Hình Ảnh & Sự Kiện

Bác Hồ Thích Lệ Thủy Mút Mùa: Dân Sài Gòn còn chơi "mút mùa Lệ Thủy"?

Có bạn cho rằng "mút mùa Lệ Thủy" (na ná "chơi tới" hiện nay) do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài, ca một câu dài "mút chỉ đường tàu", "mút chỉ cà tha" (ý nghĩa tương đương).

TTO - Có bạn cho rằng "mút mùa Lệ Thủy" (na ná "chơi tới" hiện nay) do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài, ca một câu dài "mút chỉ đường tàu", "mút chỉ cà tha" (ý nghĩa tương đương). 
"Hết sẩy" (rất tuyệt vời) - nhiều bạn đọc thốt lên khi đọc bài "Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa". Và thú vị hơn khi nhiều bạn kể ra hàng loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa chưa "đi vùng 5" (chết).

Đường Hàm Nghi, Sài Gòn khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ trước. Trong ảnh vẫn còn đường ray xe lửa và đa số khách bộ hành đi trong đường đinh khi qua đường - Ảnh tư liệu

Theo bạn đọc, Dominic On, trước năm 1975, chính quyền VN cộng hòa ở miền Nam chia các khu hành chính quân sự thành 4 vùng chiến thuật, không có vùng 5 nên "đi vùng 5" ám chỉ "đi về miền cực lạc" (chết).

Tiếng lóng này, cũng theo Dominic On, tương đương với từ "ngủm củ tỏi", "đi bán muối" cũng nói một người đã chết, như cá bị ướp muối (!). 

"Hôm kia, ông nhạc gia của người bạn tới Mỹ. Khi hàn huyên, tôi nghe ông nói mấy từ "Tây hạ thành", thực tình không hiểu nhưng không dám hỏi. Hôm nay, đang đi tìm nghĩa của mấy từ này thì lại gặp ở đây. Xin cảm ơn. Những bài báo như vầy rất quý đối với tôi". Truong

Tuy nhiên, bạn Thanh Minh giải thích do làm muối là diêm dân, đồng âm với "Diêm vương" (người quản lý cõi âm) nên bán muối là đi gặp Diêm vương.

Bạn hongan60 lại cho rằng: Trước năm 1945, thực dân Pháp độc quyền buôn bán muối nên nếu ai vi phạm luật cấm đó sẽ bị xử tử, là "đi bán muối". Bạn suongmai lại bảo do nhiều người đi bán muối xa không về... 

Ai đúng ai sai chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng lóng này giờ vẫn còn không ít bạn trẻ Sài Gòn "vẫn xài tốt". 

Thế là một loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa nửa thế kỷ đã được kể ra, như có bạn giải thích "mút mùa Lệ Thủy" như "chơi tới" hiện nay do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài (mà soạn giả Viễn Châu bảo "được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân"), ca một câu dài "mút chỉ đường tàu" (ý nghĩa tương đương) nên mới nói "mút mùa Lệ Thủy" ám chỉ quãng thời gian, quãng đường... mút cuộn chỉ (ví dụ: "chơi... mút mùa Lệ Thủy" để chỉ những chuyện diễn ra rất dài, dài tới tới...).


Nghệ sĩ Lệ Thủy thời son trẻ - Ảnh tư liệu

Riêng "mút chỉ cà tha" thì hơi phức tạp vì cà tha vốn là từ katha (bùa) của bà con Khmer. Bà con Khmer Nam bộ đeo Cà Tha bằng là những sợi chỉ ngũ sắc do các vị sư sãi chùa Khmer se sẵn thành từng cuộn dài "mút chỉ" tặng vào dịp lễ tết.

Cũng còn không ít người Sài Gòn xài từ "kênh xì po" chỉ thái độ muốn... gây chuyện, do theo bạn Ngốc, vốn xuất phát từ kênh kiệu kiểu dân thể thao (sport - xì po). 

...Và thế là hàng loạt từ Sài Gòn xưa mà theo bạn Ben Pham, không chỉ Sài Gòn mà về miền Tây, nhất là Cà Mau, Bạc Liêu... vẫn nhiều người biết và nói như về xe có xế nổ (xế là xe + nổ = xe máy), xế điếc (xe không nổ = xe đạp), xế hộp (xe coi như cái hộp = xe hơi).


