Cà Kê Dê Ngỗng
Bạc Hy Lai ôm mộng quyền lực
Trước khi nhậm chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai từng là thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Suốt 8 năm cầm quyền, các quan chức dưới quyền thường xuyên phải hứng chịu cơn những giận giữ của Bạc. Các doanh nghiệp trái ý ông luôn đứng trước nguy cơ bị đàn áp. Bạc thậm chí còn không ngại bày tỏ thái độ coi thường với cấp trên của ông trong chính quyền thành phố.
Chỉ riêng chiếc biển số xe cũng đủ để khiến ông trút mọi bức tức xuống cấp dưới.
"Tại sao xe của tôi lại không được mang biển số một?", Bạc hét lên khi chiếc xe được lái tới trước mặt ông.
Theo luật ở Trung Quốc, biển đăng ký xe của bí thư Đảng ủy, thứ bậc cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của một thành phố hoặc tỉnh, sẽ mang số 00001. Thị trưởng, người giữ vị trí cao thứ hai, sẽ nhận được chiếc xe mang biển số 00002. Do vậy, chính những con số trên biển đăng ký xe sẽ cho thấy vị trí của chủ nhân nó trong chính quyền thành phố.
Tuy nhiên, Bạc Hy Lai không đồng ý với sự sắp xếp này. Sau khi trút một tràng giận dữ, ông đồng ý với chiếc biển đăng ký được in số 00051 như một trường hợp đặc biệt.
Thời điểm đó, người sở hữu chiếc xe mang biển số 0001, đồng thời là vị quan chức duy nhất có vị trí cao hơn Bạc trong bộ máy lãnh đạo thành phố, là Bí thư Đảng ủy Vu Học Tường.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, ông Vu đã dùng chính khả năng của mình để đi từng bước lên vị trí bí thư thành ủy Đại Liên, theo lời một cựu quan chức cấp cao của chính quyền thành phố từng làm việc dưới Bạc.
"Tôi nghĩ Bạc không thể chịu nổi việc phải làm cấp dưới cho một người như thế", ông cho biết.
Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của nhiều thế lực, Bạc đã được cất nhắc lên vị trí bí thư thành ủy, thay thế ông Vu Học Tường.
Nhưng ngay cả khi đã trở thành người đứng đầu thành phố, Bạc vẫn không từ bỏ mong muốn thể hiện quyền lực của mình.
Mỗi khi một quảng trường hay công viên mới được khánh thành, Bạc lại yêu cầu đặt tại đó một bức tượng bò được làm từ đồng hoặc đá. Biểu tượng con bò cũng xuất hiện trên nắp cống, hay ở những món qưà kỷ niệm của chính quyền thành phố.
Bạc lý giải cho hành động này là bởi ông tin rằng hình ảnh những con bò sẽ mang lại may mắn cho thành phố.
Tuy nhiên, một cựu quan chức của thành phố cho biết, Bạc làm thế đơn giản là vì muốn "phô trương quyền lực". "Ông ta thậm chí còn muốn tạc tượng chính mình và đặt chúng ở mọi nơi", người này nói.
Jiang Weiping, một cựu phóng viên của Dalian Ribao (Nhật báo Đại Liên), biết Bạc từ khi ông được bổ nhiệm là phó bí thư huyện Jin năm 1984. Jiang nói, trong cuộc gặp lần đầu tiên giữa họ, Bạc mang hình ảnh của một nhà lãnh đạo khiêm tốn và dễ gần.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau khi vị lãnh đạo tài năng được bổ nhiệm vào vị trí thị trưởng Đại Liên. Thay vì sử dụng kính ngữ như trước đây, Bạc chỉ gọi Jiang là "nhà báo".
Jiang cũng nhiều lần chứng kiến Bạc mắng mỏ các quan chức cấp cao trong chính quyền thành phố, thậm chí gọi họ là "lũ dốt nát" và "đồ đần".
Bạc từng mời được rất nhiều ngôi sao và chính trị gia nổi tiếng trên khắp thế giới đến với thành phố thông qua một chương trình biểu diễn thời trang thường niên. Nhưng để có được thành công ấy, những người dưới quyền đã không ít lần phải hứng chịu sự tàn nhẫn và kiêu ngạo của ông.
Năm 1999, Jiang, người khi đó đang làm việc cho Wei Wei Po, một tờ báo tiếng Trung có trụ sở ở Hong Kong, được mời tham gia một cuộc họp không chính thức giữa Bạc và các nhà báo để thảo luận về các chi tiết của chương trình biểu diễn thời trang.
Chính quyền thành phố khi ấy đã đề nghị mỗi công ty dệt may đóng góp 3.100 USD để giúp tài trợ cho chương trình. Trước lời từ chối của một số doanh nghiệp, Bạc không ngại la lên rằng ông sẽ "thanh toán họ".
"Hãy chặn họ lại và chất vấn", ông ra lệnh với các trợ lý.
Chứng kiến những hành động ấy, Jiang tin rằng sẽ rất nguy hiểm nếu Bạc tiếp tục được giữ nhiều vị trí quan trọng hơn trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc. Do vậy, ông quyết định viết loạt bài chỉ trích Bạc Hy Lai, khiến vị thị trưởng không thể ngăn nổi nỗi bực tức.
Quỳnh Hoa (Theo Asahi Shimbum
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bạc Hy Lai ôm mộng quyền lực
Trước khi nhậm chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai từng là thị trưởng thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg |
Suốt 8 năm cầm quyền, các quan chức dưới quyền thường xuyên phải hứng chịu cơn những giận giữ của Bạc. Các doanh nghiệp trái ý ông luôn đứng trước nguy cơ bị đàn áp. Bạc thậm chí còn không ngại bày tỏ thái độ coi thường với cấp trên của ông trong chính quyền thành phố.
Chỉ riêng chiếc biển số xe cũng đủ để khiến ông trút mọi bức tức xuống cấp dưới.
"Tại sao xe của tôi lại không được mang biển số một?", Bạc hét lên khi chiếc xe được lái tới trước mặt ông.
Theo luật ở Trung Quốc, biển đăng ký xe của bí thư Đảng ủy, thứ bậc cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của một thành phố hoặc tỉnh, sẽ mang số 00001. Thị trưởng, người giữ vị trí cao thứ hai, sẽ nhận được chiếc xe mang biển số 00002. Do vậy, chính những con số trên biển đăng ký xe sẽ cho thấy vị trí của chủ nhân nó trong chính quyền thành phố.
Tuy nhiên, Bạc Hy Lai không đồng ý với sự sắp xếp này. Sau khi trút một tràng giận dữ, ông đồng ý với chiếc biển đăng ký được in số 00051 như một trường hợp đặc biệt.
Thời điểm đó, người sở hữu chiếc xe mang biển số 0001, đồng thời là vị quan chức duy nhất có vị trí cao hơn Bạc trong bộ máy lãnh đạo thành phố, là Bí thư Đảng ủy Vu Học Tường.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, ông Vu đã dùng chính khả năng của mình để đi từng bước lên vị trí bí thư thành ủy Đại Liên, theo lời một cựu quan chức cấp cao của chính quyền thành phố từng làm việc dưới Bạc.
"Tôi nghĩ Bạc không thể chịu nổi việc phải làm cấp dưới cho một người như thế", ông cho biết.
Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của nhiều thế lực, Bạc đã được cất nhắc lên vị trí bí thư thành ủy, thay thế ông Vu Học Tường.
Nhưng ngay cả khi đã trở thành người đứng đầu thành phố, Bạc vẫn không từ bỏ mong muốn thể hiện quyền lực của mình.
Mỗi khi một quảng trường hay công viên mới được khánh thành, Bạc lại yêu cầu đặt tại đó một bức tượng bò được làm từ đồng hoặc đá. Biểu tượng con bò cũng xuất hiện trên nắp cống, hay ở những món qưà kỷ niệm của chính quyền thành phố.
Bạc lý giải cho hành động này là bởi ông tin rằng hình ảnh những con bò sẽ mang lại may mắn cho thành phố.
Tuy nhiên, một cựu quan chức của thành phố cho biết, Bạc làm thế đơn giản là vì muốn "phô trương quyền lực". "Ông ta thậm chí còn muốn tạc tượng chính mình và đặt chúng ở mọi nơi", người này nói.
Jiang Weiping, một cựu phóng viên của Dalian Ribao (Nhật báo Đại Liên), biết Bạc từ khi ông được bổ nhiệm là phó bí thư huyện Jin năm 1984. Jiang nói, trong cuộc gặp lần đầu tiên giữa họ, Bạc mang hình ảnh của một nhà lãnh đạo khiêm tốn và dễ gần.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi sau khi vị lãnh đạo tài năng được bổ nhiệm vào vị trí thị trưởng Đại Liên. Thay vì sử dụng kính ngữ như trước đây, Bạc chỉ gọi Jiang là "nhà báo".
Jiang cũng nhiều lần chứng kiến Bạc mắng mỏ các quan chức cấp cao trong chính quyền thành phố, thậm chí gọi họ là "lũ dốt nát" và "đồ đần".
Bạc từng mời được rất nhiều ngôi sao và chính trị gia nổi tiếng trên khắp thế giới đến với thành phố thông qua một chương trình biểu diễn thời trang thường niên. Nhưng để có được thành công ấy, những người dưới quyền đã không ít lần phải hứng chịu sự tàn nhẫn và kiêu ngạo của ông.
Năm 1999, Jiang, người khi đó đang làm việc cho Wei Wei Po, một tờ báo tiếng Trung có trụ sở ở Hong Kong, được mời tham gia một cuộc họp không chính thức giữa Bạc và các nhà báo để thảo luận về các chi tiết của chương trình biểu diễn thời trang.
Chính quyền thành phố khi ấy đã đề nghị mỗi công ty dệt may đóng góp 3.100 USD để giúp tài trợ cho chương trình. Trước lời từ chối của một số doanh nghiệp, Bạc không ngại la lên rằng ông sẽ "thanh toán họ".
"Hãy chặn họ lại và chất vấn", ông ra lệnh với các trợ lý.
Chứng kiến những hành động ấy, Jiang tin rằng sẽ rất nguy hiểm nếu Bạc tiếp tục được giữ nhiều vị trí quan trọng hơn trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc. Do vậy, ông quyết định viết loạt bài chỉ trích Bạc Hy Lai, khiến vị thị trưởng không thể ngăn nổi nỗi bực tức.
Quỳnh Hoa (Theo Asahi Shimbum