Văn Học & Nghệ Thuật
BIỂN DẠI - CAO MỴ NHÂN
BIỂN DẠI - CAO MỴ NHÂN
Có thể nói đường viền phía đông đất nước ta,
hình chữ S, toàn là duyên hải, tức kể từ Móng Cái, sát Tàu, tới Hà
Tiên, sát Miên. Trong bài học "Hình thể đất nước
ta" từ thời học tiểu học, tôi đã thuộc làu.
Vì thế cho nên bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi
không tin nổi tôi, khi vừa hết cấp Một đó, đúng 11 tuổi, tôi
đã dám rủ chị kế tôi và vài bạn gái cùng lớp xuống phà,
vượt sông cửa Cấm, qua bến Bính ...chơi.
Quý vị sẽ hỏi nơi đó là đâu vậy? Xin
thưa sông Cấm là con sông lớn, tầu hàng ngoại quốc trước 1954 vẫn thường
ra vô thành phố Hải Phòng.
Bến đò Bính không phải là danh lam thắng cảnh
gì, nó chỉ là đường tắt đi Thuỷ Nguyên.
Ngay phía sau Bến Bính, có một vựa
than lớn, lúc nào cũng ướt nhẹp, phơi dưới nắng mưa, nhưng ngó từ
bên kia sông, Hải Phòng, có lúc tôi thấy cái đống than đó
giống một tấm gương khổng lồ trong nắng gắt.
Chúng tôi rời phà lên Bến Bính, chạy xuống
đứng lớ ngớ bên vựa than, chỉ để thỏa tính tò mò thôi Lần nào đi
chơi như vậy, cũng được mấy người chạy phà nhắc:
Này mấy đứa kia, có về không thì bảo, phà sắp
chạy rồi, chúng mày qua đó làm gì mà chưa chịu về hả?
Thế là chúng tôi lại chạy vội xuống phà, trở
qua Hải phòng.
Như vậy tuổi thơ nghịch ngợm vớ vẩn quá,
đi chơi thế lỡ có bị phà lật, rớt nước, gia đình cũng chẳng biết nữa.
Ngay trong thành phố có dòng sông Tam Bạc
khá tên tuổi, có cầu quay chợ Sắt thì không chơi, bày đặt
sang Bến Bính chỉ vì muốn đi phà xem thế nào
Từ Hải Phòng, vẫn bám theo duyên hải, lên
hướng Quảng Ninh, có dòng sông danh tiếng từ cổ xưa ,
sông Bạch Đằng đầy chiến tích của 3 lần đánh Tàu như sau :
Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán .
Năm 981 Vua Lê Đại Hành phá
tan quân nhà Tống
Năm 1288 Hưng Đạo Vương đại thắng
quân Nguyên.
Vào khoảng 2 năm sau cuộc đổi đời 30
-4 - 1975, 2 cô bé ái nữ của một cán sự xã hội kỳ cựu và
vị sĩ quan cấp tá QL/ VNCH đang trong tù cải tạo, đoạt chức vô địch bơi lội
"toàn quốc" trên danh nghĩa: vượt sóng Bạch Đằng, tức
dự tranh ngay trên dòng sông lịch sử đó.
Bữa tiệc chào đón tinh hoa miền Nam, 2 cô
bé vô địch bơi lội nêu trên, được "Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân thành phố Hà Nội", tức tỉnh trưởng, cựu trưởng Hướng Đạo
VN Trần Duy Hưng, đãi ăn kiểu ...tiền chiến.
Thành ra, ở mặt nào cũng vậy, muốn
"đoạt " thiên hạ, khả năng phải ...vô địch.
Trở lại những dòng sông chảy qua Hải
Phòng, thành phố Cảng mà 2 bên lề đường phố trồng Phượng vĩ,
khiến mùa hạ nào cũng vang tiếng ve kêu, bản nhạc sầu thiên tuế vẳng
vọng trầm buồn, bâng khuâng, nhưng không giữ chân ai, vì
Hải Phòng vốn là trạm chuyển tiếp bất cứ ai cần đến một
điểm hẹn nào khác: xa hơn, lạ hơn ...hoặc
bến đời, rồi chẳng ai về đó nữa.
Bên cạnh những dòng sông đương nêu, Hải
Phòng có một bờ sông lấp.
Đó là một vạt đất có chiều rộng lớn lắm đối
với tuổi tôi thủa thiếu niên, vạt đất kéo dài từ phía sông Cấm tới giữa
thành phố, 2 bên vạt đất này là 2 đường phố lớn.
Trước 1954, vạt đất sông lấp này, có
vườn hoa Con Cóc, đồng thời là nơi quân đội Pháp diễn
hành ngày 14/7, mỗi năm.
Gia đình tôi thủa ấy chỉ ở Hải Phòng 5
năm từ sau "hồi cư", rồi di cư vào nam. Nhưng
những con đường ở Hải Phòng thì vẫn hiện ra trước mắt. ..
Chị em tôi có 2 hành trình nhất định: buổi
sáng rời nhà ở đường Tám Gian sau đổi là Lê Lợi, rẽ phải
qua đường Cầu Đất một khoảng, rồi rẽ trái, qua đường
Cát Dài, đi thẳng một mạch, tới ngay trường nữ tiểu học Lệ Hải.
Buổi tối sau khi ăn chiều xong, thay vì nhẩy
dây trước nhà, chị em tôi và những đứa khác bắt đầu đi
...chơi phố xá, lại từ Tám Gian qua Cầu Đất, đi tới cuối đại
lộ này, rẽ trái. vào phố Khách Coi những tiệm bánh Tàu.
Chẳng có gì khác hơn mà sao thủa đó mê
thích thế.
Sau này, lớn lên ở Saigon, được đi chơi đủ
nơi như Đalat, Nha Trang , Ban Mê Thuột, Vũng Tàu ... , thấy Hải
Phòng như một tỉnh nhỏ trong nam, mặc dầu
Hải Phòng đứng hàng thứ 2 ngoài Bắc xưa, và những cuộc rong
chơi của mình đơn giản quá, thiếu thốn quá, tôi thầm
thương cho mấy đứa trẻ như tôi thời niên thiếu ở thành
phố Cảng đó.
Thôi thì thời nào thứ nấy, sắp hết đường
trường xa, mới tiếc thương cho bước khởi hành cuộc đời,
không có gì cả ngoài tuổi trẻ ...dại.
Và, chẳng những dấu chân khờ khạo thủa
ban đầu mà trong suốt hành trình cuộc đời, tôi vẫn như là
thân mến cái hình bóng thơ dại của mình ...
Hải Phòng sau 60 năm, hẳn phải
đổi thay, lứa tuổi tôi thủa ấy dù đi xa hay ở lại cũng ...
lão niên cả rồi.
Thế mà thật ngạc nhiên, cách đây không lâu,
một cặp uyên ương lớn tuổi, tình cờ tôi được hạnh ngộ ở khu chợ
Westminster, khách mày râu tủm tỉm cười, hỏi thăm tô :
Xin lỗi, 60 năm trước, chị có ở Hải Phòng
không ạ. Tôi gật đầu thưa : Có ở thành phố đó. Khách tiếp lời:
chị ở đường Tám Gian. Tôi sừng sốt: đúng vậy .. vv...
Tất nhiên người hỏi chỉ nghe qua tên tôi
thôi, làm sao sau 60 năm, dung nhan, nhân dáng như tôi trình bày
trên: một đứa con gái 11 tuổi với giờ đây là lão bà bà, lại
có thể đôi chút ...hao hao. ..được.
Tôi chỉ ngần ngừ hỏi: như vậy, xin
cho biết quý danh. Ông ta cười vui hơn một chút: tôi,
Lê Ảnh. Người bạn thân của tôi, biết chị nhiều hơn, anh Nghị.
Tôi hỏi vớt vát: ông ấy đang ở đâu?
Khách mày râu có vẻ hơi buồn: về sau
anh ấy có học lên, nay đã mất ... Nhưng tôi hoàn
toàn không nhớ là ai .
