Văn Học & Nghệ Thuật

Bài "Hồ Trường" là của người Việt Nam, không phải của Tầu !

Bài viết này chủ yếu giải quyết vấn đề về tác giả của nguyên tác Hán văn của bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc mà ta thường gọi, là người Việt Nam, không phải của người Trung Quốc mà bấy lâu ta lầm tưởng.
Vấn đề tác giả và nguyên tác Hán văn 
của “Bài ca Hồ Trường” hay “Nam Phương ca khúc”

Lê Quang Trường


Về nguyên tác Hán văn của “Bài ca Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”, có người cho là của Nguyễn Bá Trác. Tác giả Hoàng Yên Lưu trong bài “Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường” sau khi dẫn lời bình luận của Phạm Thị Ngoạn trong luận án viết về Nam phong có nhận xét:

“…Điều này giúp ta khẳng định được tác phẩm mà ngày nay ta gọi là Hồ Trường là do Nguyễn Bá Trác sáng tác kể cả phần chữ Hán lẫn bản dịch, nhưng ông đã gán cho nó là một Nam phương ca khúc có sẵn của miền nam Trung Hoa.”

Nhưng trước đây có ý kiến cho rằng nguyên tác Hán văn là của một tác giả người Trung Quốc (Đông Trình dẫn lời Nguyễn Văn Xuân).

Sau đó, Phạm Hoàng Quân với bài Hồ Trường và Nam phương ca khúc đăng tải trên Việt báo.vn đã khảo rất kỹ về nguyên tác bài Hán văn của bài ca này, và cho rằng tác giả nguyên tác Hán văn bài ca là người đồng hương với Nguyễn Bá Trác, có giọng hát hay (giọng Quảng Đông) nhưng không cho biết Nguyên quân là người nước nào.

“Nam phương ca khúc nằm ở chương 10: “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương”. Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (lời Nam phương ca khúc), ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam” (2), họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.”[1]

Tuy nhiên trong mục chú thích số (2) ở trong đoạn trên vừa dẫn, tác giả Phạm Hoàng Quân lại chú rằng: (2) Phương nam ở đây chỉ miền Lãnh Nam - Trung Quốc. Như vậy tác giả bài viết trên gián tiếp cho rằng Nguyên quân là người Trung Quốc.

Chúng tôi đọc được lời phê bình của các tác giả CP, ĐPK và PTV với ý kiến bác bỏ nhận xét cho rằng bài ca trên là của người Trung Quốc với hàng loạt các dẫn chứng về thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…

Điều đó khiến chúng tôi phải đọc kỹ lại tác phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác đã đăng trên Nam phong cả bản chữ Hán và bản Việt dịch của chính ông. Chúng tôi có mấy điểm ở sau đây cần trao đổi và khẳng định:

1. Nguyên tác Hán văn của “Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”

Bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc đều là tên của người đời sau đặt ra. Nguyên tác vốn không có tựa, mà Nguyên quân tạm gọi là “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” (âm điệu đặc biệt của phương Nam). Phương Nam ở đây hoàn toàn không phải là phương nam của Trung Hoa như có người nói. Mà nếu ai đọc kỹ bài viết của Nguyễn Bá Trác đều sẽ thấy cuộc đời của Nguyên quân được phản ánh rõ trong khúc ca mà ông đã ngâm.

Nguyên quân là người thích ngâm nga thơ cổ, vì vậy đúng như tác giả CP nhận xét, khúc ca này mang âm hưởng và ý tứ của thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…

Hoàn cảnh ra đời bài ca như sau:

“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay. Bài hát dịch ra như sau này:

Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[2]


Đoạn văn vừa trích dẫn trên chính là bản Việt dịch từ Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác viết bằng Hán văn.

