Truyện Ngắn & Phóng Sự

Ba truyện ngắn hay về đề tài chiến tranh Nam – Bắc ( 1955- 1975).

Lang thang trên mạng, tình cờ đọc được truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” của nhà văn Mai Tú Ân. Đọc xong trong lòng chợt rung lên cảm xúc về thân phận con người trong cuộc chém giết anh em Nam – Bắc tương tàn

Bà Đầm Xòe Phạm Thành.


Nhà văn Mai Tú Ân.

Lang thang trên mạng, tình cờ đọc được truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” của nhà văn Mai Tú Ân. Đọc xong  trong lòng chợt rung lên cảm xúc về thân phận con người trong cuộc chém giết anh em Nam – Bắc tương tàn.

Tôi chưa đọc nhiều tác phẩm văn học của nhà văn này. Qua câu chuyện, tôi dám chắc nhà văn này là một người lính cầm súng và lâm trận mạc thực sự. Nếu không phải như vậy, ta sẽ không lý giải được, tại sao hồn cốt, tư tưởng và cả khát vọng của người lính lại gửi trong “Viên đạn cuối cùng”. Chỉ có người lính lâm trận mạc, chiến đấu thực sự mới cháy bỏng khát khao cuộc chiến cần phải dừng lại, giết người và phá hoại phải dừng lại. Việc cầm súng, tuy là một nghĩa vụ thiêng liêng, nhưng là nghĩa vụ bắt buộc. Chiến tranh luôn không phải là cái đích đến của cuộc sống mà hòa bình mới là cái đích đến của cuộc sống. Mong muốn cuộc chiến đi tới viên đạn cuối cùng mới mang ý nghĩa chân chính của người cầm súng. Điều này đặc biệt đúng trong cuộc chiến Nam –Bắc – Huynh đề tương tàn diễn ra từ năm 1955-1975 trên quê hương Việt Nam ta.

Câu truyện thật lạ lùng và hấp dẫn khi hai người lính ở hai bên chiến tuyến nằm kề cận nhau trong trạng thại bị thương nặng và đợi chết. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, cả hai đã “chiến đấu” với nhau về lý tưởng của mỗi bên khi tham gia cuộc chiến. Mỗi người đều có cái lý của mình. Nhưng cuối cùng, nhân bản trong mỗi con người có chung dòng giống Lạc Hồng đã trỗi dậy. Ta, Địch như không còn ranh giới. Hai người lính giành nhau và đồng ý chết cho nhau. Lý tưởng của hai người lính bị xóa nhòa. Chỉ còn lại tình yêu thương giữa con người với con người. Và đó là lý do “viên đạn cuối cùng” có thuốc súng đã không vang lên, nhường chỗ cho viên đạn cuối cùng của tình người, tình yêu quê hương đất nước có chung dòng máu Lạc Hồng  đã vang lên.

Một câu chuyện khác lạ với chất lý tưởng nhân văn cao cả vượt hẳn lên những truyện ngắn khác viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ- “ngụy” mà tôi đã từng đọc trong mấy chục năm qua. Tôi có ao ước, giá như truyện ngắn này mà dựng thành phim, sẽ có tác dụng lớn trong việc hóa giải những khúc mắc, những căm hờn nhau trong quá khứ để Việt Nam bước lên con đường hòa giải, hòa hợp dân tộc, đoàn kết, chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, vững tin hòa nhập vào thế giới văn minh.

“Viên đạn cuối cùng” quả thực là một truyện ngắn hay thuộc tốp đầu về đề tài “Kháng chiến chống Mỹ, “Ngụy””. Nó khác hoàn toàn với hai truyện ngắn cùng đề tài chiến tranh “chống Mỹ Ngụy” rất hay mà tôi đã đọc trước đó.  Đó là truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng” viết vào những năm 70s ở thế kỷ trước của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Như thể là tình yêu” viết vào đầu năm hai ngàn của nhà báo nhà văn Trần Mai Hạnh.

Cố đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Châu.

