Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Bác Hò Không Quan Tâm Đến Sắc Đẹp: Vẻ đẹp 'chuẩn 10' của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20
Thời nay, nhìn những thiếu nữ ăn mặc kiệm vải, đầu tóc nhuộm vàng hoe hay khoe những hình xăm ngổ ngáo quá mức, có nhiều người thường chợt nhớ về hình ảnh của ngày xưa cũ, những năm 1920.
Thời bấy giờ, phụ nữ chỉ có những trang phục cơ bản, đơn giản chứ không chuộng mốt như thời nay. Ấy vậy mà họ vẫn đẹp một cách đoan trang, kín đáo và sâu sắc đến lạ thường.
Dẫu biết rằng xã hội là phải vận động và thay đổi nhưng đôi khi những thứ của ngày trước vẫn có sức hút lạ thường khiến ta không thể nào cưỡng lại nổi và vẻ đẹp của người phụ nữ là thứ như vậy.
Ngày ấy, người con gái Tràng An với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay dải yếm đào trễ... đã trở thành những giá trị lịch sử bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
Chẳng thế mà bao biết bao trái tim đã nhung nhớ, bao áng thơ tình đã được ra đời vì những 'dáng ngọc' như vậy.
Chính nhờ vẻ đẹp tạo hóa ban tặng mà rất nhiều hình ảnh phụ nữ đã đi vào thi ca rồi lưu truyền cho đến tận ngày nay. Những anh chàng thi sĩ, học vị cao, công tử hào hoa thường bị mê đắm bởi các thiếu nữ có nhan sắc mặn mà, khó quên.
Trong bài ca dao Mười thương có đoạn: 'Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/Ba thương má lúm đồng tiền/Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua' như cách để nói về chuẩn mực vẻ đẹp từ hình thức đến nội tâm của phụ nữ Việt.
Trong đó, răng hạt huyền chính là điểm nhấn đồng thời là nét cuốn hút không thể chối từ của phái đẹp thời xưa.
Hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp vào năm 1914 - 1915.
Người phụ nữ Hà Nội xưa trang điểm rất nhẹ nhàng, có dùng son nhưng rất nhẹ, làn môi chỉ hơi hồng hồng một chút tạo vẻ cuốn hút. Nếu có chải lông mày, các cô, các chị chỉ tô thêm nét cho đậm đôi chút.
Bên cạnh việc làm đẹp, chăm sóc gia đình thì phụ nữ xưa cũng không quên thú vui cho riêng mình. Họ, đặc biệt là những phu nhân nhà giàu thường có riêng cho mình cách để giải khuây giữa cuộc sống bộn bề.
Ngoài miền Bắc, đến cuối thế kỷ 20, vào những năm 60, 70 thì phụ nữ Sài Gòn lai nổi lên với kiểu vẻ đẹp hiện đại và hợp mốt thành thị của các quý cô.
Thời ấy, không khó để bắt gặp những mái tóc xoăn bồng bềnh hay kiểu váy mới lạ bên cạnh nét đẹp truyền thống của áo dài.
Nguồn: Tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Lối Xưa Xe Ngựa Hồn Thu Thảo" - by Nguyễn Thị Chân Quỳnh / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
Bác Hò Không Quan Tâm Đến Sắc Đẹp: Vẻ đẹp 'chuẩn 10' của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20
Thời nay, nhìn những thiếu nữ ăn mặc kiệm vải, đầu tóc nhuộm vàng hoe hay khoe những hình xăm ngổ ngáo quá mức, có nhiều người thường chợt nhớ về hình ảnh của ngày xưa cũ, những năm 1920.
Thời bấy giờ, phụ nữ chỉ có những trang phục cơ bản, đơn giản chứ không chuộng mốt như thời nay. Ấy vậy mà họ vẫn đẹp một cách đoan trang, kín đáo và sâu sắc đến lạ thường.
Dẫu biết rằng xã hội là phải vận động và thay đổi nhưng đôi khi những thứ của ngày trước vẫn có sức hút lạ thường khiến ta không thể nào cưỡng lại nổi và vẻ đẹp của người phụ nữ là thứ như vậy.
Ngày ấy, người con gái Tràng An với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay dải yếm đào trễ... đã trở thành những giá trị lịch sử bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
Chẳng thế mà bao biết bao trái tim đã nhung nhớ, bao áng thơ tình đã được ra đời vì những 'dáng ngọc' như vậy.
Chính nhờ vẻ đẹp tạo hóa ban tặng mà rất nhiều hình ảnh phụ nữ đã đi vào thi ca rồi lưu truyền cho đến tận ngày nay. Những anh chàng thi sĩ, học vị cao, công tử hào hoa thường bị mê đắm bởi các thiếu nữ có nhan sắc mặn mà, khó quên.
Trong bài ca dao Mười thương có đoạn: 'Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/Ba thương má lúm đồng tiền/Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua' như cách để nói về chuẩn mực vẻ đẹp từ hình thức đến nội tâm của phụ nữ Việt.
Trong đó, răng hạt huyền chính là điểm nhấn đồng thời là nét cuốn hút không thể chối từ của phái đẹp thời xưa.
Hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp vào năm 1914 - 1915.
Người phụ nữ Hà Nội xưa trang điểm rất nhẹ nhàng, có dùng son nhưng rất nhẹ, làn môi chỉ hơi hồng hồng một chút tạo vẻ cuốn hút. Nếu có chải lông mày, các cô, các chị chỉ tô thêm nét cho đậm đôi chút.
Bên cạnh việc làm đẹp, chăm sóc gia đình thì phụ nữ xưa cũng không quên thú vui cho riêng mình. Họ, đặc biệt là những phu nhân nhà giàu thường có riêng cho mình cách để giải khuây giữa cuộc sống bộn bề.
Ngoài miền Bắc, đến cuối thế kỷ 20, vào những năm 60, 70 thì phụ nữ Sài Gòn lai nổi lên với kiểu vẻ đẹp hiện đại và hợp mốt thành thị của các quý cô.
Thời ấy, không khó để bắt gặp những mái tóc xoăn bồng bềnh hay kiểu váy mới lạ bên cạnh nét đẹp truyền thống của áo dài.
Nguồn: Tổng hợp