Ôi, một thời ở biển dại. .. thật xa
mờ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
BIỂN DẠI - CAO MỴ NHÂN
BIỂN DẠI - CAO MỴ NHÂN
Có thể nói đường viền phía đông đất nước ta,
hình chữ S, toàn là duyên hải, tức kể từ Móng Cái, sát Tàu, tới Hà
Tiên, sát Miên. Trong bài học "Hình thể đất nước
ta" từ thời học tiểu học, tôi đã thuộc làu.
Vì thế cho nên bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi
không tin nổi tôi, khi vừa hết cấp Một đó, đúng 11 tuổi, tôi
đã dám rủ chị kế tôi và vài bạn gái cùng lớp xuống phà,
vượt sông cửa Cấm, qua bến Bính ...chơi.
Quý vị sẽ hỏi nơi đó là đâu vậy? Xin
thưa sông Cấm là con sông lớn, tầu hàng ngoại quốc trước 1954 vẫn thường
ra vô thành phố Hải Phòng.
Bến đò Bính không phải là danh lam thắng cảnh
gì, nó chỉ là đường tắt đi Thuỷ Nguyên.
Ngay phía sau Bến Bính, có một vựa
than lớn, lúc nào cũng ướt nhẹp, phơi dưới nắng mưa, nhưng ngó từ
bên kia sông, Hải Phòng, có lúc tôi thấy cái đống than đó
giống một tấm gương khổng lồ trong nắng gắt.
Chúng tôi rời phà lên Bến Bính, chạy xuống
đứng lớ ngớ bên vựa than, chỉ để thỏa tính tò mò thôi Lần nào đi
chơi như vậy, cũng được mấy người chạy phà nhắc:
Này mấy đứa kia, có về không thì bảo, phà sắp
chạy rồi, chúng mày qua đó làm gì mà chưa chịu về hả?
Thế là chúng tôi lại chạy vội xuống phà, trở
qua Hải phòng.
Như vậy tuổi thơ nghịch ngợm vớ vẩn quá,
đi chơi thế lỡ có bị phà lật, rớt nước, gia đình cũng chẳng biết nữa.
Ngay trong thành phố có dòng sông Tam Bạc
khá tên tuổi, có cầu quay chợ Sắt thì không chơi, bày đặt
sang Bến Bính chỉ vì muốn đi phà xem thế nào
Từ Hải Phòng, vẫn bám theo duyên hải, lên
hướng Quảng Ninh, có dòng sông danh tiếng từ cổ xưa ,
sông Bạch Đằng đầy chiến tích của 3 lần đánh Tàu như sau :
Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán .
Năm 981 Vua Lê Đại Hành phá
tan quân nhà Tống
Năm 1288 Hưng Đạo Vương đại thắng
quân Nguyên.
Vào khoảng 2 năm sau cuộc đổi đời 30
-4 - 1975, 2 cô bé ái nữ của một cán sự xã hội kỳ cựu và
vị sĩ quan cấp tá QL/ VNCH đang trong tù cải tạo, đoạt chức vô địch bơi lội
"toàn quốc" trên danh nghĩa: vượt sóng Bạch Đằng, tức
dự tranh ngay trên dòng sông lịch sử đó.
Bữa tiệc chào đón tinh hoa miền Nam, 2 cô
bé vô địch bơi lội nêu trên, được "Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân thành phố Hà Nội", tức tỉnh trưởng, cựu trưởng Hướng Đạo
VN Trần Duy Hưng, đãi ăn kiểu ...tiền chiến.
Thành ra, ở mặt nào cũng vậy, muốn
"đoạt " thiên hạ, khả năng phải ...vô địch.
Trở lại những dòng sông chảy qua Hải
Phòng, thành phố Cảng mà 2 bên lề đường phố trồng Phượng vĩ,
khiến mùa hạ nào cũng vang tiếng ve kêu, bản nhạc sầu thiên tuế vẳng
vọng trầm buồn, bâng khuâng, nhưng không giữ chân ai, vì
Hải Phòng vốn là trạm chuyển tiếp bất cứ ai cần đến một
điểm hẹn nào khác: xa hơn, lạ hơn ...hoặc
bến đời, rồi chẳng ai về đó nữa.
Bên cạnh những dòng sông đương nêu, Hải
Phòng có một bờ sông lấp.
Đó là một vạt đất có chiều rộng lớn lắm đối
với tuổi tôi thủa thiếu niên, vạt đất kéo dài từ phía sông Cấm tới giữa
thành phố, 2 bên vạt đất này là 2 đường phố lớn.
Trước 1954, vạt đất sông lấp này, có
vườn hoa Con Cóc, đồng thời là nơi quân đội Pháp diễn
hành ngày 14/7, mỗi năm.
Gia đình tôi thủa ấy chỉ ở Hải Phòng 5
năm từ sau "hồi cư", rồi di cư vào nam. Nhưng
những con đường ở Hải Phòng thì vẫn hiện ra trước mắt. ..
Chị em tôi có 2 hành trình nhất định: buổi
sáng rời nhà ở đường Tám Gian sau đổi là Lê Lợi, rẽ phải
qua đường Cầu Đất một khoảng, rồi rẽ trái, qua đường
Cát Dài, đi thẳng một mạch, tới ngay trường nữ tiểu học Lệ Hải.
Buổi tối sau khi ăn chiều xong, thay vì nhẩy
dây trước nhà, chị em tôi và những đứa khác bắt đầu đi
...chơi phố xá, lại từ Tám Gian qua Cầu Đất, đi tới cuối đại
lộ này, rẽ trái. vào phố Khách Coi những tiệm bánh Tàu.
Chẳng có gì khác hơn mà sao thủa đó mê
thích thế.
Sau này, lớn lên ở Saigon, được đi chơi đủ
nơi như Đalat, Nha Trang , Ban Mê Thuột, Vũng Tàu ... , thấy Hải
Phòng như một tỉnh nhỏ trong nam, mặc dầu
Hải Phòng đứng hàng thứ 2 ngoài Bắc xưa, và những cuộc rong
chơi của mình đơn giản quá, thiếu thốn quá, tôi thầm
thương cho mấy đứa trẻ như tôi thời niên thiếu ở thành
phố Cảng đó.
Thôi thì thời nào thứ nấy, sắp hết đường
trường xa, mới tiếc thương cho bước khởi hành cuộc đời,
không có gì cả ngoài tuổi trẻ ...dại.
Và, chẳng những dấu chân khờ khạo thủa
ban đầu mà trong suốt hành trình cuộc đời, tôi vẫn như là
thân mến cái hình bóng thơ dại của mình ...
Hải Phòng sau 60 năm, hẳn phải
đổi thay, lứa tuổi tôi thủa ấy dù đi xa hay ở lại cũng ...
lão niên cả rồi.
Thế mà thật ngạc nhiên, cách đây không lâu,
một cặp uyên ương lớn tuổi, tình cờ tôi được hạnh ngộ ở khu chợ
Westminster, khách mày râu tủm tỉm cười, hỏi thăm tô :
Xin lỗi, 60 năm trước, chị có ở Hải Phòng
không ạ. Tôi gật đầu thưa : Có ở thành phố đó. Khách tiếp lời:
chị ở đường Tám Gian. Tôi sừng sốt: đúng vậy .. vv...
Tất nhiên người hỏi chỉ nghe qua tên tôi
thôi, làm sao sau 60 năm, dung nhan, nhân dáng như tôi trình bày
trên: một đứa con gái 11 tuổi với giờ đây là lão bà bà, lại
có thể đôi chút ...hao hao. ..được.
Tôi chỉ ngần ngừ hỏi: như vậy, xin
cho biết quý danh. Ông ta cười vui hơn một chút: tôi,
Lê Ảnh. Người bạn thân của tôi, biết chị nhiều hơn, anh Nghị.
Tôi hỏi vớt vát: ông ấy đang ở đâu?
Khách mày râu có vẻ hơi buồn: về sau
anh ấy có học lên, nay đã mất ... Nhưng tôi hoàn
toàn không nhớ là ai .
Ôi, một thời ở biển dại. .. thật xa
mờ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)