Mỗi Ngày Một Chuyện
BÊN LỄ TẠ ƠN - CAO MỴ NHÂN
BÊN LỄ TẠ ƠN - CAO MỴ NHÂN
Người
bạn tù của anh họ tôi, là một sĩ quan cấp "vừa" trong Quân lực VNCH,
nhưng ông ta đi tù Cộng sản cũng gần chục năm.
Anh
tôi, đại tá Cao Văn Ủy, một liên đoàn trưởng Biệt Động Quân thì gỡ 17 cuốn lịch
.
Nhớ
thủa còn tại chức, quý ông sau khi cho cung kiếm nghỉ ngơi, lại tìm nhau nhấp
chút men tê, cho quên niềm ...cay đắng.
Lạ
quá, thủa ấy so với sau này, thì quả là một trời một vực .
Là
vì đôi bạn anh đều có tư riêng : nhà cửa, vợ con, lương tiền, và nhất là "lý
tưởng" ...thì có gì đâu mà cay với đắng chứ . Đó là nói cho văn vẻ một
chút.
Quý
vị đừng cười nhạt như thế, quý vị thử hỏi 100 người huynh đệ chi binh chúng ta,
có phải tất cả chúng ta đều có lý tưởng, nhưng không thích hay không có thì giờ
giải thích cho quý vị tha nhân nghe đó thôi.
Thí
dụ anh họ tôi nhá, ông vừa xong phần Trung học Chu Văn An Hà Nội, là đi ngay
khoá I Nam Định trước năm 1954 vài năm, tôi nghe bác tôi thì thầm với ba tôi về
chuyện anh đi lính, khiến họ hàng người ngạc nhiên, người ...sợ hãi .
Ấy
khoá của anh có vị đã lên tướng đấy.
Còn
ông bạn cấp " vừa
" của anh, thì lại hi hữu hơn . Ông vác bằng tú tài vô thẳng trường Võ bị
liên quân Đà Lạt, học khoá sĩ quan từ 1953 lận .
Nghĩa
là cả hai ông đi lính đều trước ngày chia
đôi
đất nước.
Ông
bạn anh họ tôi cho tới ngày tan hàng vẫn chưa lên đại tá, vì ông không thuộc
cấp khoản thăng thưởng dặc biệt.
Cái
điều tôi phục ở 2 ông, đó là không bao giờ tôi nghe nhị vị ấy thốt tiếng Đan
Mạch với ai, ở hậu phương, còn khi điều động lính ngoài sa trường thì tôi không
biết đâu ạ.
Quý vị thường nghe nói sĩ quan tác chiến
là phải xài tiếng Đức, lính mới sợ.
Bởi
vì quý vị sĩ quan nhà ta, kể cả " tướng " mà quên cáI tiếng Phá Lang Sa là ngày thứ tư, tức dịch
ra Pháp ngữ: "mercredi " thì cũng thiếu sót chút xíu yếu tố vui vẻ
trong binh nghiệp đó .
Tôi
thí dụ ngay để quý vị hay, là cái thủa tôi mới ra trường, tuy ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, tôi vẫn phải đi công tác ở Trung Đoàn 4 BB, đồn trú bên núi Sơn Trà (
hậu cứ ), vì thuộc phạm vì hoạt động xã hội toàn vùng của tôi.
Bấy
giờ Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ Đà Nẵng từ 3/1965 họ mau chóng tặng cho
Quân Khu I. VNCH một cơ sở
xã hội lớn gồm nhà hộ sanh, trạm y tế, trường mẫu giáo ...để gia đình binh sĩ ở
bên sông Hàn thụ hưởng.
Ngày
khai mạc, có sự hiện diện của nhị vị tướng Việt Mỹ và đông đảo khách dự ...
Trung
tướng Nguyễn Chánh Thi tư lệnh QĐI/QKI nhiệt tình quá, từ xa chúng tôi đã thấy xe
tướng tới, mà vị tham mưu phó tâm lý chiến đơn vị, vẫn chưa hiện diện để chào
đón phái đoàn.
Chúng
tôi lo quá ...tướng Việt tới, rồi tướng Mỹ phành phạch trực thăng tới, mà quan
phần hành đón phái đoàn chưa thấy tăm hơi đâu cả ...
Vị
tướng lúc nào cũng đội mũ đỏ, quân phục tác chiến , cáu giận quá, ông phát ngay
một tràng ngôn ngữ lính, trong đó có 2 câu "tiếng Đức " : ĐM, bình
thường.
Ai
cũng im re, tôi tuy có sợ ông thật, nhưng sao tôi lại có vẻ buồn cười, nên cúi
mặt dấu nụ cười ...