“Mảnh trăng cuối rừng” ca ngợi những cô gái miền Bắc, đang ở tuổi xuân thì. Những cô gái, lẽ ra họ phải được sống trong yêu đương hạnh phúc lứa đôi. Nhưng vì sự nghiệp đấu tranh “thống nhất đất nước”, họ đã phải chấp nhận mất mát hy sinh, tình nguyện đi thanh niên xung phong, làm đường, bắc cầu trên tuyến đường rừng núi Trường Sơn cho quân lực miền Bắc tiến vào “giải phóng miền Nam”. Tôi đọc truyện ngắn này đã lâu. Nhưng tôi vẫn còn ấn tượng. Những cô gái thanh niên xung phong sống trong lán ở một cánh rừng với toàn là con gái. Ngày ngủ, đêm ra bám tuyến, làm đường, làm cọc tiêu dẫn đường cho những đoàn xe qua lại. Tình yêu đôi lứa của họ gửi gắm cả vào những  người lính lái xe. Những đoàn xe hũng dũng tiến vào chiến trường phía Nam hay lúc đoàn xe ngược trở lại bao giờ họ cũng hồi hộp, chờ đợi, khát khát với nỗi niềm phải dấu kín trong lòng vì cấp trên cấm ngặt chuyện tình yêu đôi lứa. Truyện ngắn đã lan tỏa sự xúc động cho bao nhiêu người khi đọc và nghe đọc trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bạn đọc và các nhà phê bình văn học trong nước đánh giá đây là truyện ngắn hay nhất về đề tài chiến tranh, giai đoạn 1955 – 1975.

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Còn “Như thể là tình yêu” miêu tả cái khốc liệt của chiến tranh khi một người lính Bắc Việt với một nữ du kích người địa phương phải dầm mình dưới nước lạnh trong một căn hầm trú ẩn mà phía trên là những người lính của phía Việt Nam Cộng hòa và lính Mỹ với lựu đạn và súng ống trong tay đang lùng sục, tìm diệt. Ở trong hầm trú ẩn đó, họ đã phải dùng nước ngập úng để sinh hoạt, từ rửa mặt đến uống nước cầm hơi. Trong hầm nước sinh hoạt đó có cả máu của người đàn bà đang ở kỳ hành kinh tháng. Một chi tiết kinh hoàng, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Cái ác liệt của cuộc chiến được Trần Mai Hạnh đẩy đến tận cùng thân phận con người cùng cái giá phải chấp nhận.

Rất tiếc, truyện ngắn “Như thế là tình yêu” ra đời sau, trong bối cảnh người đọc đã bội thực với đề tài chiến tranh từ một phía, nên không được  mấy bạn đọc để ý đến, mặc dù đó truyện ngắn hay thuộc tốp đầu, kể cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện, hơn cả “Mảnh trăng cuối rừng”.

Tuy nhiên, cả hai truyện ngắn này mới viết về con người trong chiến trận của một phía và còn mang nặng tính chất thù nghịch bên địch bên ta. Chưa có cái nhìn khách quan cuộc chiến “Chống Mỹ cứu nước” là cuộc chiến giữa ý thức hệ cộng sản với ý thức hệ tư sản, của anh em một nhà “huynh đệ tương tàn”, dẫn tới nhận thức thiên lệch: chính nghĩa chỉ dành cho phía những người lính miền Bắc cùng tư tưởng phải chiến thắng “kẻ thù”; chưa chiến thắng, chưa đi đến thắng lợi cuối cùng thì cuộc chiến này chưa thể dừng lại.

Bìa trập truyện ngắn mang tên “Mảnh trăng cuối rừng”.

Tôi cho rằng, đó là hạn chế về tư tưởng và nhân văn trong hai truyện ngắn nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh ở “thời chống Mỹ cứu nước” này. Hạn chế này có phần ở vị trí tham gia cuộc chiến của hai nhà văn này, thực chất họ không phải là những người lính thật sự. Nguyễn Minh Châu là nhà văn mặc áo lính, Trần Mai Hạnh là nhà báo nhà văn tham gia chiến trường. Nhiệm vụ được giao của họ là quan sát và cổ vũ cho cuộc chiến của một bên với hệ tư tưởng và nhăn văn đã được cài đặt: Bên ta thì tốt và chính nghĩa. Bên ta chiến đấu vì lý tưởng, hy sinh, chịu đựng nhưng không bao giờ nản chí. Bên địch thì không có chính nghĩa và ác, chiến đấu chỉ vì tiền, là lính đánh thuê cho Mỹ – Ngụy. Vân vân

Nhà văn Mai Tú Ân thì khác. Trước khi viết truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng”, ông đã là thế hệ thứ 2 trong gia đình trực tiếp tham gia chiến đấu. Có lẽ từ vị thế đó mà Mai Tú Ân cảm nhận chiến tranh, cái giá của chiến tranh, mong muốn về chiến tranh khác hẳn hai nhà văn kia.

