Mỗi Ngày Một Chuyện
BÊN TRONG BÓNG TỐI - CAO MỴ NHÂN
BÊN TRONG BÓNG TỐI - CAO MỴ NHÂN
Tình
yêu của một người mù không biết dựa trên cơ sở nào mà đo được mức độ nhiều ít
hay nồng nàn, thầm lặng của người không thấy đường ấy.
Nhưng
chính tôi đã chứng kiến một người đàn ông trung niên bị khiếm thị, đi từ ngã ba
Hàng Xanh, Thị Nghè, qua Khu Nhà Thờ Ba Chuông, Phú Nhuận, vào một buổi tối
trời mưa tháng bảy, mưa Ngâu ở Saigon, để tìm một phụ nữ cũng trung niên mà anh
ta ngưỡng mộ qua tưởng tượng.
Cả
2 nhân vật đương nêu là đệ tử của thi sĩ diễn ngâm Tô Kiều Ngân.
Do
thủa ấy, giữa thập niên 80 thế kỷ trước, một nhóm chúng tôi thường tụ tập ở một
khuôn viên khá thân tình, tôi tự đặt cho nơi ấy là Thạch Động.
Vì
trong ngôi nhà bình thường như tất cả các nhà khác ở khu Ngói Đỏ này, chủ nhân
là nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân, có thiết kế nội thất một căn phòng ấm cúng,
để hội thơ hội thảo không bị ồn ào đàn sáo, hay chòm xóm để ý báo công an vv...
Thế
thì một buổi kia, thi sĩ Tô Kiều Ngân vui vẻ khoe rằng, ông có gặp một nhân vật
nữ trên chuyến xe đò khi ông phải đến đón người nhà về.
Cô
này không đẹp, nhưng hát bài " Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương
xưa" thì thú thiệt nghe hay hơn Thái Thanh nữa.
Chúng
tôi nhao lên hỏi: "Anh nghe lúc mô mà biết vậy?"
Tiêu
lang ngâm sĩ cười rất văn nghệ: " Thì rồi cô đó đưa mình về nhà cho nghe
đàn và hát luôn, nhà ở ngã ba Hàng Xanh. Vậy mai đưa tới đây được
không?"
Chẳng
cần bàn cãi, chúng tôi gật đầu liền, cả 10 người như 1, ai cũng hí hửng :
" Hay quá! Hay quá! Để nghe lại bài hát
"
Nửa hồn thương đau" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vì đã quá lâu không được
nghe nhạc vàng rồi.
Hôm
sau, cũng vào cái giờ rảnh nhất của chúng tôi, là sau 4 giờ chiều, sẽ chơi kéo
dài tới 9 giờ tối hay hơn mới tan ...tuồng.
Thi
sĩ Tô Kiều Ngân khoan thai đẩy cửa Thạch Động bước vào, cùng vô có nhân vật nêu
trên, là nhị vị trung niên, thi sĩ Tô Kiều Ngân giới thiệu vai nữ tên Thy Châu,
vai nam là trung niên mang kiến đen, khoác trên vai cây đàn ghi ta cũ, là bạn
của Thy Châu, đi đàn cho Thy Châu hát .
Chúng
tôi sốt ruột quá, vào đề ngay:
Được
rồi, hân hạnh, hân hạnh, giờ thì hát đi thôi, nào " Nhắm mắt cho tôi tìm
một thoáng hương xưa..."
Đúng
là máu văn nghệ, nó làm như hễ gặp nhau là thân ngay được mới lạ.
Trung
niên đeo kính đen, cho tới giờ này tôi vẫn chưa biết tên, so tơ tức thì, đoạn Thy Châu không
cần tằng hắng thử giọng, hát luôn: " Nhắm ...mắt cho tôi tìm một thoáng hương
xưa..."
Giọng
hát nức nở, tiếng đàn run rẩy, réo rắt, thê lương...
Thi
sĩ Tô Kiều Ngân đắm chìm trong tiếng hát Thy Châu, tiếng đàn như vỡ ra, rồi tắt
lịm, Thy Châu gục mặt trên vai trung niên khiếm thị ...
Thật
buồn ...
Còn
gì buồn hơn tiếng đàn của người mù chứ...
Tô
Kiều Ngân và tất cả những người hiện diện nín thinh như đang trong nhà đám ...
Chủ
nhân Thạch Động, nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân cười nhẹ :
"
Thôi đủ rồi, chúng ta đều buồn, đều tủi cho chính chúng ta hôm nay, ở một không
gian mà lúc nào cũng ẩm ướt tình buồn ...Xin mời ai tiếp tục..."
Chúng
tôi cứ sinh hoạt như thế trong một thời gian trước khi lần lượt qua Mỹ.
Cặp
Thy Châu và người đàn cũng vẫn sinh hoạt đều ở Saigon. Thy Châu vừa làm thơ,
vừa viết nhạc và xử dụng đàn ghi ta như ông bạn khiếm thị thân quen .
Chúng tôi có những tiểu mục để có thể
thay đổi đề tài, thí dụ nay thì xướng họa Đường Thi, mai tân nhạc vui buồn tuỳ ai
sáng tác hay trình diễn với nhau .