Thế
là tướng liếc thấy, ông cũng cười toe luôn...
Tuy
nhiên huynh đệ chi binh, thì bất cứ ở cấp bậc nào cũng nghe tiếng Đức bình
thường quá trời rồi.
Thì
có chi mô na . Trung tướng Nguyễn Chánh Thi nói giọng Huế gốc Quảng Bình, Quảng Trị , nên hơi nặng một chút .
Ôi
chỉ cái chuyện ...luận về tiếng Đức hay tiếng Đan Mạch trong binh nghiệp, mà
tôi mất công quá hả ? Bởi nhớ chuyện cũ đó mà.
Ông
anh họ tôi đã ra đi về cõi vĩnh hằng lâu rồi , còn ông bạn anh tôi thì đang ở
vùng biển Miami , biển áp chót của Florida .
Nhân
dịp kỷ niệm " Lễ Vàng " của ông bà ấy , tức là đã 50 năm đám cưới,
ông bà mời tôi qua dự, vì coi tôi như người nhà, nên tôi có qua dự, mấy năm
trước kia. ..vào dịp Thanksgiving chan chứa ân tình ở Hoa Kỳ.
Ông
bà bảo rằng: 50 năm xưa, khi ấy ở Saigon, trời thì mưa tầm tã, mà hai gia đình
cứ đòi đám cưới cho ông bà vào mùa thu ...như cái tục lệ ngoài Bắc xưa . Thế là
đám cưới trong mưa cho đúng giờ tốt . Chứ đợi mưa dứt hạt, qua giờ xấu thì đời
bị khổ làm sao ?
Tôi
hỏi chả lẽ cô dâu chú rể và quan viên 2 họ mặc áo mưa đi đám cưới à ?
Ông
bà bình thản nói: "đi dù , tất cả đều mang theo dù". Nhưng phải công
nhận là có kiêng có lành đấy . Nhờ giờ tốt mà ông bà ăn nên làm ra, hoà thuận
và khỏe mạnh tới bây giờ .
Và
nhờ trận mưa ngày cưới mà ông bà mới có của ăn của để. Nay thì chỉ còn "
tu " cho êm cửa, ấm nhà, tạo phước dùm con cháu sau này.
Cô
cũng biết tôi với anh Ủy cô, là ngày xưa đi tác chiến có "lai sân",
chúng tôi có rơi vào tình trạng ...kiêu binh bao giờ đâu, chúng tôi rất tôn
trọng quân phong, quân kỷ, không bao giờ bọn tôi ưa cái chuyện khiếu nại, bất
tuân hay ba gai ba góc cả.
Bọn
tôi trong tù cải tạo chết nhiều lắm, và sau khi ra trại cũng chết nhiều lắm .
Tôi chỉ tiếc là ông Ủy , anh họ cô, mới vừa qua Úc ít lâu, đã thất lộc, lẽ ra
trời cho ổng thêm ...chục năm nữa, ông ấy sẽ viết lại đường trường di tản chiến
thuật từ Phú Bổn về sông Ba, để thêm vào những dòng lệ tủi trong quân sử năm
1975 .
Ông ấy không chịu, nói là Phạm Huấn viết
cũng đủ rồi , có điều quý vị nên biết cho rằng : toán người mở đường di tản đó
do đại tá Cao Văn
Ủy dẫn đầu đấy .
Thôi
cũng qua rồi, ông tướng Phạm Tất tư lệnh Biệt Động Quân thì quầng trực thăng
trên con đường 7 B.
Tất
cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao
Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/ VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc
gia Tự do .
Quý
vị và chúng tôi phải thẳng thắn nói cho những tên Bên Cướp Cuộc cùng những tay
lờ phờ không nhìn lại chính mình, cứ cho là " cuộc chiến mơ hồ kiểu nồi da
xáo thịt ..." Không phải đâu, hoàn toàn là chiến tranh ý thức hệ .
Bởi
những luận điệu đó, chúng ta đã vì lý tưởng bảo vệ gia đình, quốc gia VNCH mà
phải bỏ nước ra đi như một ...thử thách, như một bổn phận, và cuối cùng là một niềm tin bất biến
trong đời : trở về quang phục quê hương trong thanh bình, giầu mạnh ...giữ vững
chính nghĩa Quốc Gia.
Bên
thềm ngày Lễ Tạ Ơn, cuộc sống thoải mái, tự do như lâu nay chúng ta đã thấy và
đã hưởng, mong cho tất cả mọi người được sống mãi trong ân sủng của Đất Trời
miên viễn , nơi không gian này, muôn vàn hạnh phúc...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÊN LỄ TẠ ƠN - CAO MỴ NHÂN
BÊN LỄ TẠ ƠN - CAO MỴ NHÂN
Người
bạn tù của anh họ tôi, là một sĩ quan cấp "vừa" trong Quân lực VNCH,
nhưng ông ta đi tù Cộng sản cũng gần chục năm.
Anh
tôi, đại tá Cao Văn Ủy, một liên đoàn trưởng Biệt Động Quân thì gỡ 17 cuốn lịch
.
Nhớ
thủa còn tại chức, quý ông sau khi cho cung kiếm nghỉ ngơi, lại tìm nhau nhấp
chút men tê, cho quên niềm ...cay đắng.
Lạ
quá, thủa ấy so với sau này, thì quả là một trời một vực .
Là
vì đôi bạn anh đều có tư riêng : nhà cửa, vợ con, lương tiền, và nhất là "lý
tưởng" ...thì có gì đâu mà cay với đắng chứ . Đó là nói cho văn vẻ một
chút.
Quý
vị đừng cười nhạt như thế, quý vị thử hỏi 100 người huynh đệ chi binh chúng ta,
có phải tất cả chúng ta đều có lý tưởng, nhưng không thích hay không có thì giờ
giải thích cho quý vị tha nhân nghe đó thôi.
Thí
dụ anh họ tôi nhá, ông vừa xong phần Trung học Chu Văn An Hà Nội, là đi ngay
khoá I Nam Định trước năm 1954 vài năm, tôi nghe bác tôi thì thầm với ba tôi về
chuyện anh đi lính, khiến họ hàng người ngạc nhiên, người ...sợ hãi .
Ấy
khoá của anh có vị đã lên tướng đấy.
Còn
ông bạn cấp " vừa
" của anh, thì lại hi hữu hơn . Ông vác bằng tú tài vô thẳng trường Võ bị
liên quân Đà Lạt, học khoá sĩ quan từ 1953 lận .
Nghĩa
là cả hai ông đi lính đều trước ngày chia
đôi
đất nước.
Ông
bạn anh họ tôi cho tới ngày tan hàng vẫn chưa lên đại tá, vì ông không thuộc
cấp khoản thăng thưởng dặc biệt.
Cái
điều tôi phục ở 2 ông, đó là không bao giờ tôi nghe nhị vị ấy thốt tiếng Đan
Mạch với ai, ở hậu phương, còn khi điều động lính ngoài sa trường thì tôi không
biết đâu ạ.
Quý vị thường nghe nói sĩ quan tác chiến
là phải xài tiếng Đức, lính mới sợ.
Bởi
vì quý vị sĩ quan nhà ta, kể cả " tướng " mà quên cáI tiếng Phá Lang Sa là ngày thứ tư, tức dịch
ra Pháp ngữ: "mercredi " thì cũng thiếu sót chút xíu yếu tố vui vẻ
trong binh nghiệp đó .
Tôi
thí dụ ngay để quý vị hay, là cái thủa tôi mới ra trường, tuy ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, tôi vẫn phải đi công tác ở Trung Đoàn 4 BB, đồn trú bên núi Sơn Trà (
hậu cứ ), vì thuộc phạm vì hoạt động xã hội toàn vùng của tôi.
Bấy
giờ Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ Đà Nẵng từ 3/1965 họ mau chóng tặng cho
Quân Khu I. VNCH một cơ sở
xã hội lớn gồm nhà hộ sanh, trạm y tế, trường mẫu giáo ...để gia đình binh sĩ ở
bên sông Hàn thụ hưởng.
Ngày
khai mạc, có sự hiện diện của nhị vị tướng Việt Mỹ và đông đảo khách dự ...
Trung
tướng Nguyễn Chánh Thi tư lệnh QĐI/QKI nhiệt tình quá, từ xa chúng tôi đã thấy xe
tướng tới, mà vị tham mưu phó tâm lý chiến đơn vị, vẫn chưa hiện diện để chào
đón phái đoàn.
Chúng
tôi lo quá ...tướng Việt tới, rồi tướng Mỹ phành phạch trực thăng tới, mà quan
phần hành đón phái đoàn chưa thấy tăm hơi đâu cả ...
Vị
tướng lúc nào cũng đội mũ đỏ, quân phục tác chiến , cáu giận quá, ông phát ngay
một tràng ngôn ngữ lính, trong đó có 2 câu "tiếng Đức " : ĐM, bình
thường.
Ai
cũng im re, tôi tuy có sợ ông thật, nhưng sao tôi lại có vẻ buồn cười, nên cúi
mặt dấu nụ cười ...
Thế
là tướng liếc thấy, ông cũng cười toe luôn...