Mai Tú Ân biết rất rõ rằng, một viên bắn ra khỏi nòng súng, bên này hay bên kia, đều để lại sự đau thương mất mát cho con người. Đó là sự thật cay đằng mà ông không muốn nghe, muốn thấy. Đó cũng là nỗi lòng chân thật của một người trực tiếp tham gia vào những trận đánh nhau, chứng kiến cái chết từng ngày. Mai Tú Ân đã nhận ra, dù có say máu chiến trận cỡ nào, dù có mang lý tưởng hay lòng căm hận cỡ nào, bất kỳ một người lính chân chính nào cũng mong cuộc chiến kết thúc. Đó là lý do Mai Tú Ân chọn hai người lính, đối nghịch chiến tuyến, đều bị thương ác hiểm chờ chết, nhưng lại kề cận bên nhau và “chiến” với nhau. Một góc nhìn chiến tranh và hòa bình khó và hóc hiểm. Nếu không có khả năng nhìn sự vật một cách sâu sắc cũng như khả năng diễn đạt dẫn chuyện, câu chuyện sẽ khô cứng, lý thuyết, sẽ rất khó thuyết phục  được người đọc.  Nhưng Mai Tú  Ân đã rất thành công khi để cho hai người lính nói thật lòng mình, lý tưởng của mình, đất nước của mình rồi cuối cùng cả hai lại cam kết nhờ nhau kết thúc cuộc đời của nhau khi bên kia giành chiến thắng. Một chi tiết hiếm hoi trong truyện ngắn viết về đề tài này. Để rồi từ đó viên đạn cuối cùng không được bên nào bắn ra, không còn ai phải giết ai nữa. Vì  hai người lính đều nhận ra bản chất thật của của chiến này và họ còn là người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng.

Sự thật của chiến tranh, tính nhân văn của người lính trong “Viên đạn cuối cùng” vì thế mà cao và sâu hơn hẳn hai truyện ngắn kia.

Giá như truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” được dựng thành phim, công chiếu, hẳn sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc hòa giải dân tộc đang nóng bỏng hiện nay.

P.T.

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2017/06/14/ba-truyen-ngan-hay-ve-de-tai-chien-tranh-nam-bac-1955-1975/

Bàn ra tán vào (2)

ngoc
Tôi có nghe về cái tên Bà Đầm xòe ở đâu đó,ko nhớ.Tuy nhiên,khi đọc bài này,tôi bất chợt có ác cảm với người viết.Tôi,người lính của miền Nam tự do,tôi chưa hề nghĩ đến lý tưởng tự do,cũng như ngay bây giờ,tôi đang có tự do nhưng vẫn ko nghĩ đến nó,cũng chẳng muốn tìm hiểu lý do tại sao. Người lính miền Nam chiến đấu vì phải chiến đấu,cái suy nghĩ cũng ngừng ngay tại đây,người lính cũng ko buồn mất thời giờ để tìm hiểu,họ còn nhiều việc cần làm hơn.Chắc nhiều phần người lính CSBV cũng vậy thôi,khi cần thiết,người lính BV chỉ cần nhắc lại câu thuộc lòng,ko cần để ý đến cái nghĩa của câu nói.Đặc tính chung của người lính là tận dụng thời gian để sống riêng cho mình trước khi chết. Nói gọn lại,người lính VNCH phải chiến đấu vì chính cuộc sống của họ(tự nguyện hoặc bắt buộc).Người lính miền Bắc cũng vậy,nêu ko đi B,họ và gia đình sẽ gặp khó khăn ngay,thế nên trong thâm tâm người lính hoàn toàn ko có chút hận thù với nhau...Không cần đến chuyện hòa giải. Người dân miền Bắc và Nam lại càng vô can hơn,họ có gì hận thù đâu?Họ có gì xung đột đâu?Họ không có nhu cầu hòa giải. Điều mà tôi viết ngay trên đầu,ác cảm với người viết là chính ở câu hòa giải.NGƯỜI VN 2 MIỀN KHÔNG CÓ NHU CẦU HÒA GIẢI.Chì đảng CSVN,kẻ gây tội ác mới cần đến hòa giải,hay nói chính xác hơn,đảng CSVN PHẢI HỐI CẢI ĐỂ ĐƯỢC TOÀN DÂN VN THA THỨ.Nếu tác giả vô tình dùng chữ ko đúng thì có thể viết lại,nhưng nếu là tư tưởng của người viết thì cái ác cảm của tôi là chính xác "Người này đóng vai trò gì trong hệ thống tuyên truyền của VC?"

