Kinh Đời

Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục ( 1,2,3,4 )

háng Ba 2011. Những cánh cửa tự động sập lại, đoàn tàu chuyển động, và đường ke chờ tàu lướt qua trước khi tôi bị nuốt chửng vào miệng hầm tối đen

 

Chương 1 : Viết, như một chứng nhân

 
Tháng Ba 2011. Những cánh cửa tự động sập lại, đoàn tàu chuyển động, và đường ke chờ tàu lướt qua trước khi tôi bị nuốt chửng vào miệng hầm tối đen. Tôi dán người vào cửa kính, thấy lòng trống vắng. Những luồng sáng thoảng qua trên vách tối - một chiếc kính vạn hoa dạng quảng cáo, chiếu lên một câu khẩu hiệu mà tôi không đọc nổi. Tất cả đều diễn ra quá nhanh tại Seoul, ngay cả trong métro.
 
Tôi 25 tuổi, tên tôi là Eunsun.
 
Trông tôi cũng giống như các nữ sinh viên khác, và nhờ vóc dáng nhỏ nhắn, không ai nhận ra là tôi già hơn các bạn học. Chừng 40 phút nữa, tôi sẽ đến trường đại học Sogang, một trong các trường đại học nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Trường tôi trông không ấn tượng bằng trường Korea University hay Yonsei danh giá, nhưng tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà mình với những dấu mốc quen thuộc, với các bạn bè tôi đã có được.
 
Thời khóa biểu trong ngày đã được định sẵn. Tôi sẽ ôn thi trong thư viện, với chiếc máy tính xách tay Samsung hai màu đỏ trắng, và đôi khi bấm nghịch chiếc iPhone có vỏ bao màu tím, để tìm ra các bạn bè đang ngồi ở quán cà phê Starbuck trong trường. Tôi thích uống caffe latte, vì đối với tôi thì cà phê expresso quá đắng. Rồi tôi quay lại thư viện, cố không ngủ gục trên chồng sách.
 
Tôi học ngành ngôn ngữ và văn minh Trung Hoa, bạn đọc sẽ hiểu lý do ở những chương sau. Tại Hàn Quốc, phải ganh đua rất dữ dội để có được điểm cao, nhưng tôi cố gắng tối đa. Rất ít bạn cùng lớp biết được rằng tôi không được đến trường trong nhiều năm trời, nên tôi phải phấn đấu để rút ngắn lại sự chậm trễ của mình.
 
Tôi thích học hành, nhất là vào học kỳ đầu tiên, khi các giảng viên đều mới mẻ và nhiệt tình nên học hỏi được rất nhiều thứ. Khoảng 10 giờ tối, tôi trở về căn hộ nhỏ nằm lạc loài trong trung tâm đô thị lớn, gặp lại chị Keumsum và mẹ.
 
***
Tác giả Eunsun Kim tại Seoul.
Seoul là một thủ đô khổng lồ có 15 triệu dân, đầy những tòa nhà chọc trời, với những xa lộ mênh mông băng ngang. Một dòng sông lớn - sông Hàn - chảy qua giữa thành phố, với những chiếc cầu cao đến chóng mặt. Nhưng vào mùa đông khi dòng sông đóng băng, gần như có thể đi bộ qua sông mà không cần đến cầu. Phía sau nổi bật lên những dãy núi nhọn hoắt, trên một đỉnh núi sừng sững một ngọn tháp truyền hình to lớn. Tháp Nam Sơn là biểu tượng của thành phố đã cưu mang tôi.
 
Tất nhiên là ở đây đôi khi bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ dưới cơn mưa dầm tháng Bảy, và tiền thuê nhà hết sức đắt đỏ. Nhưng cuộc sống thì thú vị biết bao, thực tiễn biết bao, và trôi đi rất nhanh. Internet tốc độ cao có mặt ở khắp nơi. Mỗi góc phố, ngày cũng như đêm, đều có nơi giải trí. Tại khu phố sinh viên Sinchon, buổi tối tôi thường đi với bạn bè uống Maekju, một loại bia nội địa, trong những quán bar không đóng cửa bao giờ. Chúng tôi thưởng thức mực khô và choukoumi, ngon kinh khủng, có thể nuốt chửng cả miếng.
 
Nhưng các bạn không chịu tin lời tôi là các loại hải sản ở Bắc Triều Tiên ngon hơn, tuy điều đó là sự thật. Họ không hiểu tôi, vì tôi đến từ một thế giới khác. Và cái thế giới đó, họ thậm chí còn không thể tưởng tượng ra được.
 
Toa tàu lao với tốc độ nhanh làm rung chuyển dưới chân. Xung quanh tôi, các ajuma có mái tóc xoăn đang đọc những truyện dài nhiều kỳ, qua điện thoại di động có ăng-ten đã được gập lại. Ở đây, người ta gọi các bà nội trợ là ajuma. Vịn tay vào các thanh kim loại, các nữ sinh viên đi những đôi giày gót nhọn lơ đãng thả hồn theo nhạc, chiếc iPod đeo bên tai. Số khác chuốt lại mascara trên mi, rút ra những chiếc gương bỏ túi. Các cô làm ngơ trước người bán rong dĩa CD đang cố bán bộ sưu tập đĩa Frank Sinatra cho ông cụ trong toa, nhờ những thùng loa gắn trên bánh xe. Các ga tàu mênh mông lần lượt diễu qua một cách máy móc.
 
***
Métro Hàn Quốc làm cho tôi mơ mộng. Chìm vào kỷ niệm, tôi nhớ lại những nhà ga ở Bình Nhưỡng mà tôi đã được ba dẫn đến, cách đây lâu lắm rồi. Các nhà ga này sang trọng tuyệt vời, với những chùm đèn màu tím như trong phim. Ánh đèn néon nhợt nhạt ở đây không thể sánh kịp.
 
Tôi nhớ mãi chuyến đi đến thủ đô Bình Nhưỡng. Hồi đó tôi lên chín tuổi, đi với ba và chị Keumsun, còn mẹ muốn ở lại coi nhà. Chuyến đi thật là tuyệt, cho dù chúng tôi chả có gì để ăn. Không thấy có nhà chọc trời ở đó, nhưng chúng tôi nhìn thấy một khách sạn đang được xây dựng mà đã cao đến 150 mét. Trên đỉnh công trình này, máy móc và con người chao động, có vẻ bé nhỏ như những con kiến !
 
***
Chỉ còn ba trạm nữa là đến trường, tim tôi đập nhanh với bản hợp âm của toa tàu. Tốc độ này làm cho lòng tôi dậy sóng, nó nhắc nhở rằng tôi đến từ một hành tinh khác. Ở đó, phải mất hai ngày dài vô tận trên tàu hỏa để đến được Chongjin, nơi ông bà tôi cư ngụ, chỉ cách thành phố nhỏ Eundeok của tôi có 95 cây số. Một chuyến đi vắt cạn sức lực trong thời tiết giá lạnh ; chen chúc nhau như những con vật, chúng tôi tiểu tiện vào những hộp sắt vì sợ mất chỗ. 

Cùng một khoảng cách đó, tại Hàn Quốc tôi chỉ mất không đầy 20 phút, trên một chuyến tàu cao tốc tiện nghi. Ở Bắc Triều Tiên, chỉ có thủ đô mới được hưởng những tiện nghi hiện đại, như là trạm métro ở Bình Nhưỡng đã làm tôi lóa mắt.
 
Tôi hồi tưởng lại về tất cả những người tôi đã bỏ lại sau lưng, không có bất cứ tin tức gì kể từ ngày tôi trốn khỏi đất nước để tìm phương sống sót. Lúc đó tôi 11 tuổi, bụng trống rỗng, nhà cửa không còn. Các cô dì, chú bác, các bạn học cùng trường lớp của tôi có sống sót qua trận đói đó hay không ?
 
Trong toa tàu, một hành khách liếc nhìn tôi, như thể tôi là người ngoại quốc…Trong khi tôi đã làm mọi cách để trông giống như một thiếu nữ Hàn Quốc, với đôi giày cao gót, chiếc váy ngắn và áo blouson bó sát. Thực ra tôi sinh ngày 15 tháng 8 năm 1986 tại Eundeok, thành phố công nghiệp nhỏ bé thuộc tỉnh Hamgyong ở miền Bắc. Sau cuộc hành trình đầy sóng gió kéo dài 9 năm xuyên qua Trung Quốc và Mông Cổ, tôi đã thành công trong việc tìm được tự do. Tại Seoul, tôi có được hộ chiếu, không còn là một người không giấy tờ sống lén lút nữa, và bắt đầu một cuộc sống mới.
 
Tuy vậy, những kỷ niệm thường xuyên quay lại đè nặng lên tôi, và một câu hỏi luôn ám ảnh : Vì sao dân tộc Bắc Triều Tiên của tôi lại phải khổ đau đến như thế ?
 
Câu trả lời, tôi tìm được trong sách báo từ khi đến được nơi đây : đó là do một chế độ độc đoán vô nghĩa. Do sự điên cuồng của một triều đại khát máu, triều đại họ Kim, đã chà đạp trong biển máu tất cả những ai chống đối. Do một thảm họa kinh tế, hậu quả của một hệ thống cộng sản chủ nghĩa bị đẩy đến mức cùng cực. Tuy vậy các câu trả lời này không làm tôi hài lòng, không thể làm trái tim tôi dịu lại.
 
Nhất là, chúng làm cho tôi cảm thấy mình hoàn toàn bất lực. Dù chỉ sống cách vùng biên giới tua tủa những rào kẽm gai chia cách vùng đất quê hương tôi chưa đầy 40 km, tôi không thể làm gì để giúp đỡ các đồng bào mình, đang kiệt quệ vì nạn đói và sự trấn áp của một quyền lực nghiệt ngã. Bắc Triều Tiên đã trở thành một hố đen sâu thẳm đối với 22 triệu cư dân, bị những người trên hành tinh này, cũng như người anh em Hàn Quốc cùng dòng máu bỏ quên. Nỗi đau dâng ngập lòng tôi.
 
***
« Trạm Sinchon ».
 
Giọng nói máy móc xé toang sự im lặng trong toa tàu, kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ. Tôi thất thểu bước xuống bến tàu, tìm lối ra, leo lên những bậc cầu thang như một cái máy. Tôi quyết định rằng kể từ lúc này, một khi chui lên mặt đất, tôi sẽ không còn giữ thái độ thụ động nữa. Không thể kéo dài tình trạng này !
 
Tôi cần phải kể lại câu chuyện của mình. Để quá khứ đáng sợ không trôi vào quên lãng, để nói lên tiếng nói của hàng triệu người Bắc Triều Tiên đang chết dần chết mòn từng ngày trong im lặng. Và để tố cáo sự khổ đau của hàng trăm ngàn người đã từng cố thoát khỏi địa ngục như tôi, nay đang trốn chui trốn nhủi ở Trung Quốc. Hai mươi hai ngàn người đã đến được vùng đất hứa Hàn Quốc. Và ở đây, chúng tôi bị xem như những công dân hạng hai, trong khi sai lầm duy nhất của chúng tôi là đã chối từ nguy cơ bị chết đói.
 
Vì những người anh em Bắc Triều Tiên của tôi không có quyền nói lên tiếng nói, tôi sẽ nhân danh họ mà viết. Tôi tin rằng đến một ngày nào đó, hai nước Triều Tiên sẽ được thống nhất, tuy phức tạp, nhưng rồi cũng sẽ đạt được. Để thành công trong việc hợp nhất, chúng tôi cần có sự giúp đỡ của toàn thế giới. Nhưng nếu muốn tìm ra giải pháp, thì cần phải hiểu được nguồn cội của cái ác.
 

Tôi đã khám phá được một số, cùng với mẹ và chị, vào cái ngày đáng nhớ mà tôi cứ ngỡ mình sẽ thở hơi cuối cùng.

************************

Chương 5: Chạy trốn

 
Chân dung Kim Il Sung tại một khu nhà ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp ngày 05/10/2011.
Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục
 
Chương 5: Chạy trốn
 
Ngày hôm đó, mẹ tôi đã bước sang cái ngưỡng không thể lùi lại được nữa. Tôi nhớ lại cảnh bà đứng trong phòng khách, tia nhìn rực lên với một quyết tâm mới, tương phản hẳn với sự tuyệt vọng của hôm trước. Trước mắt tôi, bà làm cái điều mà tôi chưa bao giờ tin rằng có thể diễn ra.
 