Nguyên tác Hán văn của bài dịch này như sau, tựa bài chúng tôi lấy theo nguyên văn câu trả lời của Nguyên quân:

南方特別的音調

丈夫生不能披肝折檻為世扶綱常
逍遙四海胡為乎此鄉
回頭南望邈無極兮天雲一色徒蒼蒼
立功不成學不就少壯有幾辰兮坐視百�� �身世驅陰陽
撫掌狂歌問斯世茫茫天地安得知一知�� �[3]兮試來對酌佑予觴
予觴擲向東溟水東溟之水萬隊起狂瀾
予觴擲向西山雨西山之雨一陣何汪洋
予觴擲向北風去北風揚沙走石飛殊方
予觴擲向南天霧霧中有人開口一飲蘧�� �醉
天地宇宙渾相忘予不醉矣予行予志
男兒自古事桑蓬何必窮愁泣枌梓[4]

Chúng tôi xin phiên âm và dịch sát nghĩa dưới đây:

Nam phương đặc biệt đích âm điệu

Trượng phu sinh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường,
Tiêu dao tứ hải, hồ vi hồ thử hương?
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương,
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu kỷ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương.
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư trường!
Dư trường trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan,
Dư trường trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương,
Dư trường trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương,
Dư trường trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy,
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí,
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử?

Âm điệu đặc biệt của phương Nam

Bậc trượng phu sống ở đời không biết xé gan bẻ cột giữ cương thường;
Phiêu dạt khắp bốn bể, vì sao phải ở xứ này?
Ngoảnh đầu trông về phương nam xa mịt chừ, mây trời một màu mờ xanh,
Công danh chẳng thành, học chẳng xong, trai trẻ được mấy chốc chừ, mà ngồi nhìn thân thế một đời đuổi theo bóng tà dương.
Vỗ tay hát cuồng, hỏi đời này, trời đất mang mang, làm sao được biết một người tri kỷ chừ, thử lại đây cùng ta dốc cạn chén rượu.
Ta đem chén rượu tung (rót) về biển đông, nước biển đông cuộn trào muôn con sóng lớn,
Ta đem chén rượu tung về mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao chứa chan,
Ta đem chén rượu tung theo gió bắc, gió bắc thổi đá chạy cát bay theo hướng khác;
Ta đem chén rượu tung về mù trời nam, trong mây mù, có người ngửa miệng uống một hơi say luý tuý,
Đất trời vũ trụ cùng quên, sao ta chẳng say, ta làm theo chí mình.
Nam nhi sự nghiệp xưa nay ở bốn phương, cớ sao phải sầu thảm thầm khóc quê hương.

Nếu đọc hết lại thiên Hạn mạn du ký (bản Quốc ngữ) của Nguyễn Bá Trác, chúng ta thật không khó nhận ra cuộc đời của Nguyên quân thấp thoáng trong bài ca này. Nguyên quân từng học ở Quảng Đông, Nhật Bản nhưng không thành, lại lưu lạc về Thượng Hải. Ở đây ông đã gặp Nguyễn Bá Trác như một người tri kỷ, mà trong khúc ca cũng từng có câu:

Vỗ tay hát cuồng, hỏi đời này, trời đất mang mang, làm sao được biết một người tri kỷ chừ, thử lại đây cùng ta dốc cạn chén rượu.

Chính cuộc tao ngộ này mà bài ca trên ra đời. Bốn câu đầu trong khúc ca cho thấy cuộc sống phiêu dạt và những thất bại của Nguyên quân:

Bậc trượng phu sống ở đời không biết xé gan bẻ cột giữ cương thường;
Phiêu dạt khắp bốn bể, vì sao phải ở xứ này?
Ngoảnh đầu trông về phương nam xa mịt chừ, mây trời một màu mờ xanh,
Công danh chẳng thành, học chẳng xong, trai trẻ được mấy chốc chừ, mà ngồi nhìn thân thế một đời đuổi theo bóng tà dương.

Hai câu cuối là lời tự an ủi cho cuộc đời phiêu dạt xứ người, cho nỗi sầu nhớ quê hương của Nguyên quân:

Đất trời vũ trụ cùng quên, sao ta chẳng say, ta làm theo chí mình.
Nam nhi sự nghiệp xưa nay ở bốn phương, cớ sao phải sầu thảm thầm khóc quê hương.