----------------------------------------------------------------------------------

Lynda
Không thể nói là hay nếu không phân biệt được KẺ CƯỚP và LƯƠNG DÂN , KẺ XÂM LĂNG và NẠN NHÂN TỰ VỆ....Lũ cướp khoác áo " giải phóng " phải biết ,phải nhận ra ,phải thống hối về TỘI ÁC của mình xin nạn nhân tha thứ.Nêu ra được lẽ công bằng đó thì truyện sẽ có thể là TRUYỆN HAY được

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Ba truyện ngắn hay về đề tài chiến tranh Nam – Bắc ( 1955- 1975).

Lang thang trên mạng, tình cờ đọc được truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” của nhà văn Mai Tú Ân. Đọc xong trong lòng chợt rung lên cảm xúc về thân phận con người trong cuộc chém giết anh em Nam – Bắc tương tàn

Bà Đầm Xòe Phạm Thành.


Nhà văn Mai Tú Ân.

Lang thang trên mạng, tình cờ đọc được truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” của nhà văn Mai Tú Ân. Đọc xong  trong lòng chợt rung lên cảm xúc về thân phận con người trong cuộc chém giết anh em Nam – Bắc tương tàn.

Tôi chưa đọc nhiều tác phẩm văn học của nhà văn này. Qua câu chuyện, tôi dám chắc nhà văn này là một người lính cầm súng và lâm trận mạc thực sự. Nếu không phải như vậy, ta sẽ không lý giải được, tại sao hồn cốt, tư tưởng và cả khát vọng của người lính lại gửi trong “Viên đạn cuối cùng”. Chỉ có người lính lâm trận mạc, chiến đấu thực sự mới cháy bỏng khát khao cuộc chiến cần phải dừng lại, giết người và phá hoại phải dừng lại. Việc cầm súng, tuy là một nghĩa vụ thiêng liêng, nhưng là nghĩa vụ bắt buộc. Chiến tranh luôn không phải là cái đích đến của cuộc sống mà hòa bình mới là cái đích đến của cuộc sống. Mong muốn cuộc chiến đi tới viên đạn cuối cùng mới mang ý nghĩa chân chính của người cầm súng. Điều này đặc biệt đúng trong cuộc chiến Nam –Bắc – Huynh đề tương tàn diễn ra từ năm 1955-1975 trên quê hương Việt Nam ta.

Câu truyện thật lạ lùng và hấp dẫn khi hai người lính ở hai bên chiến tuyến nằm kề cận nhau trong trạng thại bị thương nặng và đợi chết. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, cả hai đã “chiến đấu” với nhau về lý tưởng của mỗi bên khi tham gia cuộc chiến. Mỗi người đều có cái lý của mình. Nhưng cuối cùng, nhân bản trong mỗi con người có chung dòng giống Lạc Hồng đã trỗi dậy. Ta, Địch như không còn ranh giới. Hai người lính giành nhau và đồng ý chết cho nhau. Lý tưởng của hai người lính bị xóa nhòa. Chỉ còn lại tình yêu thương giữa con người với con người. Và đó là lý do “viên đạn cuối cùng” có thuốc súng đã không vang lên, nhường chỗ cho viên đạn cuối cùng của tình người, tình yêu quê hương đất nước có chung dòng máu Lạc Hồng  đã vang lên.

Một câu chuyện khác lạ với chất lý tưởng nhân văn cao cả vượt hẳn lên những truyện ngắn khác viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ- “ngụy” mà tôi đã từng đọc trong mấy chục năm qua. Tôi có ao ước, giá như truyện ngắn này mà dựng thành phim, sẽ có tác dụng lớn trong việc hóa giải những khúc mắc, những căm hờn nhau trong quá khứ để Việt Nam bước lên con đường hòa giải, hòa hợp dân tộc, đoàn kết, chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, vững tin hòa nhập vào thế giới văn minh.

“Viên đạn cuối cùng” quả thực là một truyện ngắn hay thuộc tốp đầu về đề tài “Kháng chiến chống Mỹ, “Ngụy””. Nó khác hoàn toàn với hai truyện ngắn cùng đề tài chiến tranh “chống Mỹ Ngụy” rất hay mà tôi đã đọc trước đó.  Đó là truyện ngắn: “Mảnh trăng cuối rừng” viết vào những năm 70s ở thế kỷ trước của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Như thể là tình yêu” viết vào đầu năm hai ngàn của nhà báo nhà văn Trần Mai Hạnh.

Cố đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Châu.

“Mảnh trăng cuối rừng” ca ngợi những cô gái miền Bắc, đang ở tuổi xuân thì. Những cô gái, lẽ ra họ phải được sống trong yêu đương hạnh phúc lứa đôi. Nhưng vì sự nghiệp đấu tranh “thống nhất đất nước”, họ đã phải chấp nhận mất mát hy sinh, tình nguyện đi thanh niên xung phong, làm đường, bắc cầu trên tuyến đường rừng núi Trường Sơn cho quân lực miền Bắc tiến vào “giải phóng miền Nam”. Tôi đọc truyện ngắn này đã lâu. Nhưng tôi vẫn còn ấn tượng. Những cô gái thanh niên xung phong sống trong lán ở một cánh rừng với toàn là con gái. Ngày ngủ, đêm ra bám tuyến, làm đường, làm cọc tiêu dẫn đường cho những đoàn xe qua lại. Tình yêu đôi lứa của họ gửi gắm cả vào những  người lính lái xe. Những đoàn xe hũng dũng tiến vào chiến trường phía Nam hay lúc đoàn xe ngược trở lại bao giờ họ cũng hồi hộp, chờ đợi, khát khát với nỗi niềm phải dấu kín trong lòng vì cấp trên cấm ngặt chuyện tình yêu đôi lứa. Truyện ngắn đã lan tỏa sự xúc động cho bao nhiêu người khi đọc và nghe đọc trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bạn đọc và các nhà phê bình văn học trong nước đánh giá đây là truyện ngắn hay nhất về đề tài chiến tranh, giai đoạn 1955 – 1975.

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Còn “Như thể là tình yêu” miêu tả cái khốc liệt của chiến tranh khi một người lính Bắc Việt với một nữ du kích người địa phương phải dầm mình dưới nước lạnh trong một căn hầm trú ẩn mà phía trên là những người lính của phía Việt Nam Cộng hòa và lính Mỹ với lựu đạn và súng ống trong tay đang lùng sục, tìm diệt. Ở trong hầm trú ẩn đó, họ đã phải dùng nước ngập úng để sinh hoạt, từ rửa mặt đến uống nước cầm hơi. Trong hầm nước sinh hoạt đó có cả máu của người đàn bà đang ở kỳ hành kinh tháng. Một chi tiết kinh hoàng, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Cái ác liệt của cuộc chiến được Trần Mai Hạnh đẩy đến tận cùng thân phận con người cùng cái giá phải chấp nhận.

Rất tiếc, truyện ngắn “Như thế là tình yêu” ra đời sau, trong bối cảnh người đọc đã bội thực với đề tài chiến tranh từ một phía, nên không được  mấy bạn đọc để ý đến, mặc dù đó truyện ngắn hay thuộc tốp đầu, kể cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện, hơn cả “Mảnh trăng cuối rừng”.