Các loại xe ở một đường phố trung tâm Sài Gòn năm 1961 (có lẽ hiện nay là khu vực bến xe buýt trước chợ Bến Thành) - Ảnh LIFE


Đại lộ Lê Lợi năm 1961 - Ảnh: LIFE


Đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE

Giao lộ Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh năm 1967 - Ảnh: R Mahoney


Ngã tư Hàng Xanh năm 1968 rất vắng xe cộ, nhà cửa thưa thớt. Các nữ học sinh đi học mặc áo dài đội nón lá - Ảnh tư liệu

Về trang sức có "đổng" (đồng hồ); giảng (dây chuyền, ví dụ: "đua giảng" là giựt dây chuyền)...

Về ứng xử có quê xệ (quê quá mức), xí xọn (nhiều chuyện), xảnh xẹ (tương đương "chảnh" hiện nay), quá cỡ thợ mộc (quá mức độ bình thường - ví dụ: "chơi quá cỡ thợ mộc")...

Rồi một từ lóng mà xưa ai nghe cũng xanh mặt: chó lửa (súng ngắn, súng lục - na ná với "hàng nóng" hiện nay). Na ná thôi vì "hàng nóng" hiện nay chỉ súng các loại.

Thật sự thú vị khi có tiếng lóng giờ nói vẫn có người hiểu như bạn Hai Nhách nêu: "ghệ" (con gái, bạn gái), xi cà que (người què, hàng kém chất lượng), xôi (vòng 1 phụ nữ - phải chăng do hình dáng tròn trịa như dĩa xôi)... 

Những tiếng lóng gợi lại cả một thời Sài Gòn chưa xa

Bạn Văn Nhân kể ra một từ lóng có lẽ hiện nay hiếm người trẻ biết: "thím Thang Thang" mà theo bạn, ám chỉ bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân thời "đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm" mà theo bạn vì bà Lệ Xuân hay bốc, lên thang trong ăn nói, hành xử.

"Dân chơi cầu Ba Cẳng" cũng vậy, dù cầu Ba Cẳng (quận 6, cây cầu đi bộ bắc qua kênh Hàng Bàng) bây giờ không còn nhưng hình ảnh dân chơi bạt mạng ở một vùng đất lao động nghèo xưa đất Chợ Lớn, "bất cần thân thể" mà ai nghe tới cũng nể mặt - bạn Thành Vị nhắc lại tiếng lóng xưa này như nhắc tới một kỷ niệm một thời mình sống và lớn lên ở khu lao động nghèo này.


Cầu Ba Cẳng trên bưu thiếp thời Pháp thuộc - Ảnh tư liệu


Cầu Ba Cẳng những năm 1960 - Ảnh tư liệu

Đó là một trong những khu lao động, sống vật vưởng đầu đường xó chợ, vỉa hè với nhiều người lang thang thất nghiệp mà người dân gọi đó là dân "ma cà bông" (thật ra tiếng lóng này vốn là phiên âm của một từ nước ngoài: vagabond - người lang thang, thất nghiệp, vô gia cư).

Có một comment trong bài viết Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa của bạn Anh Du được nhiều bạn đọc bấm nút thích (like) nhất là bình luận một tiếng lóng giờ hầu như không ai biết, đó là "con cháu nhà Hán": "Cái chữ "con cháu nhà Hán" không chỉ bởi họ Lưu mà còn bởi tính lật lọng, lưu manh. Cứ nhìn Tập Cận Bình (Hán) mới hôm qua tuyên bố tốt đẹp, hôm nay qua Singapore nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại (!?)".

Chắc chắn tiếng lóng Sài Gòn còn vô số những từ còn xài hoặc đã thất truyền, kể khó mà xuể - nói như bạn Nguyễn Anh: "Nói tới tết Công Gô - ám chỉ chuyện không bao giờ xảy ra - mới hết".

Quan trọng hơn, những từ lóng không chỉ nói cho vui mà còn ẩn sâu nhiều điều về cuộc sống, quan điểm, thời cuộc... mà khi lần mở lại, chúng ta sẽ hiểu hơn, thấm hơn rất nhiều bất ngờ.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151121/dan-sai-gon-con-choi-mut-mua-le-thuy/1004956.html

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
CÔNG NGỦ MÚT CU Mênh mông phản động nới rộng lòng dân Tứ trụ ngu đần đại đồng chủ ngoẽo Xúi con ăn kẹo phân gà Hoàng Sa bãi cứt cha già dị tộc đưa Khỉ Người đứng dựa gốc dừa hái dưa sơn nữ trời mưa có mống chuồn Mị dân nước bán lái buôn Trong hang Pắc Pó tình buồn dái lăn tăn Ba Đình Mao ít xích thằng Thăng Long kắt mệnh Việt Tân bơi chung thuyền Vũ Khiêu dâm cụ Kỳ Duyên Hàm Rồng Hà Nội bạo quyền Mút Cu-Ba Đoán mò thầy bói Ốp Ma Pu Tin ép quỷ vượt qua tử cấm thành Tú bà Bành Lệ Viện nhanh sân banh quần ngựa Sở Khanh Tập Cận Bình Trung ương chính trị nín thinh Dâm thi Hồ Thị súc sinh Nguyễn Tất Thành Đảng bầu đoàn cử lưu manh thất phu trí thức năm canh công ngủ bù TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Bác Hồ Thích Lệ Thủy Mút Mùa: Dân Sài Gòn còn chơi "mút mùa Lệ Thủy"?

