Tham Khảo
Báo chí Israel: Thổ Nhĩ Kì, xe tăng đã thua mạng xã hội
Nhân dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà lực lượng cảnh sát không thể làm – và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự, Asaf Nahum viết trên trang Maasiv như thế.
Trang Maariv
http://inosmi.ru/overview/20160716/237219635.html
Phạm Nguyên Trường dịch
(VNTB) - Nhân
dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà lực lượng cảnh sát không thể làm –
và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự, Asaf Nahum viết trên trang
Maasiv như thế.
Trang
mạng Haaretz
Binh lính đã cố gắng hành động theo đúng các
nguyên tắc căn bản của đảo chính quân sự, nhưng đã bị thua công nghệ mới, nhà
báo Peper viết trên trang Haaretz như thế. Nguyên tắc đầu tiên của đảo chính
quân sự là chiếm đài phát thanh và truyền hình, và những kẻ làm loạn ở Thổ Nhĩ
Kì đã làm đúng như thế. Ngay sau khi nổi loạn ở Ankara, họ đã đột nhập vào các
trung tâm truyền hình và phát thanh quốc gia và buộc các nhà báo ở đây truyền
đi tin tức nói rằng họ đã bắt giam chính phủ của tổng thống Erdoğan.
Nhưng lúc đó, vị tổng thống này đang ở khu nghỉ mát Marmaris.
Và những kẻ phản loạn đã tính sai: họ không ngăn chặn được thông tin liên lạc của
ông này. Vừa lên máy bay trở về Istanbul, ông liền lên tiếng kêu gọi nhân dân xuống đường,
chiếm các quảng trường chính và đuổi binh lính ra khỏi các sân bay. Chẳng bao
lâu sau, những đám đông ủng hộ Erdoğan cũng như các
đơn vị quân đội và cảnh sát trung thành với chính phủ đã xuất hiện trên các đường
phố Instanbul và các thành phố khác. “Chắc chắn là lời hiệu triệu của Erdoğan,
được truyền trên mạng xã hội, cũng như nhờ các phương tiện truyền tin mới khác
đã có vai trò nhất định trong việc đập tan cuộc đảo chính. Nhưng, nực cười là,
tổng thống Thổ Nhĩ Kì, trong giai đoạn diễn ra những cuộc biểu tình chống chính
phủ năm 2013, đã từng phê phán gay gắt Internet và mạng xã hội và đe dọa không
cho người dân tiếp cận với Internet và mạng xã hội nữa; nhưng nay, trong khi
không thể liên lạc được với các cơ quan quyền lực, ông buộc phải sử dụng những
phương tiện này”, Peper viết. Mạng xã hội,
cùng với loa phát thanh trong các nhà thờ Hồi giáo đã giúp đưa hàng ngàn người
dân tiến ra đường phố. Bằng kinh nghiệm của mình, Erdoğan tin tưởng rằng
có thể sử dụng những phương tiện mà có thời ông từng lên án là loan truyền tin
tức với mục tiêu chống lại Thổ Nhĩ Kì. Hiện vẫn chưa rõ, sau những sự kiện vừa
rồi, tổng thống có thay đổi thái độ đối với mạng xã hội hay không; hay ngược lại,
ông sẽ tìm cách vô hiệu hóa triệt để những phương tiện này.
Trang
mạng Ynet
Trang mạng Ynet nhận xét rằng tổng thống Thổ Nhĩ
Kì, Recep
Tayyip Erdoğan, lên án Fethullah
Gulen, lãnh tụ tinh thần của tổ chức Hizmet - trước đây từng là chiến hữu của Erdoğan trong cuộc chiến đấu chống lại ảnh hưởng của quân đội đối
với nền chính trị Thổ Nhĩ Kì - vì cho rằng ông này là người tổ chức cuộc đảo
chính. Gulen tuyên truyền cho phiên bản Hồi
giáo tương đối ôn hòa, với tinh thần bao dung và đối thoại giữa các tôn giáo,
và nhiều người cho rằng quan điểm của ông ta về những vấn đề như uống rượu hay
phá thai còn nhẹ nhàng hơn quan điểm của Erdoğan. Nhưng, nhiều chuyên
gia lại cho rằng đấy chỉ là mặt nạ, trên thực tế, Gulen chỉ muốn giành chính quyền và sau đó sẽ biến Thổ Nhĩ Kì
thành nhà nước Hồi giáo chính hiệu. Gulen sống
lưu vong ỏ Mỹ từ năm 1999, được bảo vệ rất nghiêm ngặt và tuy ở xa, nhưng vẫn
tiếp tục can thiệt một cách tích cực vào các sự kiện ở Thổ Nhĩ Kì. Từ năm 2014, Erdoğan đã
lên án những người ủng hộ Gulen là có những hoạt
động chống chính phủ và thành lập chính phủ “song hành” với chính phủ hiện thời.
Theo Erdoğan, chính những người ủng hộ Gulen đã kích động vụ bê bối lớn
về tham nhũng và định dùng cảnh sát để lật đổ chính phủ. Lãnh tụ phong trào Hizmet kiên quyết bác bỏ những lời lên án này. Gulen
tuyên bố rằng lên án ông về việc chuẩn bị cuộc
đảo chính quân sự là thóa mạ người đã chịu nhiều đau khổ vì bị quân đội đàn áp.
Trang Maariv
Nhân dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà
lực lượng cảnh sát không thể làm – và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự,
Asaf Nahum viết trên trang Maasiv như thế. Nhà báo này cũng nhận xét rằng mặc,
dù lực lượng bạo loạn đã chiếm được trung tâm phát thanh và truyền hình ở
Ankara, nhưng Erdoğan đã lên sóng và kêu gọi nhân dân không để xảy ra vụ lật
đổ chính phủ dân chủ. Nhờ có lời kêu gọi của Erdoğan và của nhà thờ Hồi giáo mà
những người phản đối vụ đảo chính quân sự đã bước ra đường phố và kiên quyết chống
lại cuộc bạo loạn. Họ đã buộc quân lính
rút ra khỏi sân bay Atatürk và quảng trường Taksim ở Instanbul,
đụng độ giữa quân phiến loạn và những người ủng hộ chính phủ đã diễn ra ở hai
khu vực này. Sau khi dẹp được bạo loạn, Erdoğan đã lên tiếng cảm ơn sự ủng hộ của
nhân dân và nói rằng khi nhân dân sẵn sàng chiến đấu với quân thù thì ông sẽ
không đầu hàng, và ông cũng lên án Fethullah Gulen vì cho rằng ông này là người tổ chức cuộc bạo
loạn vừa qua.
http://inosmi.ru/overview/20160716/237219635.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Báo chí Israel: Thổ Nhĩ Kì, xe tăng đã thua mạng xã hội
Nhân dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà lực lượng cảnh sát không thể làm – và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự, Asaf Nahum viết trên trang Maasiv như thế.
Phạm Nguyên Trường dịch
(VNTB) - Nhân
dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà lực lượng cảnh sát không thể làm –
và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự, Asaf Nahum viết trên trang
Maasiv như thế.
Trang
mạng Haaretz
Binh lính đã cố gắng hành động theo đúng các
nguyên tắc căn bản của đảo chính quân sự, nhưng đã bị thua công nghệ mới, nhà
báo Peper viết trên trang Haaretz như thế. Nguyên tắc đầu tiên của đảo chính
quân sự là chiếm đài phát thanh và truyền hình, và những kẻ làm loạn ở Thổ Nhĩ
Kì đã làm đúng như thế. Ngay sau khi nổi loạn ở Ankara, họ đã đột nhập vào các
trung tâm truyền hình và phát thanh quốc gia và buộc các nhà báo ở đây truyền
đi tin tức nói rằng họ đã bắt giam chính phủ của tổng thống Erdoğan.
Nhưng lúc đó, vị tổng thống này đang ở khu nghỉ mát Marmaris.
Và những kẻ phản loạn đã tính sai: họ không ngăn chặn được thông tin liên lạc của
ông này. Vừa lên máy bay trở về Istanbul, ông liền lên tiếng kêu gọi nhân dân xuống đường,
chiếm các quảng trường chính và đuổi binh lính ra khỏi các sân bay. Chẳng bao
lâu sau, những đám đông ủng hộ Erdoğan cũng như các
đơn vị quân đội và cảnh sát trung thành với chính phủ đã xuất hiện trên các đường
phố Instanbul và các thành phố khác. “Chắc chắn là lời hiệu triệu của Erdoğan,
được truyền trên mạng xã hội, cũng như nhờ các phương tiện truyền tin mới khác
đã có vai trò nhất định trong việc đập tan cuộc đảo chính. Nhưng, nực cười là,
tổng thống Thổ Nhĩ Kì, trong giai đoạn diễn ra những cuộc biểu tình chống chính
phủ năm 2013, đã từng phê phán gay gắt Internet và mạng xã hội và đe dọa không
cho người dân tiếp cận với Internet và mạng xã hội nữa; nhưng nay, trong khi
không thể liên lạc được với các cơ quan quyền lực, ông buộc phải sử dụng những
phương tiện này”, Peper viết. Mạng xã hội,
cùng với loa phát thanh trong các nhà thờ Hồi giáo đã giúp đưa hàng ngàn người
dân tiến ra đường phố. Bằng kinh nghiệm của mình, Erdoğan tin tưởng rằng
có thể sử dụng những phương tiện mà có thời ông từng lên án là loan truyền tin
tức với mục tiêu chống lại Thổ Nhĩ Kì. Hiện vẫn chưa rõ, sau những sự kiện vừa
rồi, tổng thống có thay đổi thái độ đối với mạng xã hội hay không; hay ngược lại,
ông sẽ tìm cách vô hiệu hóa triệt để những phương tiện này.
