Nhân Vật
Bản lĩnh của vua Hàm Nghi
Lên ngôi vua ở tuổi 13
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Minh. Ông sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3/8/1871).
Sau khi vua Tự Đức băng hà (7/1883), mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua kia để tìm được người trong hoàng tộc có cùng chí hướng đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho các ông chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Ký (Chánh Mông) lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không tán thành vì ông này lớn tuổi khó điều khiển nên hai ông chọn một người nhỏ tuổi để dễ tác động.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong bần hàn. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ, không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2/8/1884), Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch 13 tuổi.
Khâm sứ Piere Paul Rheinart thấy việc lập vua không hỏi ý kiến đúng như đã giao ước nên đem quân vào Huế bắt triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm, nhưng viên khâm sứ không chịu, bắt phải viết bằng chữ Hán. Hai ông viết lại, viên khâm sứ mới chịu.
Chân dung vua Hàm Nghi. |
Luôn thể hiện ý chí cương quyết độc lập
Công việc đầu tiên Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ tòa khâm sứ sang điện Thái Hòa làm lễ tôn vương cho nhà vua. 9h ngày 17/8/1884, phái đoàn Pháp gồm đại tá Guerrier, khâm sứ Rheinart, thuyền trưởng Wallarrne cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành. Guerrier buộc Triều đình Huế phải để toàn bộ quan Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa - lối dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được đi vào cổng chính còn các thành phần khác thì đi cổng hai bên.
Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng cuối cùng buổi lễ phong vương kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất Thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại, nên đoàn Pháp phải đi theo hai lối cửa hai bên để ra về. Đánh giá sự kiện này Marcel Gaultier đã biết: "Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: Với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quân tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn".
Nhìn thấy bọn người Pháp khinh mạn vua mình, đêm 22 sáng 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tối 4 sáng 5/7/1885), Tôn Thất Thuyết quyết định đem quân tấn công trại lính của Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp tập hợp lực lượng phản công quyết liệt, quan quân nhà Nguyễn không chống nổi, rời bỏ Kinh thành Huế đưa Hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng tam cung lên đường lánh nạn.
(còn nữa)
Dương Tuấn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bản lĩnh của vua Hàm Nghi
Lên ngôi vua ở tuổi 13
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Minh. Ông sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (3/8/1871).
Sau khi vua Tự Đức băng hà (7/1883), mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua kia để tìm được người trong hoàng tộc có cùng chí hướng đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho các ông chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Ký (Chánh Mông) lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không tán thành vì ông này lớn tuổi khó điều khiển nên hai ông chọn một người nhỏ tuổi để dễ tác động.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong bần hàn. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ, không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân (2/8/1884), Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch 13 tuổi.
Khâm sứ Piere Paul Rheinart thấy việc lập vua không hỏi ý kiến đúng như đã giao ước nên đem quân vào Huế bắt triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm, nhưng viên khâm sứ không chịu, bắt phải viết bằng chữ Hán. Hai ông viết lại, viên khâm sứ mới chịu.
Chân dung vua Hàm Nghi. |
Luôn thể hiện ý chí cương quyết độc lập
Công việc đầu tiên Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ tòa khâm sứ sang điện Thái Hòa làm lễ tôn vương cho nhà vua. 9h ngày 17/8/1884, phái đoàn Pháp gồm đại tá Guerrier, khâm sứ Rheinart, thuyền trưởng Wallarrne cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành. Guerrier buộc Triều đình Huế phải để toàn bộ quan Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa - lối dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được đi vào cổng chính còn các thành phần khác thì đi cổng hai bên.
Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng cuối cùng buổi lễ phong vương kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất Thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại, nên đoàn Pháp phải đi theo hai lối cửa hai bên để ra về. Đánh giá sự kiện này Marcel Gaultier đã biết: "Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: Với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quân tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn".
Nhìn thấy bọn người Pháp khinh mạn vua mình, đêm 22 sáng 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tối 4 sáng 5/7/1885), Tôn Thất Thuyết quyết định đem quân tấn công trại lính của Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp tập hợp lực lượng phản công quyết liệt, quan quân nhà Nguyễn không chống nổi, rời bỏ Kinh thành Huế đưa Hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng tam cung lên đường lánh nạn.
(còn nữa)
Dương Tuấn