Được
biết Thy Châu có chồng và vài cháu đi vượt biên đã mất dưới lòng đại dương, Thy
Châu tên thật là Dã Ái, đã viết một tập thơ than vãn chuyện đau khổ của Thy
Châu là " Thất Tình Ca" và cũng tự phổ nhạc.
Bỗng
biến mất Thy Châu kể từ hôm mưa gió, người nhạc công khiếm thị phải đi tìm như
nêu ở phần mở đầu bài viết này.
Anh
ta quần áo đẫm nước mưa, lọt được vô căn phòng ấm cúng Thạch Động thì run lên
bần bật, không thấy chiếc đàn ghi ta, mà thay vào đôi tay anh là cây gậy nhôm
sáng dành cho người mù đi đường.
Thấy
anh ta đi một mình, không mang theo đàn là không vui gì, khi được biết anh ta
đã đi tìm Thy Châu trong mấy ngày liền rồi, chúng tôi chỉ biết hỡi ôi, vì tìm
người như thể tìm chim, chim bay biển bắc đi tìm biển đông ...
Sau
khi mưa tạnh, chủ nhân Thạch Động đã thân chinh dẫn người trung niên khiếm thị
ra đường lớn, kêu một cyclo nhờ chở bạn ấy về Ngã ba Hàng Xanh, trao
tiền xe cho cyclo, rồi dặn dò, an ủi, hứa hẹn sẽ chia nhau đi kiếm Thy Châu cho
anh ta, nam trung niên khiếm thị .
Trung
niên khiếm thị nói một câu khiến ai nấy đều xúc động: " Biết rằng gặp lại
Thy Châu, dẫu tuy trong gang tấc đấy, mà vẫn như ngoài xa xôi vạn dặm...bởi vì
có thấy nhau đâu ".
Ôi,
đó là tâm sự của người không thấy đường, sống ở bên trong bóng tối, còn anh thì
cười tủm tỉm:" chúng ta đang sáng rỡ mắt đây, đừng nhìn
nhau hoài, đừng nhìn nhau lâu, đừng ...chờ nhau mãi rứa, vì ...mất công lắm nờ,
Cao Mỵ Nhân cứ tiếp tục thả hồn vô Ipad là vui rồi."
Đúng
vậy, nhưng chơi Ipad suốt ngày, mắt sẽ loà đi, làm sao đi bộ xuống phương nam,
để chỉ nói được câu : " Cô nhạn nam phi, hồng bắc khứ ..."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÊN TRONG BÓNG TỐI - CAO MỴ NHÂN
BÊN TRONG BÓNG TỐI - CAO MỴ NHÂN
Tình
yêu của một người mù không biết dựa trên cơ sở nào mà đo được mức độ nhiều ít
hay nồng nàn, thầm lặng của người không thấy đường ấy.
Nhưng
chính tôi đã chứng kiến một người đàn ông trung niên bị khiếm thị, đi từ ngã ba
Hàng Xanh, Thị Nghè, qua Khu Nhà Thờ Ba Chuông, Phú Nhuận, vào một buổi tối
trời mưa tháng bảy, mưa Ngâu ở Saigon, để tìm một phụ nữ cũng trung niên mà anh
ta ngưỡng mộ qua tưởng tượng.
Cả
2 nhân vật đương nêu là đệ tử của thi sĩ diễn ngâm Tô Kiều Ngân.
Do
thủa ấy, giữa thập niên 80 thế kỷ trước, một nhóm chúng tôi thường tụ tập ở một
khuôn viên khá thân tình, tôi tự đặt cho nơi ấy là Thạch Động.
Vì
trong ngôi nhà bình thường như tất cả các nhà khác ở khu Ngói Đỏ này, chủ nhân
là nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân, có thiết kế nội thất một căn phòng ấm cúng,
để hội thơ hội thảo không bị ồn ào đàn sáo, hay chòm xóm để ý báo công an vv...
Thế
thì một buổi kia, thi sĩ Tô Kiều Ngân vui vẻ khoe rằng, ông có gặp một nhân vật
nữ trên chuyến xe đò khi ông phải đến đón người nhà về.
Cô
này không đẹp, nhưng hát bài " Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương
xưa" thì thú thiệt nghe hay hơn Thái Thanh nữa.
Chúng
tôi nhao lên hỏi: "Anh nghe lúc mô mà biết vậy?"
Tiêu
lang ngâm sĩ cười rất văn nghệ: " Thì rồi cô đó đưa mình về nhà cho nghe
đàn và hát luôn, nhà ở ngã ba Hàng Xanh. Vậy mai đưa tới đây được
không?"
Chẳng
cần bàn cãi, chúng tôi gật đầu liền, cả 10 người như 1, ai cũng hí hửng :
" Hay quá! Hay quá! Để nghe lại bài hát
"
Nửa hồn thương đau" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vì đã quá lâu không được
nghe nhạc vàng rồi.
Hôm
sau, cũng vào cái giờ rảnh nhất của chúng tôi, là sau 4 giờ chiều, sẽ chơi kéo
dài tới 9 giờ tối hay hơn mới tan ...tuồng.
Thi
sĩ Tô Kiều Ngân khoan thai đẩy cửa Thạch Động bước vào, cùng vô có nhân vật nêu
trên, là nhị vị trung niên, thi sĩ Tô Kiều Ngân giới thiệu vai nữ tên Thy Châu,
vai nam là trung niên mang kiến đen, khoác trên vai cây đàn ghi ta cũ, là bạn
của Thy Châu, đi đàn cho Thy Châu hát .
Chúng
tôi sốt ruột quá, vào đề ngay:
Được
rồi, hân hạnh, hân hạnh, giờ thì hát đi thôi, nào " Nhắm mắt cho tôi tìm
một thoáng hương xưa..."
Đúng
là máu văn nghệ, nó làm như hễ gặp nhau là thân ngay được mới lạ.
Trung
niên đeo kính đen, cho tới giờ này tôi vẫn chưa biết tên, so tơ tức thì, đoạn Thy Châu không
cần tằng hắng thử giọng, hát luôn: " Nhắm ...mắt cho tôi tìm một thoáng hương
xưa..."
Giọng
hát nức nở, tiếng đàn run rẩy, réo rắt, thê lương...
Thi
sĩ Tô Kiều Ngân đắm chìm trong tiếng hát Thy Châu, tiếng đàn như vỡ ra, rồi tắt
lịm, Thy Châu gục mặt trên vai trung niên khiếm thị ...
Thật
buồn ...
Còn
gì buồn hơn tiếng đàn của người mù chứ...
Tô
Kiều Ngân và tất cả những người hiện diện nín thinh như đang trong nhà đám ...
Chủ
nhân Thạch Động, nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân cười nhẹ :
"
Thôi đủ rồi, chúng ta đều buồn, đều tủi cho chính chúng ta hôm nay, ở một không
gian mà lúc nào cũng ẩm ướt tình buồn ...Xin mời ai tiếp tục..."
Chúng
tôi cứ sinh hoạt như thế trong một thời gian trước khi lần lượt qua Mỹ.
Cặp
Thy Châu và người đàn cũng vẫn sinh hoạt đều ở Saigon. Thy Châu vừa làm thơ,
vừa viết nhạc và xử dụng đàn ghi ta như ông bạn khiếm thị thân quen .
Chúng tôi có những tiểu mục để có thể
thay đổi đề tài, thí dụ nay thì xướng họa Đường Thi, mai tân nhạc vui buồn tuỳ ai
sáng tác hay trình diễn với nhau .
Được
biết Thy Châu có chồng và vài cháu đi vượt biên đã mất dưới lòng đại dương, Thy
Châu tên thật là Dã Ái, đã viết một tập thơ than vãn chuyện đau khổ của Thy
Châu là " Thất Tình Ca" và cũng tự phổ nhạc.
Bỗng
biến mất Thy Châu kể từ hôm mưa gió, người nhạc công khiếm thị phải đi tìm như
nêu ở phần mở đầu bài viết này.
Anh
ta quần áo đẫm nước mưa, lọt được vô căn phòng ấm cúng Thạch Động thì run lên
bần bật, không thấy chiếc đàn ghi ta, mà thay vào đôi tay anh là cây gậy nhôm
sáng dành cho người mù đi đường.
Thấy
anh ta đi một mình, không mang theo đàn là không vui gì, khi được biết anh ta
đã đi tìm Thy Châu trong mấy ngày liền rồi, chúng tôi chỉ biết hỡi ôi, vì tìm
người như thể tìm chim, chim bay biển bắc đi tìm biển đông ...
Sau
khi mưa tạnh, chủ nhân Thạch Động đã thân chinh dẫn người trung niên khiếm thị
ra đường lớn, kêu một cyclo nhờ chở bạn ấy về Ngã ba Hàng Xanh, trao
tiền xe cho cyclo, rồi dặn dò, an ủi, hứa hẹn sẽ chia nhau đi kiếm Thy Châu cho
anh ta, nam trung niên khiếm thị .
Trung
niên khiếm thị nói một câu khiến ai nấy đều xúc động: " Biết rằng gặp lại
Thy Châu, dẫu tuy trong gang tấc đấy, mà vẫn như ngoài xa xôi vạn dặm...bởi vì
có thấy nhau đâu ".
Ôi,
đó là tâm sự của người không thấy đường, sống ở bên trong bóng tối, còn anh thì
cười tủm tỉm:" chúng ta đang sáng rỡ mắt đây, đừng nhìn
nhau hoài, đừng nhìn nhau lâu, đừng ...chờ nhau mãi rứa, vì ...mất công lắm nờ,
Cao Mỵ Nhân cứ tiếp tục thả hồn vô Ipad là vui rồi."
Đúng
vậy, nhưng chơi Ipad suốt ngày, mắt sẽ loà đi, làm sao đi bộ xuống phương nam,
để chỉ nói được câu : " Cô nhạn nam phi, hồng bắc khứ ..."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)