Tuy
nhiên huynh đệ chi binh, thì bất cứ ở cấp bậc nào cũng nghe tiếng Đức bình
thường quá trời rồi.
Thì
có chi mô na . Trung tướng Nguyễn Chánh Thi nói giọng Huế gốc Quảng Bình, Quảng Trị , nên hơi nặng một chút .
Ôi
chỉ cái chuyện ...luận về tiếng Đức hay tiếng Đan Mạch trong binh nghiệp, mà
tôi mất công quá hả ? Bởi nhớ chuyện cũ đó mà.
Ông
anh họ tôi đã ra đi về cõi vĩnh hằng lâu rồi , còn ông bạn anh tôi thì đang ở
vùng biển Miami , biển áp chót của Florida .
Nhân
dịp kỷ niệm " Lễ Vàng " của ông bà ấy , tức là đã 50 năm đám cưới,
ông bà mời tôi qua dự, vì coi tôi như người nhà, nên tôi có qua dự, mấy năm
trước kia. ..vào dịp Thanksgiving chan chứa ân tình ở Hoa Kỳ.
Ông
bà bảo rằng: 50 năm xưa, khi ấy ở Saigon, trời thì mưa tầm tã, mà hai gia đình
cứ đòi đám cưới cho ông bà vào mùa thu ...như cái tục lệ ngoài Bắc xưa . Thế là
đám cưới trong mưa cho đúng giờ tốt . Chứ đợi mưa dứt hạt, qua giờ xấu thì đời
bị khổ làm sao ?
Tôi
hỏi chả lẽ cô dâu chú rể và quan viên 2 họ mặc áo mưa đi đám cưới à ?
Ông
bà bình thản nói: "đi dù , tất cả đều mang theo dù". Nhưng phải công
nhận là có kiêng có lành đấy . Nhờ giờ tốt mà ông bà ăn nên làm ra, hoà thuận
và khỏe mạnh tới bây giờ .
Và
nhờ trận mưa ngày cưới mà ông bà mới có của ăn của để. Nay thì chỉ còn "
tu " cho êm cửa, ấm nhà, tạo phước dùm con cháu sau này.
Cô
cũng biết tôi với anh Ủy cô, là ngày xưa đi tác chiến có "lai sân",
chúng tôi có rơi vào tình trạng ...kiêu binh bao giờ đâu, chúng tôi rất tôn
trọng quân phong, quân kỷ, không bao giờ bọn tôi ưa cái chuyện khiếu nại, bất
tuân hay ba gai ba góc cả.
Bọn
tôi trong tù cải tạo chết nhiều lắm, và sau khi ra trại cũng chết nhiều lắm .
Tôi chỉ tiếc là ông Ủy , anh họ cô, mới vừa qua Úc ít lâu, đã thất lộc, lẽ ra
trời cho ổng thêm ...chục năm nữa, ông ấy sẽ viết lại đường trường di tản chiến
thuật từ Phú Bổn về sông Ba, để thêm vào những dòng lệ tủi trong quân sử năm
1975 .
Ông ấy không chịu, nói là Phạm Huấn viết
cũng đủ rồi , có điều quý vị nên biết cho rằng : toán người mở đường di tản đó
do đại tá Cao Văn
Ủy dẫn đầu đấy .
Thôi
cũng qua rồi, ông tướng Phạm Tất tư lệnh Biệt Động Quân thì quầng trực thăng
trên con đường 7 B.
Tất
cả những điều tôi muốn đề cập tới ở trên, chỉ để khẳng định anh tôi, đại tá Cao
Văn Ủy và quý ông, huynh đệ chi binh QL/ VNCH là chiến đấu cho lý tưởng Quốc
gia Tự do .
Quý
vị và chúng tôi phải thẳng thắn nói cho những tên Bên Cướp Cuộc cùng những tay
lờ phờ không nhìn lại chính mình, cứ cho là " cuộc chiến mơ hồ kiểu nồi da
xáo thịt ..." Không phải đâu, hoàn toàn là chiến tranh ý thức hệ .
Bởi
những luận điệu đó, chúng ta đã vì lý tưởng bảo vệ gia đình, quốc gia VNCH mà
phải bỏ nước ra đi như một ...thử thách, như một bổn phận, và cuối cùng là một niềm tin bất biến
trong đời : trở về quang phục quê hương trong thanh bình, giầu mạnh ...giữ vững
chính nghĩa Quốc Gia.
Bên
thềm ngày Lễ Tạ Ơn, cuộc sống thoải mái, tự do như lâu nay chúng ta đã thấy và
đã hưởng, mong cho tất cả mọi người được sống mãi trong ân sủng của Đất Trời
miên viễn , nơi không gian này, muôn vàn hạnh phúc...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)