Có bạn cho rằng "mút mùa Lệ Thủy" (na ná "chơi tới" hiện nay) do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài, ca một câu dài "mút chỉ đường tàu", "mút chỉ cà tha" (ý nghĩa tương đương).

TTO - Có bạn cho rằng "mút mùa Lệ Thủy" (na ná "chơi tới" hiện nay) do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài, ca một câu dài "mút chỉ đường tàu", "mút chỉ cà tha" (ý nghĩa tương đương). 
"Hết sẩy" (rất tuyệt vời) - nhiều bạn đọc thốt lên khi đọc bài "Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa". Và thú vị hơn khi nhiều bạn kể ra hàng loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa chưa "đi vùng 5" (chết).

Đường Hàm Nghi, Sài Gòn khoảng cuối thập niên 60 thế kỷ trước. Trong ảnh vẫn còn đường ray xe lửa và đa số khách bộ hành đi trong đường đinh khi qua đường - Ảnh tư liệu

Theo bạn đọc, Dominic On, trước năm 1975, chính quyền VN cộng hòa ở miền Nam chia các khu hành chính quân sự thành 4 vùng chiến thuật, không có vùng 5 nên "đi vùng 5" ám chỉ "đi về miền cực lạc" (chết).

Tiếng lóng này, cũng theo Dominic On, tương đương với từ "ngủm củ tỏi", "đi bán muối" cũng nói một người đã chết, như cá bị ướp muối (!). 

"Hôm kia, ông nhạc gia của người bạn tới Mỹ. Khi hàn huyên, tôi nghe ông nói mấy từ "Tây hạ thành", thực tình không hiểu nhưng không dám hỏi. Hôm nay, đang đi tìm nghĩa của mấy từ này thì lại gặp ở đây. Xin cảm ơn. Những bài báo như vầy rất quý đối với tôi". Truong

Tuy nhiên, bạn Thanh Minh giải thích do làm muối là diêm dân, đồng âm với "Diêm vương" (người quản lý cõi âm) nên bán muối là đi gặp Diêm vương.

Bạn hongan60 lại cho rằng: Trước năm 1945, thực dân Pháp độc quyền buôn bán muối nên nếu ai vi phạm luật cấm đó sẽ bị xử tử, là "đi bán muối". Bạn suongmai lại bảo do nhiều người đi bán muối xa không về... 

Ai đúng ai sai chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng lóng này giờ vẫn còn không ít bạn trẻ Sài Gòn "vẫn xài tốt". 

Thế là một loạt tiếng lóng Sài Gòn xưa nửa thế kỷ đã được kể ra, như có bạn giải thích "mút mùa Lệ Thủy" như "chơi tới" hiện nay do nghệ sĩ cải lương Lệ Thủy nổi tiếng trước và sau 1975 có hơi rất dài (mà soạn giả Viễn Châu bảo "được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân"), ca một câu dài "mút chỉ đường tàu" (ý nghĩa tương đương) nên mới nói "mút mùa Lệ Thủy" ám chỉ quãng thời gian, quãng đường... mút cuộn chỉ (ví dụ: "chơi... mút mùa Lệ Thủy" để chỉ những chuyện diễn ra rất dài, dài tới tới...).


Nghệ sĩ Lệ Thủy thời son trẻ - Ảnh tư liệu

Riêng "mút chỉ cà tha" thì hơi phức tạp vì cà tha vốn là từ katha (bùa) của bà con Khmer. Bà con Khmer Nam bộ đeo Cà Tha bằng là những sợi chỉ ngũ sắc do các vị sư sãi chùa Khmer se sẵn thành từng cuộn dài "mút chỉ" tặng vào dịp lễ tết.

Cũng còn không ít người Sài Gòn xài từ "kênh xì po" chỉ thái độ muốn... gây chuyện, do theo bạn Ngốc, vốn xuất phát từ kênh kiệu kiểu dân thể thao (sport - xì po). 