Trang
mạng Ynet
Trang mạng Ynet nhận xét rằng tổng thống Thổ Nhĩ
Kì, Recep
Tayyip Erdoğan, lên án Fethullah
Gulen, lãnh tụ tinh thần của tổ chức Hizmet - trước đây từng là chiến hữu của Erdoğan trong cuộc chiến đấu chống lại ảnh hưởng của quân đội đối
với nền chính trị Thổ Nhĩ Kì - vì cho rằng ông này là người tổ chức cuộc đảo
chính. Gulen tuyên truyền cho phiên bản Hồi
giáo tương đối ôn hòa, với tinh thần bao dung và đối thoại giữa các tôn giáo,
và nhiều người cho rằng quan điểm của ông ta về những vấn đề như uống rượu hay
phá thai còn nhẹ nhàng hơn quan điểm của Erdoğan. Nhưng, nhiều chuyên
gia lại cho rằng đấy chỉ là mặt nạ, trên thực tế, Gulen chỉ muốn giành chính quyền và sau đó sẽ biến Thổ Nhĩ Kì
thành nhà nước Hồi giáo chính hiệu. Gulen sống
lưu vong ỏ Mỹ từ năm 1999, được bảo vệ rất nghiêm ngặt và tuy ở xa, nhưng vẫn
tiếp tục can thiệt một cách tích cực vào các sự kiện ở Thổ Nhĩ Kì. Từ năm 2014, Erdoğan đã
lên án những người ủng hộ Gulen là có những hoạt
động chống chính phủ và thành lập chính phủ “song hành” với chính phủ hiện thời.
Theo Erdoğan, chính những người ủng hộ Gulen đã kích động vụ bê bối lớn
về tham nhũng và định dùng cảnh sát để lật đổ chính phủ. Lãnh tụ phong trào Hizmet kiên quyết bác bỏ những lời lên án này. Gulen
tuyên bố rằng lên án ông về việc chuẩn bị cuộc
đảo chính quân sự là thóa mạ người đã chịu nhiều đau khổ vì bị quân đội đàn áp.
Trang Maariv
Nhân dân Thổ Nhĩ Kì đã làm được điều mà
lực lượng cảnh sát không thể làm – và đã chặn đứng được cuộc đảo chính quân sự,
Asaf Nahum viết trên trang Maasiv như thế. Nhà báo này cũng nhận xét rằng mặc,
dù lực lượng bạo loạn đã chiếm được trung tâm phát thanh và truyền hình ở
Ankara, nhưng Erdoğan đã lên sóng và kêu gọi nhân dân không để xảy ra vụ lật
đổ chính phủ dân chủ. Nhờ có lời kêu gọi của Erdoğan và của nhà thờ Hồi giáo mà
những người phản đối vụ đảo chính quân sự đã bước ra đường phố và kiên quyết chống
lại cuộc bạo loạn. Họ đã buộc quân lính
rút ra khỏi sân bay Atatürk và quảng trường Taksim ở Instanbul,
đụng độ giữa quân phiến loạn và những người ủng hộ chính phủ đã diễn ra ở hai
khu vực này. Sau khi dẹp được bạo loạn, Erdoğan đã lên tiếng cảm ơn sự ủng hộ của
nhân dân và nói rằng khi nhân dân sẵn sàng chiến đấu với quân thù thì ông sẽ
không đầu hàng, và ông cũng lên án Fethullah Gulen vì cho rằng ông này là người tổ chức cuộc bạo
loạn vừa qua.
http://inosmi.ru/overview/20160716/237219635.html