Cà Kê Dê Ngỗng
BÀN VỀ TÍNH NHẤT QUÁN TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA ĐCS - ĐỖ NGÀ
Tính nhất quán nghĩa là cả hệ thống cùng đi theo một hướng, không có sự mâu thuẫn. Khi CS dùng từ nhất quán thì chúng ta hiểu họ thống nhất cách hành động từ Trung Ương đến địa phương làm theo một chủ trương đã đề ra. Tuy nhiên, trong hệ thống luật pháp của chính quyền CS lại không có tính nhất quán, tức là có rất nhiều sự mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật của họ. Lấy ví dụ như, luật An Ninh Mạng là một đạo luật vi phạm điều 25 của Hiến Pháp – điều đã quy định về quyền tự do ngôn luận. Hay như điều 2 Hiến Pháp quy định nhà nước của dân, điều này mâu thuẫn với điều 4 Hiến pháp quy định ĐCS độc quyền lãnh đạo – tức nhà nước của đảng.
Hệ thống luật pháp của CS mâu thuẫn nhau là điều hiển nhiên, vì trong hệ thống tư pháp CS không có tòa bảo hiến, đồng thời, tư pháp của họ là tư pháp bị chỉ huy không phải tư pháp độc lập. Điều này có nghĩa là những luật được ĐCS viết và tung ra sử dụng một cách vô tội vạ mà không ai có thẩm quyền bác bỏ khi nó vi hiến. Như vậy, câu hỏi đặt ra là, với hệ thống pháp luật không nhất quán thì lấy gì bộ máy chính quyền CS vận hành một cách nhất quán được? Nếu nhà nước CS vận hành theo luật pháp thì tất không có tính nhất quán, mà muốn nhất quán thì bắt buộc họ phải lách ra khỏi phạm vi luật pháp để thực hiện theo sự chỉ đạo.
Vậy câu hỏi thứ nhất được đặt ra là, khi nào chính quyền CS hành động nhất không nhất quán? Xin trả lời, khi mà chính quyền làm công tác quản lý thì không thể nhất quán. Trên bảo dưới không nghe là một trong những biểu hiện của tính không nhất quán. Trung ương ra quyết định căn cứ luật A, địa phương thực hiện căn cứ theo luật B, A và B là 2 luật mâu thuẫn, thế là xảy ra hiện tượng trên bảo dưới không nghe thôi. Chính vì hệ thống luật pháp lộn xộn thế mà bên trên không có cơ sở nào để chế tài bên dưới được vì bên dưới họ đâu có làm sai luật? Tình trạng này xảy ra tràn lan trong công tác quản trị đất nước của ĐCS, vì thế nên về công tác quản trị, ĐCS luôn thất bại là vậy.
Và câu hỏi thứ 2 được đặt ra là, khi nào chính quyền CS hành động một cách nhất quán? Xin trả lời là, khi ĐCS muốn cai trị bằng bạo lực thì lúc đó họ mới hành động một cách nhất quán. Mà muốn nhất quán trong hành động , thì buộc cả bộ máy chính quyền phải thực hiện theo chỉ đạo mà không theo luật pháp. Vì sao? Vì như đã nói, luật pháp CS vốn dĩ mang tính mâu thuẫn đầy rẫy nên khi áp luật thì không bao giờ có tính nhất quán trong bộ máy nhà nước. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy, hành động đàn áp người biểu tình, vu khống người thực hiện quyền tự do ngôn luận, thuê côn đồ trả thù những người đấu tranh vv.. họ làm rất chỉn chu và thống nhất. Tất cả những hành động đó đều là những hành động chà đạp lên luật pháp và thực hiện răm rắp theo chỉ thị từ bên trên. Điều này thực tế đã chứng minh rất rõ ràng.
Cứ mỗi kỳ họp quan trọng, ông tổng bí thư hay dùng từ “nhất quán” và các tờ báo nhà nước cũng loan báo một cách rầm rộ. Và khi nhân dân nghe từ “nhất quán” thì tin rằng, đảng sẽ vượt qua mọi quyết tâm. Nhưng thực tế không phải vậy. Đảng chỉ nhất quán khi đảng chà đạp lên luật pháp mà thôi. Cho nên, có thể nói, đảng càng nhất quán nhân dân càng khốn khổ mà thôi.
