Kinh Đời
BBC: Ả Rập Saudi mua vũ khí hạt nhân của Pakistan
Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
Nguyễn Hường
(GDVN) - Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
BBC Newsnight ngày 6/11 đưa tin cho biết, Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
Mặc dù Ả Rập Saudi phản đối mạnh mẽ chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, nhưng có thể quốc gia này đang triển khai các thiết bị như vậy nhanh hơn các quốc gia Hồi giáo khác.
Theo các nguồn tin của BBC, các lô hàng vũ khí hạt nhân Pakistan sản xuất cho Ả Rập Saudi đã sẵn sàng để chuyển giao.
Gary Samore, một cựu cố vấn về chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Tháng trước, Amos Yadlin - cựu lãnh đạo tình báo quân đội Israel đã phát biểu tại một hội nghị ở Thụy Điển rằng nếu Iran có bom hạt nhân thì "Ả Rập Saudi sẽ không chờ đợi quá một tháng. Họ đã trả tiền mua bom và họ sẽ đi đến Pakistan, mang về những gì họ cần".
Gary Samore, cựu cố vấn về chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Barack Obama, thừa nhận rằng Ả Rập Saudi đã "đi đêm" với Pakistan để có được vũ khí hạt nhân.
Trong cuối những năm 1980, Ả Rập Saudi đã bí mật mua hàng chục tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-2 từ Trung Quốc.
Ngoài ra, các nguồn tin còn nói thêm rằng Ả Rập Saudi hỗ trợ tài chính hào phóng cho Pakistan để phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Nhà khoa học Pakistan Abdul Qadeer Khan đã bị cáo buộc bán công nghệ nguyên hạt nhân và máy ly tâm làm giàu uranium cho Libya và Bắc Triều Tiên. AQ Khan còn bị cáo buộc là bán các bản thiết kế vũ khí hạt nhân cho các quốc gia trên, gồm tên lửa CSS-2 bán cho Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, còn có cáo buộc cho rằng Ả Rập Saudi và Pakistan đã ký kết thỏa thuận hạt nhân từ trong những năm 1990.
Một tài liệu rò rỉ năm 2003 cho rằng các quan chức Ả Rập Saudi đã vạch ra mục tiêu có được vũ khí hạt nhân để bảo vệ vương quốc hoặc thành lập khu vực phi hạt nhân ở Trung Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi Mỹ xâm lược Iraq - hành động đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Mỹ- Ả Rập Saudi.
Nguyên do được cho là Ả Rập Saudi tức giận khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein và từ lâu đã không hài lòng với chính sách của Washington ở Israel cũng như ngày càng lo lắng về chương trình hạt nhân của Iran.
Trong những năm sau đó, các tin đồn về việc Ả Rập Saudi hợp tác hạt nhân với Pakistan đã bắt đầu xuất hiện, mặc dù cho đến nay, cả hai quốc gia này đều bác bỏ những cáo buộc trên.
MM post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
BBC: Ả Rập Saudi mua vũ khí hạt nhân của Pakistan
Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
Nguyễn Hường
(GDVN) - Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
BBC Newsnight ngày 6/11 đưa tin cho biết, Ả Rập Saudi đã đầu tư vào các dự án vũ khí hạt nhân Pakistan để đổi lại có thể có được bom nguyên tử theo ý muốn.
Mặc dù Ả Rập Saudi phản đối mạnh mẽ chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, nhưng có thể quốc gia này đang triển khai các thiết bị như vậy nhanh hơn các quốc gia Hồi giáo khác.
Theo các nguồn tin của BBC, các lô hàng vũ khí hạt nhân Pakistan sản xuất cho Ả Rập Saudi đã sẵn sàng để chuyển giao.
Gary Samore, một cựu cố vấn về chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Tháng trước, Amos Yadlin - cựu lãnh đạo tình báo quân đội Israel đã phát biểu tại một hội nghị ở Thụy Điển rằng nếu Iran có bom hạt nhân thì "Ả Rập Saudi sẽ không chờ đợi quá một tháng. Họ đã trả tiền mua bom và họ sẽ đi đến Pakistan, mang về những gì họ cần".
Gary Samore, cựu cố vấn về chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ Barack Obama, thừa nhận rằng Ả Rập Saudi đã "đi đêm" với Pakistan để có được vũ khí hạt nhân.
Trong cuối những năm 1980, Ả Rập Saudi đã bí mật mua hàng chục tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-2 từ Trung Quốc.
Ngoài ra, các nguồn tin còn nói thêm rằng Ả Rập Saudi hỗ trợ tài chính hào phóng cho Pakistan để phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Nhà khoa học Pakistan Abdul Qadeer Khan đã bị cáo buộc bán công nghệ nguyên hạt nhân và máy ly tâm làm giàu uranium cho Libya và Bắc Triều Tiên. AQ Khan còn bị cáo buộc là bán các bản thiết kế vũ khí hạt nhân cho các quốc gia trên, gồm tên lửa CSS-2 bán cho Ả Rập Saudi.
Ngoài ra, còn có cáo buộc cho rằng Ả Rập Saudi và Pakistan đã ký kết thỏa thuận hạt nhân từ trong những năm 1990.
Một tài liệu rò rỉ năm 2003 cho rằng các quan chức Ả Rập Saudi đã vạch ra mục tiêu có được vũ khí hạt nhân để bảo vệ vương quốc hoặc thành lập khu vực phi hạt nhân ở Trung Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi Mỹ xâm lược Iraq - hành động đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ Mỹ- Ả Rập Saudi.
Nguyên do được cho là Ả Rập Saudi tức giận khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein và từ lâu đã không hài lòng với chính sách của Washington ở Israel cũng như ngày càng lo lắng về chương trình hạt nhân của Iran.
Trong những năm sau đó, các tin đồn về việc Ả Rập Saudi hợp tác hạt nhân với Pakistan đã bắt đầu xuất hiện, mặc dù cho đến nay, cả hai quốc gia này đều bác bỏ những cáo buộc trên.
MM post