Nhân Vật
Bà tân ngoại trưởng Susan Rice?
Lời nhắn gửi từ phía đảng Cộng Hòa cho Tòa Bạch Ốc: đừng vội nghĩ đến chuyện đề cử bà Ðại Sứ Liên Hiệp Quốc Susan Rice vào chức vụ ngoại trưởng thay thế cho bà Hillary Clinton.
|
|
Bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
Nhắn gửi chính trị này được Thượng Nghị Sĩ Susan Collins đưa ra sáng Thứ Tư vừa qua, cho biết “bà Rice sẽ gặp nhiều khó khăn trước khi được các nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ,” vì ngay chính bà nghị sĩ nổi tiếng ôn hòa này “cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi bỏ phiếu quyết định có ủng hộ bà Rice hay không.” Vẫn theo bà Collins, nếu người được chọn là Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Ðối Ngoại Thượng Viện John Kerry, “mọi chuyện sẽ ổn thỏa.”
Ðầu tuần này, bà Rice đã gặp gỡ với một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa để giải bày về những lời phát biểu bà đưa ra hồi giữa Tháng Chín 2012 liên quan đến cái chết của 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya. Cuộc gặp gỡ này được một số nhà quan sát chính trị xem là “nhằm mục đích giải hòa,” chứng tỏ bà là người có nhiều triển vọng sẽ được đề cử làm ngoại trưởng. Tuy nhiên sau cuộc gặp riêng kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ ở Thượng Viện, cả 3 nghị sĩ Cộng Hòa gồm các ông John McCain, Lindsey Graham và bà Kelly Ayotte đều nói “không hài lòng” với những điều bà Ðại Sứ Rice giải thích với họ.
Ðiều đó chứng tỏ chuyện vẫn chưa yên!
Chuyện có thể tóm tắt như thế này: vài hôm sau ngày biến cố Benghazi xảy ra hôm 11 Tháng Chín, bà Rice xuất hiện trên các đài truyền hình cho biết theo tin tức tình báo bà được báo cáo, vụ tấn công vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Libya do một số phần tử Hồi Giáo quá khích gây nên, và chính những kẻ quá khích này đã giết chết ông Ðại Sứ Christopher Stevens cùng với 3 nhân viên ngoại giao Mỹ khác. Vẫn theo lời giải thích của bà Rice, vụ này xảy ra liên quan đến cuốn phim phỉ báng đạo Hồi sản xuất ở Hoa Kỳ và phổi biến trên web, lúc đó đang tạo căm phẫn trong các cộng đồng Hồi Giáo, điển hình là trong những ngày đó các cuộc biểu tình chống đối Hoa Kỳ lan rộng khắp nơi.
Lời giải thích của bà Rice hầu như không được các vị dân cử Cộng Hòa chấp nhận, đặc biệt với 2 vị nghị sĩ đầy uy thế là ông John McCain của tiểu bang Arizona và ông Lindsey Graham của South Carolina.
Ngay từ những phút đầu tiên khi vụ việc xảy ra, cả 2 ông cùng lên tiếng nghi ngờ chuyện này do khủng bố al-Qaeda gây nên, đồng thời có những lời đồn đãi cho rằng chính Tổng Thống Barack Obama củng cố ý giấu nhẹm sự thật vì thấy bất lợi cho cuộc tranh cử nhiệm kỳ 2. Chỉ 3 ngày sau đó, các lời đồn đãi ở Washington D.C. trở thành sự thật: các bản phúc trình tình báo mật được hành pháp gửi cho Quốc Hội xác nhận “chính quân khủng bố giết chết 4 nhà ngoại giao Hoa Kỳ.” Một tuần sau đó, bản phúc trình khác do chính ông Giám Ðốc Cơ Quan An Ninh Tình Báo Quốc Gia James Clapper gửi cho lập pháp cho biết chi tiết hơn: “Bọn khủng bố võ trang tấn công vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Benghazi có liên hệ với đường dây al-Qaeda.”
