Cà Kê Dê Ngỗng
Ba bước Mỹ "siết chặt vòng vây" với Trung Quốc như thế nào?
Tờ báo tài chính lớn nhất Nhật Bản Nikkei đã chỉ ra 3 bước mà Mỹ đang áp dụng để đối phó với hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc.
i đã chỉ ra 3 bước mà Mỹ đang áp dụng để đối phó với hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ bị "vạch mặt" trước cộng đồng quốc tế?
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh Nhật, Philippines, Australia đang ngày
càng có những hành động và tuyên bố cứng rắn hơn để chứng minh Bắc Kinh
đã nhầm.
(Đại Lộ)
i đã chỉ ra 3 bước mà Mỹ đang áp dụng để đối phó với hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo và cải tạo trái phép các đảo đá
mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp ở Biển Đông đã khiến Washington bất
mãn cao độ và quyết định gia tăng các biện pháp để "siết chặt vòng vây"
quốc tế đối với nước này.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được khai mạc vào ngày mai (7/6) tại Bavaria,
Đức. Bên cạnh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama
được cho là sẽ đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự.
Đặc biệt, trang Đa Chiều cho hay, ông Obama có thể đang tính đến chuyện
"đưa tuyên bố chỉ trích rõ ràng đối với Trung Quốc" vào tuyên bố chung
của các lãnh đạo G7.
Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật hôm 6/5 cho hay, Washington
luôn kỳ vọng thông qua việc giành được sự ủng hộ của châu Âu để khuếch
trương thanh thế và tạo ra sức ép đối với Bắc Kinh, mặc dù tính chất
địa-chính trị của châu Âu ở Biển Đông không phải là rõ rệt.
Giới quan sát cho rằng bầu không khí căng thẳng cùng những đe dọa xung đột quân sự giữa Trung-Mỹ sẽ còn tăng lên. (Ảnh minh họa) |
Theo Nikkei, chính quyền của ông Obama đã phân chia chiến lược xử lý
việc Trung Quốc xây đảo nhân đạo trái phép ở Biển Đông thành 3 giai
đoạn.
Đầu tiên, Mỹ sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, công khai hành vi
của Trung Quốc tới dư luận quốc tế. Theo đó, đài truyền hình CNN đã được
phê chuẩn cho phép thực hiện các cuộc phỏng vấn, ghi hình trên máy bay
chiến đấu Mỹ.
Điển hình, hôm 20/5 vừa qua, CNN đã chuyển tải tới thế giới những hình
ảnh trực tiếp ghi lại khi máy bay do thám Mỹ P-8A Poseidon bị Trung Quốc
đe dọa 8 lần khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông.
CNN cũng đã công bố hình ảnh đường băng mà Bắc Kinh xây trái phép ở đảo
nhân tạo có thể cho phép chiến đấu cơ của tàu sân bay cất và hạ cánh.
Cuối tháng 5 vừa qua, tờ Wall Street Journal cũng công bố việc Trung
Quốc đưa 2 khẩu pháo cơ giới lên đảo nhân tạo. Thông tin này sau đó đã
được chính phủ Mỹ xác nhận.
Thứ hai, Mỹ nhiều lần nhắc lại và khẳng định, chỉ trích Trung Quốc đang
là tác nhân gây trở ngại cho tự do hàng hải và thực thi luật pháp quốc
tế ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông.
Tại hội nghị G7 diễn ra vào ngày 7-8/6, nếu các nước châu Âu cũng đưa ra
tuyên bố giống như Mỹ thì trên tầm vĩ mô, châu Á và châu Âu đã đạt được
một nhận thức chung về Trung Quốc - Nikkei bình luận.
Thứ ba, Washington chắc chắn sẽ điều máy bay vào khu vực 12 hải lý của
các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông để tỏ rõ cho
Bắc Kinh thấy rằng Mỹ không thừa nhận chủ quyền mà Trung Quốc "nhận bừa"
tại khu vực này.
Cũng trong tháng 6, truyền thông quốc tế sẽ tập trung sự chú ý vào Đối
thoại kinh tế & chiến lược Trung-Mỹ. Đối thoại này là một cuộc giao
lưu quan trọng trước khi chủ tịch Trung Quốc thực hiện chuyến thăm Mỹ
cấp nhà nước vào tháng 9 tới.
Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là chuyến thăm chính thức nước Mỹ đầu
tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc
vào năm 2012.
Nikkei bình luận, từ tháng 6 cho đến tháng 9, nếu Washington vẫn không
nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của Bắc Kinh thì Tổng thống Barack
Obama rất có thể sẽ chính thức lên tiếng cảnh cáo về sự "ảnh hưởng quan
hệ Trung-Mỹ".
Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh đang tìm kiếm thỏa thuận để ông Tập phát biểu
trước Quốc hội Mỹ cũng có khả năng bị từ chối với lý do không có được
sự đồng thuận của đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện.
Nikkei đồng thời chỉ ra, đối với vấn đề Biển Đông, mặc dù cộng đồng quốc
tế đang gia tăng áp lực để tìm kiếm cơ hội giải quyết bằng đối thoại
với Bắc Kinh, nhưng nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ phớt lờ điều này.
Ở một mức độ nào đó, sự cố chấp của Trung Quốc không nằm ngoài dự tính
của Mỹ và mục đích chính của Washington vẫn là khiến quốc tế nhận thức
rằng: Trung Quốc đang phá hoại luật pháp và các quy tắc quốc tế.
Thông qua 3 bước chiến lược kể trên, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải lộ mặt
là "kẻ ngông cuồng" trước quốc tế, từng bước nhấn mạnh và làm nổi bật
tính nghiêm trọng của vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn toàn cầu.
Đương nhiên, Nikkei cho hay, Trung Quốc cũng tìm cách bắt điểm yếu của
Mỹ. Nước này vô cùng tự tin nhận định rằng, khi hoạt động xây đảo phi
pháp ở Biển Đông của họ thành "sự đã rồi" thì quan hệ giữa Bắc Kinh với
Âu-Mỹ cũng không thể vì thế mà sụp đổ.
Sở dĩ Trung Quốc tự tin như vậy bởi họ luôn cho rằng Âu-Mỹ "không bao
giờ tách rời được sự ảnh hưởng của Bắc Kinh về kinh tế" và khẳng định
nếu "căng" với Bắc Kinh thì chỉ bất lợi cho chính phương Tây.
Mới đây nhất, Mỹ đã kêu gọi thêm một đồng minh châu Á khác là Hàn Quốc
lên án những hành vi sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho hay - "Vai trò của Hàn Quốc có
liên quan mật thiết tới trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia
pháp quyền, thương mại, phát triển thịnh vượng theo các hệ thống quốc
tế.
Việc Hàn Quốc, cũng như Mỹ, không phải là bên tranh chấp ở Biển Đông
giúp Seoul có đủ lý do để lên tiếng, bởi Hàn Quốc không lên tiếng vì lợi
ích riêng mà để ủng hộ các nguyên tắc chung và luật pháp”.
(Đại Lộ)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ba bước Mỹ "siết chặt vòng vây" với Trung Quốc như thế nào?
Tờ báo tài chính lớn nhất Nhật Bản Nikkei đã chỉ ra 3 bước mà Mỹ đang áp dụng để đối phó với hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc.
i đã chỉ ra 3 bước mà Mỹ đang áp dụng để đối phó với hành vi xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ bị "vạch mặt" trước cộng đồng quốc tế?
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh Nhật, Philippines, Australia đang ngày
càng có những hành động và tuyên bố cứng rắn hơn để chứng minh Bắc Kinh
đã nhầm.
(Đại Lộ)
Việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây đảo nhân tạo và cải tạo trái phép các đảo đá
mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp ở Biển Đông đã khiến Washington bất
mãn cao độ và quyết định gia tăng các biện pháp để "siết chặt vòng vây"
quốc tế đối với nước này.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được khai mạc vào ngày mai (7/6) tại Bavaria,
Đức. Bên cạnh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Mỹ Barack Obama
được cho là sẽ đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự.
Đặc biệt, trang Đa Chiều cho hay, ông Obama có thể đang tính đến chuyện
"đưa tuyên bố chỉ trích rõ ràng đối với Trung Quốc" vào tuyên bố chung
của các lãnh đạo G7.
Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật hôm 6/5 cho hay, Washington
luôn kỳ vọng thông qua việc giành được sự ủng hộ của châu Âu để khuếch
trương thanh thế và tạo ra sức ép đối với Bắc Kinh, mặc dù tính chất
địa-chính trị của châu Âu ở Biển Đông không phải là rõ rệt.
Giới quan sát cho rằng bầu không khí căng thẳng cùng những đe dọa xung đột quân sự giữa Trung-Mỹ sẽ còn tăng lên. (Ảnh minh họa) |
Theo Nikkei, chính quyền của ông Obama đã phân chia chiến lược xử lý
việc Trung Quốc xây đảo nhân đạo trái phép ở Biển Đông thành 3 giai
đoạn.
Đầu tiên, Mỹ sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, công khai hành vi
của Trung Quốc tới dư luận quốc tế. Theo đó, đài truyền hình CNN đã được
phê chuẩn cho phép thực hiện các cuộc phỏng vấn, ghi hình trên máy bay
chiến đấu Mỹ.
Điển hình, hôm 20/5 vừa qua, CNN đã chuyển tải tới thế giới những hình
ảnh trực tiếp ghi lại khi máy bay do thám Mỹ P-8A Poseidon bị Trung Quốc
đe dọa 8 lần khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông.
CNN cũng đã công bố hình ảnh đường băng mà Bắc Kinh xây trái phép ở đảo
nhân tạo có thể cho phép chiến đấu cơ của tàu sân bay cất và hạ cánh.
Cuối tháng 5 vừa qua, tờ Wall Street Journal cũng công bố việc Trung
Quốc đưa 2 khẩu pháo cơ giới lên đảo nhân tạo. Thông tin này sau đó đã
được chính phủ Mỹ xác nhận.
Thứ hai, Mỹ nhiều lần nhắc lại và khẳng định, chỉ trích Trung Quốc đang
là tác nhân gây trở ngại cho tự do hàng hải và thực thi luật pháp quốc
tế ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông.
Tại hội nghị G7 diễn ra vào ngày 7-8/6, nếu các nước châu Âu cũng đưa ra
tuyên bố giống như Mỹ thì trên tầm vĩ mô, châu Á và châu Âu đã đạt được
một nhận thức chung về Trung Quốc - Nikkei bình luận.
Thứ ba, Washington chắc chắn sẽ điều máy bay vào khu vực 12 hải lý của
các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông để tỏ rõ cho
Bắc Kinh thấy rằng Mỹ không thừa nhận chủ quyền mà Trung Quốc "nhận bừa"
tại khu vực này.
Cũng trong tháng 6, truyền thông quốc tế sẽ tập trung sự chú ý vào Đối
thoại kinh tế & chiến lược Trung-Mỹ. Đối thoại này là một cuộc giao
lưu quan trọng trước khi chủ tịch Trung Quốc thực hiện chuyến thăm Mỹ
cấp nhà nước vào tháng 9 tới.
Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là chuyến thăm chính thức nước Mỹ đầu
tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc
vào năm 2012.
Nikkei bình luận, từ tháng 6 cho đến tháng 9, nếu Washington vẫn không
nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của Bắc Kinh thì Tổng thống Barack
Obama rất có thể sẽ chính thức lên tiếng cảnh cáo về sự "ảnh hưởng quan
hệ Trung-Mỹ".
Bên cạnh đó, việc Bắc Kinh đang tìm kiếm thỏa thuận để ông Tập phát biểu
trước Quốc hội Mỹ cũng có khả năng bị từ chối với lý do không có được
sự đồng thuận của đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện.
Nikkei đồng thời chỉ ra, đối với vấn đề Biển Đông, mặc dù cộng đồng quốc
tế đang gia tăng áp lực để tìm kiếm cơ hội giải quyết bằng đối thoại
với Bắc Kinh, nhưng nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ phớt lờ điều này.
Ở một mức độ nào đó, sự cố chấp của Trung Quốc không nằm ngoài dự tính
của Mỹ và mục đích chính của Washington vẫn là khiến quốc tế nhận thức
rằng: Trung Quốc đang phá hoại luật pháp và các quy tắc quốc tế.
Thông qua 3 bước chiến lược kể trên, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải lộ mặt
là "kẻ ngông cuồng" trước quốc tế, từng bước nhấn mạnh và làm nổi bật
tính nghiêm trọng của vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn toàn cầu.
Đương nhiên, Nikkei cho hay, Trung Quốc cũng tìm cách bắt điểm yếu của
Mỹ. Nước này vô cùng tự tin nhận định rằng, khi hoạt động xây đảo phi
pháp ở Biển Đông của họ thành "sự đã rồi" thì quan hệ giữa Bắc Kinh với
Âu-Mỹ cũng không thể vì thế mà sụp đổ.
Sở dĩ Trung Quốc tự tin như vậy bởi họ luôn cho rằng Âu-Mỹ "không bao
giờ tách rời được sự ảnh hưởng của Bắc Kinh về kinh tế" và khẳng định
nếu "căng" với Bắc Kinh thì chỉ bất lợi cho chính phương Tây.
Mới đây nhất, Mỹ đã kêu gọi thêm một đồng minh châu Á khác là Hàn Quốc
lên án những hành vi sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho hay - "Vai trò của Hàn Quốc có
liên quan mật thiết tới trật tự thế giới. Đó là vai trò của một quốc gia
pháp quyền, thương mại, phát triển thịnh vượng theo các hệ thống quốc
tế.
Việc Hàn Quốc, cũng như Mỹ, không phải là bên tranh chấp ở Biển Đông
giúp Seoul có đủ lý do để lên tiếng, bởi Hàn Quốc không lên tiếng vì lợi
ích riêng mà để ủng hộ các nguyên tắc chung và luật pháp”.
(Đại Lộ)