Tham Khảo
Bàn về tự do ngôn luận
Bàn về tự do ngôn luận
Bàn về tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận là một chủ đề dài dòng, nhiều chi tiết. Bài này sẽ chia sẻ một số kiến thức, quan điểm về tự do ngôn luận.
Bài viết sẽ chia ra nhiều phần. Trong phần này, chúng ta nói về tự do
ngôn luận dưới góc độ không gian nào cần có tự do ngôn luận, không gian
nào có thể “không có”.
Trước hết, chúng ta định nghĩa một cách sơ sài về tự do ngôn luận, đó là
muốn nói gì thì nói. Định nghĩa chi tiết xin hẹn dịp khác. Sơ sài vì
chúng ta chưa bàn ai có quyền nói, ai có quyền nghe…
Chúng ta bắt đầu với một ví dụ, một nhóm đặt biệt thích thịt heo có
nguyên tắc chia sẻ thông tin một cách cởi mở nhất về thịt heo như chỗ
nào bán thịt heo ngon, chỗ nào bán thịt heo dở…Thế là có cửa hàng thịt
bò vì muốn tăng doanh số nên cho người vào group phá đám, cách phá đám
dễ nhất là đăng hàng loạt bài chê bai thịt heo, và nói về các tác dụng
của thịt bò. Rốt cuộc có thể group đó thành group tuyên truyền cho thịt
bò nếu không có sự can thiệp.
Ở đây, chúng ta thấy rằng, nếu một nhóm hay cộng đồng nào đó chung lý
tưởng, tiêu chí, tức thành phần được “dán nhãn” rõ ràng thì không có tự
do ngôn luận tuyệt đối. Vì nếu như thế, về lâu dài tiêu chí riêng mà
cộng đồng đó đặt ra sẽ bị phá vỡ, ý nghĩa thành lập nên cộng đồng sẽ sụp
đổ. Group của chúng ta là một dạng như vậy, chúng ta là group được dán
nhãn cánh hữu nên mọi ý kiến, lý thuyết, hay sự chia sẻ là kiến thức
cánh hữu. Mọi tuyên truyền cánh tả gần như sẽ không thể tồn tại trong
group. Còn xác định thế nào là “cánh tả” sẽ do sự chủ quan của nhóm quản
lý group quyết định với sự công tâm nhất có thể, đó là lời hứa trách
nhiệm mà tôi mà một thành viên.
Những trường hợp không có tự do ngôn luận một cách hợp lý khác như tường
facebook của riêng ai đó (facebook của họ thì họ có quyền giữ hay xóa
những bình luận họ thích vì họ có toàn quyền với “nhà” của họ) hay nhà
riêng của ai đó, tức người ta có thể mời kẻ không cùng quan điểm với
mình đi chỗ khác vì nhà riêng thì tôi có quyền nghe những điều tôi thích
nghe……Chỉ trích những điều ấy là “không có tự do ngôn luận” là cố tình
không hiểu quyền riêng tư của cá nhân hay hội nhóm vì điều đó chẳng liên
quan đến tự do ngôn luận.
Ngược lại, ở một không gian lớn hơn như quốc gia hay mạng xã hội như
facebook thì tự do ngôn luận-dạng thích nói gì thì nói là điều cần đảm
bảo, nên khuyến khích. Vì đây là tập hợp của nhiều cá nhân, của nhiều
hội nhóm với đủ sự đa dạng. Đó không phải là một tập hợp thống nhất trên
một lý tưởng hay tiêu chuẩn. Việc có tự do ngôn luận tuyệt đối ở đây là
điều cực kì cần thiết.
Facebook đạo đức giả cánh tả đi xóa chỉ trích Hồi giáo, đây mới là gò ép
tự do ngôn luận (lý do facebook là mạng xã hội lớn chứ không là nhóm
nhỏ có tiêu chí đặc biệt riêng).
Vậy khi nói về tự do ngôn luận, hãy đặt thêm câu hỏi “tự do ngôn luận
trong không gian nào?” và “liệu tự do nói thoải mái về cháo lòng theo
cách trịch thượng nhất ở quán bún bò Huế rồi bị chủ quán từ chối phục vụ
thì hành vi của chủ quán có xem là ngăn cản tự do ngôn luận?”.
Thịnh Phạm
http://cafekubua.com/2016/10/11/ban-ve-tu-ngon-luan/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bàn về tự do ngôn luận
Bàn về tự do ngôn luận
Bàn về tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận là một chủ đề dài dòng, nhiều chi tiết. Bài này sẽ chia sẻ một số kiến thức, quan điểm về tự do ngôn luận.
Bài viết sẽ chia ra nhiều phần. Trong phần này, chúng ta nói về tự do
ngôn luận dưới góc độ không gian nào cần có tự do ngôn luận, không gian
nào có thể “không có”.
Trước hết, chúng ta định nghĩa một cách sơ sài về tự do ngôn luận, đó là
muốn nói gì thì nói. Định nghĩa chi tiết xin hẹn dịp khác. Sơ sài vì
chúng ta chưa bàn ai có quyền nói, ai có quyền nghe…
Chúng ta bắt đầu với một ví dụ, một nhóm đặt biệt thích thịt heo có
nguyên tắc chia sẻ thông tin một cách cởi mở nhất về thịt heo như chỗ
nào bán thịt heo ngon, chỗ nào bán thịt heo dở…Thế là có cửa hàng thịt
bò vì muốn tăng doanh số nên cho người vào group phá đám, cách phá đám
dễ nhất là đăng hàng loạt bài chê bai thịt heo, và nói về các tác dụng
của thịt bò. Rốt cuộc có thể group đó thành group tuyên truyền cho thịt
bò nếu không có sự can thiệp.
Ở đây, chúng ta thấy rằng, nếu một nhóm hay cộng đồng nào đó chung lý
tưởng, tiêu chí, tức thành phần được “dán nhãn” rõ ràng thì không có tự
do ngôn luận tuyệt đối. Vì nếu như thế, về lâu dài tiêu chí riêng mà
cộng đồng đó đặt ra sẽ bị phá vỡ, ý nghĩa thành lập nên cộng đồng sẽ sụp
đổ. Group của chúng ta là một dạng như vậy, chúng ta là group được dán
nhãn cánh hữu nên mọi ý kiến, lý thuyết, hay sự chia sẻ là kiến thức
cánh hữu. Mọi tuyên truyền cánh tả gần như sẽ không thể tồn tại trong
group. Còn xác định thế nào là “cánh tả” sẽ do sự chủ quan của nhóm quản
lý group quyết định với sự công tâm nhất có thể, đó là lời hứa trách
nhiệm mà tôi mà một thành viên.
Những trường hợp không có tự do ngôn luận một cách hợp lý khác như tường
facebook của riêng ai đó (facebook của họ thì họ có quyền giữ hay xóa
những bình luận họ thích vì họ có toàn quyền với “nhà” của họ) hay nhà
riêng của ai đó, tức người ta có thể mời kẻ không cùng quan điểm với
mình đi chỗ khác vì nhà riêng thì tôi có quyền nghe những điều tôi thích
nghe……Chỉ trích những điều ấy là “không có tự do ngôn luận” là cố tình
không hiểu quyền riêng tư của cá nhân hay hội nhóm vì điều đó chẳng liên
quan đến tự do ngôn luận.
Ngược lại, ở một không gian lớn hơn như quốc gia hay mạng xã hội như
facebook thì tự do ngôn luận-dạng thích nói gì thì nói là điều cần đảm
bảo, nên khuyến khích. Vì đây là tập hợp của nhiều cá nhân, của nhiều
hội nhóm với đủ sự đa dạng. Đó không phải là một tập hợp thống nhất trên
một lý tưởng hay tiêu chuẩn. Việc có tự do ngôn luận tuyệt đối ở đây là
điều cực kì cần thiết.
Facebook đạo đức giả cánh tả đi xóa chỉ trích Hồi giáo, đây mới là gò ép
tự do ngôn luận (lý do facebook là mạng xã hội lớn chứ không là nhóm
nhỏ có tiêu chí đặc biệt riêng).
Vậy khi nói về tự do ngôn luận, hãy đặt thêm câu hỏi “tự do ngôn luận
trong không gian nào?” và “liệu tự do nói thoải mái về cháo lòng theo
cách trịch thượng nhất ở quán bún bò Huế rồi bị chủ quán từ chối phục vụ
thì hành vi của chủ quán có xem là ngăn cản tự do ngôn luận?”.
Thịnh Phạm
http://cafekubua.com/2016/10/11/ban-ve-tu-ngon-luan/