-Đỗ Ngà-
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÀN VỀ TÍNH NHẤT QUÁN TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA ĐCS - ĐỖ NGÀ
Tính nhất quán nghĩa là cả hệ thống cùng đi theo một hướng, không có sự mâu thuẫn. Khi CS dùng từ nhất quán thì chúng ta hiểu họ thống nhất cách hành động từ Trung Ương đến địa phương làm theo một chủ trương đã đề ra. Tuy nhiên, trong hệ thống luật pháp của chính quyền CS lại không có tính nhất quán, tức là có rất nhiều sự mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật của họ. Lấy ví dụ như, luật An Ninh Mạng là một đạo luật vi phạm điều 25 của Hiến Pháp – điều đã quy định về quyền tự do ngôn luận. Hay như điều 2 Hiến Pháp quy định nhà nước của dân, điều này mâu thuẫn với điều 4 Hiến pháp quy định ĐCS độc quyền lãnh đạo – tức nhà nước của đảng.
Hệ thống luật pháp của CS mâu thuẫn nhau là điều hiển nhiên, vì trong hệ thống tư pháp CS không có tòa bảo hiến, đồng thời, tư pháp của họ là tư pháp bị chỉ huy không phải tư pháp độc lập. Điều này có nghĩa là những luật được ĐCS viết và tung ra sử dụng một cách vô tội vạ mà không ai có thẩm quyền bác bỏ khi nó vi hiến. Như vậy, câu hỏi đặt ra là, với hệ thống pháp luật không nhất quán thì lấy gì bộ máy chính quyền CS vận hành một cách nhất quán được? Nếu nhà nước CS vận hành theo luật pháp thì tất không có tính nhất quán, mà muốn nhất quán thì bắt buộc họ phải lách ra khỏi phạm vi luật pháp để thực hiện theo sự chỉ đạo.
Vậy câu hỏi thứ nhất được đặt ra là, khi nào chính quyền CS hành động nhất không nhất quán? Xin trả lời, khi mà chính quyền làm công tác quản lý thì không thể nhất quán. Trên bảo dưới không nghe là một trong những biểu hiện của tính không nhất quán. Trung ương ra quyết định căn cứ luật A, địa phương thực hiện căn cứ theo luật B, A và B là 2 luật mâu thuẫn, thế là xảy ra hiện tượng trên bảo dưới không nghe thôi. Chính vì hệ thống luật pháp lộn xộn thế mà bên trên không có cơ sở nào để chế tài bên dưới được vì bên dưới họ đâu có làm sai luật? Tình trạng này xảy ra tràn lan trong công tác quản trị đất nước của ĐCS, vì thế nên về công tác quản trị, ĐCS luôn thất bại là vậy.
Và câu hỏi thứ 2 được đặt ra là, khi nào chính quyền CS hành động một cách nhất quán? Xin trả lời là, khi ĐCS muốn cai trị bằng bạo lực thì lúc đó họ mới hành động một cách nhất quán. Mà muốn nhất quán trong hành động , thì buộc cả bộ máy chính quyền phải thực hiện theo chỉ đạo mà không theo luật pháp. Vì sao? Vì như đã nói, luật pháp CS vốn dĩ mang tính mâu thuẫn đầy rẫy nên khi áp luật thì không bao giờ có tính nhất quán trong bộ máy nhà nước. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy, hành động đàn áp người biểu tình, vu khống người thực hiện quyền tự do ngôn luận, thuê côn đồ trả thù những người đấu tranh vv.. họ làm rất chỉn chu và thống nhất. Tất cả những hành động đó đều là những hành động chà đạp lên luật pháp và thực hiện răm rắp theo chỉ thị từ bên trên. Điều này thực tế đã chứng minh rất rõ ràng.
Cứ mỗi kỳ họp quan trọng, ông tổng bí thư hay dùng từ “nhất quán” và các tờ báo nhà nước cũng loan báo một cách rầm rộ. Và khi nhân dân nghe từ “nhất quán” thì tin rằng, đảng sẽ vượt qua mọi quyết tâm. Nhưng thực tế không phải vậy. Đảng chỉ nhất quán khi đảng chà đạp lên luật pháp mà thôi. Cho nên, có thể nói, đảng càng nhất quán nhân dân càng khốn khổ mà thôi.
-Đỗ Ngà-