Tin nóng trong ngày
Báo Trung cộng ghi tiêu đề “Tới Vũ Hán đi” sau sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình - Minh Lam
Vào ngày 10/2, sự xuất hiện hiếm hoi của ông Tập Cận Bình kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại Vũ Hán, đã được truyền thông Trung cộng đưa tin rầm rộ.
Ảnh chụp màn hình video: https://youtu.be/GI9IQyVGUiY.
“Tới Vũ Hán đi”
Vào ngày 10/2, sự xuất hiện hiếm hoi của ông Tập Cận Bình kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại Vũ Hán, đã được truyền thông Trung cộng đưa tin rầm rộ. Tuy nhiên, khi tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin này, bài báo đi kèm ở dưới lại có tiêu đề “Tới Vũ Hán đi”, đã gây ra sự chú ý từ dư luận.
Kể từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát ở Vũ Hán, nhà lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình hiếm khi xuất hiện trước công chúng, cho đến ngày 10/2, khi ông cùng đoàn tùy tùng lần lượt đi thăm khu An Trinh và Bệnh viện Địa Đàn ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đồng thời kết nối video với Bệnh viện Đàm Kim Bạc, Bệnh viện Dung Hợp và Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán để nắm thông tin về Covid-19. Đây là lần thứ hai ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 5/2.
Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo khi đưa tin về nội dung này thì bài viết liên kết ở phía dưới lại có bốn chữ lớn “Tới Vũ Hán đi”, và điều này đã gây sự chú ý lớn từ công chúng.
Ảnh chụp màn hình bài báo
Nhật báo Pháp Quảng vào ngày 11/2 nói rằng, tại một quốc gia nơi công chúng bị kiểm duyệt, phép ẩn dụ ngôn ngữ của tờ Nhân dân Nhật báo dường như rất quan trọng và bài viết liên kết ở phía dưới, sẽ mang theo rất nhiều hàm nghĩa. Tờ báo chỉ rõ, Tập Cận Bình vẫn luôn ở Bắc Kinh kể từ khi dịch bệnh ở Vũ Hán bùng phát. “Tới Vũ Hán đi” không chỉ yêu cầu ông Tập phải đích thân đến Vũ Hán để an ủi các nạn nhân, mà còn là một cách thể hiện sự giận dữ khó nói ra của họ.
Trước đó, vào ngày 28/1, ông Tập Cận Bình đã đón tiếp ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh. Tại thời điểm đó, ông Tập nói rằng: “Tôi vẫn luôn trực tiếp chỉ đạo và đích thân triển khai” công tác phòng chống dịch bệnh ở Vũ Hán.
Bà Allison Sherlock, nhà nghiên cứu Trung cộng tại Eurasia Group, tổ chức tư vấn rủi ro nói với CNBC rằng sự bùng phát nhanh chóng của virus corona có thể khiến ông Tập nhận ra rằng đó “không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”.
“Đây có lẽ là thách thức chính trị lớn nhất mà ông ấy phải đối mặt kể từ khi nhậm chức năm 2012… Việc xử lý sự lây lan virus không đúng cách đã không chỉ dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nó cũng làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính phủ. Và Bắc Kinh sẽ cố gắng làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng người dân sẽ tin tưởng vào các quan chức địa phương của họ một lần nữa”, Sherlock nói với CNBC.
Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung cộng , cho biết sự bùng phát virus corona là thử nghiệm lớn nhất đối với sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Trung cộng trong năm nay.
“Ở đây, đột nhiên, rõ ràng, các nhà kiểm duyệt internet thậm chí không thể kiểm soát các câu hỏi hoài nghi trên internet của người dân liệu lãnh đạo có thực sự quản lý cuộc khủng hoảng này theo cách đúng đắn hay không”, Stanzel nói tại một cuộc thảo luận về triển vọng của Trung cộng cho năm 2020 được tổ chức bởi Viện Mercator vào ngày 28/1.
Cập nhật số người chết và nhiễm virus corona
Dịch virus corona xuất hiện ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 60.000 người nhiễm bệnh, 1.365 người chết.
Tiến Thành
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Báo Trung cộng ghi tiêu đề “Tới Vũ Hán đi” sau sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình - Minh Lam
Vào ngày 10/2, sự xuất hiện hiếm hoi của ông Tập Cận Bình kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại Vũ Hán, đã được truyền thông Trung cộng đưa tin rầm rộ.
Ảnh chụp màn hình video: https://youtu.be/GI9IQyVGUiY.
“Tới Vũ Hán đi”
Vào ngày 10/2, sự xuất hiện hiếm hoi của ông Tập Cận Bình kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại Vũ Hán, đã được truyền thông Trung cộng đưa tin rầm rộ. Tuy nhiên, khi tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin này, bài báo đi kèm ở dưới lại có tiêu đề “Tới Vũ Hán đi”, đã gây ra sự chú ý từ dư luận.
Kể từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát ở Vũ Hán, nhà lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình hiếm khi xuất hiện trước công chúng, cho đến ngày 10/2, khi ông cùng đoàn tùy tùng lần lượt đi thăm khu An Trinh và Bệnh viện Địa Đàn ở quận Triều Dương, Bắc Kinh đồng thời kết nối video với Bệnh viện Đàm Kim Bạc, Bệnh viện Dung Hợp và Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán để nắm thông tin về Covid-19. Đây là lần thứ hai ông xuất hiện trước công chúng kể từ khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 5/2.
Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo khi đưa tin về nội dung này thì bài viết liên kết ở phía dưới lại có bốn chữ lớn “Tới Vũ Hán đi”, và điều này đã gây sự chú ý lớn từ công chúng.
Ảnh chụp màn hình bài báo
Nhật báo Pháp Quảng vào ngày 11/2 nói rằng, tại một quốc gia nơi công chúng bị kiểm duyệt, phép ẩn dụ ngôn ngữ của tờ Nhân dân Nhật báo dường như rất quan trọng và bài viết liên kết ở phía dưới, sẽ mang theo rất nhiều hàm nghĩa. Tờ báo chỉ rõ, Tập Cận Bình vẫn luôn ở Bắc Kinh kể từ khi dịch bệnh ở Vũ Hán bùng phát. “Tới Vũ Hán đi” không chỉ yêu cầu ông Tập phải đích thân đến Vũ Hán để an ủi các nạn nhân, mà còn là một cách thể hiện sự giận dữ khó nói ra của họ.
Trước đó, vào ngày 28/1, ông Tập Cận Bình đã đón tiếp ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bắc Kinh. Tại thời điểm đó, ông Tập nói rằng: “Tôi vẫn luôn trực tiếp chỉ đạo và đích thân triển khai” công tác phòng chống dịch bệnh ở Vũ Hán.
Bà Allison Sherlock, nhà nghiên cứu Trung cộng tại Eurasia Group, tổ chức tư vấn rủi ro nói với CNBC rằng sự bùng phát nhanh chóng của virus corona có thể khiến ông Tập nhận ra rằng đó “không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”.
“Đây có lẽ là thách thức chính trị lớn nhất mà ông ấy phải đối mặt kể từ khi nhậm chức năm 2012… Việc xử lý sự lây lan virus không đúng cách đã không chỉ dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nó cũng làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính phủ. Và Bắc Kinh sẽ cố gắng làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng người dân sẽ tin tưởng vào các quan chức địa phương của họ một lần nữa”, Sherlock nói với CNBC.
Volker Stanzel, cựu đại sứ Đức tại Trung cộng , cho biết sự bùng phát virus corona là thử nghiệm lớn nhất đối với sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Trung cộng trong năm nay.
“Ở đây, đột nhiên, rõ ràng, các nhà kiểm duyệt internet thậm chí không thể kiểm soát các câu hỏi hoài nghi trên internet của người dân liệu lãnh đạo có thực sự quản lý cuộc khủng hoảng này theo cách đúng đắn hay không”, Stanzel nói tại một cuộc thảo luận về triển vọng của Trung cộng cho năm 2020 được tổ chức bởi Viện Mercator vào ngày 28/1.
Cập nhật số người chết và nhiễm virus corona
Dịch virus corona xuất hiện ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 60.000 người nhiễm bệnh, 1.365 người chết.
Tiến Thành
Hoang Pham chuyen