2. Nguyên quân không phải là người Quảng Đông, Trung Quốc

Trong mục “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương” trong Hạn mạn du ký in trong Nam Phong (bản quốc ngữ), tập 41, cho thấy Nguyên quân là người An Nam:

“Tôi vừa gõ cửa, người trong nhà bèn báo lên rằng: “Có người mua hoa”, rồi ra đón tôi vào. Chủ nhà ra chào khách nói tiếng “Ninh Ba” (tiếng Thượng Hải), tôi không hiểu là nói gì; mà chủ nhân cũng không hiểu tiếng gì của tôi nói. Hai bên cứ nhìn nhau nín lặng. Sau gọi một người ở sau vườn lại; chào tôi, rồi nói một lúc tiếng Nhật. Tôi lấy tiếng Quảng Đông mà đáp rằng: “Ngộ ầm xúc dặt bủn hoà”. Người kia nghe tiếng tôi, ra ý sửng sốt; vỗ vai tôi mà nói ngay tiếng An Nam rằng: “Hẳn anh là người An Nam; đến làm gì đây”? Hai người nhìn nhau, như kinh, như ngạc, như mừng, như tủi, bốn mặt trông nhau mà cái tình “tha hương cố quốc” như có điện khí giao cảm với nhau. Tôi thảng thốt không kịp đáp, cứ hỏi lại: “Anh cũng là người An Nam, đến đây làm gì thế”? Người kia nhách mép mà cười, nắm lấy tay tôi, giắt [dắt] lại một cái ghế dài cùng ngồi xuống.

Ôi! Tôi nói tiếng Quảng Đông, mà người ta nghe biết ngay là người An Nam. Vì người Nam nói tiếng Tầu thể nào cũng còn giọng thổ âm. Người Tầu nghe không biết mà người ta nghe biết ngay, ấy thực là một điều khi chúng tôi đi ra ngoài thì đã thí nghiệm lắm.”[5]

Nguyễn Bá Trác còn ghi chép việc người chủ nhà lầm Nguyên quân và Nguyễn Bá Trác là người Quảng Đông: 

“Vì chủ nhân cũng ngộ nhận chúng tôi là bọn cách mệnh ở Quảng Đông.”
[6]

Nguyên quân tự thuật lại việc rời nước xa quê ra nước ngoài du học nhưng gặp nhiều trở ngại.


Một chi tiết nữa trong bài viết càng giúp ta khẳng định, Nguyên quân là người An Nam. Đó là chi tiết khi Nguyễn Bá Trác và Nguyên quân vào học trường võ bị ở Quảng Tây, có gặp cụ già người An Nam… Bà cụ có một người con gái tên là Trần Tuệ Nương. Cô gái yêu Nguyễn Bá Trác, nhưng ông vì lo việc học và con đường riêng của mình nên hai người không đến với nhau. Về sau Trần Tuệ Nương gặp nạn, cô bị kẻ cường hào cưỡng bức và giết. Chính kỷ niệm đau lòng này mà về sau, Nguyễn Bá Trác có làm bài thơ Cầu ngã thứ sĩ, ký bút hiệu là Trần Tuệ Nương.[7]

Nhưng Nguyên quân kia là ai? Nguyễn Bá Trác không nhắc đến, tuy nhiên ông chỉ cho biết, người đồng hương với ông vốn không phải họ Nguyên.

Trong Nam phong tạp chí, bản Hán văn, tập 30, chương 10 với tựa Hỗ thượng ngộ đồng hương (= Ở Thượng Hải gặp người đồng hương), Nguyễn Bá Trác có ghi:

主人曰予留元君住此 (由余同鄕友投入此園改為元姓亦知為一時失志之士[8]

(Chủ nhân viết: Dư lưu Nguyên quân trú thử (do dư đồng hương hữu đầu nhập thử viên cải vi Nguyên tính ), diệc tri vi nhất thời thất chí chi sĩ… = Người chủ bảo: “Tôi giữ Nguyên quân ở đây(bởi người bạn đồng hương của tôi từ khi vào làm ở vườn này thì đổi thành họ Nguyên), cũng biết là người nhất thời thất chí mà thôi…)


Từ những tư liệu trên, ta có thể khẳng định Nguyên quân là người Việt Nam chứ không phải là người Trung Quốc.

3. Tạm kết

Bài viết này chủ yếu giải quyết vấn đề về tác giả của nguyên tác Hán văn của bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc mà ta thường gọi, là người Việt Nam, không phải của người Trung Quốc mà bấy lâu ta lầm tưởng.

Nguyễn Bá Trác đã Việt dịch lại bài Hạn mạn du ký của ông vốn được viết bằng Hán văn, trong đó, ông đã dịch khúc ca này một cách điêu luyện, đúng với tinh thần nhận xét “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái” của ông họ Lưu mà Nguyễn Bá Trác gặp ở Thượng Hải trong một quán rượu.

Chúng tôi chỉ nêu ra mà không bàn nhiều về khúc ca “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” của Nguyên quân và bản dịch của Nguyễn Bá Trác vì có lẽ Phạm Hoàng Quân là người viết rất kỹ về văn bản này. 

Cuối cùng, xin quý vị hãy đọc lại thiên ký sự Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác (bản Quốc ngữ và cả bản Hán văn) đăng trên Nam Phong để khám phá thêm những điều thú vị khác.
LQT.
02/2014


alt

Một trang Hạn mạn du ký, in trên Nam phong, bản Hán văn, tập 30, tr.211, 
dòng thứ 4 từ trái qua, phần trong ngoặt đơn chú thích 
về việc đổi họ Nguyên của Nguyên quân.



alt

Hạn mạn du ký, in trên Nam phong, bản Hán văn, tập 30, tr.214, dòng thứ 5 đến thứ 9,
từ phải qua trái, là nguyên tác Hán văn bài “Nam phương đặc biệt đích âm điệu”
của Nguyên quân.



alt


alt

Hạn mạn du ký in trên Nam phong, bản Quốc ngữ, tập 41, trang 400 và trang 401,
bản Việt dịch của Nguyễn Bá Trác



***

[1] Xin xem Phạm Hoàng Quân, Hồ Trường và Nam phương ca khúc, đăng tải trên trang http://vietbao.vn/Van-hoa/Ho-Truong-va-Nam-phuong-ca-khuc/40099819/105/
[2]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.400-401.
[3] Chữ này bị xếp nhầm thành chữ  do hai chữ có tự dạng gần giống nhau. Vì vậy bản dịch của Nguyễn Bá Trác là rất sát.
[4] Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong, (bản Hán văn), tập 30, tr.214
[5]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.398.
[6]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.398-399.
[7]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong, bản Quốc ngữ, tập 42, tr.460-461.
[8]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam phong tạp chí, bản Hán văn, tập 30, tr.211
QuynhMai Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bài "Hồ Trường" là của người Việt Nam, không phải của Tầu !

Bài viết này chủ yếu giải quyết vấn đề về tác giả của nguyên tác Hán văn của bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc mà ta thường gọi, là người Việt Nam, không phải của người Trung Quốc mà bấy lâu ta lầm tưởng.
Vấn đề tác giả và nguyên tác Hán văn 
của “Bài ca Hồ Trường” hay “Nam Phương ca khúc”

Lê Quang Trường


Về nguyên tác Hán văn của “Bài ca Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”, có người cho là của Nguyễn Bá Trác. Tác giả Hoàng Yên Lưu trong bài “Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường” sau khi dẫn lời bình luận của Phạm Thị Ngoạn trong luận án viết về Nam phong có nhận xét:

“…Điều này giúp ta khẳng định được tác phẩm mà ngày nay ta gọi là Hồ Trường là do Nguyễn Bá Trác sáng tác kể cả phần chữ Hán lẫn bản dịch, nhưng ông đã gán cho nó là một Nam phương ca khúc có sẵn của miền nam Trung Hoa.”

Nhưng trước đây có ý kiến cho rằng nguyên tác Hán văn là của một tác giả người Trung Quốc (Đông Trình dẫn lời Nguyễn Văn Xuân).

Sau đó, Phạm Hoàng Quân với bài Hồ Trường và Nam phương ca khúc đăng tải trên Việt báo.vn đã khảo rất kỹ về nguyên tác bài Hán văn của bài ca này, và cho rằng tác giả nguyên tác Hán văn bài ca là người đồng hương với Nguyễn Bá Trác, có giọng hát hay (giọng Quảng Đông) nhưng không cho biết Nguyên quân là người nước nào.

“Nam phương ca khúc nằm ở chương 10: “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương”. Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (lời Nam phương ca khúc), ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam” (2), họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.”[1]

Tuy nhiên trong mục chú thích số (2) ở trong đoạn trên vừa dẫn, tác giả Phạm Hoàng Quân lại chú rằng: (2) Phương nam ở đây chỉ miền Lãnh Nam - Trung Quốc. Như vậy tác giả bài viết trên gián tiếp cho rằng Nguyên quân là người Trung Quốc.

Chúng tôi đọc được lời phê bình của các tác giả CP, ĐPK và PTV với ý kiến bác bỏ nhận xét cho rằng bài ca trên là của người Trung Quốc với hàng loạt các dẫn chứng về thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…

Điều đó khiến chúng tôi phải đọc kỹ lại tác phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác đã đăng trên Nam phong cả bản chữ Hán và bản Việt dịch của chính ông. Chúng tôi có mấy điểm ở sau đây cần trao đổi và khẳng định:

1. Nguyên tác Hán văn của “Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”

Bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc đều là tên của người đời sau đặt ra. Nguyên tác vốn không có tựa, mà Nguyên quân tạm gọi là “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” (âm điệu đặc biệt của phương Nam). Phương Nam ở đây hoàn toàn không phải là phương nam của Trung Hoa như có người nói. Mà nếu ai đọc kỹ bài viết của Nguyễn Bá Trác đều sẽ thấy cuộc đời của Nguyên quân được phản ánh rõ trong khúc ca mà ông đã ngâm.

Nguyên quân là người thích ngâm nga thơ cổ, vì vậy đúng như tác giả CP nhận xét, khúc ca này mang âm hưởng và ý tứ của thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…

Hoàn cảnh ra đời bài ca như sau:

“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay. Bài hát dịch ra như sau này:

Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[2]


Đoạn văn vừa trích dẫn trên chính là bản Việt dịch từ Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác viết bằng Hán văn.

Nguyên tác Hán văn của bài dịch này như sau, tựa bài chúng tôi lấy theo nguyên văn câu trả lời của Nguyên quân:

南方特別的音調

丈夫生不能披肝折檻為世扶綱常
逍遙四海胡為乎此鄉
回頭南望邈無極兮天雲一色徒蒼蒼
立功不成學不就少壯有幾辰兮坐視百�� �身世驅陰陽
撫掌狂歌問斯世茫茫天地安得知一知�� �[3]兮試來對酌佑予觴
予觴擲向東溟水東溟之水萬隊起狂瀾
予觴擲向西山雨西山之雨一陣何汪洋
予觴擲向北風去北風揚沙走石飛殊方
予觴擲向南天霧霧中有人開口一飲蘧�� �醉
天地宇宙渾相忘予不醉矣予行予志
男兒自古事桑蓬何必窮愁泣枌梓[4]

Chúng tôi xin phiên âm và dịch sát nghĩa dưới đây:

Nam phương đặc biệt đích âm điệu

Trượng phu sinh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường,
Tiêu dao tứ hải, hồ vi hồ thử hương?
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương,
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu kỷ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương.
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư trường!
Dư trường trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan,
Dư trường trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương,
Dư trường trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương,
Dư trường trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy,
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí,
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử?

Âm điệu đặc biệt của phương Nam

Bậc trượng phu sống ở đời không biết xé gan bẻ cột giữ cương thường;
Phiêu dạt khắp bốn bể, vì sao phải ở xứ này?
Ngoảnh đầu trông về phương nam xa mịt chừ, mây trời một màu mờ xanh,
Công danh chẳng thành, học chẳng xong, trai trẻ được mấy chốc chừ, mà ngồi nhìn thân thế một đời đuổi theo bóng tà dương.
Vỗ tay hát cuồng, hỏi đời này, trời đất mang mang, làm sao được biết một người tri kỷ chừ, thử lại đây cùng ta dốc cạn chén rượu.
Ta đem chén rượu tung (rót) về biển đông, nước biển đông cuộn trào muôn con sóng lớn,
Ta đem chén rượu tung về mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao chứa chan,
Ta đem chén rượu tung theo gió bắc, gió bắc thổi đá chạy cát bay theo hướng khác;
Ta đem chén rượu tung về mù trời nam, trong mây mù, có người ngửa miệng uống một hơi say luý tuý,
Đất trời vũ trụ cùng quên, sao ta chẳng say, ta làm theo chí mình.
Nam nhi sự nghiệp xưa nay ở bốn phương, cớ sao phải sầu thảm thầm khóc quê hương.

Nếu đọc hết lại thiên Hạn mạn du ký (bản Quốc ngữ) của Nguyễn Bá Trác, chúng ta thật không khó nhận ra cuộc đời của Nguyên quân thấp thoáng trong bài ca này. Nguyên quân từng học ở Quảng Đông, Nhật Bản nhưng không thành, lại lưu lạc về Thượng Hải. Ở đây ông đã gặp Nguyễn Bá Trác như một người tri kỷ, mà trong khúc ca cũng từng có câu:

Vỗ tay hát cuồng, hỏi đời này, trời đất mang mang, làm sao được biết một người tri kỷ chừ, thử lại đây cùng ta dốc cạn chén rượu.

Chính cuộc tao ngộ này mà bài ca trên ra đời. Bốn câu đầu trong khúc ca cho thấy cuộc sống phiêu dạt và những thất bại của Nguyên quân:

Bậc trượng phu sống ở đời không biết xé gan bẻ cột giữ cương thường;
Phiêu dạt khắp bốn bể, vì sao phải ở xứ này?
Ngoảnh đầu trông về phương nam xa mịt chừ, mây trời một màu mờ xanh,
Công danh chẳng thành, học chẳng xong, trai trẻ được mấy chốc chừ, mà ngồi nhìn thân thế một đời đuổi theo bóng tà dương.

Hai câu cuối là lời tự an ủi cho cuộc đời phiêu dạt xứ người, cho nỗi sầu nhớ quê hương của Nguyên quân:

Đất trời vũ trụ cùng quên, sao ta chẳng say, ta làm theo chí mình.
Nam nhi sự nghiệp xưa nay ở bốn phương, cớ sao phải sầu thảm thầm khóc quê hương.


2. Nguyên quân không phải là người Quảng Đông, Trung Quốc

Trong mục “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương” trong Hạn mạn du ký in trong Nam Phong (bản quốc ngữ), tập 41, cho thấy Nguyên quân là người An Nam:

“Tôi vừa gõ cửa, người trong nhà bèn báo lên rằng: “Có người mua hoa”, rồi ra đón tôi vào. Chủ nhà ra chào khách nói tiếng “Ninh Ba” (tiếng Thượng Hải), tôi không hiểu là nói gì; mà chủ nhân cũng không hiểu tiếng gì của tôi nói. Hai bên cứ nhìn nhau nín lặng. Sau gọi một người ở sau vườn lại; chào tôi, rồi nói một lúc tiếng Nhật. Tôi lấy tiếng Quảng Đông mà đáp rằng: “Ngộ ầm xúc dặt bủn hoà”. Người kia nghe tiếng tôi, ra ý sửng sốt; vỗ vai tôi mà nói ngay tiếng An Nam rằng: “Hẳn anh là người An Nam; đến làm gì đây”? Hai người nhìn nhau, như kinh, như ngạc, như mừng, như tủi, bốn mặt trông nhau mà cái tình “tha hương cố quốc” như có điện khí giao cảm với nhau. Tôi thảng thốt không kịp đáp, cứ hỏi lại: “Anh cũng là người An Nam, đến đây làm gì thế”? Người kia nhách mép mà cười, nắm lấy tay tôi, giắt [dắt] lại một cái ghế dài cùng ngồi xuống.

Ôi! Tôi nói tiếng Quảng Đông, mà người ta nghe biết ngay là người An Nam. Vì người Nam nói tiếng Tầu thể nào cũng còn giọng thổ âm. Người Tầu nghe không biết mà người ta nghe biết ngay, ấy thực là một điều khi chúng tôi đi ra ngoài thì đã thí nghiệm lắm.”[5]

Nguyễn Bá Trác còn ghi chép việc người chủ nhà lầm Nguyên quân và Nguyễn Bá Trác là người Quảng Đông: 

“Vì chủ nhân cũng ngộ nhận chúng tôi là bọn cách mệnh ở Quảng Đông.”
[6]

Nguyên quân tự thuật lại việc rời nước xa quê ra nước ngoài du học nhưng gặp nhiều trở ngại.


Một chi tiết nữa trong bài viết càng giúp ta khẳng định, Nguyên quân là người An Nam. Đó là chi tiết khi Nguyễn Bá Trác và Nguyên quân vào học trường võ bị ở Quảng Tây, có gặp cụ già người An Nam… Bà cụ có một người con gái tên là Trần Tuệ Nương. Cô gái yêu Nguyễn Bá Trác, nhưng ông vì lo việc học và con đường riêng của mình nên hai người không đến với nhau. Về sau Trần Tuệ Nương gặp nạn, cô bị kẻ cường hào cưỡng bức và giết. Chính kỷ niệm đau lòng này mà về sau, Nguyễn Bá Trác có làm bài thơ Cầu ngã thứ sĩ, ký bút hiệu là Trần Tuệ Nương.[7]

Nhưng Nguyên quân kia là ai? Nguyễn Bá Trác không nhắc đến, tuy nhiên ông chỉ cho biết, người đồng hương với ông vốn không phải họ Nguyên.

Trong Nam phong tạp chí, bản Hán văn, tập 30, chương 10 với tựa Hỗ thượng ngộ đồng hương (= Ở Thượng Hải gặp người đồng hương), Nguyễn Bá Trác có ghi:

主人曰予留元君住此 (由余同鄕友投入此園改為元姓亦知為一時失志之士[8]

(Chủ nhân viết: Dư lưu Nguyên quân trú thử (do dư đồng hương hữu đầu nhập thử viên cải vi Nguyên tính ), diệc tri vi nhất thời thất chí chi sĩ… = Người chủ bảo: “Tôi giữ Nguyên quân ở đây(bởi người bạn đồng hương của tôi từ khi vào làm ở vườn này thì đổi thành họ Nguyên), cũng biết là người nhất thời thất chí mà thôi…)


Từ những tư liệu trên, ta có thể khẳng định Nguyên quân là người Việt Nam chứ không phải là người Trung Quốc.

3. Tạm kết

Bài viết này chủ yếu giải quyết vấn đề về tác giả của nguyên tác Hán văn của bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc mà ta thường gọi, là người Việt Nam, không phải của người Trung Quốc mà bấy lâu ta lầm tưởng.

Nguyễn Bá Trác đã Việt dịch lại bài Hạn mạn du ký của ông vốn được viết bằng Hán văn, trong đó, ông đã dịch khúc ca này một cách điêu luyện, đúng với tinh thần nhận xét “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái” của ông họ Lưu mà Nguyễn Bá Trác gặp ở Thượng Hải trong một quán rượu.

Chúng tôi chỉ nêu ra mà không bàn nhiều về khúc ca “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” của Nguyên quân và bản dịch của Nguyễn Bá Trác vì có lẽ Phạm Hoàng Quân là người viết rất kỹ về văn bản này. 

Cuối cùng, xin quý vị hãy đọc lại thiên ký sự Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác (bản Quốc ngữ và cả bản Hán văn) đăng trên Nam Phong để khám phá thêm những điều thú vị khác.
LQT.
02/2014


alt

Một trang Hạn mạn du ký, in trên Nam phong, bản Hán văn, tập 30, tr.211, 
dòng thứ 4 từ trái qua, phần trong ngoặt đơn chú thích 
về việc đổi họ Nguyên của Nguyên quân.



alt

Hạn mạn du ký, in trên Nam phong, bản Hán văn, tập 30, tr.214, dòng thứ 5 đến thứ 9,
từ phải qua trái, là nguyên tác Hán văn bài “Nam phương đặc biệt đích âm điệu”
của Nguyên quân.



alt


alt

Hạn mạn du ký in trên Nam phong, bản Quốc ngữ, tập 41, trang 400 và trang 401,
bản Việt dịch của Nguyễn Bá Trác



***

[1] Xin xem Phạm Hoàng Quân, Hồ Trường và Nam phương ca khúc, đăng tải trên trang http://vietbao.vn/Van-hoa/Ho-Truong-va-Nam-phuong-ca-khuc/40099819/105/
[2]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.400-401.
[3] Chữ này bị xếp nhầm thành chữ  do hai chữ có tự dạng gần giống nhau. Vì vậy bản dịch của Nguyễn Bá Trác là rất sát.
[4] Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong, (bản Hán văn), tập 30, tr.214
[5]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.398.
[6]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong (bản Quốc ngữ), tập 41, tr.398-399.
[7]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam Phong, bản Quốc ngữ, tập 42, tr.460-461.
[8]Nguyễn Bá Trác, Hạn mạn du ký, Nam phong tạp chí, bản Hán văn, tập 30, tr.211
QuynhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm