Nhân Vật
Bạc Hy Lai, lãnh đạo thất sủng cồng kềnh
(Wall Street Journal/ Courrier International trích dịch) Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo vì tội sát hại một doanh nhân Anh. Số phận nào được Đảng Cộng sản dành cho cựu « hoàng tử đỏ » của Trùng Khánh ?
Tòa án Hợp Phì, nơi xử bà Cốc Khai Lai. Liệu ông Bạc Hy Lai cũng sẽ bị đưa ra tòa ? |
(Wall Street Journal/ Courrier International trích dịch) Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo vì tội sát hại một doanh nhân Anh. Số phận nào được Đảng Cộng sản dành cho cựu « hoàng tử đỏ » của Trùng Khánh ? Quả là khó nghĩ cho các vị lãnh đạo.
Bà Cốc Khai Lai, vợ của nhà lãnh đạo cộng sản thất sủng Bạc Hy Lai, hôm thứ Hai 20/08/2012 đã bị kết án tử hình treo vì đã sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood tại Trùng Khánh (miền Trung). Tòa án Hợp Phì (miền Đông Trung Quốc) đã kết án tử hình bà Cốc, nhưng bản án không làm ai ngạc nhiên này sẽ được chuyển đổi thành án chung thân sau hai năm chấp hành tốt.
Phiên tòa trên đây cho thấy Đảng muốn kết thúc một trong những xì-căng-đan chính trị tồi tệ nhất từ hai mươi năm qua, và chỉ mới là một chương trong hồ sơ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Số phận dành cho Bạc Hy Lai – người mà trước khi bị ngưng chức vẫn được xem là ngôi sao đang lên trong Đảng – là câu hỏi mà dư luận rất muốn biết.
Các nhà lãnh đạo sắp phải loan báo quyết định của họ, nhưng lại khó đạt đến sự đồng thuận, nhất là do Bạc Hy Lai vẫn còn được ít nhiều ủng hộ. Đối với một số người, quyết định này lại càng khó khăn hơn khi cơ quan quyền lực trung tâm không muốn gây sự chú ý đối với công chúng về tài sản cá nhân của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp.
Hồi tháng Tư, chính quyền Trung Quốc đã thông báo là Bạc Hy Lai bị ngưng tất cả các chức vụ, và là đối tượng của một cuộc điều tra vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Theo các chuyên gia về luật Trung Quốc, Bạc Hy Lai hiện vẫn là thành viên của Quốc vụ viện và Đảng Cộng sản, như vậy cần phải chính thức khai trừ thì mới có thể chuyển hồ sơ ông ta sang bên tư pháp.
Một số người nhận xét, việc tên ông Bạc Hy Lai không được nêu ra trong phiên tòa xử bà Cốc, cho thấy ông Bạc sẽ không bị kết tội đồng lõa trong vụ hạ sát doanh nhân Anh, cũng như việc bao che cho bà vợ. Nhưng số khác nói rằng cơ quan quyền lực đầu não vẫn chưa quyết định được số phận của ông Bạc, và còn dành thời gian để xác định các tội trạng của ông vào một thời điểm thích hợp.
Ít nhất thì đa số nhà phê bình đều thống nhất ở một điểm : Đảng sẽ phải đưa ra một quyết định chính trị vào lúc diễn ra cuộc họp toàn thể các ủy viên trung ương (khoảng 300 người), trước khi đề cử các tân lãnh đạo cho Đảng (trong dịp Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu này).
Số phận ông Bạc nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan của Đảng có nhiệm vụ điều tra về tư cách các thành viên và quyết định xem nên xử lý nội bộ hay phải truy tố. Các nghi can sẽ bị thẩm vấn tại một địa điểm bí mật, bởi một nhóm chuyên trách gồm có công an, kiểm sát, an ninh và các viên chức.
Đây là một tiến trình hết sức chính trị hóa. Mỗi lãnh đạo Đảng có thể lợi dụng các quan hệ cá nhân hay các đặc quyền để gây ảnh hưởng lên các quyết định, sự chọn lựa các bằng chứng để đưa vào hồ sơ, và cách thức diễn dịch chúng. Đứng đầu ủy ban này là Hạ Quốc Cường (He Guoqiang), một trong chín ủy viên thường trực Bộ Chính trị, và cũng từng là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (1999-2002) như Bạc Hy Lai lúc chưa thất sủng.
Người ta nói rằng Hạ Quốc Cường chủ trương trừng phạt nghiêm khắc. Nhưng công an, kiểm sát, tòa án và an ninh nằm dưới quyền một ủy viên thường trực khác là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), mà theo một số người thì ưu ái ông Bạc hơn. Một khi nhóm điều tra hoàn thành công việc, ủy ban sẽ tập hợp lại tẩt cả các yếu tố vào báo cáo cho cơ quan quyền lực cao nhất, khuyến cáo nên hay không nên đưa ra tòa.
Tiến trình này có thể mất nhiều thời gian. Trong thập niên 90, Đô trưởng Bắc Kinh và là ủy viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng (Chen Xitong) đã phải chờ đợi ba năm, từ khi bị cách chức cho đến khi được đưa ra xét xử vì tội tham nhũng (ông ta bị án 16 năm tù vào năm 1998, và được trả tự do vì lý do sức khỏe năm 2006). Còn Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) đã ra tòa 18 tháng sau khi bị cách chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải (ông này cũng là ủy viên Bộ Chính trị, bị kết án 18 năm tù vào năm 2008 vì tham nhũng và lạm dụng chức quyền).
Nếu Đảng chọn lựa xử lý nội bộ vụ Bạc Hy Lai, thì quyết định sẽ được thông báo vào mùa thu. Trong trường hợp ngược lại, phiên tòa sẽ diễn ra sớm nhất là vào năm tới. Alice Miller, chuyên gia về đời sống chính trị Trung Quốc của Hoover Institution (nhóm tham vấn Mỹ thân cận với đảng Cộng hòa) đã viết trong một bài báo về Bạc Hy Lai như sau : « Hai ông Trần trên đây cuối cùng đã bị đưa ra tòa, bị lãnh các bản án tù rất nặng. Và cũng nên chờ đợi Bạc Hy Lai phải chịu một số phận tương tự ».
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bạc Hy Lai, lãnh đạo thất sủng cồng kềnh
(Wall Street Journal/ Courrier International trích dịch) Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo vì tội sát hại một doanh nhân Anh. Số phận nào được Đảng Cộng sản dành cho cựu « hoàng tử đỏ » của Trùng Khánh ?
Tòa án Hợp Phì, nơi xử bà Cốc Khai Lai. Liệu ông Bạc Hy Lai cũng sẽ bị đưa ra tòa ? |
(Wall Street Journal/ Courrier International trích dịch) Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai đã bị kết án tử hình treo vì tội sát hại một doanh nhân Anh. Số phận nào được Đảng Cộng sản dành cho cựu « hoàng tử đỏ » của Trùng Khánh ? Quả là khó nghĩ cho các vị lãnh đạo.
Bà Cốc Khai Lai, vợ của nhà lãnh đạo cộng sản thất sủng Bạc Hy Lai, hôm thứ Hai 20/08/2012 đã bị kết án tử hình treo vì đã sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood tại Trùng Khánh (miền Trung). Tòa án Hợp Phì (miền Đông Trung Quốc) đã kết án tử hình bà Cốc, nhưng bản án không làm ai ngạc nhiên này sẽ được chuyển đổi thành án chung thân sau hai năm chấp hành tốt.
Phiên tòa trên đây cho thấy Đảng muốn kết thúc một trong những xì-căng-đan chính trị tồi tệ nhất từ hai mươi năm qua, và chỉ mới là một chương trong hồ sơ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Số phận dành cho Bạc Hy Lai – người mà trước khi bị ngưng chức vẫn được xem là ngôi sao đang lên trong Đảng – là câu hỏi mà dư luận rất muốn biết.
Các nhà lãnh đạo sắp phải loan báo quyết định của họ, nhưng lại khó đạt đến sự đồng thuận, nhất là do Bạc Hy Lai vẫn còn được ít nhiều ủng hộ. Đối với một số người, quyết định này lại càng khó khăn hơn khi cơ quan quyền lực trung tâm không muốn gây sự chú ý đối với công chúng về tài sản cá nhân của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp.
Hồi tháng Tư, chính quyền Trung Quốc đã thông báo là Bạc Hy Lai bị ngưng tất cả các chức vụ, và là đối tượng của một cuộc điều tra vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Theo các chuyên gia về luật Trung Quốc, Bạc Hy Lai hiện vẫn là thành viên của Quốc vụ viện và Đảng Cộng sản, như vậy cần phải chính thức khai trừ thì mới có thể chuyển hồ sơ ông ta sang bên tư pháp.
Một số người nhận xét, việc tên ông Bạc Hy Lai không được nêu ra trong phiên tòa xử bà Cốc, cho thấy ông Bạc sẽ không bị kết tội đồng lõa trong vụ hạ sát doanh nhân Anh, cũng như việc bao che cho bà vợ. Nhưng số khác nói rằng cơ quan quyền lực đầu não vẫn chưa quyết định được số phận của ông Bạc, và còn dành thời gian để xác định các tội trạng của ông vào một thời điểm thích hợp.
Ít nhất thì đa số nhà phê bình đều thống nhất ở một điểm : Đảng sẽ phải đưa ra một quyết định chính trị vào lúc diễn ra cuộc họp toàn thể các ủy viên trung ương (khoảng 300 người), trước khi đề cử các tân lãnh đạo cho Đảng (trong dịp Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa thu này).
Số phận ông Bạc nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan của Đảng có nhiệm vụ điều tra về tư cách các thành viên và quyết định xem nên xử lý nội bộ hay phải truy tố. Các nghi can sẽ bị thẩm vấn tại một địa điểm bí mật, bởi một nhóm chuyên trách gồm có công an, kiểm sát, an ninh và các viên chức.
Đây là một tiến trình hết sức chính trị hóa. Mỗi lãnh đạo Đảng có thể lợi dụng các quan hệ cá nhân hay các đặc quyền để gây ảnh hưởng lên các quyết định, sự chọn lựa các bằng chứng để đưa vào hồ sơ, và cách thức diễn dịch chúng. Đứng đầu ủy ban này là Hạ Quốc Cường (He Guoqiang), một trong chín ủy viên thường trực Bộ Chính trị, và cũng từng là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (1999-2002) như Bạc Hy Lai lúc chưa thất sủng.
Người ta nói rằng Hạ Quốc Cường chủ trương trừng phạt nghiêm khắc. Nhưng công an, kiểm sát, tòa án và an ninh nằm dưới quyền một ủy viên thường trực khác là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), mà theo một số người thì ưu ái ông Bạc hơn. Một khi nhóm điều tra hoàn thành công việc, ủy ban sẽ tập hợp lại tẩt cả các yếu tố vào báo cáo cho cơ quan quyền lực cao nhất, khuyến cáo nên hay không nên đưa ra tòa.
Tiến trình này có thể mất nhiều thời gian. Trong thập niên 90, Đô trưởng Bắc Kinh và là ủy viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng (Chen Xitong) đã phải chờ đợi ba năm, từ khi bị cách chức cho đến khi được đưa ra xét xử vì tội tham nhũng (ông ta bị án 16 năm tù vào năm 1998, và được trả tự do vì lý do sức khỏe năm 2006). Còn Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) đã ra tòa 18 tháng sau khi bị cách chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải (ông này cũng là ủy viên Bộ Chính trị, bị kết án 18 năm tù vào năm 2008 vì tham nhũng và lạm dụng chức quyền).
Nếu Đảng chọn lựa xử lý nội bộ vụ Bạc Hy Lai, thì quyết định sẽ được thông báo vào mùa thu. Trong trường hợp ngược lại, phiên tòa sẽ diễn ra sớm nhất là vào năm tới. Alice Miller, chuyên gia về đời sống chính trị Trung Quốc của Hoover Institution (nhóm tham vấn Mỹ thân cận với đảng Cộng hòa) đã viết trong một bài báo về Bạc Hy Lai như sau : « Hai ông Trần trên đây cuối cùng đã bị đưa ra tòa, bị lãnh các bản án tù rất nặng. Và cũng nên chờ đợi Bạc Hy Lai phải chịu một số phận tương tự ».