Như vậy, ít nhất bà Rice “đã nói sai” theo lời ông McCain, và “chúng tôi đòi hỏi phía Tòa Bạch Ốc phải làm sáng tỏ vấn đề,” theo lời ông Graham. Hai vị nghị sĩ Cộng Hòa còn nói rõ họ “không tin tưởng bà Rice,” báo trước trong trường hợp Tổng Thống Obama chọn bà này làm ngoại trưởng thay thế cho bà Clinton, cả 2 ông sẽ tìm mọi cách ngăn chận, không để bà Rice trở thành người điều khiển ngành ngoại giao.
Phát biểu cứng rắn của 2 vị nghị sĩ Cộng Hòa dẫn đến một chuyện khác: dư luận chính trị phát xuất từ phía Dân Chủ cho rằng hai ông nghị da trắng này tấn công bà Rice vì bà là người da đen, và chuyện vốn đã tạo ồn ào lại trở nên ồn ào hơn, buộc Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham phải lên tiếng bào chữa cho rằng đây là chuyện quốc gia đại sự, chứ không phải là chuyện màu da, sắc tộc hay giới tính.
“Màu duy nhất tôi âu lo trong vụ Benghazi là mầu đỏ, mầu máu đỏ, cái chết của 4 công dân Hoa Kỳ,” ông Graham nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình “Fox and Friends.” Ông cũng bảo rõ “khi chúng ta không có được câu trả lời (rõ rệt), chúng ta phải nhắm thẳng người trả lời (cho tới khi chuyện sáng tỏ).”
Tại sao chuyện không sáng tỏ?
“Bà ta nói chuyện dựa vào những hình ảnh video chứ không phải dựa vào tin tức tình báo như bà ta nói,” ông Graham trả lời đài Fox News Radio, “thành ra khi một người dựng chuyện, kể cả việc nếu bà ta được báo cáo tình báo mà không kiểm soát lại, thì tôi nghĩ rằng đó là phần thiếu sót từ phía bà ta. Tôi không nghĩ rằng một viên chức cao cấp của chính phủ có thể lên đài truyền hình cho dân chúng biết nguyên nhân gây nên cái chất của 4 nhà ngoại giao Mỹ mà chính người trình bày chẳng hiểu rõ mình đang nói gì.”
Không đừng ở đó, ngay trước ngày nghỉ lễ Thanksgiving, văn phòng của ông Graham còn cho báo chí xem bản sao lá thư đề ngày 20 tháng 11 ông gửi cho Tổng Thống Obama, trong đó đặt ra hàng chục câu hỏi liên quan đến vụ Benghazi và yêu cầu tổng thống trả lời. Một trong những câu hỏi được chú ý nhất là tại sao bà Rice - người hầu như không liên quan gì đến vụ việc này - lại là người được chọn để giải thích cho dân chúng biết, mà không phải là bà Ngoại Trưởng Clinton hay ông Cố Vấn Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Tom Donilon, những người chắc chắn phải được thông báo mọi chi tiết trước khi chuyện được trình lên tổng thống. Cũng theo quy tắc, trước một chuyện quan trọng như thế, tổng thống Hoa Kỳ sẽ tự quyết định - hay trao phó cho ông chánh văn phòng và ông cố vấn Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia - chọn người đại diện trả lời phỏng vấn truyền hình, và cũng theo nguyên tắc, người được chọn sẽ là phát ngôn viên của chính phủ.
Vì thế trong thư gửi cho Tổng Thống Obama, Thượng Nghị Sĩ Graham cho rằng, “Người dân Hoa Kỳ được quyền đòi hỏi câu trả lời về những quyết định mà tổng thống và những viên viên chức chính phủ đã làm được, trong và sau khi cuộc tấn công (tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ) ở Benghazi diễn ra.” Thư kết thúc bằng câu ông Graham thấy “có trách nhiệm phải tìm hiểu sự thật cũng như sẽ làm những gì có thể làm để bảo đảm điều này không xảy ra lần nữa.”
Ðến giờ, Tòa Bạch Ốc vẫn chưa lên tiếng nói gì về lá thư của Thượng Nghị Lindsey Graham và cũng chưa ai biết lá thư này sẽ được tổng thống trả lời như thế nào, nhưng trong cuộc họp báo 3 tuần trước đây, Tổng Thống Obama có lên tiếng bênh vực bà Rice, nói thêm những ai muốn chỉ trích bà Rice “nên nhắm thẳng vào tôi.” Vẫn theo Tổng Thống Obama, Tòa Bạch Ốc quyết định cử bà Rice làm đại diện trong những cuộc phỏng vấn truyền hình, và “bà Ðại Sứ Rice đã trình bày mọi chi tiết dựa vào những tin tức tình báo chính phủ có được trong thời gian đó.”
Ðó cũng là điều bà Rice nói với báo chí.
Thứ Tư tuần trước, bà nhắc lại những gì đã nói trên TV ngay sau biến cố Benghazi là “những gì tôi được thông báo, lúc đó tôi cũng nói rõ là cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành và sẽ có những chi tiết mới hơn.” Bà không trả lời những câu hỏi là liệu chuyện bà đang bị ông McCain và ông Graham chĩa mũi dùi tấn công là chuyện liên quan đến mầu da, giới tính. Thay vào đó, bà cho biết “tôi luôn luôn kinh trọng ông McCain” cho dù “có một số điều ông McCain tuyên bố liên quan đến tôi không đúng sự thật,” và bà mong mỏi “có cơ hội và thời gian thuận tiện để thảo luận tất cả mọi chuyện với ông ta.” Cơ hội đó đã đến, nhưng các vị nghị sĩ Cộng Hòa bà gặp gỡ đều “không hài lòng với những điểm bà giải thích” với họ.
Bà Ðại Sứ Rice vẫn tránh né những câu hỏi liên quan đến mầu da, giới tính, Thượng Nghị Sĩ Graham thì nhất định không, khẳng định ông chẳng hề có ý tưởng mở cuộc tấn công chính trị nhắm vào một người phụ nữ da màu. “Tôi luôn luôn nghĩ rằng nên chọn phụ nữ và người da màu vào các chức vụ quan trọng của chính quyền vì trước đây họ không được hưởng cơ hội đó, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng thật là tai hại cho nước Mỹ nếu chúng ta không được quyền nêu câu hỏi và thách đố những gì họ đã làm.” Ông cũng nhắc lại đầu chỉ nói tới mỗi mình bà Rice, mà ông đã nhiều lần đòi cả ông Giám Ðốc An Ninh Tình Báo Quốc Gia James Clapper và ông Giám Ðốc Cơ Quan Phản Gián John Brennan từ chức “vì theo tôi, cả 2 ông này đều không làm được việc.”
Giới thạo tin tại Washington nghĩ rằng chuyện này sẽ còn kéo dài cho tới giữa Tháng Mười Hai, 2012 hay đầu năm 2013, thời điểm Tổng Thống Obama sẽ loan báo người được ông chọn là ngoại trưởng thay thế cho bà Hillary Clinton. Ðừng quên ngoài 2 ông nghị McCain và Graham ở Thượng Viện, đã có 97 vị dân biểu Cộng Hòa ký tên chung trong thư gửi cho tổng thống, yêu cầu đừng chọn bà Rice.
Giả sử Tổng Thống Obama nhất định chọn bà Ðại Sứ Susan Rice làm ngoại trưởng thì sao? Các bài báo, bản tin được phổ biến từ đầu tuần đến giờ đều nói nếu điều này xảy ra, hầu như chắc chắn sóng gió sẽ nổi lên trong chính trường, và đó là điều cả Tòa Bạch Ốc lẫn bà Rice đều không muốn thấy.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158504&zoneid=97#.ULtoxmc2WUl
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bà tân ngoại trưởng Susan Rice?
Lời nhắn gửi từ phía đảng Cộng Hòa cho Tòa Bạch Ốc: đừng vội nghĩ đến chuyện đề cử bà Ðại Sứ Liên Hiệp Quốc Susan Rice vào chức vụ ngoại trưởng thay thế cho bà Hillary Clinton.
|
|
Bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
Nhắn gửi chính trị này được Thượng Nghị Sĩ Susan Collins đưa ra sáng Thứ Tư vừa qua, cho biết “bà Rice sẽ gặp nhiều khó khăn trước khi được các nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ,” vì ngay chính bà nghị sĩ nổi tiếng ôn hòa này “cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi bỏ phiếu quyết định có ủng hộ bà Rice hay không.” Vẫn theo bà Collins, nếu người được chọn là Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Ủy Ban Ðối Ngoại Thượng Viện John Kerry, “mọi chuyện sẽ ổn thỏa.”
Ðầu tuần này, bà Rice đã gặp gỡ với một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa để giải bày về những lời phát biểu bà đưa ra hồi giữa Tháng Chín 2012 liên quan đến cái chết của 4 nhà ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya. Cuộc gặp gỡ này được một số nhà quan sát chính trị xem là “nhằm mục đích giải hòa,” chứng tỏ bà là người có nhiều triển vọng sẽ được đề cử làm ngoại trưởng. Tuy nhiên sau cuộc gặp riêng kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ ở Thượng Viện, cả 3 nghị sĩ Cộng Hòa gồm các ông John McCain, Lindsey Graham và bà Kelly Ayotte đều nói “không hài lòng” với những điều bà Ðại Sứ Rice giải thích với họ.
Ðiều đó chứng tỏ chuyện vẫn chưa yên!
Chuyện có thể tóm tắt như thế này: vài hôm sau ngày biến cố Benghazi xảy ra hôm 11 Tháng Chín, bà Rice xuất hiện trên các đài truyền hình cho biết theo tin tức tình báo bà được báo cáo, vụ tấn công vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Libya do một số phần tử Hồi Giáo quá khích gây nên, và chính những kẻ quá khích này đã giết chết ông Ðại Sứ Christopher Stevens cùng với 3 nhân viên ngoại giao Mỹ khác. Vẫn theo lời giải thích của bà Rice, vụ này xảy ra liên quan đến cuốn phim phỉ báng đạo Hồi sản xuất ở Hoa Kỳ và phổi biến trên web, lúc đó đang tạo căm phẫn trong các cộng đồng Hồi Giáo, điển hình là trong những ngày đó các cuộc biểu tình chống đối Hoa Kỳ lan rộng khắp nơi.
Lời giải thích của bà Rice hầu như không được các vị dân cử Cộng Hòa chấp nhận, đặc biệt với 2 vị nghị sĩ đầy uy thế là ông John McCain của tiểu bang Arizona và ông Lindsey Graham của South Carolina.
Ngay từ những phút đầu tiên khi vụ việc xảy ra, cả 2 ông cùng lên tiếng nghi ngờ chuyện này do khủng bố al-Qaeda gây nên, đồng thời có những lời đồn đãi cho rằng chính Tổng Thống Barack Obama củng cố ý giấu nhẹm sự thật vì thấy bất lợi cho cuộc tranh cử nhiệm kỳ 2. Chỉ 3 ngày sau đó, các lời đồn đãi ở Washington D.C. trở thành sự thật: các bản phúc trình tình báo mật được hành pháp gửi cho Quốc Hội xác nhận “chính quân khủng bố giết chết 4 nhà ngoại giao Hoa Kỳ.” Một tuần sau đó, bản phúc trình khác do chính ông Giám Ðốc Cơ Quan An Ninh Tình Báo Quốc Gia James Clapper gửi cho lập pháp cho biết chi tiết hơn: “Bọn khủng bố võ trang tấn công vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Benghazi có liên hệ với đường dây al-Qaeda.”
Như vậy, ít nhất bà Rice “đã nói sai” theo lời ông McCain, và “chúng tôi đòi hỏi phía Tòa Bạch Ốc phải làm sáng tỏ vấn đề,” theo lời ông Graham. Hai vị nghị sĩ Cộng Hòa còn nói rõ họ “không tin tưởng bà Rice,” báo trước trong trường hợp Tổng Thống Obama chọn bà này làm ngoại trưởng thay thế cho bà Clinton, cả 2 ông sẽ tìm mọi cách ngăn chận, không để bà Rice trở thành người điều khiển ngành ngoại giao.
Phát biểu cứng rắn của 2 vị nghị sĩ Cộng Hòa dẫn đến một chuyện khác: dư luận chính trị phát xuất từ phía Dân Chủ cho rằng hai ông nghị da trắng này tấn công bà Rice vì bà là người da đen, và chuyện vốn đã tạo ồn ào lại trở nên ồn ào hơn, buộc Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham phải lên tiếng bào chữa cho rằng đây là chuyện quốc gia đại sự, chứ không phải là chuyện màu da, sắc tộc hay giới tính.
“Màu duy nhất tôi âu lo trong vụ Benghazi là mầu đỏ, mầu máu đỏ, cái chết của 4 công dân Hoa Kỳ,” ông Graham nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình truyền hình “Fox and Friends.” Ông cũng bảo rõ “khi chúng ta không có được câu trả lời (rõ rệt), chúng ta phải nhắm thẳng người trả lời (cho tới khi chuyện sáng tỏ).”
Tại sao chuyện không sáng tỏ?
“Bà ta nói chuyện dựa vào những hình ảnh video chứ không phải dựa vào tin tức tình báo như bà ta nói,” ông Graham trả lời đài Fox News Radio, “thành ra khi một người dựng chuyện, kể cả việc nếu bà ta được báo cáo tình báo mà không kiểm soát lại, thì tôi nghĩ rằng đó là phần thiếu sót từ phía bà ta. Tôi không nghĩ rằng một viên chức cao cấp của chính phủ có thể lên đài truyền hình cho dân chúng biết nguyên nhân gây nên cái chất của 4 nhà ngoại giao Mỹ mà chính người trình bày chẳng hiểu rõ mình đang nói gì.”
Không đừng ở đó, ngay trước ngày nghỉ lễ Thanksgiving, văn phòng của ông Graham còn cho báo chí xem bản sao lá thư đề ngày 20 tháng 11 ông gửi cho Tổng Thống Obama, trong đó đặt ra hàng chục câu hỏi liên quan đến vụ Benghazi và yêu cầu tổng thống trả lời. Một trong những câu hỏi được chú ý nhất là tại sao bà Rice - người hầu như không liên quan gì đến vụ việc này - lại là người được chọn để giải thích cho dân chúng biết, mà không phải là bà Ngoại Trưởng Clinton hay ông Cố Vấn Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Tom Donilon, những người chắc chắn phải được thông báo mọi chi tiết trước khi chuyện được trình lên tổng thống. Cũng theo quy tắc, trước một chuyện quan trọng như thế, tổng thống Hoa Kỳ sẽ tự quyết định - hay trao phó cho ông chánh văn phòng và ông cố vấn Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia - chọn người đại diện trả lời phỏng vấn truyền hình, và cũng theo nguyên tắc, người được chọn sẽ là phát ngôn viên của chính phủ.
Vì thế trong thư gửi cho Tổng Thống Obama, Thượng Nghị Sĩ Graham cho rằng, “Người dân Hoa Kỳ được quyền đòi hỏi câu trả lời về những quyết định mà tổng thống và những viên viên chức chính phủ đã làm được, trong và sau khi cuộc tấn công (tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ) ở Benghazi diễn ra.” Thư kết thúc bằng câu ông Graham thấy “có trách nhiệm phải tìm hiểu sự thật cũng như sẽ làm những gì có thể làm để bảo đảm điều này không xảy ra lần nữa.”
Ðến giờ, Tòa Bạch Ốc vẫn chưa lên tiếng nói gì về lá thư của Thượng Nghị Lindsey Graham và cũng chưa ai biết lá thư này sẽ được tổng thống trả lời như thế nào, nhưng trong cuộc họp báo 3 tuần trước đây, Tổng Thống Obama có lên tiếng bênh vực bà Rice, nói thêm những ai muốn chỉ trích bà Rice “nên nhắm thẳng vào tôi.” Vẫn theo Tổng Thống Obama, Tòa Bạch Ốc quyết định cử bà Rice làm đại diện trong những cuộc phỏng vấn truyền hình, và “bà Ðại Sứ Rice đã trình bày mọi chi tiết dựa vào những tin tức tình báo chính phủ có được trong thời gian đó.”
Ðó cũng là điều bà Rice nói với báo chí.
Thứ Tư tuần trước, bà nhắc lại những gì đã nói trên TV ngay sau biến cố Benghazi là “những gì tôi được thông báo, lúc đó tôi cũng nói rõ là cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành và sẽ có những chi tiết mới hơn.” Bà không trả lời những câu hỏi là liệu chuyện bà đang bị ông McCain và ông Graham chĩa mũi dùi tấn công là chuyện liên quan đến mầu da, giới tính. Thay vào đó, bà cho biết “tôi luôn luôn kinh trọng ông McCain” cho dù “có một số điều ông McCain tuyên bố liên quan đến tôi không đúng sự thật,” và bà mong mỏi “có cơ hội và thời gian thuận tiện để thảo luận tất cả mọi chuyện với ông ta.” Cơ hội đó đã đến, nhưng các vị nghị sĩ Cộng Hòa bà gặp gỡ đều “không hài lòng với những điểm bà giải thích” với họ.
Bà Ðại Sứ Rice vẫn tránh né những câu hỏi liên quan đến mầu da, giới tính, Thượng Nghị Sĩ Graham thì nhất định không, khẳng định ông chẳng hề có ý tưởng mở cuộc tấn công chính trị nhắm vào một người phụ nữ da màu. “Tôi luôn luôn nghĩ rằng nên chọn phụ nữ và người da màu vào các chức vụ quan trọng của chính quyền vì trước đây họ không được hưởng cơ hội đó, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng thật là tai hại cho nước Mỹ nếu chúng ta không được quyền nêu câu hỏi và thách đố những gì họ đã làm.” Ông cũng nhắc lại đầu chỉ nói tới mỗi mình bà Rice, mà ông đã nhiều lần đòi cả ông Giám Ðốc An Ninh Tình Báo Quốc Gia James Clapper và ông Giám Ðốc Cơ Quan Phản Gián John Brennan từ chức “vì theo tôi, cả 2 ông này đều không làm được việc.”
Giới thạo tin tại Washington nghĩ rằng chuyện này sẽ còn kéo dài cho tới giữa Tháng Mười Hai, 2012 hay đầu năm 2013, thời điểm Tổng Thống Obama sẽ loan báo người được ông chọn là ngoại trưởng thay thế cho bà Hillary Clinton. Ðừng quên ngoài 2 ông nghị McCain và Graham ở Thượng Viện, đã có 97 vị dân biểu Cộng Hòa ký tên chung trong thư gửi cho tổng thống, yêu cầu đừng chọn bà Rice.
Giả sử Tổng Thống Obama nhất định chọn bà Ðại Sứ Susan Rice làm ngoại trưởng thì sao? Các bài báo, bản tin được phổ biến từ đầu tuần đến giờ đều nói nếu điều này xảy ra, hầu như chắc chắn sóng gió sẽ nổi lên trong chính trường, và đó là điều cả Tòa Bạch Ốc lẫn bà Rice đều không muốn thấy.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158504&zoneid=97#.ULtoxmc2WUl