Tuy nhiên, cả hai truyện ngắn này mới viết về con người trong chiến trận của một phía và còn mang nặng tính chất thù nghịch bên địch bên ta. Chưa có cái nhìn khách quan cuộc chiến “Chống Mỹ cứu nước” là cuộc chiến giữa ý thức hệ cộng sản với ý thức hệ tư sản, của anh em một nhà “huynh đệ tương tàn”, dẫn tới nhận thức thiên lệch: chính nghĩa chỉ dành cho phía những người lính miền Bắc cùng tư tưởng phải chiến thắng “kẻ thù”; chưa chiến thắng, chưa đi đến thắng lợi cuối cùng thì cuộc chiến này chưa thể dừng lại.

Bìa trập truyện ngắn mang tên “Mảnh trăng cuối rừng”.

Tôi cho rằng, đó là hạn chế về tư tưởng và nhân văn trong hai truyện ngắn nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh ở “thời chống Mỹ cứu nước” này. Hạn chế này có phần ở vị trí tham gia cuộc chiến của hai nhà văn này, thực chất họ không phải là những người lính thật sự. Nguyễn Minh Châu là nhà văn mặc áo lính, Trần Mai Hạnh là nhà báo nhà văn tham gia chiến trường. Nhiệm vụ được giao của họ là quan sát và cổ vũ cho cuộc chiến của một bên với hệ tư tưởng và nhăn văn đã được cài đặt: Bên ta thì tốt và chính nghĩa. Bên ta chiến đấu vì lý tưởng, hy sinh, chịu đựng nhưng không bao giờ nản chí. Bên địch thì không có chính nghĩa và ác, chiến đấu chỉ vì tiền, là lính đánh thuê cho Mỹ – Ngụy. Vân vân

Nhà văn Mai Tú Ân thì khác. Trước khi viết truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng”, ông đã là thế hệ thứ 2 trong gia đình trực tiếp tham gia chiến đấu. Có lẽ từ vị thế đó mà Mai Tú Ân cảm nhận chiến tranh, cái giá của chiến tranh, mong muốn về chiến tranh khác hẳn hai nhà văn kia.

Mai Tú Ân biết rất rõ rằng, một viên bắn ra khỏi nòng súng, bên này hay bên kia, đều để lại sự đau thương mất mát cho con người. Đó là sự thật cay đằng mà ông không muốn nghe, muốn thấy. Đó cũng là nỗi lòng chân thật của một người trực tiếp tham gia vào những trận đánh nhau, chứng kiến cái chết từng ngày. Mai Tú Ân đã nhận ra, dù có say máu chiến trận cỡ nào, dù có mang lý tưởng hay lòng căm hận cỡ nào, bất kỳ một người lính chân chính nào cũng mong cuộc chiến kết thúc. Đó là lý do Mai Tú Ân chọn hai người lính, đối nghịch chiến tuyến, đều bị thương ác hiểm chờ chết, nhưng lại kề cận bên nhau và “chiến” với nhau. Một góc nhìn chiến tranh và hòa bình khó và hóc hiểm. Nếu không có khả năng nhìn sự vật một cách sâu sắc cũng như khả năng diễn đạt dẫn chuyện, câu chuyện sẽ khô cứng, lý thuyết, sẽ rất khó thuyết phục  được người đọc.  Nhưng Mai Tú  Ân đã rất thành công khi để cho hai người lính nói thật lòng mình, lý tưởng của mình, đất nước của mình rồi cuối cùng cả hai lại cam kết nhờ nhau kết thúc cuộc đời của nhau khi bên kia giành chiến thắng. Một chi tiết hiếm hoi trong truyện ngắn viết về đề tài này. Để rồi từ đó viên đạn cuối cùng không được bên nào bắn ra, không còn ai phải giết ai nữa. Vì  hai người lính đều nhận ra bản chất thật của của chiến này và họ còn là người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng.

Sự thật của chiến tranh, tính nhân văn của người lính trong “Viên đạn cuối cùng” vì thế mà cao và sâu hơn hẳn hai truyện ngắn kia.

Giá như truyện ngắn “Viên đạn cuối cùng” được dựng thành phim, công chiếu, hẳn sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc hòa giải dân tộc đang nóng bỏng hiện nay.

P.T.

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2017/06/14/ba-truyen-ngan-hay-ve-de-tai-chien-tranh-nam-bac-1955-1975/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm