quảng “trâu nước” hay Quảng “Quách Tĩnh”, Trưởng Ty Thanh Niên, người vốn rất ít chịu góp ý kiến về những vấn đề đứng đắn – tán đồng:
– Chỉ nguyên việc anh ấy không ăn bẩn là tao sợ anh ấy rồi!
Tôi cũng nghĩ như Sanh và Quảng. Ông Hai là người chỉ huy trong sạch duy nhất, mà tôi được biết từ ngày ra trường.
***
Tôi còn nhớ lần gặp gỡ đầu tiên giữa ông ta và tôi. Dịp đó xảy ra một tuần sau khi ông Hai về nhận chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng. Buổi sáng hôm đó, tôi bận điều khiển mấy trung đội Nghĩa Quân và Địa Phương Quân bảo vệ cho nhân viên công chánh ủi rừng, lập khu định cư cho một số đồng bào Thượng từ vùng giáp ranh Phú Bổn lánh nạn về quận lỵ. Đến quá trưa, trong khi tôi và các binh sĩ nhâm nhi nắm cơm vắt, thì viên Quận Trưởng qua máy truyền tin, gọi tôi về để gặp tân Thiếu Tá Tỉnh Trưởng. Lúc ấy ông Hai còn là Thiếu Tá.
Hình ảnh đầu tiên tôi ghi nhận nơi ông Hai là mái tóc cắt ngắn, làn da rám nắng và cái bắt tay thật chặt.
Ông Hai hỏi tôi:
– Sao ông Phó, công việc khai quang ra sao?
Tôi nói sơ lược về công việc. Trong những ngày qua không có việc gì xảy ra. Nhưng có thể trong những ngày về sau, khi đã theo dõi thời biểu làm việc, cộng quân sẽ có kế hoạch quấy phá. Bởi vậy tôi quyết định bắt đầu từ ngày mai, sau bốn giờ chiều, toán nhân viên Công Chánh ngưng làm việc và mang tất cả máy móc, dụng cụ về quận. Các Trung đội Nghĩa quân và Địa Phương quân sẽ luân phiên nằm tại địa điểm qua đêm. Các sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Chi Khu cũng sẽ luân phiên ở lại với binh sĩ.
Ông Hai cau mày:
– Làm vậy liệu công việc có chậm đi không?
Tôi cảm thấy khó chịu. Ông ta là người mới, không thể biết rõ tình hình điạ phương hơn tôi. Vùng núi, trời đổ tối rất nhanh. Vào mùa này, sau 5 giờ chiều, mặt trời khuất xuống sau núi, sương khô bốc lên dày đặc và đêm ập đến. “Lại thêm một ông nhà binh cóc biết gì, chỉ hấp tấp làm nhanh để báo cáo, lấy điểm”.
– Thưa Thiếu Tá, tôi thấy không có cách nào khác – Tôi hơi gằn giọng – Thà mình làm chậm đi vài ngày mà không có gì đáng tiếc xảy ra, còn hơn là có việc người bị chết, xe bị đốt. Nhân viên Công Chánh không phải là Công Binh Chiến Đấu. Xảy ra điều gì họ mất tinh thần, công việc sẽ gián đoạn.
– Mình đang đánh nhau – Ông Hai chặn lời tôi – Mọi người đêu phải tự coi mình là lính. Không có chuyện phân biệt quân nhân, công chức. Ai cũng có bổn phận giống nhau.
Tôi lắc đầu:
– Khác nhiều chứ Thiếu Tá. Mỗi loại người được huấn luyện, sinh hoạt trong mỗi hoàn cảnh, môi trường khác nhau, có những phản ứng và thái độ chấp nhận hiểm nguy khác nhau.
Tôi ngừng lại. Ông Hai có vẻ suy nghĩ. Tôi chờ đợi ông nổi nóng. Dưới mắt ông, có lẽ tôi cũng chỉ là một tên công chức ăn hại, khoác chiếc áo nhà binh. Tôi biết ông Hai có thể có những quyết định tệ hại nhất dành cho tôi. Có điều đây là dịp để tôi nói hết những điều tôi nghĩ. Tôi tiếp:
– Thưa Thiếu Tá, tôi cũng không đồng ý về việc chọn địa điểm định cư của Trung Ương và Quân Đoàn. Trong tương lai, đồng bào sẽ phải làm rẫy, buôn bán để tiến tới tự túc. Liệu lúc đó mình có đủ lực lượng để bảo vệ an ninh cho họ không? Thú thật, tôi không tin là mình làm nổi. Giải quyết vấn đề bằng một giải pháp hấp tấp, vá víu tức là không giải quyết được gì hết mà còn tạo thêm những khó khăn mới.
Ông Hai quay sang hỏi viên Quận Trưởng:
– Tại sao các ông không đưa ý kiến từ trước?
Viên Quận Trưởng bối rối. Tôi đáp:
– Tôi có dự phiên họp ở Quân Đoàn. Tôi được trình bày ý kiến 3 phút. Ba phút. Người ta giải quyết một vấn đề ở chốn đèo heo hút gió này bằng một phiên họp của mấy ông lớn từ Sàigòn ra và những quan to ở Sư Đoàn, Quân Đoàn. Một phiên họp chỉ kéo dài không đầy ba mươi lăm phút và vài phút bay trực thăng ở cao độ mấy chục nghìn bộ trên khu vực này. Tôi, đại diện cho chính quyền địa phương, giới chức chịu trách nhiệm thi hành kế hoạch, chỉ được nói có ba phút và tôi biết chắc chắn rằng, không một người nào trong phiên họp để ý đến ý kiến của tôi, bởi lẽ tôi là sỹ quan cấp thấp nhất.
Tôi nói một hơi không nghỉ. Nói cho hả giận. Tôi biết ông Hai không tham dự trong quyết định này. Ngày đó ông chưa là Tỉnh Trưởng. Nhưng ông ta đứng đó, trước mặt tôi, tượng trưng cho một bộ máy điều khiển tắc trách và xuẩn ngốc. Tôi muốn húc đổ bức tường chắn bước đó, rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng ông Hai không nổi giận. Ông trầm ngâm một lát rồi bảo tôi:
– Thôi được. Câu chuyện lỡ rồi. Chỉ còn một cách là làm sao để tránh những kết quả tệ hại. Tôi để ông toàn quyền. Cố gắng hoàn tất công việc càng sớm càng tốt. Đừng để đồng bào phải sống lây lất trong các địa điểm tạm trú. Cần gì, cứ liên lạc thẳng với tôi, tôi sẽ ráng chạy đủ phương tiện cho ông.
Tôi thấy viên Quận Trưởng thở phào nhẹ nhõm. Ông Hai từ chối bữa cơm trưa và cùng viên Quận Trưởng đi bằng đường bộ sang quận Phú Đức, một quận địa đầu, nằm cách quận tôi khoảng 6 cây số . Buổi chiều, viên Quận trưởng trở về mặt mày phờ phạc. Thấy tôi, anh ta chỉ thốt được một câu về ông “sếp” mới:
– Thằng cha này khùng quá mạng rồi!
Lần thứ hai, ông Hai đến quận vào lúc tôi đang lên cơn sốt rét nặng. Ông ta đến ngồi cạnh chiếc ghế bố của tôi và cho biết là ông ta hướng dẫn một phái đoàn đến duyệt xét tình hình quân sự. Tôi định gượng dậy. Mấy tuần trước, viên quận trưởng bị thương trong một trận phục kích, tôi được cử xử lý thường vụ Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng. Có một vài sửa đổi về kế hoạch phòng thủ, cần đến sự yểm trợ của Quân Đoàn và Sư Đoàn. Ông Hai cản tôi:
– Ông cứ nằm nghỉ – Mấy cha nội này xuống đây chỉ cốt kiếm cao hổ cốt và thịt nai khô. Sáng nay, lúc mới đến tỉnh đã giở giọng ra rồi. Ông mà xuất hiện, tụi nó lại mè nheo. Nằm đi, bảo thằng Ban 2 và Ban 3 đi theo tôi.
Rồi ông rời phòng tôi. Tiếng người lao xao bên ngoài, tiếng xe rồ máy. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ mệt nhọc.
Ngày hôm qua, ông Hai lên máy gọi tôi về tỉnh và cho biết sẽ có trực thăng đến đón. Ông ta không nói rõ là cần gặp tôi về việc gì. Tôi cũng không hỏi. Được về tỉnh lỵ, được thấy lại áng đèn điện, được gặp mấy thằng bạn “trời đánh” là thích rồi.
Thấy tôi thần người ra, Thắng hỏi”
– Ê, cù lần. Sao thộn mặt ra vậy. Ốm tương tư hả?
– Bậy mày! Hân xen vào – Nó đang lo về sòng xì phé tối nay. Mấy tháng trời nó ở trên núi, ăn toàn hột gà luộc với rau muống. Tiền lương dể dành nhỡ chết mang theo. Đêm nay nó sợ tụi mình lột nó.
Tôi bật cười. René Hân, tay xì phé mới vào nghề, đánh đâu thua đó, trăm trận trăm thua, được anh em cảm phục phong cho chức “thày cúng” mà dám lên giọng đòi lột tôi!
Chiếc xe chạy rẽ vào con đường đất dẫn lên đỉnh núi Nhạn Tôi ngạc nhiên:
– Ơ hay, tụi mày đi đâu thế này ? Cho tao ghé nhà thằng Đức tắm rửa thay quần áo đã chứ!
– Bày đặt! Có hồi nào tao thấy mày tắm rửa đâu – Giọng Sanh – Nhà thằng Đức làm gì có đủ nước cho mày tắm.
Quảng quay sang tôi giải thích: – Tụi nó đang chờ ông trên “Tụ Nghĩa Đường”, thằng Đức cũng lên trên đó rồi.
“Tụ Nghĩa Đường” là tên chúng tôi dùng để gọi đùa mấy căn nhà gỗ cất trên đỉnh núi Nhạn, nơi đóng quân của đơn vị Pháo Binh tăng phái. Bọn chúng tôi, mười mấy tên công chức, sĩ quan chưa vợ, hoặc bỏ vợ con ở nơi khác, chọn địa điểm này làm trụ sở đàn đúm. Một thằng trong bọn, vốn nghiện nặng truyện Tàu, đã gọi nơi này là Tụ Nghĩa Đường của Lương Sơn Bạc. Một thằng khác có máu khôi hài, bỏ công viết bốn chữ “Thế Thiên Hành Đạo” bằng sơn trắng trên tấm vải đen, treo lên giữa căn nhà dành cho sĩ quan. Đồ nghề hành đạo là chiếc bàn gỗ, có lót tấm chăn dạ nhà binh để làm chỗ rút xì – Bộ domino làm bằng vỏ bình điện, hai bàn cờ tướng và mấy chiếc ghế bố mà René Hân đã vui miệng gọi là “a-ba-toa”, mỗi khi có thằng trong bọn mang được chút chất tươi lên núi.
– Tối nay có mục gì không? Tôi hỏi.
– Đương nhiên là phải có – Thắng đáp – Xuân thu nhị kỳ mới được một bữa quần hào đại hội. Những dịp như thế này mà những thằng đang sống sung sướng ở tỉnh lỵ không lo liệu được mục gì ra hồn thì chỉ có nước mang bắn bỏ.
Quảng “trâu nước”, vốn là dân tỉnh lỵ, sợ bị mang đi bắn bỏ, vội vã trấn an:
– Từ từ! Đừng nóng. Đâu khắc có đó!
Chiếc xe dừng lại trên khoảng sân nhỏ lầy lội. Ánh đèn pha rọi vào mấy bộ mặt thấp thoáng ở cửa: Văn, Thuyên, Vệ… Vài dáng đàn bà thấp thoáng phía sau. Thắng vỗ mạnh vào vai Quảng:
– Được, được lắm! Thằng này giỏi. Ngày mai tao làm phiếu đề nghị cho mày lên cấp binh nhất.
– Tháng trước mày đã cho tao lên hạ sĩ rồi mà, thằng tướng cướp!
***
Đêm ấy, chúng tôi thức trắng đêm. Hai chai rượu Tây và bốn con gà luộc được thanh toán ngay trong đợt đầu – Đức, người thánh thiện nhất trong bọn, chỉ thích chầu rìa anh em trong mọi mục, phải lái xe “hạ sơn” hai lần để mua thêm rượu. Đến gần sáng, thuốc lá hết. Thắng bắt đầu đi nhặt những mẩu thuốc tàn, dùng giấy thường vấn lại thành điếu hút. Khói thuốc tỏa ra khét lẹt. Một thằng trong bọn buột miệng chửi:
– Mẹ kiếp! Thằng này đáng lẽ phải hành nghề phú-lít. Mỗi lần có biểu tình, mày chỉ cần ra đứng đầu gió, thở thứ khói thuốc khốn nạn này ra là bà con, cô bác tan hàng hết.
***
Sáng hôm sau, tôi mắt nhắm, mắt mở vào gặp ông Hai. Ông ta nhìn tôi lắc đầu:
– Lần nào có ông về là có loạn. Đêm qua tôi gọi thằng truyền tin thì thằng truyền tin biến mất. Cả mấy thằng bên Thiết Giáp cũng vậy. Mai mốt về làm việc với tôi mà ông còn tiếp tục kiểu này, tôi nhốt ông.
Sau màn chửi bới, ông Hai cho tôi biết là Quân Đoàn đã cử người thay thế tôi. Ngày hôm sau tôi phải về quận để chuẩn bị thủ tục bàn giao và sau đó được về tỉnh nhận nhiệm vụ mới.
Tôi rời phòng ông Hai. Văn và Thắng chờ tôi ở hành lang. Tôi báo tin. Văn toét miệng ra cười. Thắng phóng mấy bước dài đến chiếc xe Jeep đỗ ở cạnh bậc thềm:
– Gút, gút – Hắn dở thứ tiếng Anh giả cầy – Lên đây mày, đi triệu tập tụi nó. Đêm nay nhậu nữa.
***
Tôi về làm việc với Trung Tá Hai gần hai năm. Hai năm với nhiều chuyện vui, buồn. Ông Hai không bao giờ có một lời khen. Ông làm việc cật lực ngày đêm và muốn mọi sĩ quan, nhân viên dưới quyền cũng làm việc như vậy. Ông lại có thành kiến về sự lười biếng của bọn chúng tôi. Trong những phiên họp giải quyết các vấn đề hành chánh hay quân sự, ông Hai thường dành ra khoảng nửa giờ để “lên lớp”. Mỗi lần, phiên họp sắp đến lúc kết thúc, chúng tôi tinh nghịch nhìn nhau, chờ đợi ông mở máy hát.
Ông không bao giờ cười. Họa hoằn lắm mới có một cái nhếch mép. Những ông có máu khôi hài lạnh. Tôi còn nhớ có lần sau cuộc hành quân Vũng Rô, một phái đoàn quân sự cao cấp, gồm các tướng lãnh Việt-Mỹ, đến Phú Yên để nghe thuyết trình về thành quả. Tháp tùng mấy ông mang sao này là một đám sĩ quan cấp Tá, sổ sách, máy móc lăng xăng.
Trong khi ông Hai đang thuyết trình về tổn thất địch, một ông Đại Tá Mỹ, sau khi lấm lét dò tìm phản ứng trên mặt thượng cấp mình, đứng dậy đặt câu hỏi:
– Xin Trung Tá cho biết, trong tổng số thương vong của địch, bao nhiêu phần trăm thiệt hại vì hỏa lực Bộ Binh?
Trung Tá Hai không trả lời ngay. Ông có vẻ suy nghĩ, một lát sau ông nói:
– Tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của Đại Tá ngay lúc này được.
Mọi người có vẻ ngạc nhiên, viên Đại Tá Mỹ cau mày:
– Tại sao vậy Trung Tá?
Ông Hai hơi nhếch mép. Tôi biết ông cố nén cái cười ngạo mạn.
– Tại vì tôi chưa kịp viết thư cho viên tướng cộng sản ở vùng này. Lẽ ra tôi phải viết thư yêu cầu hắn chỉ thị cho binh sĩ của hắn, khi bị sát hại bằng hỏa lực phi pháo thì phải nằm riêng ra một chỗ, khi bị bộ binh bắn chết thì cũng phải nằm riêng ra một chỗ, để chúng ta dễ đếm và làm thống kê Lần này thì chịu. Theo nhận định của Bộ chỉ huy hỗn hợp thì đây là một cuộc hành quân với sự phối hợp hoàn hảo của Thủy, Lục, Không quân. Thương vong của địch rải rác lẫn lộn. Tình thế cũng không cho phép binh sĩ ta ở lại lâu tại vị trí giao tranh để làm thống kê với nhận xét tỷ mỷ. Vì vậy tôi không trả lời được câu hỏi này của Đại Tá.
Trung Tá Hai nén cười được, nhưng chúng tôi thì không. Mặt người sĩ quan đồng minh xám lại. Sau đó, lúc phái đoàn ra về với vẻ mặt không lấy gì làm vui, tôi “bốc” ông Hai:
– Trung Tá chơi cú này coi được.
Ông Hai lắc đầu chán nản:
– Đánh nhau với cộng sản mà các cha ấy cứ công thức, máy móc như vậy làm sao khá nổi!
Chúng tôi kính phục Trung Tá Hai vì sự trong sạch, thái độ ngay thẳng và lòng yêu mến dân chúng thật tình của ông. Trong thời gian phục vụ dưới quyền ông, chúng tôi phải làm việc gấp hai, ba lần hơn khi làm việc với các ông tỉnh trưởng khác, nhưng cũng là thời gian mà chúng tôi cảm thấy thích thú nhất.
***
Trung Tá Hai rời chức vụ Tỉnh trưởng vì một chuyện rất nhỏ. Ngày đó, ông tướng Tư Lệnh Vùng đang say mê một cô ca sĩ. Biết rõ việc này các ông Tỉnh trưởng các tỉnh trong vùng thi nhau làm vui lòng ông tướng. Mỗi lần cô ca sĩ này đến trình diễn tại địa phương, các ông đầu tỉnh thi nhau chiều đón.
Ông Hai không biết điều này và ông cũng không cần tìm biết. Một lần, Ủy Ban Yểm Trợ Chiến Trường địa phương tổ chức một đêm văn nghệ và cử người vào Sàigòn mời nghệ sĩ. Trong đám nghệ sĩ được mời có cả người tình của ông tướng. Buổi chiều, theo dự trù, đoàn nghệ sĩ đến tỉnh, thì gần quá trưa tôi nhận được công điện hỏa tốc của Quân Đoàn báo tin ông tướng sẽ đến tỉnh, để duyệt xét tình hình bình định, phát triển và có thể sẽ ở lại qua đêm. Tôi cầm công điện đến gặp Trung Tá Hai. Ông ta sửa soạn lên xe đi công tác. Chúng tôi đứng ở bậc thềm trước Tòa Hành Chánh, bàn về những điều cần chuẩn bị cho buổi duyệt xét thì Bác sĩ Giao tới. Giao là Trưởng Ty Y Tế, trước đây là bạn thân của ông tướng, khi ông này theo học khóa huấn luyện kỵ binh ở Pháp.
Giao xuống xe chào ông Hai.
– Trung Tá nhận được công điện rồi chứ?
Ông Hai ngạc nhiên:
– Sao ông biết?
– “Me xừ” L. có điện thoại cho tôi – Giao đáp – Chiều nay có em H. ra đâỵ “lủy” muốn ở lại đây với em.
Mặt ông Hai lộ nét bực bội:
– Rồi sao?
Bác sĩ Giao cười cười đáp:
– Tôi đề nghị Trung Tá cho tụi nó mang chiếc xe đen ra phi trường đón em H. về tư thất để chờ ông tướng.
Chiếc xe đen là chiếc công xa dành riêng để đón thượng khách. Từ ngày về đây, tôi chưa hề thấy Trung Tá Hai xử dụng chiếc xe đó lần nào . Những lần có Tướng, Tá đến thăm, ông Hai cũng chỉ dùng xe Jeep đi đón. Tôi thấy mặt ông Hai tím lại, ông chậm rãi:
– Đâu có thể làm như thế được. Phương tiện công chỉ dùng vào việc công. Vả lại – Ông cười nhạt – Tư thất mà tôi hiện xử dụng là dinh Tỉnh Trưởng, chứ có phải là dinh ca sĩ đâu.
Rôi ông lên xe đi, bác sĩ Giao nhìn tôi lắc đầu.
Chiều hôm đó, tôi cùng đi với ông Hai ra phi trường đón phái đoàn của ông tướng. Có lẽ người tình của ông tướng cay cú vì không được ưu đãi hơn các ca sĩ khác, nên đã tìm cách liên lạc và phàn nàn với người yêu. Máy bay đáp xuống, ông tư lệnh cầm gậy chỉ huy xuất hiện ở cửa nhưng không thèm bước xuống. Ông lớn tiếng khiển trách Trung Tá Hai đủ thứ chuyện, từ chuyện cộng sản gia tăng áp lực hoạt động, đến chuyện chương trình bình định không đạt chỉ tiêu, chuyện báo cáo chậm trễ…. Ông la hét đến lúc khản tiếng rồi trở vào đóng sập cửa – Chiếc phi cơ cất cánh.
Trung Tá Hai trèo lên tay lái xe Jeep, bảo tôi:
– Lên đây ông, tụi mình về. Duyệt xét xong rồi.
Một tháng sau, ông Hai bị thay thế. Tôi tiễn ông ra chiếc trực thăng chờ ở sân cỏ Tiểu Khu. Ông cầm trên tay chiếc túi vải nhỏ, loại túi các phi công thường dùng mỗi khi đi bay.
– Tôi cám ơn các ông đã tận tình làm việc với tôi trong thời gian qua – Ông Hai bảo tôi – Có thể người ta cho rằng tụi mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là tụi mình đã làm đúng.
Ông ngừng lại, siết tay tôi, cười – Lần đầu tiên tôi thấy ông cười.
– Ở lại mạnh giỏi. Cố gắng làm việc. Có gì lạ nhớ viết thư cho tôi.
Sau đó tôi được tin ông Hai thăng cấp Đại Tá và được cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Trong một chuyến về Sàigòn, tôi và vài người bạn có ghé thăm ông. Người chỉ huy cũ của tôi vẫn vậy. Vẫn mái tóc cắt thật ngắn, bộ đồ trận bạc màu, tay áo xắn cao. Ông Hai sống nghèo nàn trong căn cư xá dành cho ông.
Rồi ông Hai được cử giữ nhiệm vụ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và thăng cấp Chuẩn Tướng, lúc này tôi đã về Saigòn để đi học. Sau ngày được thăng cấp, Ông Hai có đãi tiệc và cho mời Đức và tôi. Chúng tôi đến trễ, khách khứa ra về gần hết. Ông Hai gọi hai chúng tôi vào phòng làm việc của ông. Chúng tôi uống trà và nhắc lại những kỷ niệm cũ – Đức phàn nàn về những bê bối trong ngành Cảnh Sát. Ông Hai tầm ngâm:
– Tôi biết. Nhưng vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chặn được. Từ ngày về đây, tôi đã gặp nhiều khó khăn. Mình như người vác chiếc thang dài đi trong nhà hẹp, bốn bề đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mà mình thấy phải làm.
Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông, của những người sống trong vũng bùn nhầy nhụa vây phủ, biết mình phải làm gì, nhưng không làm được. Tôi càng hiểu ông hơn, khi tôi được cử giữ một chức vụ tương đối quan trọng. Cảm giác bất lực dày vò thường xuyên – Chỉ riêng việc chống lại sự cám dỗ, giữ cho mình còn chút can đảm đương đầu, không xuôi tay thỏa hiệp đã là điều khó.
Lần chót, tôi ghé thăm ông Hai ở Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ. Vùng rừng núi sình lầy, nơi xuất thân của ông. Lần đó, ông Hai bảo tôi:
– Nghe ông ở chức vụ đó, tôi yên tâm. Công việc hợp với ông. Người như ông làm chỗ đó là phải!
Tôi nói với ông về những khó khăn, trở ngại. Ông Hai cười:
– Tôi biết, tôi biết. Tôi đã đi qua chiếc cầu đó rồi – Ông vỗ vai tôi – Đừng nản. Sớm muộn gì rồi đất nước mình cũng có ngày sáng sủa hơn.
Sau đó, tôi nhận tin ông Hai được cử đi Tư Lệnh Sư Đoàn và đóng quân ở một tỉnh gần thủ đô. Tôi muốn đến thăm ông nhiều lần, nhưng không có dịp.
Đất nước sập đổ – Ở nước ngoài tôi nghe tin ông tự sát. Tôi không ngạc nhiên. Ông không phải là loại người được sinh ra để trốn chạy hay để đầu hàng – Ông là một Chiến Sĩ – Người Chiến Sĩ khi sa cơ phải biết tự quyết định lấy số phận mình…
Trung Tá! Tôi không muốn gọi Trung Tá bằng những chức vụ, cấp bậc về sau – Đại Tá, Chuẩn Tướng… danh từ nghe lạ. Tôi gọi Trung tá là “Ông Hai mai bạc“, “Anh Mũ Nâu“, “Cha Mặt Rằn“, những biệt danh mà trong những ngày tháng ở Phú Yên, chúng tôi vừa bất mãn, vừa kính trọng, đã gán cho Trung Tá – Những danh từ thân thương gợi nhớ đến thời gian chúng mình trần lưng làm việc, thách thức hiểm nguy, khinh thường hết mọi thứ áp lực bẩn thỉu áp xuống từ mọi phía. Sống lây lất ở xứ người, nghĩ về quê hương quằn quại, tôi vẫn vững tin ở điều Trung Tá nói: “Đất nước mình rồi phải có ngày sáng sủa“.
Sao Trung Tá không còn với chúng tôi để nhìn thấy ngày mai rạng rỡ đó?!!!
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so23/anhmunau.htm
Biên Hùng chuyển
Anh Mũ Nâu
Lôi Tam
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai
Trong số Chiến Sĩ các cấp đã tuẫn tiết khi Việt Nam Cộng Hòa bị cưỡng chiếm vào ngày 30-4-75, có năm vị Tướng – Một trong năm vị đó là Chuẩn Tướng Trần Văn Hai – Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB – Ông xuất thân từ Binh Chủng BĐQ, đã từng giữ qua các chức vụ Chỉ Huy Trưởng TTHL/BĐQ Dục Mỹ – Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Cảnh Sát quốc Gia, Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ, Tư Lệnh Biệt Khu 44, Tư Lệnh SĐ.7…. Ở chức vụ nào, Ông cũng hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc, với tinh thần phục vụ cao độ và liêm chính.
Vì tính tình ngay thẳng, nên ông thường là cái “gai” gây khó chịu cho các vị “Tướng” thượng cấp – (Xin phép đặt các vị Tướng này trong ngoặc kép) – Có nhiều đụng chạm đã trở thành giai thoại về ông, được anh em trong quân đội truyền tụng một cách thích thú, đồng thời thương cảm cho ông trong những lần bị chèn ép vô lý, vô đạo.
Bài viết này do nhà văn Lôi Tam, người đã có thời gian cộng tác với Tướng Hai, khi ông làm Tỉnh Trưởng Phú Yên, viết lại – TS/BĐQ chúng tôi ước mong được các vị khác, đã có những kỷ niệm vui, buồn với Tướng Hai, tại các đơn vị mà ông phục vụ, viết lên, để chia sẻ với nhau gương anh dũng của một vị Tướng, rất xứng đáng với câu: “Sinh vi Tướng – Tử vi Thần“.
TS/BĐQ.
Vài hàng về Tác Giả:
Nhà văn Lôi Tam tên thật là Lê Đình Lãm, sinh năm 1938 tại Thừa Thiên, chánh quán Quảng Nam. Cựu công chức VNCH, hiện định cư tại California.
Đã viết trên các Tạp chí, Nhật báo tại Huế và Sàigòn trước 1975: Mùa Lúa Mới, Sáng Tạo, Gió Mới, Văn Học..
Tác phẩm đã xuất bản: Tên Đời (1980)
Trích trong Tác Giả VN trang 304, Của Lê Bảo Hoàng.
Trực thăng đáp xuống phi trường quân sự Chóp Chài vào lúc xẩm tối. Trời mưa. Quảng, đầu trần, đứng chờ tôi ở chiếc xe hai ngựa đỗ ở cuối phi đạo. Tôi quay lại đỡ chiếc sắc nhỏ từ tay người phụ hoa tiêu. Cánh quạt thổi mưa vào mặt tôi lạnh rát.
– Ê, cẩn thận. Tàu bay nó thổi ông bay mất bây giờ – Viên sĩ quan hoa tiêu cười với tôi.
– Ở lại “dzui dzẻ”. Tụi này dọt đây!
Tôi cố hét to trong tiến gầm ầm của động cơ:
– Thôi xin ông. Vào phố kiếm cái gì ăn đã.
– Trễ quá rồi. Coi bộ ông muốn tụi tôi xuống Vũng Rô ngủ với cá hả? Mai mốt tụi này ra lại mà lo gì!
***
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai
Tôi chạy nhanh lại chỗ đậu xe. Sau lưng tôi chiếc trực thăng rồ máy từ từ bốc lên cao. Quảng vuốt nước mưa đọng trên mặt, bước vào xe, với tay mở cánh cửa phía bên kia cho tôi.
– Chờ lâu quá. Tưởng ông không xuống được.
Tôi quay lại, mấy bộ mặt lố nhố đằng sau. Thắng, Sanh, Hân. Tôi ngửi được mùi thuốc lá đen mà Thắng thường hút.
– Cho tao một điếu coi, thằng tướng cướp!
Thắng với đôi vai hơi gù và cặp lông mày chổi xể, mang hỗn danh “tướng cướp” từ những ngày còn đi học, lừng khừng rút bao thuốc là chìa ra phía trước:
– Tụi tao ra đây chờ từ lúc 4 giờ chiều. Đã mấy lần định về, vì tưởng mày đâm đầu vào núi rồi. Gọi máy lên Quận, tụi nó trả lời là: “Đại bàng đã cất cánh”. Mẹ kiếp, đại bàng cái con củ… Mày mà là đại bàng thì ông đây là khủng long à?
Hân, nguyên là dân học trò trường Tây, đi đâu cũng dắt theo con chó béc-giê nên được gọi là René Hân, lên tiếng:
– Đừng mắng nó tội nghiệp. Nó ở núi lâu ngày, chơi toàn với mọi, nên lâu lâu có những trò “nhà quê” như thế.
-Tụi mày bỏ hết công việc ra đây – Tôi lảng sang chuyện khác – Mai mốt anh mũ nâu lại gọi vào chửi cho cả đám.
“Anh Mũ Nâu” là biệt danh chúng tôi vẫn dùng để gọi Trung Tá Hai, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, vốn xuất thân là dân Biệt Động Quân. Thắng xì một tiếng:
-Ới , ăn nhằm gì. Chửi bới là nghề của anh ấy. Không có chuyện cho anh ấy chửi, anh ấy bệnh ngay. Dưới mắt anh ấy, cả nước An Nam Cộng Huề này chỉ có mình anh ấy là khá, kỳ dư còn lại là một lũ ăn hại đái nát. Cách đây hơn một tháng, tụi tao về tỉnh họp. Sau phiên họp, tao và thằng Văn mượn được cái xe, đánh một vòng ra phố. Bất ngờ gặp anh ấy giữa đường, anh ấy chỉ hỏi vỏn vẹn một câu” “Các ông còn ở đây à?”, rồi hốt cả hai thằng lên xe Jeep của anh ấy, chở ra đây, gọi Mẽo lấy máy bay, đích thân áp giải hai đứa tao về quận, Mẹ, anh ấy ỷ lon to, chơi ép anh em quá!
Sanh, từ nãy vẫn yên lặng, bắt đầu lên tiếng:
– Tụi mày chửi anh ấy cũng tội nghiệp. Phải công nhận là anh ấy có thiện chí. Nước mình mà được vài mươi mạng như anh ấy thì cũng đỡ khổ!
– Đỡ quá chứ cũng đỡ gì – Quảng “trâu nước” hay Quảng “Quách Tĩnh”, Trưởng Ty Thanh Niên, người vốn rất ít chịu góp ý kiến về những vấn đề đứng đắn – tán đồng:
– Chỉ nguyên việc anh ấy không ăn bẩn là tao sợ anh ấy rồi!
Tôi cũng nghĩ như Sanh và Quảng. Ông Hai là người chỉ huy trong sạch duy nhất, mà tôi được biết từ ngày ra trường.
***
Tôi còn nhớ lần gặp gỡ đầu tiên giữa ông ta và tôi. Dịp đó xảy ra một tuần sau khi ông Hai về nhận chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng. Buổi sáng hôm đó, tôi bận điều khiển mấy trung đội Nghĩa Quân và Địa Phương Quân bảo vệ cho nhân viên công chánh ủi rừng, lập khu định cư cho một số đồng bào Thượng từ vùng giáp ranh Phú Bổn lánh nạn về quận lỵ. Đến quá trưa, trong khi tôi và các binh sĩ nhâm nhi nắm cơm vắt, thì viên Quận Trưởng qua máy truyền tin, gọi tôi về để gặp tân Thiếu Tá Tỉnh Trưởng. Lúc ấy ông Hai còn là Thiếu Tá.
Hình ảnh đầu tiên tôi ghi nhận nơi ông Hai là mái tóc cắt ngắn, làn da rám nắng và cái bắt tay thật chặt.
Ông Hai hỏi tôi:
– Sao ông Phó, công việc khai quang ra sao?
Tôi nói sơ lược về công việc. Trong những ngày qua không có việc gì xảy ra. Nhưng có thể trong những ngày về sau, khi đã theo dõi thời biểu làm việc, cộng quân sẽ có kế hoạch quấy phá. Bởi vậy tôi quyết định bắt đầu từ ngày mai, sau bốn giờ chiều, toán nhân viên Công Chánh ngưng làm việc và mang tất cả máy móc, dụng cụ về quận. Các Trung đội Nghĩa quân và Địa Phương quân sẽ luân phiên nằm tại địa điểm qua đêm. Các sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Chi Khu cũng sẽ luân phiên ở lại với binh sĩ.
Ông Hai cau mày:
– Làm vậy liệu công việc có chậm đi không?
Tôi cảm thấy khó chịu. Ông ta là người mới, không thể biết rõ tình hình điạ phương hơn tôi. Vùng núi, trời đổ tối rất nhanh. Vào mùa này, sau 5 giờ chiều, mặt trời khuất xuống sau núi, sương khô bốc lên dày đặc và đêm ập đến. “Lại thêm một ông nhà binh cóc biết gì, chỉ hấp tấp làm nhanh để báo cáo, lấy điểm”.
– Thưa Thiếu Tá, tôi thấy không có cách nào khác – Tôi hơi gằn giọng – Thà mình làm chậm đi vài ngày mà không có gì đáng tiếc xảy ra, còn hơn là có việc người bị chết, xe bị đốt. Nhân viên Công Chánh không phải là Công Binh Chiến Đấu. Xảy ra điều gì họ mất tinh thần, công việc sẽ gián đoạn.
– Mình đang đánh nhau – Ông Hai chặn lời tôi – Mọi người đêu phải tự coi mình là lính. Không có chuyện phân biệt quân nhân, công chức. Ai cũng có bổn phận giống nhau.
Tôi lắc đầu:
– Khác nhiều chứ Thiếu Tá. Mỗi loại người được huấn luyện, sinh hoạt trong mỗi hoàn cảnh, môi trường khác nhau, có những phản ứng và thái độ chấp nhận hiểm nguy khác nhau.
Tôi ngừng lại. Ông Hai có vẻ suy nghĩ. Tôi chờ đợi ông nổi nóng. Dưới mắt ông, có lẽ tôi cũng chỉ là một tên công chức ăn hại, khoác chiếc áo nhà binh. Tôi biết ông Hai có thể có những quyết định tệ hại nhất dành cho tôi. Có điều đây là dịp để tôi nói hết những điều tôi nghĩ. Tôi tiếp:
– Thưa Thiếu Tá, tôi cũng không đồng ý về việc chọn địa điểm định cư của Trung Ương và Quân Đoàn. Trong tương lai, đồng bào sẽ phải làm rẫy, buôn bán để tiến tới tự túc. Liệu lúc đó mình có đủ lực lượng để bảo vệ an ninh cho họ không? Thú thật, tôi không tin là mình làm nổi. Giải quyết vấn đề bằng một giải pháp hấp tấp, vá víu tức là không giải quyết được gì hết mà còn tạo thêm những khó khăn mới.
Ông Hai quay sang hỏi viên Quận Trưởng:
– Tại sao các ông không đưa ý kiến từ trước?
Viên Quận Trưởng bối rối. Tôi đáp:
– Tôi có dự phiên họp ở Quân Đoàn. Tôi được trình bày ý kiến 3 phút. Ba phút. Người ta giải quyết một vấn đề ở chốn đèo heo hút gió này bằng một phiên họp của mấy ông lớn từ Sàigòn ra và những quan to ở Sư Đoàn, Quân Đoàn. Một phiên họp chỉ kéo dài không đầy ba mươi lăm phút và vài phút bay trực thăng ở cao độ mấy chục nghìn bộ trên khu vực này. Tôi, đại diện cho chính quyền địa phương, giới chức chịu trách nhiệm thi hành kế hoạch, chỉ được nói có ba phút và tôi biết chắc chắn rằng, không một người nào trong phiên họp để ý đến ý kiến của tôi, bởi lẽ tôi là sỹ quan cấp thấp nhất.
Tôi nói một hơi không nghỉ. Nói cho hả giận. Tôi biết ông Hai không tham dự trong quyết định này. Ngày đó ông chưa là Tỉnh Trưởng. Nhưng ông ta đứng đó, trước mặt tôi, tượng trưng cho một bộ máy điều khiển tắc trách và xuẩn ngốc. Tôi muốn húc đổ bức tường chắn bước đó, rồi muốn ra sao thì ra. Nhưng ông Hai không nổi giận. Ông trầm ngâm một lát rồi bảo tôi:
– Thôi được. Câu chuyện lỡ rồi. Chỉ còn một cách là làm sao để tránh những kết quả tệ hại. Tôi để ông toàn quyền. Cố gắng hoàn tất công việc càng sớm càng tốt. Đừng để đồng bào phải sống lây lất trong các địa điểm tạm trú. Cần gì, cứ liên lạc thẳng với tôi, tôi sẽ ráng chạy đủ phương tiện cho ông.
Tôi thấy viên Quận Trưởng thở phào nhẹ nhõm. Ông Hai từ chối bữa cơm trưa và cùng viên Quận Trưởng đi bằng đường bộ sang quận Phú Đức, một quận địa đầu, nằm cách quận tôi khoảng 6 cây số . Buổi chiều, viên Quận trưởng trở về mặt mày phờ phạc. Thấy tôi, anh ta chỉ thốt được một câu về ông “sếp” mới:
– Thằng cha này khùng quá mạng rồi!
Lần thứ hai, ông Hai đến quận vào lúc tôi đang lên cơn sốt rét nặng. Ông ta đến ngồi cạnh chiếc ghế bố của tôi và cho biết là ông ta hướng dẫn một phái đoàn đến duyệt xét tình hình quân sự. Tôi định gượng dậy. Mấy tuần trước, viên quận trưởng bị thương trong một trận phục kích, tôi được cử xử lý thường vụ Quận trưởng kiêm Chi Khu trưởng. Có một vài sửa đổi về kế hoạch phòng thủ, cần đến sự yểm trợ của Quân Đoàn và Sư Đoàn. Ông Hai cản tôi:
– Ông cứ nằm nghỉ – Mấy cha nội này xuống đây chỉ cốt kiếm cao hổ cốt và thịt nai khô. Sáng nay, lúc mới đến tỉnh đã giở giọng ra rồi. Ông mà xuất hiện, tụi nó lại mè nheo. Nằm đi, bảo thằng Ban 2 và Ban 3 đi theo tôi.
Rồi ông rời phòng tôi. Tiếng người lao xao bên ngoài, tiếng xe rồ máy. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ mệt nhọc.
Ngày hôm qua, ông Hai lên máy gọi tôi về tỉnh và cho biết sẽ có trực thăng đến đón. Ông ta không nói rõ là cần gặp tôi về việc gì. Tôi cũng không hỏi. Được về tỉnh lỵ, được thấy lại áng đèn điện, được gặp mấy thằng bạn “trời đánh” là thích rồi.
Thấy tôi thần người ra, Thắng hỏi”
– Ê, cù lần. Sao thộn mặt ra vậy. Ốm tương tư hả?
– Bậy mày! Hân xen vào – Nó đang lo về sòng xì phé tối nay. Mấy tháng trời nó ở trên núi, ăn toàn hột gà luộc với rau muống. Tiền lương dể dành nhỡ chết mang theo. Đêm nay nó sợ tụi mình lột nó.
Tôi bật cười. René Hân, tay xì phé mới vào nghề, đánh đâu thua đó, trăm trận trăm thua, được anh em cảm phục phong cho chức “thày cúng” mà dám lên giọng đòi lột tôi!
Chiếc xe chạy rẽ vào con đường đất dẫn lên đỉnh núi Nhạn Tôi ngạc nhiên:
– Ơ hay, tụi mày đi đâu thế này ? Cho tao ghé nhà thằng Đức tắm rửa thay quần áo đã chứ!
– Bày đặt! Có hồi nào tao thấy mày tắm rửa đâu – Giọng Sanh – Nhà thằng Đức làm gì có đủ nước cho mày tắm.
Quảng quay sang tôi giải thích: – Tụi nó đang chờ ông trên “Tụ Nghĩa Đường”, thằng Đức cũng lên trên đó rồi.
“Tụ Nghĩa Đường” là tên chúng tôi dùng để gọi đùa mấy căn nhà gỗ cất trên đỉnh núi Nhạn, nơi đóng quân của đơn vị Pháo Binh tăng phái. Bọn chúng tôi, mười mấy tên công chức, sĩ quan chưa vợ, hoặc bỏ vợ con ở nơi khác, chọn địa điểm này làm trụ sở đàn đúm. Một thằng trong bọn, vốn nghiện nặng truyện Tàu, đã gọi nơi này là Tụ Nghĩa Đường của Lương Sơn Bạc. Một thằng khác có máu khôi hài, bỏ công viết bốn chữ “Thế Thiên Hành Đạo” bằng sơn trắng trên tấm vải đen, treo lên giữa căn nhà dành cho sĩ quan. Đồ nghề hành đạo là chiếc bàn gỗ, có lót tấm chăn dạ nhà binh để làm chỗ rút xì – Bộ domino làm bằng vỏ bình điện, hai bàn cờ tướng và mấy chiếc ghế bố mà René Hân đã vui miệng gọi là “a-ba-toa”, mỗi khi có thằng trong bọn mang được chút chất tươi lên núi.
– Tối nay có mục gì không? Tôi hỏi.
– Đương nhiên là phải có – Thắng đáp – Xuân thu nhị kỳ mới được một bữa quần hào đại hội. Những dịp như thế này mà những thằng đang sống sung sướng ở tỉnh lỵ không lo liệu được mục gì ra hồn thì chỉ có nước mang bắn bỏ.
Quảng “trâu nước”, vốn là dân tỉnh lỵ, sợ bị mang đi bắn bỏ, vội vã trấn an:
– Từ từ! Đừng nóng. Đâu khắc có đó!
Chiếc xe dừng lại trên khoảng sân nhỏ lầy lội. Ánh đèn pha rọi vào mấy bộ mặt thấp thoáng ở cửa: Văn, Thuyên, Vệ… Vài dáng đàn bà thấp thoáng phía sau. Thắng vỗ mạnh vào vai Quảng:
– Được, được lắm! Thằng này giỏi. Ngày mai tao làm phiếu đề nghị cho mày lên cấp binh nhất.
– Tháng trước mày đã cho tao lên hạ sĩ rồi mà, thằng tướng cướp!
***
Đêm ấy, chúng tôi thức trắng đêm. Hai chai rượu Tây và bốn con gà luộc được thanh toán ngay trong đợt đầu – Đức, người thánh thiện nhất trong bọn, chỉ thích chầu rìa anh em trong mọi mục, phải lái xe “hạ sơn” hai lần để mua thêm rượu. Đến gần sáng, thuốc lá hết. Thắng bắt đầu đi nhặt những mẩu thuốc tàn, dùng giấy thường vấn lại thành điếu hút. Khói thuốc tỏa ra khét lẹt. Một thằng trong bọn buột miệng chửi:
– Mẹ kiếp! Thằng này đáng lẽ phải hành nghề phú-lít. Mỗi lần có biểu tình, mày chỉ cần ra đứng đầu gió, thở thứ khói thuốc khốn nạn này ra là bà con, cô bác tan hàng hết.
***
Sáng hôm sau, tôi mắt nhắm, mắt mở vào gặp ông Hai. Ông ta nhìn tôi lắc đầu:
– Lần nào có ông về là có loạn. Đêm qua tôi gọi thằng truyền tin thì thằng truyền tin biến mất. Cả mấy thằng bên Thiết Giáp cũng vậy. Mai mốt về làm việc với tôi mà ông còn tiếp tục kiểu này, tôi nhốt ông.
Sau màn chửi bới, ông Hai cho tôi biết là Quân Đoàn đã cử người thay thế tôi. Ngày hôm sau tôi phải về quận để chuẩn bị thủ tục bàn giao và sau đó được về tỉnh nhận nhiệm vụ mới.
Tôi rời phòng ông Hai. Văn và Thắng chờ tôi ở hành lang. Tôi báo tin. Văn toét miệng ra cười. Thắng phóng mấy bước dài đến chiếc xe Jeep đỗ ở cạnh bậc thềm:
– Gút, gút – Hắn dở thứ tiếng Anh giả cầy – Lên đây mày, đi triệu tập tụi nó. Đêm nay nhậu nữa.
***
Tôi về làm việc với Trung Tá Hai gần hai năm. Hai năm với nhiều chuyện vui, buồn. Ông Hai không bao giờ có một lời khen. Ông làm việc cật lực ngày đêm và muốn mọi sĩ quan, nhân viên dưới quyền cũng làm việc như vậy. Ông lại có thành kiến về sự lười biếng của bọn chúng tôi. Trong những phiên họp giải quyết các vấn đề hành chánh hay quân sự, ông Hai thường dành ra khoảng nửa giờ để “lên lớp”. Mỗi lần, phiên họp sắp đến lúc kết thúc, chúng tôi tinh nghịch nhìn nhau, chờ đợi ông mở máy hát.
Ông không bao giờ cười. Họa hoằn lắm mới có một cái nhếch mép. Những ông có máu khôi hài lạnh. Tôi còn nhớ có lần sau cuộc hành quân Vũng Rô, một phái đoàn quân sự cao cấp, gồm các tướng lãnh Việt-Mỹ, đến Phú Yên để nghe thuyết trình về thành quả. Tháp tùng mấy ông mang sao này là một đám sĩ quan cấp Tá, sổ sách, máy móc lăng xăng.
Trong khi ông Hai đang thuyết trình về tổn thất địch, một ông Đại Tá Mỹ, sau khi lấm lét dò tìm phản ứng trên mặt thượng cấp mình, đứng dậy đặt câu hỏi:
– Xin Trung Tá cho biết, trong tổng số thương vong của địch, bao nhiêu phần trăm thiệt hại vì hỏa lực Bộ Binh?
Trung Tá Hai không trả lời ngay. Ông có vẻ suy nghĩ, một lát sau ông nói:
– Tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của Đại Tá ngay lúc này được.
Mọi người có vẻ ngạc nhiên, viên Đại Tá Mỹ cau mày:
– Tại sao vậy Trung Tá?
Ông Hai hơi nhếch mép. Tôi biết ông cố nén cái cười ngạo mạn.
– Tại vì tôi chưa kịp viết thư cho viên tướng cộng sản ở vùng này. Lẽ ra tôi phải viết thư yêu cầu hắn chỉ thị cho binh sĩ của hắn, khi bị sát hại bằng hỏa lực phi pháo thì phải nằm riêng ra một chỗ, khi bị bộ binh bắn chết thì cũng phải nằm riêng ra một chỗ, để chúng ta dễ đếm và làm thống kê Lần này thì chịu. Theo nhận định của Bộ chỉ huy hỗn hợp thì đây là một cuộc hành quân với sự phối hợp hoàn hảo của Thủy, Lục, Không quân. Thương vong của địch rải rác lẫn lộn. Tình thế cũng không cho phép binh sĩ ta ở lại lâu tại vị trí giao tranh để làm thống kê với nhận xét tỷ mỷ. Vì vậy tôi không trả lời được câu hỏi này của Đại Tá.
Trung Tá Hai nén cười được, nhưng chúng tôi thì không. Mặt người sĩ quan đồng minh xám lại. Sau đó, lúc phái đoàn ra về với vẻ mặt không lấy gì làm vui, tôi “bốc” ông Hai:
– Trung Tá chơi cú này coi được.
Ông Hai lắc đầu chán nản:
– Đánh nhau với cộng sản mà các cha ấy cứ công thức, máy móc như vậy làm sao khá nổi!
Chúng tôi kính phục Trung Tá Hai vì sự trong sạch, thái độ ngay thẳng và lòng yêu mến dân chúng thật tình của ông. Trong thời gian phục vụ dưới quyền ông, chúng tôi phải làm việc gấp hai, ba lần hơn khi làm việc với các ông tỉnh trưởng khác, nhưng cũng là thời gian mà chúng tôi cảm thấy thích thú nhất.
***
Trung Tá Hai rời chức vụ Tỉnh trưởng vì một chuyện rất nhỏ. Ngày đó, ông tướng Tư Lệnh Vùng đang say mê một cô ca sĩ. Biết rõ việc này các ông Tỉnh trưởng các tỉnh trong vùng thi nhau làm vui lòng ông tướng. Mỗi lần cô ca sĩ này đến trình diễn tại địa phương, các ông đầu tỉnh thi nhau chiều đón.
Ông Hai không biết điều này và ông cũng không cần tìm biết. Một lần, Ủy Ban Yểm Trợ Chiến Trường địa phương tổ chức một đêm văn nghệ và cử người vào Sàigòn mời nghệ sĩ. Trong đám nghệ sĩ được mời có cả người tình của ông tướng. Buổi chiều, theo dự trù, đoàn nghệ sĩ đến tỉnh, thì gần quá trưa tôi nhận được công điện hỏa tốc của Quân Đoàn báo tin ông tướng sẽ đến tỉnh, để duyệt xét tình hình bình định, phát triển và có thể sẽ ở lại qua đêm. Tôi cầm công điện đến gặp Trung Tá Hai. Ông ta sửa soạn lên xe đi công tác. Chúng tôi đứng ở bậc thềm trước Tòa Hành Chánh, bàn về những điều cần chuẩn bị cho buổi duyệt xét thì Bác sĩ Giao tới. Giao là Trưởng Ty Y Tế, trước đây là bạn thân của ông tướng, khi ông này theo học khóa huấn luyện kỵ binh ở Pháp.
Giao xuống xe chào ông Hai.
– Trung Tá nhận được công điện rồi chứ?
Ông Hai ngạc nhiên:
– Sao ông biết?
– “Me xừ” L. có điện thoại cho tôi – Giao đáp – Chiều nay có em H. ra đâỵ “lủy” muốn ở lại đây với em.
Mặt ông Hai lộ nét bực bội:
– Rồi sao?
Bác sĩ Giao cười cười đáp:
– Tôi đề nghị Trung Tá cho tụi nó mang chiếc xe đen ra phi trường đón em H. về tư thất để chờ ông tướng.
Chiếc xe đen là chiếc công xa dành riêng để đón thượng khách. Từ ngày về đây, tôi chưa hề thấy Trung Tá Hai xử dụng chiếc xe đó lần nào . Những lần có Tướng, Tá đến thăm, ông Hai cũng chỉ dùng xe Jeep đi đón. Tôi thấy mặt ông Hai tím lại, ông chậm rãi:
– Đâu có thể làm như thế được. Phương tiện công chỉ dùng vào việc công. Vả lại – Ông cười nhạt – Tư thất mà tôi hiện xử dụng là dinh Tỉnh Trưởng, chứ có phải là dinh ca sĩ đâu.
Rôi ông lên xe đi, bác sĩ Giao nhìn tôi lắc đầu.
Chiều hôm đó, tôi cùng đi với ông Hai ra phi trường đón phái đoàn của ông tướng. Có lẽ người tình của ông tướng cay cú vì không được ưu đãi hơn các ca sĩ khác, nên đã tìm cách liên lạc và phàn nàn với người yêu. Máy bay đáp xuống, ông tư lệnh cầm gậy chỉ huy xuất hiện ở cửa nhưng không thèm bước xuống. Ông lớn tiếng khiển trách Trung Tá Hai đủ thứ chuyện, từ chuyện cộng sản gia tăng áp lực hoạt động, đến chuyện chương trình bình định không đạt chỉ tiêu, chuyện báo cáo chậm trễ…. Ông la hét đến lúc khản tiếng rồi trở vào đóng sập cửa – Chiếc phi cơ cất cánh.
Trung Tá Hai trèo lên tay lái xe Jeep, bảo tôi:
– Lên đây ông, tụi mình về. Duyệt xét xong rồi.
Một tháng sau, ông Hai bị thay thế. Tôi tiễn ông ra chiếc trực thăng chờ ở sân cỏ Tiểu Khu. Ông cầm trên tay chiếc túi vải nhỏ, loại túi các phi công thường dùng mỗi khi đi bay.
– Tôi cám ơn các ông đã tận tình làm việc với tôi trong thời gian qua – Ông Hai bảo tôi – Có thể người ta cho rằng tụi mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là tụi mình đã làm đúng.
Ông ngừng lại, siết tay tôi, cười – Lần đầu tiên tôi thấy ông cười.
– Ở lại mạnh giỏi. Cố gắng làm việc. Có gì lạ nhớ viết thư cho tôi.
Sau đó tôi được tin ông Hai thăng cấp Đại Tá và được cử giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân. Trong một chuyến về Sàigòn, tôi và vài người bạn có ghé thăm ông. Người chỉ huy cũ của tôi vẫn vậy. Vẫn mái tóc cắt thật ngắn, bộ đồ trận bạc màu, tay áo xắn cao. Ông Hai sống nghèo nàn trong căn cư xá dành cho ông.
Rồi ông Hai được cử giữ nhiệm vụ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và thăng cấp Chuẩn Tướng, lúc này tôi đã về Saigòn để đi học. Sau ngày được thăng cấp, Ông Hai có đãi tiệc và cho mời Đức và tôi. Chúng tôi đến trễ, khách khứa ra về gần hết. Ông Hai gọi hai chúng tôi vào phòng làm việc của ông. Chúng tôi uống trà và nhắc lại những kỷ niệm cũ – Đức phàn nàn về những bê bối trong ngành Cảnh Sát. Ông Hai tầm ngâm:
– Tôi biết. Nhưng vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chặn được. Từ ngày về đây, tôi đã gặp nhiều khó khăn. Mình như người vác chiếc thang dài đi trong nhà hẹp, bốn bề đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mà mình thấy phải làm.
Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông, của những người sống trong vũng bùn nhầy nhụa vây phủ, biết mình phải làm gì, nhưng không làm được. Tôi càng hiểu ông hơn, khi tôi được cử giữ một chức vụ tương đối quan trọng. Cảm giác bất lực dày vò thường xuyên – Chỉ riêng việc chống lại sự cám dỗ, giữ cho mình còn chút can đảm đương đầu, không xuôi tay thỏa hiệp đã là điều khó.
Lần chót, tôi ghé thăm ông Hai ở Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ. Vùng rừng núi sình lầy, nơi xuất thân của ông. Lần đó, ông Hai bảo tôi:
– Nghe ông ở chức vụ đó, tôi yên tâm. Công việc hợp với ông. Người như ông làm chỗ đó là phải!
Tôi nói với ông về những khó khăn, trở ngại. Ông Hai cười:
– Tôi biết, tôi biết. Tôi đã đi qua chiếc cầu đó rồi – Ông vỗ vai tôi – Đừng nản. Sớm muộn gì rồi đất nước mình cũng có ngày sáng sủa hơn.
Sau đó, tôi nhận tin ông Hai được cử đi Tư Lệnh Sư Đoàn và đóng quân ở một tỉnh gần thủ đô. Tôi muốn đến thăm ông nhiều lần, nhưng không có dịp.
Đất nước sập đổ – Ở nước ngoài tôi nghe tin ông tự sát. Tôi không ngạc nhiên. Ông không phải là loại người được sinh ra để trốn chạy hay để đầu hàng – Ông là một Chiến Sĩ – Người Chiến Sĩ khi sa cơ phải biết tự quyết định lấy số phận mình…
Trung Tá! Tôi không muốn gọi Trung Tá bằng những chức vụ, cấp bậc về sau – Đại Tá, Chuẩn Tướng… danh từ nghe lạ. Tôi gọi Trung tá là “Ông Hai mai bạc“, “Anh Mũ Nâu“, “Cha Mặt Rằn“, những biệt danh mà trong những ngày tháng ở Phú Yên, chúng tôi vừa bất mãn, vừa kính trọng, đã gán cho Trung Tá – Những danh từ thân thương gợi nhớ đến thời gian chúng mình trần lưng làm việc, thách thức hiểm nguy, khinh thường hết mọi thứ áp lực bẩn thỉu áp xuống từ mọi phía. Sống lây lất ở xứ người, nghĩ về quê hương quằn quại, tôi vẫn vững tin ở điều Trung Tá nói: “Đất nước mình rồi phải có ngày sáng sủa“.
Sao Trung Tá không còn với chúng tôi để nhìn thấy ngày mai rạng rỡ đó?!!!
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so23/anhmunau.htm
Biên Hùng chuyển