...Và thế là hàng loạt từ Sài Gòn xưa mà theo bạn Ben Pham, không chỉ Sài Gòn mà về miền Tây, nhất là Cà Mau, Bạc Liêu... vẫn nhiều người biết và nói như về xe có xế nổ (xế là xe + nổ = xe máy), xế điếc (xe không nổ = xe đạp), xế hộp (xe coi như cái hộp = xe hơi).


Các loại xe ở một đường phố trung tâm Sài Gòn năm 1961 (có lẽ hiện nay là khu vực bến xe buýt trước chợ Bến Thành) - Ảnh LIFE


Đại lộ Lê Lợi năm 1961 - Ảnh: LIFE


Đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE

Giao lộ Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh năm 1967 - Ảnh: R Mahoney


Ngã tư Hàng Xanh năm 1968 rất vắng xe cộ, nhà cửa thưa thớt. Các nữ học sinh đi học mặc áo dài đội nón lá - Ảnh tư liệu

Về trang sức có "đổng" (đồng hồ); giảng (dây chuyền, ví dụ: "đua giảng" là giựt dây chuyền)...

Về ứng xử có quê xệ (quê quá mức), xí xọn (nhiều chuyện), xảnh xẹ (tương đương "chảnh" hiện nay), quá cỡ thợ mộc (quá mức độ bình thường - ví dụ: "chơi quá cỡ thợ mộc")...

Rồi một từ lóng mà xưa ai nghe cũng xanh mặt: chó lửa (súng ngắn, súng lục - na ná với "hàng nóng" hiện nay). Na ná thôi vì "hàng nóng" hiện nay chỉ súng các loại.

Thật sự thú vị khi có tiếng lóng giờ nói vẫn có người hiểu như bạn Hai Nhách nêu: "ghệ" (con gái, bạn gái), xi cà que (người què, hàng kém chất lượng), xôi (vòng 1 phụ nữ - phải chăng do hình dáng tròn trịa như dĩa xôi)... 

Những tiếng lóng gợi lại cả một thời Sài Gòn chưa xa

Bạn Văn Nhân kể ra một từ lóng có lẽ hiện nay hiếm người trẻ biết: "thím Thang Thang" mà theo bạn, ám chỉ bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu, đệ nhất phu nhân thời "đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm" mà theo bạn vì bà Lệ Xuân hay bốc, lên thang trong ăn nói, hành xử.

"Dân chơi cầu Ba Cẳng" cũng vậy, dù cầu Ba Cẳng (quận 6, cây cầu đi bộ bắc qua kênh Hàng Bàng) bây giờ không còn nhưng hình ảnh dân chơi bạt mạng ở một vùng đất lao động nghèo xưa đất Chợ Lớn, "bất cần thân thể" mà ai nghe tới cũng nể mặt - bạn Thành Vị nhắc lại tiếng lóng xưa này như nhắc tới một kỷ niệm một thời mình sống và lớn lên ở khu lao động nghèo này.


Cầu Ba Cẳng trên bưu thiếp thời Pháp thuộc - Ảnh tư liệu


Cầu Ba Cẳng những năm 1960 - Ảnh tư liệu

Đó là một trong những khu lao động, sống vật vưởng đầu đường xó chợ, vỉa hè với nhiều người lang thang thất nghiệp mà người dân gọi đó là dân "ma cà bông" (thật ra tiếng lóng này vốn là phiên âm của một từ nước ngoài: vagabond - người lang thang, thất nghiệp, vô gia cư).

Có một comment trong bài viết Người Sài Gòn giờ không thấy xài mấy tiếng lóng này nữa của bạn Anh Du được nhiều bạn đọc bấm nút thích (like) nhất là bình luận một tiếng lóng giờ hầu như không ai biết, đó là "con cháu nhà Hán": "Cái chữ "con cháu nhà Hán" không chỉ bởi họ Lưu mà còn bởi tính lật lọng, lưu manh. Cứ nhìn Tập Cận Bình (Hán) mới hôm qua tuyên bố tốt đẹp, hôm nay qua Singapore nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại (!?)".

Chắc chắn tiếng lóng Sài Gòn còn vô số những từ còn xài hoặc đã thất truyền, kể khó mà xuể - nói như bạn Nguyễn Anh: "Nói tới tết Công Gô - ám chỉ chuyện không bao giờ xảy ra - mới hết".

Quan trọng hơn, những từ lóng không chỉ nói cho vui mà còn ẩn sâu nhiều điều về cuộc sống, quan điểm, thời cuộc... mà khi lần mở lại, chúng ta sẽ hiểu hơn, thấm hơn rất nhiều bất ngờ.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151121/dan-sai-gon-con-choi-mut-mua-le-thuy/1004956.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm