Kinh Khổ
BA SON & CHÙA LIÊN TRÌ
12-9-2016
Ngay cả khi Chính quyền không coi thần thánh ra gì, tôi vẫn không thể giải thích vì sao họ cứ phải “giải tỏa” bằng được chùa Liên Trì hay các công trình của Dòng Mến Thánh Giá. Các cơ sở tôn giáo này tuy mới xây dựng từ thập niên 1960 nhưng nó là những dấu vết “xưa nhất”, xứng đáng lưu giữ nhất của vùng đất này.
Đành rằng, Thủ Thiêm sẽ là một đô thị hoàn toàn mới nhưng phải chăng đã mới thì không cần kết nối với quá khứ, phố xá không cần có linh hồn.
Về chính trị, có nên sợ hãi các vị hòa thượng thuộc Giáo hội Việt Nam Thống Nhất đến vậy không (đập phá chùa chiền đáng sợ hơn chứ).
Về kinh tế, ngay cả khi lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất, tôi tin, Thủ Thiêm sẽ giá trị hơn nếu giữ được các khoảng lặng cho phố thị như nhà dòng Thủ Thiêm và chùa Liên Trì.
Với Ba Son. Nếu dân chúng Sài Gòn có quyền, tôi nghĩ họ sẽ biểu quyết giữ phần đất này lại để làm công viên bảo tàng (bao gồm cả những phần xứng đáng bảo tồn của cảng và công xưởng).
Trong thập niên 1990s, Thành phố và Chính phủ rất muốn dân sự hóa Ba Son mà không ai đủ sức vượt qua thành trì Lê Đức Anh. Nay, “vó ngựa vinhomes” vừa chạm tới Tân Cảng, Ba Son đã quẳng hết gươm giáo.
Nếu tôi là anh Vượng, tôi sẽ chỉ “phân lô bán nền” một phần ba Ba Son, bảo tồn những công trình cổ xưa nhất, có giá trị nhất. Đặc biệt, đề nghị Bộ Tư lệnh Hải quân giữ lại ở đó một đơn vị vệ binh, lúc nào cũng ăn mặc đẹp và thỉnh thoảng lại cho từng tốp nhỏ tập diễu hành.
Cho dù bến tàu xưa rồi sẽ trở thành bến du thuyền, nếu là tôi, tôi sẽ đưa vài con tàu thuộc đoàn tàu không số về đó, neo đậu bên cạnh hộ tống hạm Nhựt Tảo và khu trục hạm Trần Khánh Dư.
Ba Son sẽ trở thành một nơi ăn uống, mua sắm và du lịch sang trọng nhất. Anh Vượng lúc đó sẽ danh giá hơn; căn hộ Ba Son lúc đó sẽ rất mắc chứ không phải rao như giá hàng chợ hiện nay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
BA SON & CHÙA LIÊN TRÌ
12-9-2016
Ngay cả khi Chính quyền không coi thần thánh ra gì, tôi vẫn không thể giải thích vì sao họ cứ phải “giải tỏa” bằng được chùa Liên Trì hay các công trình của Dòng Mến Thánh Giá. Các cơ sở tôn giáo này tuy mới xây dựng từ thập niên 1960 nhưng nó là những dấu vết “xưa nhất”, xứng đáng lưu giữ nhất của vùng đất này.
Đành rằng, Thủ Thiêm sẽ là một đô thị hoàn toàn mới nhưng phải chăng đã mới thì không cần kết nối với quá khứ, phố xá không cần có linh hồn.
Về chính trị, có nên sợ hãi các vị hòa thượng thuộc Giáo hội Việt Nam Thống Nhất đến vậy không (đập phá chùa chiền đáng sợ hơn chứ).
Về kinh tế, ngay cả khi lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất, tôi tin, Thủ Thiêm sẽ giá trị hơn nếu giữ được các khoảng lặng cho phố thị như nhà dòng Thủ Thiêm và chùa Liên Trì.
Với Ba Son. Nếu dân chúng Sài Gòn có quyền, tôi nghĩ họ sẽ biểu quyết giữ phần đất này lại để làm công viên bảo tàng (bao gồm cả những phần xứng đáng bảo tồn của cảng và công xưởng).
Trong thập niên 1990s, Thành phố và Chính phủ rất muốn dân sự hóa Ba Son mà không ai đủ sức vượt qua thành trì Lê Đức Anh. Nay, “vó ngựa vinhomes” vừa chạm tới Tân Cảng, Ba Son đã quẳng hết gươm giáo.
Nếu tôi là anh Vượng, tôi sẽ chỉ “phân lô bán nền” một phần ba Ba Son, bảo tồn những công trình cổ xưa nhất, có giá trị nhất. Đặc biệt, đề nghị Bộ Tư lệnh Hải quân giữ lại ở đó một đơn vị vệ binh, lúc nào cũng ăn mặc đẹp và thỉnh thoảng lại cho từng tốp nhỏ tập diễu hành.
Cho dù bến tàu xưa rồi sẽ trở thành bến du thuyền, nếu là tôi, tôi sẽ đưa vài con tàu thuộc đoàn tàu không số về đó, neo đậu bên cạnh hộ tống hạm Nhựt Tảo và khu trục hạm Trần Khánh Dư.
Ba Son sẽ trở thành một nơi ăn uống, mua sắm và du lịch sang trọng nhất. Anh Vượng lúc đó sẽ danh giá hơn; căn hộ Ba Son lúc đó sẽ rất mắc chứ không phải rao như giá hàng chợ hiện nay.