Văn Học & Nghệ Thuật
Bài tân cổ giao duyên “Hận Tha La”
“Giọng ca liêu trai”
Những người yêu thích cổ nhạc ở thời thập niên 1960, nếu không tự mình mua được máy hát dĩa để tha hồ thưởng thức những bài ca vọng cổ tự chọn, đồng thời với các giọng ca mình ưa chuộng, thì thỉnh thoảng vẫn được nghe ca từ những nhà bên cạnh hoặc gần đó có máy hát dĩa phát ra.
Trường hợp thứ hai này chiếm đại đa số, nhưng phải chấp nhận người ta hát dĩa nào thì nghe dĩa nấy, có còn hơn không, dù rằng rất thích nghe vọng cổ không thua gì người có máy. Trong số những dĩa hát được phát hành phổ biến rộng rãi thời bấy giờ được thiên hạ mua nhiều, đi đâu cũng nghe hát, người ta phải kể đến dĩa “Hận Tha La” do nghệ sĩ Thành Được và danh ca tân nhạc Thanh Thúy trình bày.
Đây là thời kỳ mà giọng ca của nghệ sĩ Thành Được, Hữu Phước là hai làn hơi ca hái ra tiền, được người đời trọng vọng và các hãng dĩa ân cần mời gọi. Cả hai đứng vào hàng “nghệ sĩ đi xe hơi”, là thành phần rất hiếm hoi chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!
Song song đó thì bên phía tân nhạc, ca sĩ Thanh Thúy cũng nổi danh không kém, giọng ca Thanh Thúy cũng được thiên hạ tặng là “giọng ca liêu trai”. Chủ hãng dĩa hát là người làm thương mại, có cái nhìn thực tế, đã kết hợp giọng ca Thành Được và Thanh Thúy để cho ra đời dĩa tân cổ giao duyên “Hận Tha La”. Nhờ vậy mà nhạc sĩ Sơn Thảo, người sáng tác bản nhạc, tự dưng có tiền từ trên trời rơi xuống, và soạn giả Viễn Châu cũng kiếm được tiền nhờ hãng dĩa “đặt hàng” viết theo câu chuyện bản nhạc Hận Tha La. Thế nhưng hai ông này chỉ kiếm tiền có một, còn hãng dĩa Hồng Hoa thì họ kiếm tiền nhiều hơn cả chục lần, bởi vì bán hết đợt dĩa này họ lại cho in ra đợt khác vì dĩa bán quá chạy. Nói tóm lại là hãng dĩa kiếm tiền nhiều hơn gấp bội vậy.
Được ưa thích nhất
Nghe nói thời đó hãng dĩa phải chi tiền khá nhiều thì mới thu thanh được tiếng hát của Thành Được và Thanh Thúy, bởi hai giọng ca tân nhạc và cổ nhạc nói trên được coi như giới mộ điệu ưa thích nhứt vào thời những năm đầu thập niên 1960 này.
Thanh Thúy thì người ta không biết rõ hãng dĩa đãi ngộ bao nhiêu, bởi vấn đề này hãng dĩa và ca sĩ không bao giờ tiết lộ. Còn riêng Thành Được thì người ta dù không biết rõ con số, nhưng đoán chừng là mỗi lần thu thanh vô dĩa hát, nếu không xài phí thì nghệ sĩ có thể sống cả tháng.
Thế nhưng, đối với Thành Được lúc bấy giờ thì xài vài ngày là hết, hoặc chỉ một ngày hôm ấy là tiêu hết rồi. Như vậy thì bảo sao nghệ sĩ tên tuổi phần lớn đã không mang nợ từ giang! Thành Được nổi tiếng “chơi xe hơi”, vào tháng 2, 1975 tình hình chiến sự chưa thấy gì nặng nề, nên đoàn cải lương Việt Nam của kép Minh Vương đi lưu diễn miền Trung (có Thanh Nga tăng cường) và tỉnh nào cũng khả quan về tài chánh. Cũng thời điểm đó, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc được nhóm người chuyên khai thác văn nghệ ở miền Trung, mua giàn 12 đêm để diễn qua các nơi: Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế... Đào kép ai nấy có vẻ lên tinh thần, vì mỗi người đều được giám đốc đoàn cho mượn trước chút ít. Riêng Thành Được, Mộng Tuyền vì chủ giàn mời tăng cường nên cũng được ứng trước vài chục xấp.
Thành Được là dân chơi xe hơi có tiếng, nhưng mấy năm qua hát xướng ế ẩm, nên xe cộ gì cũng bay hết, và dịp này thì có một người đẹp cho mượn xe nên anh tự lái đi hát miền Trung. Tất cả đều ra đến Qui Nhơn đúng với chương trình dự định của chủ giàn. Hát tại Qui Nhơn xong, đoàn dọn ra Đà Nẵng, kế đến là Huế. Lượt về đoàn sẽ ghé Quảng Ngãi, nhưng xe chở đào kép vừa qua khỏi đèo Hải Vân đã phải dừng lại vì lửa đạn đã nổ rền, hỏa tiễn nổ chát chúa bên tai, mạnh ai nấy chạy tìm chỗ nấp.
Chiến sự miền Trung bắt đầu sôi động, đường sá mất an ninh, quốc lộ 1 bị cắt đứt nhiều nơi đâu có xe nào dám chạy. Bên đoàn Việt Nam thì Thanh Nga và ông Đổng Lân đi máy bay về Sài Gòn an toàn. Lẽ ra thì Thành Được đã về Sài Gòn cùng một lượt với Hoàng Long, nhưng anh này còn kẹt cái chiếc xe hơi của người đẹp nên phải ở lại tử thủ. Chiếc xe hơi lúc này là một gánh nặng, giờ đây chỉ lo cho tánh mạng mà thôi, và Thành Được đã gởi xe lại cho người nào đó ở Qui Nhơn. Nhưng rồi Qui Nhơn cũng di tản, mọi người đều lo chạy hết nên có ai đâu giữ xe cho anh, coi như bỏ xe hơi chạy lấy người vậy.
Người ta không rõ Thành Được về Sài Gòn bằng cách nào, cũng không biết tình trạng chiếc xe hơi mượn của người đẹp ra sao khi chiến sự tới Qui Nhơn. Nhưng đây có lẽ là lần đi xe hơi riêng cuối cùng của Thành Được ở trong nước, bởi hai tháng sau là 30 tháng 4, 1975 đâu có đào kép nào lái xe riêng đi hát như thời kỳ vàng son của cải lương trước đó.
Và bây giờ mời quí vị theo dõi trong phần âm thanh bài tân cổ giao duyên “Hận Tha La” với tiếng hát Thành Được và danh ca tân nhạc Thanh Thúy.
Bàn ra tán vào (0)
Bài tân cổ giao duyên “Hận Tha La”
“Giọng ca liêu trai”
Những người yêu thích cổ nhạc ở thời thập niên 1960, nếu không tự mình mua được máy hát dĩa để tha hồ thưởng thức những bài ca vọng cổ tự chọn, đồng thời với các giọng ca mình ưa chuộng, thì thỉnh thoảng vẫn được nghe ca từ những nhà bên cạnh hoặc gần đó có máy hát dĩa phát ra.
Trường hợp thứ hai này chiếm đại đa số, nhưng phải chấp nhận người ta hát dĩa nào thì nghe dĩa nấy, có còn hơn không, dù rằng rất thích nghe vọng cổ không thua gì người có máy. Trong số những dĩa hát được phát hành phổ biến rộng rãi thời bấy giờ được thiên hạ mua nhiều, đi đâu cũng nghe hát, người ta phải kể đến dĩa “Hận Tha La” do nghệ sĩ Thành Được và danh ca tân nhạc Thanh Thúy trình bày.
Đây là thời kỳ mà giọng ca của nghệ sĩ Thành Được, Hữu Phước là hai làn hơi ca hái ra tiền, được người đời trọng vọng và các hãng dĩa ân cần mời gọi. Cả hai đứng vào hàng “nghệ sĩ đi xe hơi”, là thành phần rất hiếm hoi chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!
Song song đó thì bên phía tân nhạc, ca sĩ Thanh Thúy cũng nổi danh không kém, giọng ca Thanh Thúy cũng được thiên hạ tặng là “giọng ca liêu trai”. Chủ hãng dĩa hát là người làm thương mại, có cái nhìn thực tế, đã kết hợp giọng ca Thành Được và Thanh Thúy để cho ra đời dĩa tân cổ giao duyên “Hận Tha La”. Nhờ vậy mà nhạc sĩ Sơn Thảo, người sáng tác bản nhạc, tự dưng có tiền từ trên trời rơi xuống, và soạn giả Viễn Châu cũng kiếm được tiền nhờ hãng dĩa “đặt hàng” viết theo câu chuyện bản nhạc Hận Tha La. Thế nhưng hai ông này chỉ kiếm tiền có một, còn hãng dĩa Hồng Hoa thì họ kiếm tiền nhiều hơn cả chục lần, bởi vì bán hết đợt dĩa này họ lại cho in ra đợt khác vì dĩa bán quá chạy. Nói tóm lại là hãng dĩa kiếm tiền nhiều hơn gấp bội vậy.
Được ưa thích nhất
Nghe nói thời đó hãng dĩa phải chi tiền khá nhiều thì mới thu thanh được tiếng hát của Thành Được và Thanh Thúy, bởi hai giọng ca tân nhạc và cổ nhạc nói trên được coi như giới mộ điệu ưa thích nhứt vào thời những năm đầu thập niên 1960 này.
Thanh Thúy thì người ta không biết rõ hãng dĩa đãi ngộ bao nhiêu, bởi vấn đề này hãng dĩa và ca sĩ không bao giờ tiết lộ. Còn riêng Thành Được thì người ta dù không biết rõ con số, nhưng đoán chừng là mỗi lần thu thanh vô dĩa hát, nếu không xài phí thì nghệ sĩ có thể sống cả tháng.
Thế nhưng, đối với Thành Được lúc bấy giờ thì xài vài ngày là hết, hoặc chỉ một ngày hôm ấy là tiêu hết rồi. Như vậy thì bảo sao nghệ sĩ tên tuổi phần lớn đã không mang nợ từ giang! Thành Được nổi tiếng “chơi xe hơi”, vào tháng 2, 1975 tình hình chiến sự chưa thấy gì nặng nề, nên đoàn cải lương Việt Nam của kép Minh Vương đi lưu diễn miền Trung (có Thanh Nga tăng cường) và tỉnh nào cũng khả quan về tài chánh. Cũng thời điểm đó, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc được nhóm người chuyên khai thác văn nghệ ở miền Trung, mua giàn 12 đêm để diễn qua các nơi: Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế... Đào kép ai nấy có vẻ lên tinh thần, vì mỗi người đều được giám đốc đoàn cho mượn trước chút ít. Riêng Thành Được, Mộng Tuyền vì chủ giàn mời tăng cường nên cũng được ứng trước vài chục xấp.
Thành Được là dân chơi xe hơi có tiếng, nhưng mấy năm qua hát xướng ế ẩm, nên xe cộ gì cũng bay hết, và dịp này thì có một người đẹp cho mượn xe nên anh tự lái đi hát miền Trung. Tất cả đều ra đến Qui Nhơn đúng với chương trình dự định của chủ giàn. Hát tại Qui Nhơn xong, đoàn dọn ra Đà Nẵng, kế đến là Huế. Lượt về đoàn sẽ ghé Quảng Ngãi, nhưng xe chở đào kép vừa qua khỏi đèo Hải Vân đã phải dừng lại vì lửa đạn đã nổ rền, hỏa tiễn nổ chát chúa bên tai, mạnh ai nấy chạy tìm chỗ nấp.
Chiến sự miền Trung bắt đầu sôi động, đường sá mất an ninh, quốc lộ 1 bị cắt đứt nhiều nơi đâu có xe nào dám chạy. Bên đoàn Việt Nam thì Thanh Nga và ông Đổng Lân đi máy bay về Sài Gòn an toàn. Lẽ ra thì Thành Được đã về Sài Gòn cùng một lượt với Hoàng Long, nhưng anh này còn kẹt cái chiếc xe hơi của người đẹp nên phải ở lại tử thủ. Chiếc xe hơi lúc này là một gánh nặng, giờ đây chỉ lo cho tánh mạng mà thôi, và Thành Được đã gởi xe lại cho người nào đó ở Qui Nhơn. Nhưng rồi Qui Nhơn cũng di tản, mọi người đều lo chạy hết nên có ai đâu giữ xe cho anh, coi như bỏ xe hơi chạy lấy người vậy.
Người ta không rõ Thành Được về Sài Gòn bằng cách nào, cũng không biết tình trạng chiếc xe hơi mượn của người đẹp ra sao khi chiến sự tới Qui Nhơn. Nhưng đây có lẽ là lần đi xe hơi riêng cuối cùng của Thành Được ở trong nước, bởi hai tháng sau là 30 tháng 4, 1975 đâu có đào kép nào lái xe riêng đi hát như thời kỳ vàng son của cải lương trước đó.
Và bây giờ mời quí vị theo dõi trong phần âm thanh bài tân cổ giao duyên “Hận Tha La” với tiếng hát Thành Được và danh ca tân nhạc Thanh Thúy.