Bà tiến lại gần bức tường chính với những bước chân cương quyết, nhón chân, vói tay lên để gỡ các bức chân dung Kim Il Sung và Kim Jong Il. Đó là những bức ảnh màu được lồng kính, bọc khung gỗ mạ vàng.
 
Hai nhà lãnh tụ dõi theo chúng tôi cả ngày lẫn đêm kể từ những ngày tháng trẻ thơ êm đềm của tôi, và hiện vẫn giám sát từng hộ gia đình trên đất nước. Người ta thấy chân dung lãnh tụ khắp nơi, hiện diện trong mỗi tòa nhà, cho đến từng toa tàu trong métro Bình Nhưỡng. Trong cái tôn giáo mới toàn trị do Kim Il Sung sáng lập, đó là những vật thiêng liêng.
 
Nay thì mẹ tôi không còn sợ hãi nữa. Bà cẩn thận rút ra tấm ảnh của hai vị lãnh tụ đã được thần thánh hóa. Sau đó bà tấn công đến khung ảnh, bẻ thành nhiều mảnh nhỏ. Đó là thứ cuối cùng chúng tôi có thể đem bán.

 
Mẹ vừa phạm một tội có thể bị án tử hình. Không thể để cho bất kỳ ai biết được mớ gỗ vụn này từ đâu đến. Và nếu hàng xóm trông thấy mấy tấm ảnh bị mất khung ấy, họ có thể tố cáo chúng tôi đã xúc phạm lãnh tụ. Để phòng ngừa, mẹ tôi quyết định đốt hai tấm ảnh.
 
Bà mang mớ gỗ ra chợ, và nhờ đó cuối cùng chúng tôi cũng mua được một bữa ăn. Lần đầu tiên từ ba ngày qua, tôi mới có chút gì bỏ vào bụng. Thức ăn mới ngon làm sao! Mẹ tôi dường như tìm lại được một chút nghị lực, có thể là nảy sinh từ tuyệt vọng. Bà quyết định bán chiếc tủ vách ngăn, món đồ cuối cùng mà chúng tôi sở hữu, ngoài chiếc bàn thấp mà tôi đã dùng để viết bản di chúc. Nhưng tại jangmadang, những người láng giềng nói rằng nó quá cũ kỹ, khó kiếm được người mua. Giải pháp duy nhất là chẻ ra làm củi đem bán, cầm hơi được thêm vài hôm nữa.
 
Nhưng sau đó thì sao, chẳng thể nào biết được. Làm thế nào để sống sót ? Mùa đông khắc nghiệt không hề để cho mẹ tôi được ngơi nghỉ, hơn nữa bà lại đổ bệnh. Mẹ không có khả năng nuôi ăn chúng tôi nữa, nên phải tạm gởi tôi ở nhà một bà bạn. Tôi rời nhà mà không biết rằng có dịp trở lại nữa hay không. Chị Keumsun đi xe lửa đến nhà dì tôi ở Chongjin. Mẹ cần lấy lại sức lực. Những người hàng xóm lo ngại thấy bà quá yếu ớt, trong khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến âm 15 độ. Họ nói rằng bóng ma của ba tôi vẫn lẩn quẩn đâu đó, để mang bà đi theo. Phải cảnh giác với những hồn ma. Có nhiều ma lắm, hồi nhỏ tôi rất sợ ma.
 
***
Chính trong mấy tuần lễ cuối mùa đông 1997-1998 mà số phận tôi đã đảo lộn. Không còn biết bấu víu vào đâu, mẹ tôi dần trở nên táo bạo, nghĩ đến cái điều không thể tưởng tượng được: vượt biên. Chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên đến một nơi chốn vô định, để cứu sống các con. Khi tôi gặp lại mẹ vào đầu tháng Hai, tôi hiểu rằng bà đã có một quyết định đáng sợ: trốn sang Trung Quốc.
 
Eundeok chỉ cách biên giới có một tiếng đồng hồ, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mạo hiểm như thế. Vượt qua đường ranh giới được những người mặc quân phục, trang bị súng ống canh giữ, có vẻ là một dự tính điên khùng. Những bạn bè lần đầu tiên đã hạ giọng nói với chúng tôi sự đúng đắn của ý tưởng này. Họ bảo rằng chúng tôi không có cơ hội nào để sống sót ở đây. Những người láng giềng kể lại, có những người thân của họ đã sang đó và kiếm sống được.
 
Ban đầu mẹ tôi không tin, vì khi bà còn trẻ, đất nước chúng tôi giàu có hơn Trung Quốc. Vào thời đó, chính những người Trung Quốc mới mơ sang Bắc Triều Tiên để được no đủ. Thế giới thay đổi quá nhanh! Và cần nhắc lại là, ở đây người dân hoàn toàn không có thông tin gì về phần còn lại của thế giới, ngoài những luận điệu tuyên truyền được gieo rắc - tốt nhất là sống ở đây còn hơn là trong sự hỗn loạn của thế giới tư bản. Chúng tôi sống trong sự lừa dối thường trực, mà thời đó tôi không hề biết.
 
Cuối cùng mẹ tôi cũng thuận theo, vì không có cách nào tốt hơn. Nhưng một khi có ý định trong đầu, không thể nào làm cho bà thay đổi quyết định. Không hề nói với ai, bà âm thầm chuẩn bị. Chúng tôi sẽ trở thành những “kẻ đào tẩu”, những kẻ phản bội tổ quốc. Tuy nhiên vào lúc đó, chúng tôi không hề quan tâm đến chính trị. Đó chỉ là bản năng sinh tồn, chứ không phải là ý định nổi dậy chống lại chế độ. Mục đích là tìm được thức ăn, để không ngã rạp như rươi.
 
Tôi không có khả năng chỉ trích sự độc tài của Kim Jong Il, chỉ muốn không bị đói ăn. Chỉ sau đó, dần dà trong quá trình đào tẩu thảm hại để đến được Seoul, tôi mới được mở mắt về tình trạng nô lệ của chúng tôi, và hiểu được sự khủng khiếp của chế độ phi nhân này. Ngày nay, tôi có thể tố cáo những tội ác của chế độ, vì tôi đã được an toàn tại Hàn Quốc. Và bao tử tôi không còn trống rỗng.
 

 

 
***
Sông Đồ Môn, ranh giới Bắc Triều Tiên - Trung Quốc vào mùa đông.
Mười lăm năm đã trôi qua, nhưng tôi nhớ rõ từng chi tiết cái ngày cuối mùa đông ấy, khi cuộc đào thoát bắt đầu. Tôi không biết rằng nó kéo dài đến chín năm.
 
Màn đêm buông xuống Eundeok. Mùa xuân không còn xa nữa, nhưng tôi lạnh run, vì nhiệt độ xuống thấp từ khi bóng tối phủ lên thành phố. Trong bóng đêm chập choạng, chị Keumsun, mẹ và tôi nhẹ nhàng lách ra ngoài. Mẹ đóng vĩnh viễn cánh cửa căn hộ của chúng tôi. Tôi mang theo một chiếc túi ba lô nhỏ đựng những kỷ niệm quý báu nhất: đó là những tấm ảnh, đặc biệt là tấm chụp ba tôi đội chiếc mũ lông, đứng trước bức tượng Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. Đó là tấm hình tôi thích nhất.
 
Trên đường, những người khách bộ hành không biết rằng sẽ không bao giờ thấy lại chúng tôi. Lúc nãy mẹ tôi có đến gặp một người bạn, mượn búa và cưa, nói rằng để đi kiếm củi. Bà không dám nói với ông ấy là chúng tôi sẽ mang đi luôn. Hai dụng cụ này bảo đảm chống lại cái đói, trong chuyến du hành vô định của chúng tôi. Mẹ tôi nghĩ, chỉ cần chặt củi dọc đường và bán khi nào cần mua đồ ăn. Mẹ luôn có những ý tưởng thực tiễn.
 
Trời tối đen như mực khi chúng tôi đến được ngôi làng biên giới, sau khoảng một tiếng đồng hồ đi đường. Lợi dụng bóng tối, chúng tôi tránh xa ngôi làng, băng qua cánh đồng bằng cách núp sau những lùm cây. Bỗng dưng đôi mắt đã quen với bóng tối của tôi phân biệt được một vũng sáng trong đêm. Dòng sông Đồ Môn! Phía sau đó là Trung Quốc. Tự do - và tôi hy vọng - cả gạo thóc cũng đợi chúng tôi ở bên ấy. Đêm nay chúng tôi sẽ đến được.
 
Địa điểm này quen thuộc với tôi vì cách đây vài tuần, chúng tôi đã thử lần đầu. Đó là hồi đầu tháng Ba. Theo những lời khuyên thu thập được từ những người đưa đường, chúng tôi định đi bộ qua dòng sông đang đóng băng. Nhưng cần phải nhìn nhận một thực tế: đã quá trễ. Những mảnh băng giá đã thấy trôi nổi trên dòng nước. Băng đã bắt đầu tan, cần phải đợi đến mùa đông năm sau. Một sự chờ đợi vô tận! Chúng tôi đã phải thất thểu quay lại Eundeok trong đêm. Nhưng mẹ tôi, không bao giờ chấp nhận bại trận, đã quyết định rằng chúng tôi sẽ trở lại vào mùa xuân để đi qua sông Đồ Môn – lần này thì lội trong nước, vì dòng sông có tiếng là nông.
***
Thế là giờ đây chúng tôi đã trở lại trong đêm. Nhẹ nhàng và thận trọng, chúng tôi tiến gần bờ sông Đồ Môn. Cách dòng sông vài mét, tôi dán chặt người trên cát. Từ đó, có thể bí mật quan sát những toán lính biên phòng đi tuần qua lại bên bờ sông. Chúng tôi nằm bất động nhiều giờ liền, trong im lặng. Mẹ tính toán thời gian và tần suất các vòng tuần tiễu của những người mặc quân phục.
 
Vào khoảng nửa đêm, khi một toán tuần tra đã đi qua, mẹ tôi phát tín hiệu - bà tiến lên trên bãi cát, nắm lấy tay hai chị em tôi kéo đi. Bất chợt bàn chân tôi chạm vào mặt nước. Thật là lạnh giá! Chúng tôi không biết bơi, nhưng mẹ nắm tay chị em tôi rất chặt. Nước nhanh chóng lên đến đầu gối tôi, dâng đến bụng rồi ngập lên đến cổ. Tôi cảm thấy mình sẽ bị chìm ngập trong nước. Tôi sợ hãi. Chị Keumsun và tôi cố níu mẹ lại, tuy bà vẫn rất kiên quyết. Cuối cùng mẹ cũng nhận ra là nước quá sâu đối với chúng tôi, và lùi về phía những đụn cát. Tôi thở ra nhẹ nhõm!
 
Nhưng mẹ rất bướng bỉnh. Bà yêu cầu chúng tôi phải ngoan ngoãn chờ đợi, để một mình bà cố tìm ra một lối thoát. Bóng dáng của mẹ từ từ chìm sâu vào dòng nước đen như mực, và càng lúc càng nhỏ dần đi.
 
Tôi run rẩy, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, thấy dáng hình mẹ tôi nhòa lẫn vào bóng tối. Bà sẽ chết chìm. Chúng tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy mẹ nữa. Và nếu bà thành công trong việc sang được đến bờ bên kia, thì chị Keumsun và tôi sẽ ra sao? Mẹ tôi đã biến mất, tim tôi đập loạn cả lên.
 
Bỗng dưng sau những phút giây dài dằng dặc, hình thù mẹ lại hiện ra bên bờ sông, nước chảy ròng ròng trên người bà. Mẹ run cầm cập, cố gắng lắm mới bước đi nổi. Tôi sợ rằng mẹ sẽ ngất xỉu, dòng nước giá băng đã làm cho bà kiệt sức. Chỉ còn cách bờ bên kia có ba mét, lòng sông bỗng sụt sâu xuống và mẹ tôi bị hụt chân. Chỉ còn có ba mét nữa là bà đặt chân lên được đất Trung Quốc!
 
Tôi hoảng loạn. Trong đêm đen, hai đứa bé gái đơn độc, cố gắng hỗ trợ một người mẹ bệnh hoạn, run rẩy. Biết làm gì bây giờ?
 
         - Đành chịu, mẹ con mình nộp mạng cho biên phòng vậy – Mẹ tôi quyết định một cách nhẫn nhục.
 
Mời đọc lại:
 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục ( 1,2,3,4 )

háng Ba 2011. Những cánh cửa tự động sập lại, đoàn tàu chuyển động, và đường ke chờ tàu lướt qua trước khi tôi bị nuốt chửng vào miệng hầm tối đen

 

Chương 1 : Viết, như một chứng nhân

 
Tháng Ba 2011. Những cánh cửa tự động sập lại, đoàn tàu chuyển động, và đường ke chờ tàu lướt qua trước khi tôi bị nuốt chửng vào miệng hầm tối đen. Tôi dán người vào cửa kính, thấy lòng trống vắng. Những luồng sáng thoảng qua trên vách tối - một chiếc kính vạn hoa dạng quảng cáo, chiếu lên một câu khẩu hiệu mà tôi không đọc nổi. Tất cả đều diễn ra quá nhanh tại Seoul, ngay cả trong métro.
 
Tôi 25 tuổi, tên tôi là Eunsun.
 
Trông tôi cũng giống như các nữ sinh viên khác, và nhờ vóc dáng nhỏ nhắn, không ai nhận ra là tôi già hơn các bạn học. Chừng 40 phút nữa, tôi sẽ đến trường đại học Sogang, một trong các trường đại học nổi tiếng nhất của Hàn Quốc. Trường tôi trông không ấn tượng bằng trường Korea University hay Yonsei danh giá, nhưng tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà mình với những dấu mốc quen thuộc, với các bạn bè tôi đã có được.
 
Thời khóa biểu trong ngày đã được định sẵn. Tôi sẽ ôn thi trong thư viện, với chiếc máy tính xách tay Samsung hai màu đỏ trắng, và đôi khi bấm nghịch chiếc iPhone có vỏ bao màu tím, để tìm ra các bạn bè đang ngồi ở quán cà phê Starbuck trong trường. Tôi thích uống caffe latte, vì đối với tôi thì cà phê expresso quá đắng. Rồi tôi quay lại thư viện, cố không ngủ gục trên chồng sách.
 
Tôi học ngành ngôn ngữ và văn minh Trung Hoa, bạn đọc sẽ hiểu lý do ở những chương sau. Tại Hàn Quốc, phải ganh đua rất dữ dội để có được điểm cao, nhưng tôi cố gắng tối đa. Rất ít bạn cùng lớp biết được rằng tôi không được đến trường trong nhiều năm trời, nên tôi phải phấn đấu để rút ngắn lại sự chậm trễ của mình.
 
Tôi thích học hành, nhất là vào học kỳ đầu tiên, khi các giảng viên đều mới mẻ và nhiệt tình nên học hỏi được rất nhiều thứ. Khoảng 10 giờ tối, tôi trở về căn hộ nhỏ nằm lạc loài trong trung tâm đô thị lớn, gặp lại chị Keumsum và mẹ.
 
***
Tác giả Eunsun Kim tại Seoul.
Seoul là một thủ đô khổng lồ có 15 triệu dân, đầy những tòa nhà chọc trời, với những xa lộ mênh mông băng ngang. Một dòng sông lớn - sông Hàn - chảy qua giữa thành phố, với những chiếc cầu cao đến chóng mặt. Nhưng vào mùa đông khi dòng sông đóng băng, gần như có thể đi bộ qua sông mà không cần đến cầu. Phía sau nổi bật lên những dãy núi nhọn hoắt, trên một đỉnh núi sừng sững một ngọn tháp truyền hình to lớn. Tháp Nam Sơn là biểu tượng của thành phố đã cưu mang tôi.
 
Tất nhiên là ở đây đôi khi bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ dưới cơn mưa dầm tháng Bảy, và tiền thuê nhà hết sức đắt đỏ. Nhưng cuộc sống thì thú vị biết bao, thực tiễn biết bao, và trôi đi rất nhanh. Internet tốc độ cao có mặt ở khắp nơi. Mỗi góc phố, ngày cũng như đêm, đều có nơi giải trí. Tại khu phố sinh viên Sinchon, buổi tối tôi thường đi với bạn bè uống Maekju, một loại bia nội địa, trong những quán bar không đóng cửa bao giờ. Chúng tôi thưởng thức mực khô và choukoumi, ngon kinh khủng, có thể nuốt chửng cả miếng.
 
Nhưng các bạn không chịu tin lời tôi là các loại hải sản ở Bắc Triều Tiên ngon hơn, tuy điều đó là sự thật. Họ không hiểu tôi, vì tôi đến từ một thế giới khác. Và cái thế giới đó, họ thậm chí còn không thể tưởng tượng ra được.
 
Toa tàu lao với tốc độ nhanh làm rung chuyển dưới chân. Xung quanh tôi, các ajuma có mái tóc xoăn đang đọc những truyện dài nhiều kỳ, qua điện thoại di động có ăng-ten đã được gập lại. Ở đây, người ta gọi các bà nội trợ là ajuma. Vịn tay vào các thanh kim loại, các nữ sinh viên đi những đôi giày gót nhọn lơ đãng thả hồn theo nhạc, chiếc iPod đeo bên tai. Số khác chuốt lại mascara trên mi, rút ra những chiếc gương bỏ túi. Các cô làm ngơ trước người bán rong dĩa CD đang cố bán bộ sưu tập đĩa Frank Sinatra cho ông cụ trong toa, nhờ những thùng loa gắn trên bánh xe. Các ga tàu mênh mông lần lượt diễu qua một cách máy móc.
 
***
Métro Hàn Quốc làm cho tôi mơ mộng. Chìm vào kỷ niệm, tôi nhớ lại những nhà ga ở Bình Nhưỡng mà tôi đã được ba dẫn đến, cách đây lâu lắm rồi. Các nhà ga này sang trọng tuyệt vời, với những chùm đèn màu tím như trong phim. Ánh đèn néon nhợt nhạt ở đây không thể sánh kịp.
 
Tôi nhớ mãi chuyến đi đến thủ đô Bình Nhưỡng. Hồi đó tôi lên chín tuổi, đi với ba và chị Keumsun, còn mẹ muốn ở lại coi nhà. Chuyến đi thật là tuyệt, cho dù chúng tôi chả có gì để ăn. Không thấy có nhà chọc trời ở đó, nhưng chúng tôi nhìn thấy một khách sạn đang được xây dựng mà đã cao đến 150 mét. Trên đỉnh công trình này, máy móc và con người chao động, có vẻ bé nhỏ như những con kiến !
 
***
Chỉ còn ba trạm nữa là đến trường, tim tôi đập nhanh với bản hợp âm của toa tàu. Tốc độ này làm cho lòng tôi dậy sóng, nó nhắc nhở rằng tôi đến từ một hành tinh khác. Ở đó, phải mất hai ngày dài vô tận trên tàu hỏa để đến được Chongjin, nơi ông bà tôi cư ngụ, chỉ cách thành phố nhỏ Eundeok của tôi có 95 cây số. Một chuyến đi vắt cạn sức lực trong thời tiết giá lạnh ; chen chúc nhau như những con vật, chúng tôi tiểu tiện vào những hộp sắt vì sợ mất chỗ. 

Cùng một khoảng cách đó, tại Hàn Quốc tôi chỉ mất không đầy 20 phút, trên một chuyến tàu cao tốc tiện nghi. Ở Bắc Triều Tiên, chỉ có thủ đô mới được hưởng những tiện nghi hiện đại, như là trạm métro ở Bình Nhưỡng đã làm tôi lóa mắt.
 
Tôi hồi tưởng lại về tất cả những người tôi đã bỏ lại sau lưng, không có bất cứ tin tức gì kể từ ngày tôi trốn khỏi đất nước để tìm phương sống sót. Lúc đó tôi 11 tuổi, bụng trống rỗng, nhà cửa không còn. Các cô dì, chú bác, các bạn học cùng trường lớp của tôi có sống sót qua trận đói đó hay không ?
 
Trong toa tàu, một hành khách liếc nhìn tôi, như thể tôi là người ngoại quốc…Trong khi tôi đã làm mọi cách để trông giống như một thiếu nữ Hàn Quốc, với đôi giày cao gót, chiếc váy ngắn và áo blouson bó sát. Thực ra tôi sinh ngày 15 tháng 8 năm 1986 tại Eundeok, thành phố công nghiệp nhỏ bé thuộc tỉnh Hamgyong ở miền Bắc. Sau cuộc hành trình đầy sóng gió kéo dài 9 năm xuyên qua Trung Quốc và Mông Cổ, tôi đã thành công trong việc tìm được tự do. Tại Seoul, tôi có được hộ chiếu, không còn là một người không giấy tờ sống lén lút nữa, và bắt đầu một cuộc sống mới.
 
Tuy vậy, những kỷ niệm thường xuyên quay lại đè nặng lên tôi, và một câu hỏi luôn ám ảnh : Vì sao dân tộc Bắc Triều Tiên của tôi lại phải khổ đau đến như thế ?
 
Câu trả lời, tôi tìm được trong sách báo từ khi đến được nơi đây : đó là do một chế độ độc đoán vô nghĩa. Do sự điên cuồng của một triều đại khát máu, triều đại họ Kim, đã chà đạp trong biển máu tất cả những ai chống đối. Do một thảm họa kinh tế, hậu quả của một hệ thống cộng sản chủ nghĩa bị đẩy đến mức cùng cực. Tuy vậy các câu trả lời này không làm tôi hài lòng, không thể làm trái tim tôi dịu lại.
 
Nhất là, chúng làm cho tôi cảm thấy mình hoàn toàn bất lực. Dù chỉ sống cách vùng biên giới tua tủa những rào kẽm gai chia cách vùng đất quê hương tôi chưa đầy 40 km, tôi không thể làm gì để giúp đỡ các đồng bào mình, đang kiệt quệ vì nạn đói và sự trấn áp của một quyền lực nghiệt ngã. Bắc Triều Tiên đã trở thành một hố đen sâu thẳm đối với 22 triệu cư dân, bị những người trên hành tinh này, cũng như người anh em Hàn Quốc cùng dòng máu bỏ quên. Nỗi đau dâng ngập lòng tôi.
 
***
« Trạm Sinchon ».
 
Giọng nói máy móc xé toang sự im lặng trong toa tàu, kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ. Tôi thất thểu bước xuống bến tàu, tìm lối ra, leo lên những bậc cầu thang như một cái máy. Tôi quyết định rằng kể từ lúc này, một khi chui lên mặt đất, tôi sẽ không còn giữ thái độ thụ động nữa. Không thể kéo dài tình trạng này !
 
Tôi cần phải kể lại câu chuyện của mình. Để quá khứ đáng sợ không trôi vào quên lãng, để nói lên tiếng nói của hàng triệu người Bắc Triều Tiên đang chết dần chết mòn từng ngày trong im lặng. Và để tố cáo sự khổ đau của hàng trăm ngàn người đã từng cố thoát khỏi địa ngục như tôi, nay đang trốn chui trốn nhủi ở Trung Quốc. Hai mươi hai ngàn người đã đến được vùng đất hứa Hàn Quốc. Và ở đây, chúng tôi bị xem như những công dân hạng hai, trong khi sai lầm duy nhất của chúng tôi là đã chối từ nguy cơ bị chết đói.
 
Vì những người anh em Bắc Triều Tiên của tôi không có quyền nói lên tiếng nói, tôi sẽ nhân danh họ mà viết. Tôi tin rằng đến một ngày nào đó, hai nước Triều Tiên sẽ được thống nhất, tuy phức tạp, nhưng rồi cũng sẽ đạt được. Để thành công trong việc hợp nhất, chúng tôi cần có sự giúp đỡ của toàn thế giới. Nhưng nếu muốn tìm ra giải pháp, thì cần phải hiểu được nguồn cội của cái ác.
 

Tôi đã khám phá được một số, cùng với mẹ và chị, vào cái ngày đáng nhớ mà tôi cứ ngỡ mình sẽ thở hơi cuối cùng.

************************

Chương 5: Chạy trốn

 
Chân dung Kim Il Sung tại một khu nhà ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp ngày 05/10/2011.
Bắc Triều Tiên, 9 năm để thoát khỏi địa ngục
 
Chương 5: Chạy trốn
 
Ngày hôm đó, mẹ tôi đã bước sang cái ngưỡng không thể lùi lại được nữa. Tôi nhớ lại cảnh bà đứng trong phòng khách, tia nhìn rực lên với một quyết tâm mới, tương phản hẳn với sự tuyệt vọng của hôm trước. Trước mắt tôi, bà làm cái điều mà tôi chưa bao giờ tin rằng có thể diễn ra.
 
Bà tiến lại gần bức tường chính với những bước chân cương quyết, nhón chân, vói tay lên để gỡ các bức chân dung Kim Il Sung và Kim Jong Il. Đó là những bức ảnh màu được lồng kính, bọc khung gỗ mạ vàng.
 
Hai nhà lãnh tụ dõi theo chúng tôi cả ngày lẫn đêm kể từ những ngày tháng trẻ thơ êm đềm của tôi, và hiện vẫn giám sát từng hộ gia đình trên đất nước. Người ta thấy chân dung lãnh tụ khắp nơi, hiện diện trong mỗi tòa nhà, cho đến từng toa tàu trong métro Bình Nhưỡng. Trong cái tôn giáo mới toàn trị do Kim Il Sung sáng lập, đó là những vật thiêng liêng.
 
Nay thì mẹ tôi không còn sợ hãi nữa. Bà cẩn thận rút ra tấm ảnh của hai vị lãnh tụ đã được thần thánh hóa. Sau đó bà tấn công đến khung ảnh, bẻ thành nhiều mảnh nhỏ. Đó là thứ cuối cùng chúng tôi có thể đem bán.

 
Mẹ vừa phạm một tội có thể bị án tử hình. Không thể để cho bất kỳ ai biết được mớ gỗ vụn này từ đâu đến. Và nếu hàng xóm trông thấy mấy tấm ảnh bị mất khung ấy, họ có thể tố cáo chúng tôi đã xúc phạm lãnh tụ. Để phòng ngừa, mẹ tôi quyết định đốt hai tấm ảnh.
 
Bà mang mớ gỗ ra chợ, và nhờ đó cuối cùng chúng tôi cũng mua được một bữa ăn. Lần đầu tiên từ ba ngày qua, tôi mới có chút gì bỏ vào bụng. Thức ăn mới ngon làm sao! Mẹ tôi dường như tìm lại được một chút nghị lực, có thể là nảy sinh từ tuyệt vọng. Bà quyết định bán chiếc tủ vách ngăn, món đồ cuối cùng mà chúng tôi sở hữu, ngoài chiếc bàn thấp mà tôi đã dùng để viết bản di chúc. Nhưng tại jangmadang, những người láng giềng nói rằng nó quá cũ kỹ, khó kiếm được người mua. Giải pháp duy nhất là chẻ ra làm củi đem bán, cầm hơi được thêm vài hôm nữa.
 
Nhưng sau đó thì sao, chẳng thể nào biết được. Làm thế nào để sống sót ? Mùa đông khắc nghiệt không hề để cho mẹ tôi được ngơi nghỉ, hơn nữa bà lại đổ bệnh. Mẹ không có khả năng nuôi ăn chúng tôi nữa, nên phải tạm gởi tôi ở nhà một bà bạn. Tôi rời nhà mà không biết rằng có dịp trở lại nữa hay không. Chị Keumsun đi xe lửa đến nhà dì tôi ở Chongjin. Mẹ cần lấy lại sức lực. Những người hàng xóm lo ngại thấy bà quá yếu ớt, trong khi nhiệt độ ngoài trời xuống đến âm 15 độ. Họ nói rằng bóng ma của ba tôi vẫn lẩn quẩn đâu đó, để mang bà đi theo. Phải cảnh giác với những hồn ma. Có nhiều ma lắm, hồi nhỏ tôi rất sợ ma.
 
***
Chính trong mấy tuần lễ cuối mùa đông 1997-1998 mà số phận tôi đã đảo lộn. Không còn biết bấu víu vào đâu, mẹ tôi dần trở nên táo bạo, nghĩ đến cái điều không thể tưởng tượng được: vượt biên. Chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên đến một nơi chốn vô định, để cứu sống các con. Khi tôi gặp lại mẹ vào đầu tháng Hai, tôi hiểu rằng bà đã có một quyết định đáng sợ: trốn sang Trung Quốc.
 
Eundeok chỉ cách biên giới có một tiếng đồng hồ, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mạo hiểm như thế. Vượt qua đường ranh giới được những người mặc quân phục, trang bị súng ống canh giữ, có vẻ là một dự tính điên khùng. Những bạn bè lần đầu tiên đã hạ giọng nói với chúng tôi sự đúng đắn của ý tưởng này. Họ bảo rằng chúng tôi không có cơ hội nào để sống sót ở đây. Những người láng giềng kể lại, có những người thân của họ đã sang đó và kiếm sống được.
 
Ban đầu mẹ tôi không tin, vì khi bà còn trẻ, đất nước chúng tôi giàu có hơn Trung Quốc. Vào thời đó, chính những người Trung Quốc mới mơ sang Bắc Triều Tiên để được no đủ. Thế giới thay đổi quá nhanh! Và cần nhắc lại là, ở đây người dân hoàn toàn không có thông tin gì về phần còn lại của thế giới, ngoài những luận điệu tuyên truyền được gieo rắc - tốt nhất là sống ở đây còn hơn là trong sự hỗn loạn của thế giới tư bản. Chúng tôi sống trong sự lừa dối thường trực, mà thời đó tôi không hề biết.
 
Cuối cùng mẹ tôi cũng thuận theo, vì không có cách nào tốt hơn. Nhưng một khi có ý định trong đầu, không thể nào làm cho bà thay đổi quyết định. Không hề nói với ai, bà âm thầm chuẩn bị. Chúng tôi sẽ trở thành những “kẻ đào tẩu”, những kẻ phản bội tổ quốc. Tuy nhiên vào lúc đó, chúng tôi không hề quan tâm đến chính trị. Đó chỉ là bản năng sinh tồn, chứ không phải là ý định nổi dậy chống lại chế độ. Mục đích là tìm được thức ăn, để không ngã rạp như rươi.
 
Tôi không có khả năng chỉ trích sự độc tài của Kim Jong Il, chỉ muốn không bị đói ăn. Chỉ sau đó, dần dà trong quá trình đào tẩu thảm hại để đến được Seoul, tôi mới được mở mắt về tình trạng nô lệ của chúng tôi, và hiểu được sự khủng khiếp của chế độ phi nhân này. Ngày nay, tôi có thể tố cáo những tội ác của chế độ, vì tôi đã được an toàn tại Hàn Quốc. Và bao tử tôi không còn trống rỗng.
 

 

 
***
Sông Đồ Môn, ranh giới Bắc Triều Tiên - Trung Quốc vào mùa đông.
Mười lăm năm đã trôi qua, nhưng tôi nhớ rõ từng chi tiết cái ngày cuối mùa đông ấy, khi cuộc đào thoát bắt đầu. Tôi không biết rằng nó kéo dài đến chín năm.
 
Màn đêm buông xuống Eundeok. Mùa xuân không còn xa nữa, nhưng tôi lạnh run, vì nhiệt độ xuống thấp từ khi bóng tối phủ lên thành phố. Trong bóng đêm chập choạng, chị Keumsun, mẹ và tôi nhẹ nhàng lách ra ngoài. Mẹ đóng vĩnh viễn cánh cửa căn hộ của chúng tôi. Tôi mang theo một chiếc túi ba lô nhỏ đựng những kỷ niệm quý báu nhất: đó là những tấm ảnh, đặc biệt là tấm chụp ba tôi đội chiếc mũ lông, đứng trước bức tượng Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. Đó là tấm hình tôi thích nhất.
 
Trên đường, những người khách bộ hành không biết rằng sẽ không bao giờ thấy lại chúng tôi. Lúc nãy mẹ tôi có đến gặp một người bạn, mượn búa và cưa, nói rằng để đi kiếm củi. Bà không dám nói với ông ấy là chúng tôi sẽ mang đi luôn. Hai dụng cụ này bảo đảm chống lại cái đói, trong chuyến du hành vô định của chúng tôi. Mẹ tôi nghĩ, chỉ cần chặt củi dọc đường và bán khi nào cần mua đồ ăn. Mẹ luôn có những ý tưởng thực tiễn.
 
Trời tối đen như mực khi chúng tôi đến được ngôi làng biên giới, sau khoảng một tiếng đồng hồ đi đường. Lợi dụng bóng tối, chúng tôi tránh xa ngôi làng, băng qua cánh đồng bằng cách núp sau những lùm cây. Bỗng dưng đôi mắt đã quen với bóng tối của tôi phân biệt được một vũng sáng trong đêm. Dòng sông Đồ Môn! Phía sau đó là Trung Quốc. Tự do - và tôi hy vọng - cả gạo thóc cũng đợi chúng tôi ở bên ấy. Đêm nay chúng tôi sẽ đến được.
 
Địa điểm này quen thuộc với tôi vì cách đây vài tuần, chúng tôi đã thử lần đầu. Đó là hồi đầu tháng Ba. Theo những lời khuyên thu thập được từ những người đưa đường, chúng tôi định đi bộ qua dòng sông đang đóng băng. Nhưng cần phải nhìn nhận một thực tế: đã quá trễ. Những mảnh băng giá đã thấy trôi nổi trên dòng nước. Băng đã bắt đầu tan, cần phải đợi đến mùa đông năm sau. Một sự chờ đợi vô tận! Chúng tôi đã phải thất thểu quay lại Eundeok trong đêm. Nhưng mẹ tôi, không bao giờ chấp nhận bại trận, đã quyết định rằng chúng tôi sẽ trở lại vào mùa xuân để đi qua sông Đồ Môn – lần này thì lội trong nước, vì dòng sông có tiếng là nông.
***
Thế là giờ đây chúng tôi đã trở lại trong đêm. Nhẹ nhàng và thận trọng, chúng tôi tiến gần bờ sông Đồ Môn. Cách dòng sông vài mét, tôi dán chặt người trên cát. Từ đó, có thể bí mật quan sát những toán lính biên phòng đi tuần qua lại bên bờ sông. Chúng tôi nằm bất động nhiều giờ liền, trong im lặng. Mẹ tính toán thời gian và tần suất các vòng tuần tiễu của những người mặc quân phục.
 
Vào khoảng nửa đêm, khi một toán tuần tra đã đi qua, mẹ tôi phát tín hiệu - bà tiến lên trên bãi cát, nắm lấy tay hai chị em tôi kéo đi. Bất chợt bàn chân tôi chạm vào mặt nước. Thật là lạnh giá! Chúng tôi không biết bơi, nhưng mẹ nắm tay chị em tôi rất chặt. Nước nhanh chóng lên đến đầu gối tôi, dâng đến bụng rồi ngập lên đến cổ. Tôi cảm thấy mình sẽ bị chìm ngập trong nước. Tôi sợ hãi. Chị Keumsun và tôi cố níu mẹ lại, tuy bà vẫn rất kiên quyết. Cuối cùng mẹ cũng nhận ra là nước quá sâu đối với chúng tôi, và lùi về phía những đụn cát. Tôi thở ra nhẹ nhõm!
 
Nhưng mẹ rất bướng bỉnh. Bà yêu cầu chúng tôi phải ngoan ngoãn chờ đợi, để một mình bà cố tìm ra một lối thoát. Bóng dáng của mẹ từ từ chìm sâu vào dòng nước đen như mực, và càng lúc càng nhỏ dần đi.
 
Tôi run rẩy, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, thấy dáng hình mẹ tôi nhòa lẫn vào bóng tối. Bà sẽ chết chìm. Chúng tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy mẹ nữa. Và nếu bà thành công trong việc sang được đến bờ bên kia, thì chị Keumsun và tôi sẽ ra sao? Mẹ tôi đã biến mất, tim tôi đập loạn cả lên.
 
Bỗng dưng sau những phút giây dài dằng dặc, hình thù mẹ lại hiện ra bên bờ sông, nước chảy ròng ròng trên người bà. Mẹ run cầm cập, cố gắng lắm mới bước đi nổi. Tôi sợ rằng mẹ sẽ ngất xỉu, dòng nước giá băng đã làm cho bà kiệt sức. Chỉ còn cách bờ bên kia có ba mét, lòng sông bỗng sụt sâu xuống và mẹ tôi bị hụt chân. Chỉ còn có ba mét nữa là bà đặt chân lên được đất Trung Quốc!
 
Tôi hoảng loạn. Trong đêm đen, hai đứa bé gái đơn độc, cố gắng hỗ trợ một người mẹ bệnh hoạn, run rẩy. Biết làm gì bây giờ?
 
         - Đành chịu, mẹ con mình nộp mạng cho biên phòng vậy – Mẹ tôi quyết định một cách nhẫn nhục.
 
Mời đọc lại:
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm