Tham Khảo

Ba chiến thắng của Trump trong chính sách đối ngoại mới của Hoa Kỳ

Ông Trump đã gửi đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ sẽ chăm sóc cho lợi ích của mình – theo một nghĩa hẹp – chứ không phải lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế,


Tác giả: Randall Schweller, giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thực dụng tại Đại học bang Ohio, Hoa Kỳ
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 tạo ra chấn động không kém một cơn thảm họa. Ít nhất, đây đã là và vẫn là niềm tin vững chắc của “bọn võ đoán” – từ mà Ben Rhodes, một cố vấn đối ngoại trong chính quyền Obama gọi những người từ cả 2 đảng và trong giới truyền thông lẫn các cơ quan ngoại giao mà bị thúc đẩy bởi lối suy nghĩ theo thói quen, trịch thượng và không có một tí xíu lòng trung thành nào với nước Mỹ, lo ngại về sự suy sụp của nước Mỹ.
“Chúng ta có lẽ rất gần sẽ chứng kiến một sự suy thoái toàn cầu mà không thấy điểm kết thúc”, tác giả Paul Krugman của tờ New York Times dự đoán sau đêm ông Trump thắng cử. Những người khác cũng tiên tri rằng ông Trump sẽ từ chức hoặc bị hất cẳng trong vòng một năm đầu tiên, rằng ông sẽ phải trốn chui trốn lủi trong Đại sứ quán Ecuador trong vòng 6 tháng (nhà bình luận phe cấp tiến John Aravosis), hoặc là nước Mỹ đang bước vào cùng một con đường mà Đức đã trải qua, từ nền Cộng hòa Weimar tới Đệ tam Đế Chế.Tác giả của tiên tri trên chính là cựu Tổng thống Barack Obama. Khi nói chuyện tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago hồi tháng 12 năm ngoái, ông ta đã nhắc tới bóng ma của Đức Quốc xã như là tương lai đen tối của Hoa Kỳ nếu người Mỹ không “bỏ phiếu”, mà ai cũng biết rằng là bỏ phiếu cho Đảng dân chủ của ông ta.
“Chúng ta phải chăm sóc cho khu vườn dân chủ này, nếu không mọi thứ có thể sụp đổ rất nhanh. 60 triệu người đã chết, vì thế các bạn phải chú ý, và phải bỏ phiếu”Tới nay, hơn 1 năm rưỡi sau khi Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ở Nhà Trắng, thế giới vẫn chưa kết thúc và tất cả các “tiên tri” chống lại ông Trump cũng không cái nào trở thành sự thực. Sau một năm nhiệm kỳ, Nhà nước Hồi giáo IS – phải nói rõ đây là một tổ chức phát xít –  gần như đã bị đánh bại tại Syria và xóa sổ khỏi căn cứ tại Iraq, nhờ vào quyết định của chính quyền Trump là trang bị vũ khí cho nhóm dân quân người Kurd có sức chiến đấu chống IS tốt nhất tại Syria và cởi trói cho quân đội Mỹ có nhiều không gian chiến đấu hơn. Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục chiến lược của Obama là tránh chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, nhưng lại thành công nơi ông Obama thất bại khi vạch một lằn ranh đỏ thực sự đối với việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học bằng cách thực hiện một cuộc tấn công chính xác, chớp nhoáng bằng tên lửa.
Ở Bắc Hàn, chiến lược “áp lực tối đa” của ông Trump đã làm giảm một nửa lượng ngoại tệ chảy về chế độ Bắc Hàn và buộc Kim Jong Un phải nhận ra rằng lựa chọn duy nhất cho ông ta là đàm phán. Ở mặt trận đối nội, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8% trong tháng 5 vừa qua, một con số chưa từng thấy từ những ngày nước Mỹ sống trong cơn sốt dot-com; tỷ lệ thất nghiệp trong những người Mỹ gốc phi và gốc latinh thì xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Dưới chiến lược “xóa bỏ thủ tục quan liêu” và cởi trói do doanh nghiệp, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường chứng khoán ở mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, số lượng đơn vay tiền mua nhà ở Mỹ ở mức cao nhất trong vòng 7 năm, giá khí đốt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm.
Cuối cùng, với việc thực hiện cam kết chấm dứt thời kỳ mà các chính trị gia của chúng ta thích bảo vệ biên giới nước khác hơn biên giới nước mình” của ông Trump, nhập cư phi pháp giảm 38% từ tháng 11/2016 tới tháng 11/2017, và vào tháng 4/2017, Cảnh sát tuần tra biên giới Mỹ ghi nhận 15.766 vụ bắt giữ những người vượt biên trái phép tại biên giới đông nam – con số thấp nhất trong vòng 17 năm. Như những người phản đối ông Trump lên án, ông Trump quả thực đã từ bỏ rất nhiều giáo lý của trật tự quốc tế cấp tiến, một hệ thống nhiều mặt nhiều chân rết mà Mỹ và các đồng minh tạo ra và đã củng cố trong suốt 7 thập kỷ qua.
Khi thách thức chính những nền móng cốt lõi nhất của thể chế toàn cầu hóa,ông Trump đã lên án Tổ chức thương mại thế giới, cắt giảm trợ cấp cho Liên Hiệp Quốc, công kích NATO, đe dọa chấm dứt các thỏa thuận thương mại đa phương, kêu gọi Nga tái gia nhập G-7 và quay lưng với những kêu gọi giải quyết các vấn đề toàn cầu – như thay đổi khí hậu. Nhưng bất chấp những gì đám đông tại Davos (Thụy Sĩ) đang kêu gào, những chính sách này của ông Trump nên được hoan nghênh chứ không phải là lên án. Cách tiếp cận theo lối giao dịch của của ông ta đối với các vấn đề đối ngoại đánh dấu sự thay đổi chiến lược của Mỹ: Quan tâm hơn tới việc đạt được lợi ích trong ngắn hạn hơn là duy trì các mối quan hệ trong dài hạn.
Trump-Nato
Ông Trump đã gửi đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ sẽ chăm sóc cho lợi ích của mình – theo một nghĩa hẹp – chứ không phải lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế, thậm chí điều này làm mất lòng các liên minh lâu đời của họ. Quan điểm đối ngoại này, về bản chất là của một người thực dụng chứ không phải bảo hộ. Trong khi vận động tranh cử lẫn khi ngồi trong Phòng Bầu Dục, ông Trump luôn lập luận rằng nước Mỹ cần các đồng minh phải chia sẻ trách nhiệm tài chính trong việc bảo vệ bản thân họ. Ông cũng yêu cầu các thỏa thuận thương mại phải tốt hơn và công bằng hơn thực trạng bất lợi đối với doanh nghiệp và người lao động Mỹ. Ông thề sẽ bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi những kẻ thao túng tiền tệ. Ông ta là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Ông tin rằng các yếu tố chính trị phải quyết định các quan hệ kinh tế, rằng toàn cầu hóa không tạo ra sự hòa thuận giữa các quốc gia, và sự phụ thuộc kinh tế chồng chéo nhau làm quốc gia dễ bị tổn thương hơn.
Ông cũng cho rằng nhà nước nên can thiệp khi mà lợi ích của các nhân tố trong nước vượt khỏi vai trò của nó, chẳng hạn ông kêu gọi tẩy chay Apple vì công ty này từ chối giúp FBI phá khóa iPhone của tên khủng bố đã thực hiện vụ tấn công ở San Bernardino năm 2015. Quan điểm thực tế này không chỉ chính đáng mà còn phản ánh mong muốn của cử tri Hoa Kỳ, những người đã nhận ra một cách đúng đắn rằng nước Mỹ không còn trị vì trong một thế giới đơn cực kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh nữa, thay vào đó, họ đang sống trong một thế giới đa cực, nơi Mỹ thường xuyên bị cạnh tranh và thách thức.
Ông Trump đơn giản là người dám bỏ đi cái vỏ lỗi thời và nhìn thẳng vào bản chất của nền chính trị thế giới như nó vẫn luôn là: một mặt trận cạnh tranh khốc liệt nơi bất kỳ bên nào tham gia cũng là các quốc gia đặt lợi ích của mình lên trên hết, coi trọng an ninh và phúc lợi kinh tế cho mình nhất. Chiến lược “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump chỉ gây sốc cho những sinh viên quá ngây thơ, quá cải lương bởi nó cũng bình phàm như bất kỳ quốc gia nào khác: thúc đẩy lợi ích của đất nước lên trên mọi thứ khác.

