Dưới thời của lãnh đạo Tập Cận Bình, từ khi ông ta lên nắm quyền năm 2013 và từ khi có các thay đổi chế định để ông ta có thể tại vị suốt đời, thì Trung Quốc lại trở nên bảo thủ hơn.
Giờ đây, cuộc khởi nghĩa nhen nhóm từ lâu của tầng lớp trung lưu dân chủ đã đến, nhưng không phải từ Trung Quốc đại lục, mà là từ Hồng Kông. Vượt qua những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cuộc khủng hoảng ở thành phố này có thể quyết định vị trí của ông Tập và hướng đi của đất nước trong vài năm tới, theo sự phân tích của Howard W French trên trang tin The Guardian.
Bắc Kinh can thiệp, ghìm cương quyền tự quyết của Hồng Kông
Dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã can thiệp trực tiếp nhiều hơn vào bộ máy chính quyền của Hồng Kông. Ví dụ đáng chú ý trong số này là vụ Trung Quốc bắt cóc một nhà xuất bản sách Hồng Kông – người này đã xuất bản những quyển sách phê phán hoặc các tài liệu lịch sử có khả năng làm suy yếu tính chính thống của chính quyền Trung Quốc. Bắc Kinh âm thầm tạo điều kiện cho chính quyền Hồng Kông đưa ra một loạt các hạn chế đối với nền dân chủ của thành phố, trong đó có những giới hạn pháp lý và quyền tự quyết.
Đáng chú ý nhất, là việc Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, cấm các ứng cử viên chính trị ủng hộ dân chủ và tự ứng cử vào hội đồng lập pháp của thành phố hồi tháng Hai. Tiếp đến là một sự kiện châm ngòi cho các cuộc biểu tình đang diễn ra, đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự từ Hồng Kông sang Trung Quốc đại lục. Kể từ đó, mức độ chấp nhận của công chúng đối với bà Lâm đã giảm mạnh, vị trí của bà vốn có được từ sự lựa chọn của Bắc Kinh.
Chính quyền Hồng Kông từ chối các nhượng bộ đối với yêu cầu của người biểu tình, trong đó bao gồm bầu cử trực tiếp các nhà lãnh đạo thành phố và một cuộc điều tra độc lập về sự lạm dụng của cảnh sát. Chính quyền Hồng Kông chỉ chính thức miễn cưỡng rút lại đề xuất dẫn độ sau khi thành phố đã trải qua những biến động lớn. Đáng chú ý, bà Lâm nói rằng, Bắc Kinh không cho phép bà từ chức như nhiều người dân Hồng Kông yêu cầu.
Việc ngăn chặn quyền tự quyết của Hồng Kông – điều mà Trung Quốc đã hứa khi Vương quốc Anh trao Hồng Kông về cho đại lục vào năm 1997 – đã dẫn đến phản ứng rõ ràng của công chúng Hồng Kông trong năm nay và tạo ra một cuộc nổi dậy của tầng lớp trung lưu. Các cuộc biểu tình ôn hoà thường xuyên đã thu hút hàng trăm ngàn cư dân xuống đường kể từ mùa hè, bao gồm nhiều người cao tuổi, nhiều cư dân trong các lĩnh vực ngành nghề, thậm chí là những thành phần cư dân được cho là thờ ơ với thời cuộc, cùng các giới công chức và doanh nhân.
Trung Quốc đã cố siết chặt Hồng Kông bằng một bộ dây cương, khiến quần chúng Hồng Kông trở nên không thể chịu đựng được hơn nữa.
Biện pháp của chính quyền Trung Quốc đã gây thiệt hại cho nền kinh tế thành phố vốn có danh tiếng là một trung tâm kinh doanh đáng tin cậy của thế giới. Chỉ trong hai tuần vừa qua, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông đã lan rộng theo cách không lường được và ảnh hưởng đến Mỹ. Khi một giám đốc điều hành cho đội bóng NBA bày tỏ sự ủng hộ trên Twitter dành cho người biểu tình ở Hồng Kông, các công ty Trung Quốc đã ngay lập tức cắt đứt quan hệ của họ với giải đấu bóng rổ Mỹ.
Có thể thấy, sự lựa chọn cuối cùng của Trung Quốc tại Hồng Kông là chính quyền Bắc Kinh đang hậu thuẫn cảnh sát ở Đặc khu và có thể điều quân đội đại lục để dập tắt các cuộc biểu tình.
Cái giá phải trả đối với chính quyền Trung Quốc
Hồng Kông sẽ mãi mãi mất đi vị thế là một thành phố toàn cầu – một con ngỗng đẻ trứng vàng cho Trung Quốc.
Hồng Kông đã trở thành một nơi mà các công ty nước ngoài cảm thấy an toàn hơn khi đặt trụ sở vì có hệ thống tư pháp độc lập và cơ cấu ngân hàng cho phép tự do chuyển đổi tiền tệ và chuyển khoản quốc tế không giới hạn. Khi Trung Quốc đã trở nên giàu có hơn, thì đại lục đã bớt đi phụ thuộc vào Hồng Kông, nhưng rất nhiều khoản đầu tư vào Trung Quốc vẫn đi qua thành phố.
Các sự kiện gần đây tại Hồng Kông đã nâng cao triển vọng trong cuộc bầu cử 2020 cho cho đảng cầm quyền ở Đài Loan và lãnh đạo Thái Anh Văn nhận được sự ủng hộ lớn bởi bà Thái có quan điểm thách thức Bắc Kinh.
Dù vậy, Howard W French nhận định, khó đoán được Trung Quốc sẽ có cách chơi như thế nào, nhưng một cuộc đàn áp thảm khốc đối với Hồng Kông có thể sẽ rất tệ đối với ông Tập – một nhà lãnh đạo đã xây dựng cho mình một ánh hào quang về lòng quyết tâm và gần như không thể sai lầm.
Những ngày này, Bắc Kinh đã loan tin rằng 1,4 tỷ dân của họ đoàn kết để phản đối phong trào vì dân chủ ở Hồng Kông. Nhưng đó chỉ là một tuyên bố tồn tại trong môi trường mà phương tiện truyền thông Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ.
Nếu viện tới các vụ bắt giữ hàng loạt hoặc điều xe tăng để đè bẹp một phong trào phản kháng vì dân chủ, các thành viên của tầng lớp trung lưu đang phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc sẽ bắt đầu coi đây không chỉ là một thất bại cho Hồng Kông mà còn là một mất mát lớn cho chính xã hội của họ.
Tàu sân bay của Trung Quốc đang trên đường tới Biển Đông
07Tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc (ảnh: AFP).Đài Loan cho biết Bắc Kinh đang cố gắng đe dọa hòn đảo này trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020.
Trong một tuyên bố, Hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay đã đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 17/11 trên hành trình tới Biển Đông là để “thực hiện các kiểm tra và diễn tập thường xuyên”.
Tuyên bố của Hải quân Trung Quốc cũng không đề cập đến việc tàu sân bay của họ bị tàu Mỹ và Nhật Bản bám đuôi, mà Bộ Quốc phòng Đài Loan đã đề cập đến trong tuyên bố của mình.
Chính phủ Trung Quốc cho biết, thiết kế mới của tàu rút kinh nghiệm từ tàu sân bay có tên là Liêu Ninh, được mua lại từ Ukraine vào năm 1998 và được trang bị lại ở Trung Quốc. Chương trình tàu sân bay Trung Quốc rất ít được biết đến vì đây là một bí mật quốc gia.