Chú Sam không còn là ông “chú nuôi”

Một nội dung quan trọng trong chính sách của ông Trump là tái cân bằng cán cân mậu dịch với các nước khác. Mục tiêu là giải quyết thực trạng mất cân bằng thương mại quá đáng một cách có hệ thống với các nước giàu có ở Đông Á và Châu Âu, trong khi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh nước Mỹ. Cán cân thương mại là khoảng chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi một nước nhập nhiều hơn xuất, nước đó phải chịu thâm hụt mậu dịch, tức là họ phải phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc vay tiền ở thị trường quốc tế để bù vào. Trong dài hạn, việc thâm hụt mậu dịch quá lớn và liên tục làm giảm tổng nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia, giảm tăng trưởng và giảm công ăn việc làm. Năm 2017, thâm hụt mậu dịch của Mỹ tăng 12%, lên 566 tỷ USD, mức lớn nhất kể từ năm 2008. Xét về con số thâm hụt này, thật lạ khi ông Trump lại bị gán nhãn là kẻ “theo chủ nghĩa bảo hộ” và “kẻ liều chết phá hủy trật tự kinh tế tự do” bởi những nước được cho là “bạn hữu và đồng minh của Mỹ”. Với những kẻ phản trắc này, chính quyền Trump gửi một thông điệp thẳng thắn: “Quý vị sẽ không thể coi Mỹ như một thằng ngu nữa. Nói cách khác: Chú Sam không còn là ông chú nuôi ngờ nghệch”.
Những kẻ “võ đoán” lo ngại rằng các chính sách gần đây của chính quyền Trump là dấu hiệu cho thấy nước Mỹ không còn muốn thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu nữa, tuy nhiên việc ông Trump đe dọa đánh thuế và các biện pháp bảo hộ khác nên được xem là con bài thương lượng để mở cửa các thị trường nước khác. Các biện pháp này cũng đại diện cho cách vận dụng ngoại giao thương mại tới một mức độ xuất sắc chiến lược, sử dụng chế tài và các hình thức khác trong khả năng kinh tế của một quốc gia để gây áp lực buộc nước khác làm những gì Washington muốn. Cuối cùng thì Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu hàng đầu và đây là lợi thế vô cùng lớn trong các cuộc đàm phán thương mại. Nhưng trong quá khứ, ít có tổng thống nào tận dụng tối đa lợi thế này như ông Trump, bởi vì động chạm tới khả năng một nước khác có thể xuất khẩu với Mỹ sẽ ngay lập tức thu hút những công kích từ “lực lượng bảo vệ tự do thương mại thế giới”, cũng như châm biếm rằng Mỹ là kẻ “bắt nạt” các nước yếu. Không giống các lãnh đạo trước, ông Trump không sợ bị gọi là “kẻ bắt nạt” hay “kẻ mị dân”, ông ta đơn giản là cứ làm những gì mà ông ta cho là đúng. Với Trung Quốc, đối thủ tiềm tàng duy nhất có khả năng vươn lên ngang hàng với nền kinh tế Mỹ, ông Trump đã vận dụng ngoại giao thương mại để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ ở nhiều trường hợp.
Trump-Kim
Thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD trong năm 2017; trong các cuộc đàm phán hồi tháng 5, truyền thông đưa tin rằng Bắc Kinh đã đồng ý giảm con số này xuống 200 tỷ USD vào năm 2020. Chính quyền Trump tiếp tục gây sức ép yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt cái mà Washington gọi là trợ cấp không công bằng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã lần lượt mua lại nhiều công nghệ quan trọng của Mỹ trong khi doanh nghiệp Mỹ bị Trung Quốc cấm làm điều tương tự khi hoạt động ở Trung Quốc. Nhưng nay, Nhà Trắng đã khôn ngoan hơn, buộc Trung Quốc phải làm ăn theo những điều kiện tương tự nhau. Tờ New York Times hồi tháng 3/2018 đưa tin Mỹ “đang chuẩn bị giới hạn đầu tư Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ, từ vi mạch cho tới công nghệ 5G không dây”. Trong một bước hướng tới tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, chính quyền Trump đã áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng là máy giặt và tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đồng thời cũng áp thuế lên thép và nhôm với lý do an ninh quốc gia. Hồi tháng 4, chính quyền Trump dọa áp thuế lên khoảng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong danh mục khoảng 1.300 loại hàng hóa, đặt ra thách thức thương mại mạnh mẽ nhất đối với Bắc Kinh trong hàng thập kỷ qua. Trung Quốc xuống nước đề nghị mua thêm 70 tỷ USD hàng Mỹ nếu ông Trump bỏ qua không đánh thuế.
Hồi tháng 5/2018, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống 15% (thuế này ở Mỹ là 2,5%). Ông Trump loan báo rõ ràng rằng kể cả các nước hàng xóm và đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không được miễn thuế. Cuối tháng 5, ông tiến hành kế hoạch đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm từ Canada, Mexico và EU, thực hiện lời hứa tranh cử của mình. Lý do của việc này là, theo kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ, việc nhập khẩu các kim loại giá rẻ này gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và gây thiệt hại cho cơ sở công nghiệp Mỹ. Canada tuyên bố đáp trả bằng thuế và tất cả các nước thành viên G-7, trừ Mỹ, ra một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại và thất vọng”đối với quyết định của Mỹ.
Không xét tới sự tức giận của quốc tế, quyết định đánh thuế của ông Trump không nằm ngoài nội dung cơ bản của Chủ nghĩa thực dụng. Như nhà khoa học chính trị Jonathan Kirshner đã chỉ ra, trong một thế giới hỗn loạn, “các quốc gia sẽ cố gắng vì sự độc lập tự chủ của mình, để có thể đảm bảo khả năng sản xuất các phương tiện cần thiết để tự vệ, cũng như giảm tính dễ bị tổn thương mà có thể sinh ra từ việc các dòng kinh tế toàn cầu trong thời bình đột ngột bị cắt đứt”. Quả thực, trong một bài phát biểu trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump đã trình bày dứt khoát về quan điểm đối ngoại này của mình: Chưa có quốc gia nào từng thịnh vượng mà không đặt lợi ích của mình trước tiên. Cả bạn hữu lẫn kẻ thù của ta đều đặt đất nước họ lên trước chúng ta, và chúng ta, trong khi công bằng với họ, phải bắt đầu làm như thế. Chúng ta sẽ không tiếp tục đầu hàng quốc gia này và nhân dân của nó cho khúc ca lầm lạc của chủ nghĩa toàn cầu. Quốc gia – nhà nước vẫn là nền tảng chân chính của hạnh phúc và hòa hợp”.

Tạm biệt chủ nghĩa đa phương

Một cột trụ khác trong chiến lược đối ngoại của ông Trump là Mỹ ưa chuộng hợp tác với các nước khác trên cơ sở song phương hơn là đa phương, bất cứ khi nào có thể. Theo đuổi mục tiêu này, chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình dương TPP, thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ cũng loan báo sẽ cắt giảm 40% khoản tiền đóng góp cho Liên Hiệp Quốc, buộc Hội đồng Bảo an phải cắt 600 triệu USD ngân sách gìn giữ hòa bình. Ngoài ra, chính quyền Trump cũng loan báo ý định rút khỏi UNESCO, Hội đồng Nhân quyền LHQ và từ chối tham dự các cuộc nói chuyện đa phương về nhập cư. Ông Trump cũng dọa sẽ xóa bỏ hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (Nafta) và lập các thỏa thuận song phương với Mexico và Canada – điều mà ông cho là dễ thực hiện hơn các thỏa thuận đa phương.
Trong con mắt của Trump, chủ nghĩa đa phương “làm giảm khả năng kiểm soát các vấn đề của chính chúng ta”. Thậm chí những người bảo vệ trật tự thế giới tự do cũng phải thừa nhận ông đúng về điểm này, bởi đó chính là điều mà một trật tự dựa trên luật lệ được thiết để đạt được: đặt giới hạn lên khả năng thoái lui và sử dụng quyền lực một cách thất thường lên các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, những ai mà tung hô trật tự này tìm kiếm không gì ngoài một sự thay đổi mang tính cách mạng của nền chính trị thế giới, họ hy vọng sẽ thay thế hệ thống quốc tế vô chính phủ mạnh được yếu thua bằng một nền tảng vận hành bằng pháp luật.
Với những người ủng hộ thể chế này, chiêu thuật được sử dụng luôn là thuyết phục các nước yếu và các quốc gia hạng hai – tức là toàn bộ thế giới trừ nước Mỹ – rằng các thể chế quốc tế và cam kết đa phương sẽ giới hạn tự do hành động của kẻ bá quyền (Mỹ). Vì để trật tự quốc tế này có hiệu quả, nó phải có cơ chế tự trị và thi hành các quy định của mình, dù đi ngược lại mong muốn của kẻ bá quyền. Nói cách khác, chẳng có lý do nào để các quốc gia này gia nhập vào các tổ chức quốc tế nếu họ tin rằng mình không thu được lợi thế nào đó đối với những nước mạnh hơn. Tuy nhiên điều này chẳng có ý nghĩa gì với Trump khi mà ông tuyên bố quay lưng với họ. Điểm yếu của trật tự thế giới này là hiển nhiên: kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các tổ chức quốc và chuẩn mực quốc tế đã phụ thuộc quá nhiều và Mỹ và do đó không thể được sử dụng để kiềm chế Mỹ. Những trường hợp mà Mỹ bị kiềm chế là vì họ tự nguyện làm như vậy. Giới lãnh đạo và các chuyên gia đối ngoại của Mỹ đã tung hô chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa bất chấp việc những thể chế này ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia ra sao.

Không còn bữa trưa miễn phí

Mảnh ghép cuối cùng trong chính sách đối ngoại của Trump là yêu cầu các đồng minh của Mỹ phải trả những chi phí tương xứng cho việc bảo vệ bản thân họ. Chính NATO công nhận rằng Mỹ chi trả tới 73% chi phí phòng vệ của cả liên minh này – một số lượng quá lớn cho một tổ chức có 29 thành viên và lại đặt trọng tâm vào an ninh Châu Âu chứ không phải Mỹ. Tuy thế nhiều tờ báo lớn ở Mỹ vẫn công kích Trump khi ông gọi các nước đồng minh EU là những kẻ “ăn chùa”. Nhưng họ lại quên rằng Obama cũng từng làm như vậy, chỉ là mức độ nhẹ nhàng hơn. “Những kẻ ăn chùa làm tôi bực mình”, Obama phàn nàn vào năm 2016 trong một bài phỏng vấn với tờ Atlantic. Danh sách các nước “ăn chùa” của ông ta có cả nước Anh – một nước ghét Trump và yêu Obama nồng nhiệt – tới mức ông cảnh báo rằng Anh Quốc sẽ không có thể tuyên bố mình có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ trừ khi họ chi ít nhất 2%GDP cho quốc phòng.
Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Mỹ cũng phàn nàn về các nước “ăn chùa”, nhưng ít ai làm được gì trên thực tế. Trong Chiến tranh lạnh, khi mà Mỹ và đồng minh cùng phải đối mặt với mối đe dọa Liên bang Xô viết thì vấn đề này cần phải được phép duy trì. Nhưng nay, con rồng đã bị trảm – từ rất rất nhiều năm trước rồi – và đến lúc mà chính phủ Mỹ đang nợ ngập đầu và phải cân nhắc đến các khoản cắt giảm chi tiêu công khổng lồ, thì không lý gì Mỹ lại phải tiếp tục chi tiền bao bọc cho vấn đề an toàn của châu Âu. Như nhà nghiên cứu chính trị khoa học Barry Posen đã viết trên tạp chí Chính sách Ngoại giao: “Đây là phúc lợi nhà giàu”. Việc ông Trump lên án NATO về chi tiêu quốc phòng đã có tác dụng. Ngân sách quốc phòng của các đồng minh Châu Âu đã lên đến mức cao nhất kể từ năm 2010.
Nhưng theo “giới võ đoán”, ông Trump không chỉ đòi các nước khác chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ mà ông ta còn âm mưu tiêu diệt NATO. Trong một bài viết đăng trên New York Times hồi tháng 6, tác giả David Leonhardt viết: “Nếu có một Tổng thống Mỹ vạch ra một kế hoạch bí mật, chi tiết để phá vỡ liên minh Đại Tây Dương, thì kế hoạch đó sẽ giống như đúc với những biểu hiện của ông Trump”. Nhưng Leonhardt dường như quên rằng kẻ thù lớn nhất của một liên minh là chiến thắng. Khi phương Tây chiến thắng Chiến tranh Lạnh, NATO đã mất đi lý do để tồn tại. Trong một thế giới ngày càng nhiều cực, các liên minh càng trở nên ít cố định hơn: bạn hữu hôm nay có thể thành kẻ thù của ngày mai (hay ít nhất là đối thủ cạnh tranh) và ngược lại. Ông Trump thừa nhận điều này. Ông hành động dựa trên nguyên lý chính trị thực dụng mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger từng trình bày: “nước Mỹ không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”.
Bản năng thực dụng của ông Trump đã được thể hiện mạnh nhất trong cách ông xử lý vấn đề nước Nga. Giống như mọi tổng thống trước ông, Trump đã gặp mặt lãnh đạo viện Kremlin nhằm tìm cách hợp tác trong một loạt các vấn đề an ninh (đặc biệt là Iran và Syria), và ở mức sống còn nhất là nhằm tránh một cuộc chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân. Những người la hét lên rằng Nga là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ và Trump là con rối của Putin chính là những người đã khiến Mỹ sai lầm nhất trong chính sách ngoại giao một phần tư thế kỷ qua.
Mấu chốt là ông Trump không phải là nguyên nhân chủ yếu kiến NATO tan rã mà là cấu trúc của tổ chức quốc tế này không còn phù hợp. Quả thực, với ông Obama, tình trạng của NATO cũng không khá hơn. Giới chóp bu toàn cầu hóa cũng tỏ ra bực bội khi mà Obama nói về chiến lược đối ngoại tối giản của mình. Trong Chiến tranh Lạnh, theo lời của nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry, “nước Mỹ cần đồng minh và đồng minh cần nước Mỹ”. Điều này đã thay đổi với sự kết thúc của mối họa chung Liên bang Xô viết. Hoa Kỳ trở nên ít phụ thuộc hơn trong chính sách ngoại giao, nhưng các đồng minh của họ cũng vậy.
Các đồng minh của Mỹ không còn một nhu cầu lớn như trước phải lệ thuộc vào một “đàn anh” siêu cường bảo vệ, do đó Washington có ít đòn bẩy ngoại giao hơn so với trước. Năm 1993, nhà lý thuyết học về quan hệ quốc tế theo trường phái thực dụng Kenneth Waltz đã có một quan sát thông thái: “Liên bang Xô viết đã tạo ra NATO, và cái chết của Liên Xô đã giải phóng Châu Âu, Đông cũng như Tây. Nhưng tự do phải có tự lực”. Viết về các nước Châu Âu, Waltz kết luận “trong một tương lai không xa lắm, họ sẽ phải học cách tự chăm lo cho bản thân mình hoặc là chịu hậu quả”. Một phần tư thập kỷ đã qua, cái thời điểm tương lai “không xa lắm” ấy cuối cùng đã tới. Ông Trump không tạo ra thực tế đó, đơn giản là ông dám nhìn thẳng vào nó.

Đó là vấn đề cấu trúc

Công bằng mà nói, không phải chuyện gì cũng tốt dưới chính quyền Trump. Sau khi tuyên bố nhiệm vụ tái thiết quốc gia và gọi cuộc chiến ở Afghanistan là “một sự lãng phí hoàn toàn”, tổng thống đã bị thuyết phục bởi những cố vấn cấp cao quanh ông và từ bỏ kế hoạch rút hết lính Mỹ khỏi quốc gia Hồi giáo Trung Đông này. Họ thuyết phục ông rằng một sự thiếu vắng hỏa lực Mỹ vội vã sẽ tạo ra khoảng trống cho IS hay Al Qaeda tới lấp vào, và thế là Trump chấp nhận duy trì một lượng nhỏ quân đội Hoa Kỳ để đánh lùi phiến quân nổi dậy Taliban.
“Bản năng đầu tiên của tôi mách bảo tôi rút quân ngay, và trong quá khứ, tôi thích nghe theo bản năng của mình”, ông Trump phát biểu ngày ông tuyên bố chiến lược với Afghanistan. “Nhưng cả đời mình, tôi đã nghe người ta nói rằng các quyết định sẽ khác biệt rất nhiều khi bạn ngồi sau chiếc bàn ở Phòng Bầu Dục”.
Nhưng ông Trump nên nghe theo bản năng của mình. Ý tưởng rằng một vài ngàn lính Mỹ có thể đạt được điều mà 100.000 trước đó thất bại: phá vỡ thế bế tắc trong cuộc chiến lâu nhất lịch sử Mỹ, là đáng cười và ngây ngô. Nhưng ông Trump đã nhận ra trật tự thế giới tự do hiện tại đang lâm bệnh. Cơn bệnh này, như ký giả Martin Wolf đã chỉ ra, là một hệ quả của, ở mức độ toàn cầu, “sự suy giảm  quyền lực tương đối của phương Tây với tư cách là một cộng đồng an ninh sau sự kết thúc của chiến tranh lạnh, cùng với sự suy giảm của ảnh hưởng kinh tế của họ, đặc biệt là trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Tại mức quốc gia, vấn đề nảy sinh từ những người dân bình thường ở rất nhiều các nước giàu không cảm thấy họ được lợi gì, nếu không nói là phải chịu thiệt, từ cái gọi là toàn cầu hóa.
“Thay vào đó, nó sinh ra một cảm giác mất mát trong các cơ hội, thu nhập và sự tôn trọng”.
Một cách hoàn toàn chính đáng, rất nhiều người Mỹ cảm thấy toàn cầu hóa, bằng việc mang lại hàng hóa giá rẻ vào trong nước và mang công việc của họ tới các nước nhân công giá rẻ, đã hủy hoại ngành công nghiệp của Mỹ, gia tăng thất nghiệp và khiến mức lương của họ giảm đi nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi những phát ngôn của ông Trump về thương mại bất công nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cử tri Mỹ, đặc biệt là những người sống ở các bang công nghiệp Trung Tây. Nhưng giới tinh anh ngoại giao, bị mù mắt bởi sự thù ghét ông Trump, đã không nhìn thấy được một bức tranh lớn hơn về các vấn đề trong các cấu trúc toàn cầu hóa đã đẩy Trump tới chiếc ghế quyền lực.
Để hiểu được hiệu quả của các kết cấu toàn cầu này, ta phải quay về thời điểm chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, liên hệ của Hoa Kỳ với thế giới vẫn rất chặt chẽ, tuy nhiên mục đích của các mối liên hệ này đã thay đổi. Trước đó, Hoa Kỳ hành động vì phòng thủ và mong muốn duy trì nguyên trạng để tránh tình trạng leo thang thành chiến tranh. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ lại ôm giữ thứ chủ nghĩa xét lại dưới cái vỏ bọc của tự do. Với tư cách là một bá chủ không có đối thủ, nước Mỹ hăm hở chi tiền bạc và quân sự đi đúc khuôn thế giới theo hình mẫu của mình. Washington không chỉ tự coi mình là hiện thân của các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý mà nó còn tích cực quảng bá các giá trị này tới những quốc gia khác.
Chính sách này đã đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa thực dụng thời Chiến tranh Lạnh, nhưng lại mở ra thời kỳ đối ngoại thập tự chinh kiểu Mỹ. Trong giấc mơ của giới tinh hoa ngoại giao nước Mỹ, tất cả các quốc gia, bao gồm cả các nước độc tài như Trung Quốc và Nga, sẽ copy hệ thống chính trị và cách vận hành của nước Mỹ, từ đó trở thành một mắt xích trung thành trong trật tự thế giới mới do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái xảy ra, sau đó là sự nổi lên của Trung Quốc và tái khởi của Nga, đã phủ bóng đen nghi ngờ nên quyền lực tương đối của Mỹ. Kết quả là thời kỳ thế giới đơn cực, nếu không hoàn toàn chấm dứt, thì cũng đã đi tới những ngày cuối cùng. Bị suy giảm sức mạnh trong bối cảnh không có các mối đe dọa tới lãnh thổ khiến các nước cân nhắc lại các ràng buộc với bên ngoài và chú trọng vào các vấn đề bên trong hơn. Vì thế, không ngạc nhiên khi mà có rất nhiều người Mỹ cuối cùng đã bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại phải giữ vai trò cảnh sát thế giới hao tiền tốn của và bỏ phiếu cho một người thề sẽ đặt lợi ích của họ trước tiên. Trong hoàn cảnh kỷ nguyên nước Mỹ bá chủ gần như kết thúc, Washington phải theo đuổi một sách lược vĩ mô mới để đối phó tình hình này. Chủ nghĩa thực dụng của ông Trump có thể chính là một giải pháp cho điều đó.
Tác giả: Randall Schweller, giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thực dụng tại Đại học bang Ohio, Hoa Kỳ
Trọng Đức biên dịch

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ba chiến thắng của Trump trong chính sách đối ngoại mới của Hoa Kỳ

Ông Trump đã gửi đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ sẽ chăm sóc cho lợi ích của mình – theo một nghĩa hẹp – chứ không phải lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế,


Tác giả: Randall Schweller, giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thực dụng tại Đại học bang Ohio, Hoa Kỳ
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 tạo ra chấn động không kém một cơn thảm họa. Ít nhất, đây đã là và vẫn là niềm tin vững chắc của “bọn võ đoán” – từ mà Ben Rhodes, một cố vấn đối ngoại trong chính quyền Obama gọi những người từ cả 2 đảng và trong giới truyền thông lẫn các cơ quan ngoại giao mà bị thúc đẩy bởi lối suy nghĩ theo thói quen, trịch thượng và không có một tí xíu lòng trung thành nào với nước Mỹ, lo ngại về sự suy sụp của nước Mỹ.
“Chúng ta có lẽ rất gần sẽ chứng kiến một sự suy thoái toàn cầu mà không thấy điểm kết thúc”, tác giả Paul Krugman của tờ New York Times dự đoán sau đêm ông Trump thắng cử. Những người khác cũng tiên tri rằng ông Trump sẽ từ chức hoặc bị hất cẳng trong vòng một năm đầu tiên, rằng ông sẽ phải trốn chui trốn lủi trong Đại sứ quán Ecuador trong vòng 6 tháng (nhà bình luận phe cấp tiến John Aravosis), hoặc là nước Mỹ đang bước vào cùng một con đường mà Đức đã trải qua, từ nền Cộng hòa Weimar tới Đệ tam Đế Chế.Tác giả của tiên tri trên chính là cựu Tổng thống Barack Obama. Khi nói chuyện tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago hồi tháng 12 năm ngoái, ông ta đã nhắc tới bóng ma của Đức Quốc xã như là tương lai đen tối của Hoa Kỳ nếu người Mỹ không “bỏ phiếu”, mà ai cũng biết rằng là bỏ phiếu cho Đảng dân chủ của ông ta.
“Chúng ta phải chăm sóc cho khu vườn dân chủ này, nếu không mọi thứ có thể sụp đổ rất nhanh. 60 triệu người đã chết, vì thế các bạn phải chú ý, và phải bỏ phiếu”Tới nay, hơn 1 năm rưỡi sau khi Trump ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ở Nhà Trắng, thế giới vẫn chưa kết thúc và tất cả các “tiên tri” chống lại ông Trump cũng không cái nào trở thành sự thực. Sau một năm nhiệm kỳ, Nhà nước Hồi giáo IS – phải nói rõ đây là một tổ chức phát xít –  gần như đã bị đánh bại tại Syria và xóa sổ khỏi căn cứ tại Iraq, nhờ vào quyết định của chính quyền Trump là trang bị vũ khí cho nhóm dân quân người Kurd có sức chiến đấu chống IS tốt nhất tại Syria và cởi trói cho quân đội Mỹ có nhiều không gian chiến đấu hơn. Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục chiến lược của Obama là tránh chiến tranh toàn diện tại Trung Đông, nhưng lại thành công nơi ông Obama thất bại khi vạch một lằn ranh đỏ thực sự đối với việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học bằng cách thực hiện một cuộc tấn công chính xác, chớp nhoáng bằng tên lửa.
Ở Bắc Hàn, chiến lược “áp lực tối đa” của ông Trump đã làm giảm một nửa lượng ngoại tệ chảy về chế độ Bắc Hàn và buộc Kim Jong Un phải nhận ra rằng lựa chọn duy nhất cho ông ta là đàm phán. Ở mặt trận đối nội, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8% trong tháng 5 vừa qua, một con số chưa từng thấy từ những ngày nước Mỹ sống trong cơn sốt dot-com; tỷ lệ thất nghiệp trong những người Mỹ gốc phi và gốc latinh thì xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Dưới chiến lược “xóa bỏ thủ tục quan liêu” và cởi trói do doanh nghiệp, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường chứng khoán ở mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, số lượng đơn vay tiền mua nhà ở Mỹ ở mức cao nhất trong vòng 7 năm, giá khí đốt đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm.
Cuối cùng, với việc thực hiện cam kết chấm dứt thời kỳ mà các chính trị gia của chúng ta thích bảo vệ biên giới nước khác hơn biên giới nước mình” của ông Trump, nhập cư phi pháp giảm 38% từ tháng 11/2016 tới tháng 11/2017, và vào tháng 4/2017, Cảnh sát tuần tra biên giới Mỹ ghi nhận 15.766 vụ bắt giữ những người vượt biên trái phép tại biên giới đông nam – con số thấp nhất trong vòng 17 năm. Như những người phản đối ông Trump lên án, ông Trump quả thực đã từ bỏ rất nhiều giáo lý của trật tự quốc tế cấp tiến, một hệ thống nhiều mặt nhiều chân rết mà Mỹ và các đồng minh tạo ra và đã củng cố trong suốt 7 thập kỷ qua.
Khi thách thức chính những nền móng cốt lõi nhất của thể chế toàn cầu hóa,ông Trump đã lên án Tổ chức thương mại thế giới, cắt giảm trợ cấp cho Liên Hiệp Quốc, công kích NATO, đe dọa chấm dứt các thỏa thuận thương mại đa phương, kêu gọi Nga tái gia nhập G-7 và quay lưng với những kêu gọi giải quyết các vấn đề toàn cầu – như thay đổi khí hậu. Nhưng bất chấp những gì đám đông tại Davos (Thụy Sĩ) đang kêu gào, những chính sách này của ông Trump nên được hoan nghênh chứ không phải là lên án. Cách tiếp cận theo lối giao dịch của của ông ta đối với các vấn đề đối ngoại đánh dấu sự thay đổi chiến lược của Mỹ: Quan tâm hơn tới việc đạt được lợi ích trong ngắn hạn hơn là duy trì các mối quan hệ trong dài hạn.
Trump-Nato
Ông Trump đã gửi đi thông điệp rằng Mỹ từ giờ sẽ chăm sóc cho lợi ích của mình – theo một nghĩa hẹp – chứ không phải lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế, thậm chí điều này làm mất lòng các liên minh lâu đời của họ. Quan điểm đối ngoại này, về bản chất là của một người thực dụng chứ không phải bảo hộ. Trong khi vận động tranh cử lẫn khi ngồi trong Phòng Bầu Dục, ông Trump luôn lập luận rằng nước Mỹ cần các đồng minh phải chia sẻ trách nhiệm tài chính trong việc bảo vệ bản thân họ. Ông cũng yêu cầu các thỏa thuận thương mại phải tốt hơn và công bằng hơn thực trạng bất lợi đối với doanh nghiệp và người lao động Mỹ. Ông thề sẽ bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi những kẻ thao túng tiền tệ. Ông ta là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Ông tin rằng các yếu tố chính trị phải quyết định các quan hệ kinh tế, rằng toàn cầu hóa không tạo ra sự hòa thuận giữa các quốc gia, và sự phụ thuộc kinh tế chồng chéo nhau làm quốc gia dễ bị tổn thương hơn.
Ông cũng cho rằng nhà nước nên can thiệp khi mà lợi ích của các nhân tố trong nước vượt khỏi vai trò của nó, chẳng hạn ông kêu gọi tẩy chay Apple vì công ty này từ chối giúp FBI phá khóa iPhone của tên khủng bố đã thực hiện vụ tấn công ở San Bernardino năm 2015. Quan điểm thực tế này không chỉ chính đáng mà còn phản ánh mong muốn của cử tri Hoa Kỳ, những người đã nhận ra một cách đúng đắn rằng nước Mỹ không còn trị vì trong một thế giới đơn cực kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh nữa, thay vào đó, họ đang sống trong một thế giới đa cực, nơi Mỹ thường xuyên bị cạnh tranh và thách thức.
Ông Trump đơn giản là người dám bỏ đi cái vỏ lỗi thời và nhìn thẳng vào bản chất của nền chính trị thế giới như nó vẫn luôn là: một mặt trận cạnh tranh khốc liệt nơi bất kỳ bên nào tham gia cũng là các quốc gia đặt lợi ích của mình lên trên hết, coi trọng an ninh và phúc lợi kinh tế cho mình nhất. Chiến lược “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump chỉ gây sốc cho những sinh viên quá ngây thơ, quá cải lương bởi nó cũng bình phàm như bất kỳ quốc gia nào khác: thúc đẩy lợi ích của đất nước lên trên mọi thứ khác.

Chú Sam không còn là ông “chú nuôi”

Một nội dung quan trọng trong chính sách của ông Trump là tái cân bằng cán cân mậu dịch với các nước khác. Mục tiêu là giải quyết thực trạng mất cân bằng thương mại quá đáng một cách có hệ thống với các nước giàu có ở Đông Á và Châu Âu, trong khi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh nước Mỹ. Cán cân thương mại là khoảng chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi một nước nhập nhiều hơn xuất, nước đó phải chịu thâm hụt mậu dịch, tức là họ phải phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc vay tiền ở thị trường quốc tế để bù vào. Trong dài hạn, việc thâm hụt mậu dịch quá lớn và liên tục làm giảm tổng nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia, giảm tăng trưởng và giảm công ăn việc làm. Năm 2017, thâm hụt mậu dịch của Mỹ tăng 12%, lên 566 tỷ USD, mức lớn nhất kể từ năm 2008. Xét về con số thâm hụt này, thật lạ khi ông Trump lại bị gán nhãn là kẻ “theo chủ nghĩa bảo hộ” và “kẻ liều chết phá hủy trật tự kinh tế tự do” bởi những nước được cho là “bạn hữu và đồng minh của Mỹ”. Với những kẻ phản trắc này, chính quyền Trump gửi một thông điệp thẳng thắn: “Quý vị sẽ không thể coi Mỹ như một thằng ngu nữa. Nói cách khác: Chú Sam không còn là ông chú nuôi ngờ nghệch”.
Những kẻ “võ đoán” lo ngại rằng các chính sách gần đây của chính quyền Trump là dấu hiệu cho thấy nước Mỹ không còn muốn thúc đẩy thương mại và đầu tư toàn cầu nữa, tuy nhiên việc ông Trump đe dọa đánh thuế và các biện pháp bảo hộ khác nên được xem là con bài thương lượng để mở cửa các thị trường nước khác. Các biện pháp này cũng đại diện cho cách vận dụng ngoại giao thương mại tới một mức độ xuất sắc chiến lược, sử dụng chế tài và các hình thức khác trong khả năng kinh tế của một quốc gia để gây áp lực buộc nước khác làm những gì Washington muốn. Cuối cùng thì Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu hàng đầu và đây là lợi thế vô cùng lớn trong các cuộc đàm phán thương mại. Nhưng trong quá khứ, ít có tổng thống nào tận dụng tối đa lợi thế này như ông Trump, bởi vì động chạm tới khả năng một nước khác có thể xuất khẩu với Mỹ sẽ ngay lập tức thu hút những công kích từ “lực lượng bảo vệ tự do thương mại thế giới”, cũng như châm biếm rằng Mỹ là kẻ “bắt nạt” các nước yếu. Không giống các lãnh đạo trước, ông Trump không sợ bị gọi là “kẻ bắt nạt” hay “kẻ mị dân”, ông ta đơn giản là cứ làm những gì mà ông ta cho là đúng. Với Trung Quốc, đối thủ tiềm tàng duy nhất có khả năng vươn lên ngang hàng với nền kinh tế Mỹ, ông Trump đã vận dụng ngoại giao thương mại để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ ở nhiều trường hợp.
Trump-Kim
Thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD trong năm 2017; trong các cuộc đàm phán hồi tháng 5, truyền thông đưa tin rằng Bắc Kinh đã đồng ý giảm con số này xuống 200 tỷ USD vào năm 2020. Chính quyền Trump tiếp tục gây sức ép yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt cái mà Washington gọi là trợ cấp không công bằng cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã lần lượt mua lại nhiều công nghệ quan trọng của Mỹ trong khi doanh nghiệp Mỹ bị Trung Quốc cấm làm điều tương tự khi hoạt động ở Trung Quốc. Nhưng nay, Nhà Trắng đã khôn ngoan hơn, buộc Trung Quốc phải làm ăn theo những điều kiện tương tự nhau. Tờ New York Times hồi tháng 3/2018 đưa tin Mỹ “đang chuẩn bị giới hạn đầu tư Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ, từ vi mạch cho tới công nghệ 5G không dây”. Trong một bước hướng tới tái cân bằng quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, chính quyền Trump đã áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng là máy giặt và tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đồng thời cũng áp thuế lên thép và nhôm với lý do an ninh quốc gia. Hồi tháng 4, chính quyền Trump dọa áp thuế lên khoảng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong danh mục khoảng 1.300 loại hàng hóa, đặt ra thách thức thương mại mạnh mẽ nhất đối với Bắc Kinh trong hàng thập kỷ qua. Trung Quốc xuống nước đề nghị mua thêm 70 tỷ USD hàng Mỹ nếu ông Trump bỏ qua không đánh thuế.
Hồi tháng 5/2018, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống 15% (thuế này ở Mỹ là 2,5%). Ông Trump loan báo rõ ràng rằng kể cả các nước hàng xóm và đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không được miễn thuế. Cuối tháng 5, ông tiến hành kế hoạch đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm từ Canada, Mexico và EU, thực hiện lời hứa tranh cử của mình. Lý do của việc này là, theo kết luận của Bộ Thương Mại Mỹ, việc nhập khẩu các kim loại giá rẻ này gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và gây thiệt hại cho cơ sở công nghiệp Mỹ. Canada tuyên bố đáp trả bằng thuế và tất cả các nước thành viên G-7, trừ Mỹ, ra một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại và thất vọng”đối với quyết định của Mỹ.
Không xét tới sự tức giận của quốc tế, quyết định đánh thuế của ông Trump không nằm ngoài nội dung cơ bản của Chủ nghĩa thực dụng. Như nhà khoa học chính trị Jonathan Kirshner đã chỉ ra, trong một thế giới hỗn loạn, “các quốc gia sẽ cố gắng vì sự độc lập tự chủ của mình, để có thể đảm bảo khả năng sản xuất các phương tiện cần thiết để tự vệ, cũng như giảm tính dễ bị tổn thương mà có thể sinh ra từ việc các dòng kinh tế toàn cầu trong thời bình đột ngột bị cắt đứt”. Quả thực, trong một bài phát biểu trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump đã trình bày dứt khoát về quan điểm đối ngoại này của mình: Chưa có quốc gia nào từng thịnh vượng mà không đặt lợi ích của mình trước tiên. Cả bạn hữu lẫn kẻ thù của ta đều đặt đất nước họ lên trước chúng ta, và chúng ta, trong khi công bằng với họ, phải bắt đầu làm như thế. Chúng ta sẽ không tiếp tục đầu hàng quốc gia này và nhân dân của nó cho khúc ca lầm lạc của chủ nghĩa toàn cầu. Quốc gia – nhà nước vẫn là nền tảng chân chính của hạnh phúc và hòa hợp”.

Tạm biệt chủ nghĩa đa phương

Một cột trụ khác trong chiến lược đối ngoại của ông Trump là Mỹ ưa chuộng hợp tác với các nước khác trên cơ sở song phương hơn là đa phương, bất cứ khi nào có thể. Theo đuổi mục tiêu này, chính quyền Trump đã rút khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình dương TPP, thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ cũng loan báo sẽ cắt giảm 40% khoản tiền đóng góp cho Liên Hiệp Quốc, buộc Hội đồng Bảo an phải cắt 600 triệu USD ngân sách gìn giữ hòa bình. Ngoài ra, chính quyền Trump cũng loan báo ý định rút khỏi UNESCO, Hội đồng Nhân quyền LHQ và từ chối tham dự các cuộc nói chuyện đa phương về nhập cư. Ông Trump cũng dọa sẽ xóa bỏ hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (Nafta) và lập các thỏa thuận song phương với Mexico và Canada – điều mà ông cho là dễ thực hiện hơn các thỏa thuận đa phương.
Trong con mắt của Trump, chủ nghĩa đa phương “làm giảm khả năng kiểm soát các vấn đề của chính chúng ta”. Thậm chí những người bảo vệ trật tự thế giới tự do cũng phải thừa nhận ông đúng về điểm này, bởi đó chính là điều mà một trật tự dựa trên luật lệ được thiết để đạt được: đặt giới hạn lên khả năng thoái lui và sử dụng quyền lực một cách thất thường lên các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, những ai mà tung hô trật tự này tìm kiếm không gì ngoài một sự thay đổi mang tính cách mạng của nền chính trị thế giới, họ hy vọng sẽ thay thế hệ thống quốc tế vô chính phủ mạnh được yếu thua bằng một nền tảng vận hành bằng pháp luật.
Với những người ủng hộ thể chế này, chiêu thuật được sử dụng luôn là thuyết phục các nước yếu và các quốc gia hạng hai – tức là toàn bộ thế giới trừ nước Mỹ – rằng các thể chế quốc tế và cam kết đa phương sẽ giới hạn tự do hành động của kẻ bá quyền (Mỹ). Vì để trật tự quốc tế này có hiệu quả, nó phải có cơ chế tự trị và thi hành các quy định của mình, dù đi ngược lại mong muốn của kẻ bá quyền. Nói cách khác, chẳng có lý do nào để các quốc gia này gia nhập vào các tổ chức quốc tế nếu họ tin rằng mình không thu được lợi thế nào đó đối với những nước mạnh hơn. Tuy nhiên điều này chẳng có ý nghĩa gì với Trump khi mà ông tuyên bố quay lưng với họ. Điểm yếu của trật tự thế giới này là hiển nhiên: kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các tổ chức quốc và chuẩn mực quốc tế đã phụ thuộc quá nhiều và Mỹ và do đó không thể được sử dụng để kiềm chế Mỹ. Những trường hợp mà Mỹ bị kiềm chế là vì họ tự nguyện làm như vậy. Giới lãnh đạo và các chuyên gia đối ngoại của Mỹ đã tung hô chủ nghĩa đa phương và toàn cầu hóa bất chấp việc những thể chế này ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia ra sao.

Không còn bữa trưa miễn phí

Mảnh ghép cuối cùng trong chính sách đối ngoại của Trump là yêu cầu các đồng minh của Mỹ phải trả những chi phí tương xứng cho việc bảo vệ bản thân họ. Chính NATO công nhận rằng Mỹ chi trả tới 73% chi phí phòng vệ của cả liên minh này – một số lượng quá lớn cho một tổ chức có 29 thành viên và lại đặt trọng tâm vào an ninh Châu Âu chứ không phải Mỹ. Tuy thế nhiều tờ báo lớn ở Mỹ vẫn công kích Trump khi ông gọi các nước đồng minh EU là những kẻ “ăn chùa”. Nhưng họ lại quên rằng Obama cũng từng làm như vậy, chỉ là mức độ nhẹ nhàng hơn. “Những kẻ ăn chùa làm tôi bực mình”, Obama phàn nàn vào năm 2016 trong một bài phỏng vấn với tờ Atlantic. Danh sách các nước “ăn chùa” của ông ta có cả nước Anh – một nước ghét Trump và yêu Obama nồng nhiệt – tới mức ông cảnh báo rằng Anh Quốc sẽ không có thể tuyên bố mình có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ trừ khi họ chi ít nhất 2%GDP cho quốc phòng.
Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Mỹ cũng phàn nàn về các nước “ăn chùa”, nhưng ít ai làm được gì trên thực tế. Trong Chiến tranh lạnh, khi mà Mỹ và đồng minh cùng phải đối mặt với mối đe dọa Liên bang Xô viết thì vấn đề này cần phải được phép duy trì. Nhưng nay, con rồng đã bị trảm – từ rất rất nhiều năm trước rồi – và đến lúc mà chính phủ Mỹ đang nợ ngập đầu và phải cân nhắc đến các khoản cắt giảm chi tiêu công khổng lồ, thì không lý gì Mỹ lại phải tiếp tục chi tiền bao bọc cho vấn đề an toàn của châu Âu. Như nhà nghiên cứu chính trị khoa học Barry Posen đã viết trên tạp chí Chính sách Ngoại giao: “Đây là phúc lợi nhà giàu”. Việc ông Trump lên án NATO về chi tiêu quốc phòng đã có tác dụng. Ngân sách quốc phòng của các đồng minh Châu Âu đã lên đến mức cao nhất kể từ năm 2010.
Nhưng theo “giới võ đoán”, ông Trump không chỉ đòi các nước khác chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ mà ông ta còn âm mưu tiêu diệt NATO. Trong một bài viết đăng trên New York Times hồi tháng 6, tác giả David Leonhardt viết: “Nếu có một Tổng thống Mỹ vạch ra một kế hoạch bí mật, chi tiết để phá vỡ liên minh Đại Tây Dương, thì kế hoạch đó sẽ giống như đúc với những biểu hiện của ông Trump”. Nhưng Leonhardt dường như quên rằng kẻ thù lớn nhất của một liên minh là chiến thắng. Khi phương Tây chiến thắng Chiến tranh Lạnh, NATO đã mất đi lý do để tồn tại. Trong một thế giới ngày càng nhiều cực, các liên minh càng trở nên ít cố định hơn: bạn hữu hôm nay có thể thành kẻ thù của ngày mai (hay ít nhất là đối thủ cạnh tranh) và ngược lại. Ông Trump thừa nhận điều này. Ông hành động dựa trên nguyên lý chính trị thực dụng mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger từng trình bày: “nước Mỹ không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”.
Bản năng thực dụng của ông Trump đã được thể hiện mạnh nhất trong cách ông xử lý vấn đề nước Nga. Giống như mọi tổng thống trước ông, Trump đã gặp mặt lãnh đạo viện Kremlin nhằm tìm cách hợp tác trong một loạt các vấn đề an ninh (đặc biệt là Iran và Syria), và ở mức sống còn nhất là nhằm tránh một cuộc chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân. Những người la hét lên rằng Nga là kẻ thù không đội trời chung của Mỹ và Trump là con rối của Putin chính là những người đã khiến Mỹ sai lầm nhất trong chính sách ngoại giao một phần tư thế kỷ qua.
Mấu chốt là ông Trump không phải là nguyên nhân chủ yếu kiến NATO tan rã mà là cấu trúc của tổ chức quốc tế này không còn phù hợp. Quả thực, với ông Obama, tình trạng của NATO cũng không khá hơn. Giới chóp bu toàn cầu hóa cũng tỏ ra bực bội khi mà Obama nói về chiến lược đối ngoại tối giản của mình. Trong Chiến tranh Lạnh, theo lời của nhà khoa học chính trị G. John Ikenberry, “nước Mỹ cần đồng minh và đồng minh cần nước Mỹ”. Điều này đã thay đổi với sự kết thúc của mối họa chung Liên bang Xô viết. Hoa Kỳ trở nên ít phụ thuộc hơn trong chính sách ngoại giao, nhưng các đồng minh của họ cũng vậy.
Các đồng minh của Mỹ không còn một nhu cầu lớn như trước phải lệ thuộc vào một “đàn anh” siêu cường bảo vệ, do đó Washington có ít đòn bẩy ngoại giao hơn so với trước. Năm 1993, nhà lý thuyết học về quan hệ quốc tế theo trường phái thực dụng Kenneth Waltz đã có một quan sát thông thái: “Liên bang Xô viết đã tạo ra NATO, và cái chết của Liên Xô đã giải phóng Châu Âu, Đông cũng như Tây. Nhưng tự do phải có tự lực”. Viết về các nước Châu Âu, Waltz kết luận “trong một tương lai không xa lắm, họ sẽ phải học cách tự chăm lo cho bản thân mình hoặc là chịu hậu quả”. Một phần tư thập kỷ đã qua, cái thời điểm tương lai “không xa lắm” ấy cuối cùng đã tới. Ông Trump không tạo ra thực tế đó, đơn giản là ông dám nhìn thẳng vào nó.

Đó là vấn đề cấu trúc

Công bằng mà nói, không phải chuyện gì cũng tốt dưới chính quyền Trump. Sau khi tuyên bố nhiệm vụ tái thiết quốc gia và gọi cuộc chiến ở Afghanistan là “một sự lãng phí hoàn toàn”, tổng thống đã bị thuyết phục bởi những cố vấn cấp cao quanh ông và từ bỏ kế hoạch rút hết lính Mỹ khỏi quốc gia Hồi giáo Trung Đông này. Họ thuyết phục ông rằng một sự thiếu vắng hỏa lực Mỹ vội vã sẽ tạo ra khoảng trống cho IS hay Al Qaeda tới lấp vào, và thế là Trump chấp nhận duy trì một lượng nhỏ quân đội Hoa Kỳ để đánh lùi phiến quân nổi dậy Taliban.
“Bản năng đầu tiên của tôi mách bảo tôi rút quân ngay, và trong quá khứ, tôi thích nghe theo bản năng của mình”, ông Trump phát biểu ngày ông tuyên bố chiến lược với Afghanistan. “Nhưng cả đời mình, tôi đã nghe người ta nói rằng các quyết định sẽ khác biệt rất nhiều khi bạn ngồi sau chiếc bàn ở Phòng Bầu Dục”.
Nhưng ông Trump nên nghe theo bản năng của mình. Ý tưởng rằng một vài ngàn lính Mỹ có thể đạt được điều mà 100.000 trước đó thất bại: phá vỡ thế bế tắc trong cuộc chiến lâu nhất lịch sử Mỹ, là đáng cười và ngây ngô. Nhưng ông Trump đã nhận ra trật tự thế giới tự do hiện tại đang lâm bệnh. Cơn bệnh này, như ký giả Martin Wolf đã chỉ ra, là một hệ quả của, ở mức độ toàn cầu, “sự suy giảm  quyền lực tương đối của phương Tây với tư cách là một cộng đồng an ninh sau sự kết thúc của chiến tranh lạnh, cùng với sự suy giảm của ảnh hưởng kinh tế của họ, đặc biệt là trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Tại mức quốc gia, vấn đề nảy sinh từ những người dân bình thường ở rất nhiều các nước giàu không cảm thấy họ được lợi gì, nếu không nói là phải chịu thiệt, từ cái gọi là toàn cầu hóa.
“Thay vào đó, nó sinh ra một cảm giác mất mát trong các cơ hội, thu nhập và sự tôn trọng”.
Một cách hoàn toàn chính đáng, rất nhiều người Mỹ cảm thấy toàn cầu hóa, bằng việc mang lại hàng hóa giá rẻ vào trong nước và mang công việc của họ tới các nước nhân công giá rẻ, đã hủy hoại ngành công nghiệp của Mỹ, gia tăng thất nghiệp và khiến mức lương của họ giảm đi nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi những phát ngôn của ông Trump về thương mại bất công nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cử tri Mỹ, đặc biệt là những người sống ở các bang công nghiệp Trung Tây. Nhưng giới tinh anh ngoại giao, bị mù mắt bởi sự thù ghét ông Trump, đã không nhìn thấy được một bức tranh lớn hơn về các vấn đề trong các cấu trúc toàn cầu hóa đã đẩy Trump tới chiếc ghế quyền lực.
Để hiểu được hiệu quả của các kết cấu toàn cầu này, ta phải quay về thời điểm chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới, liên hệ của Hoa Kỳ với thế giới vẫn rất chặt chẽ, tuy nhiên mục đích của các mối liên hệ này đã thay đổi. Trước đó, Hoa Kỳ hành động vì phòng thủ và mong muốn duy trì nguyên trạng để tránh tình trạng leo thang thành chiến tranh. Nhưng sau đó, Hoa Kỳ lại ôm giữ thứ chủ nghĩa xét lại dưới cái vỏ bọc của tự do. Với tư cách là một bá chủ không có đối thủ, nước Mỹ hăm hở chi tiền bạc và quân sự đi đúc khuôn thế giới theo hình mẫu của mình. Washington không chỉ tự coi mình là hiện thân của các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý mà nó còn tích cực quảng bá các giá trị này tới những quốc gia khác.
Chính sách này đã đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa thực dụng thời Chiến tranh Lạnh, nhưng lại mở ra thời kỳ đối ngoại thập tự chinh kiểu Mỹ. Trong giấc mơ của giới tinh hoa ngoại giao nước Mỹ, tất cả các quốc gia, bao gồm cả các nước độc tài như Trung Quốc và Nga, sẽ copy hệ thống chính trị và cách vận hành của nước Mỹ, từ đó trở thành một mắt xích trung thành trong trật tự thế giới mới do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái xảy ra, sau đó là sự nổi lên của Trung Quốc và tái khởi của Nga, đã phủ bóng đen nghi ngờ nên quyền lực tương đối của Mỹ. Kết quả là thời kỳ thế giới đơn cực, nếu không hoàn toàn chấm dứt, thì cũng đã đi tới những ngày cuối cùng. Bị suy giảm sức mạnh trong bối cảnh không có các mối đe dọa tới lãnh thổ khiến các nước cân nhắc lại các ràng buộc với bên ngoài và chú trọng vào các vấn đề bên trong hơn. Vì thế, không ngạc nhiên khi mà có rất nhiều người Mỹ cuối cùng đã bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại phải giữ vai trò cảnh sát thế giới hao tiền tốn của và bỏ phiếu cho một người thề sẽ đặt lợi ích của họ trước tiên. Trong hoàn cảnh kỷ nguyên nước Mỹ bá chủ gần như kết thúc, Washington phải theo đuổi một sách lược vĩ mô mới để đối phó tình hình này. Chủ nghĩa thực dụng của ông Trump có thể chính là một giải pháp cho điều đó.
Tác giả: Randall Schweller, giáo sư Khoa học Chính trị và Giám đốc Chương trình nghiên cứu Chính sách Đối ngoại thực dụng tại Đại học bang Ohio, Hoa Kỳ
Trọng Đức biên dịch

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm