Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Báo ứng của lịch sử
TP - Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữa thủ đô rầm rộ vào ra là những thực khách bia hơi, tiệc cưới… Khi công cuộc ăn nhậu chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất, thoáng đãng nhất lên tới hàng ngàn mét vuông của bảo tàng
TP - Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữa thủ đô rầm rộ vào ra là những thực khách bia hơi, tiệc cưới… Khi công cuộc ăn nhậu chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất, thoáng đãng nhất lên tới hàng ngàn mét vuông của bảo tàng.
Nhiều di vật lịch sử quốc gia bị “kẹt” cứng, chen chân giữa không khí rượu thịt. Du khách, nhất là người nước ngoài viếng thăm bảo tàng không hiểu sẽ nghĩ gì về đám đông thực khách ồn ào xoay lưng, “ngồi xổm” với văn hóa, lịch sử kia? Người Việt có xấu hổ lây không?
Những ca khúc thuộc về lịch sử, như “Nối vòng tay lớn” từng thổi bùng lên hào khí tuổi trẻ tranh đấu thống nhất non sông, nay phải chật vật xin được “cấp phép” giữa mớ bùng nhùng của cơ chế xin-cho quá lạnh lùng. Nhạc của Văn Cao - tác giả Quốc ca còn bị chính cơ quan quản lý nhầm lẫn lung tung với tác giả khác.
Hải Vân quan vừa chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia - điều mà nhiều người cứ tưởng đã là việc đương nhiên từ lâu rồi. Thảo nào di tích chốn địa linh này cứ phơi bày cảnh rêu phong tàn tích bên đường cái quan suốt bao năm.
Mọi tội lỗi đều nhận sự báo ứng của lịch sử - sử gia kiệt xuất người Đức Theodor Mommsen, cũng là chủ nhân của Nobel Văn chương năm 1902, đã đúc kết sau suốt cuộc đời viết ra hàng ngàn pho sử của mình.
“Lịch sử” những sai phạm của hàng loạt quan chức cấp cao bộ ngành trung ương gần đây liên tiếp được lật giở lại, cho dù các vị hầu hết đã nghỉ hưu. Đang nóng là việc truy cứu trách nhiệm của cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự và cựu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang cùng hàng loạt thuộc cấp, liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngược lại với phong trào cầu cúng thần linh đang rầm rộ, là sự nguội lạnh với lịch sử. Một sự mâu thuẫn kỳ lạ. Tính thiêng của lịch sử dường như không còn nữa. Lịch sử đích thực được tạo nên và gìn giữ bởi xương máu bao đời, chứ không phải những thần thánh hoang đường.
Lịch sử có thực sự báo ứng? Hay sự tham lam vơ vét, khai thác mọi thứ vì tiền đã dẫn tới việc đua nhau “ngồi xổm” lên lịch sử, coi thường tiền nhân chính là sự quả báo đau lòng? Những kẻ chà đạp lên vùng địa linh Sơn Trà, cùng hàng loạt di tích cổ bị phá dỡ xây mới khắp nơi, liệu có nhận báo ứng nào không?
Nhưng rõ ràng nhất, báo ứng của việc xem thường lịch sử, truyền thống ông cha, chính là nguyên nhân tạo nên những thứ “quốc nạn” nhầy nhụa như vòi bạch tuộc đang siết chặt lấy tương lai dân tộc.
Vừa đọc báo thấy cột đồng hồ cao 10 mét trên đường Yên Phụ (Hà Nội) - công trình “chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long” của Sở GTVT Hà Nội đã “chết ngỏm” từ lúc nào. Bốn mặt đồng hồ dừng lại ở 4 mốc thời gian khác nhau, người dân ở gần đó bảo nó “như thế” đã 1-2 năm nay rồi!
Ứng xử với lịch sử, không lẽ “hết xôi rồi việc”?!
MM chuyển
TP - Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữa thủ đô rầm rộ vào ra là những thực khách bia hơi, tiệc cưới… Khi công cuộc ăn nhậu chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất, thoáng đãng nhất lên tới hàng ngàn mét vuông của bảo tàng.
Nhiều di vật lịch sử quốc gia bị “kẹt” cứng, chen chân giữa không khí rượu thịt. Du khách, nhất là người nước ngoài viếng thăm bảo tàng không hiểu sẽ nghĩ gì về đám đông thực khách ồn ào xoay lưng, “ngồi xổm” với văn hóa, lịch sử kia? Người Việt có xấu hổ lây không?
Những ca khúc thuộc về lịch sử, như “Nối vòng tay lớn” từng thổi bùng lên hào khí tuổi trẻ tranh đấu thống nhất non sông, nay phải chật vật xin được “cấp phép” giữa mớ bùng nhùng của cơ chế xin-cho quá lạnh lùng. Nhạc của Văn Cao - tác giả Quốc ca còn bị chính cơ quan quản lý nhầm lẫn lung tung với tác giả khác.
Hải Vân quan vừa chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia - điều mà nhiều người cứ tưởng đã là việc đương nhiên từ lâu rồi. Thảo nào di tích chốn địa linh này cứ phơi bày cảnh rêu phong tàn tích bên đường cái quan suốt bao năm.
Mọi tội lỗi đều nhận sự báo ứng của lịch sử - sử gia kiệt xuất người Đức Theodor Mommsen, cũng là chủ nhân của Nobel Văn chương năm 1902, đã đúc kết sau suốt cuộc đời viết ra hàng ngàn pho sử của mình.
“Lịch sử” những sai phạm của hàng loạt quan chức cấp cao bộ ngành trung ương gần đây liên tiếp được lật giở lại, cho dù các vị hầu hết đã nghỉ hưu. Đang nóng là việc truy cứu trách nhiệm của cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự và cựu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang cùng hàng loạt thuộc cấp, liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngược lại với phong trào cầu cúng thần linh đang rầm rộ, là sự nguội lạnh với lịch sử. Một sự mâu thuẫn kỳ lạ. Tính thiêng của lịch sử dường như không còn nữa. Lịch sử đích thực được tạo nên và gìn giữ bởi xương máu bao đời, chứ không phải những thần thánh hoang đường.
Lịch sử có thực sự báo ứng? Hay sự tham lam vơ vét, khai thác mọi thứ vì tiền đã dẫn tới việc đua nhau “ngồi xổm” lên lịch sử, coi thường tiền nhân chính là sự quả báo đau lòng? Những kẻ chà đạp lên vùng địa linh Sơn Trà, cùng hàng loạt di tích cổ bị phá dỡ xây mới khắp nơi, liệu có nhận báo ứng nào không?
Nhưng rõ ràng nhất, báo ứng của việc xem thường lịch sử, truyền thống ông cha, chính là nguyên nhân tạo nên những thứ “quốc nạn” nhầy nhụa như vòi bạch tuộc đang siết chặt lấy tương lai dân tộc.
Vừa đọc báo thấy cột đồng hồ cao 10 mét trên đường Yên Phụ (Hà Nội) - công trình “chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long” của Sở GTVT Hà Nội đã “chết ngỏm” từ lúc nào. Bốn mặt đồng hồ dừng lại ở 4 mốc thời gian khác nhau, người dân ở gần đó bảo nó “như thế” đã 1-2 năm nay rồi!
Ứng xử với lịch sử, không lẽ “hết xôi rồi việc”?!
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Báo ứng của lịch sử
TP - Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữa thủ đô rầm rộ vào ra là những thực khách bia hơi, tiệc cưới… Khi công cuộc ăn nhậu chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất, thoáng đãng nhất lên tới hàng ngàn mét vuông của bảo tàng
TP - Bảo tàng Lịch sử quốc gia giữa thủ đô rầm rộ vào ra là những thực khách bia hơi, tiệc cưới… Khi công cuộc ăn nhậu chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất, thoáng đãng nhất lên tới hàng ngàn mét vuông của bảo tàng.
Nhiều di vật lịch sử quốc gia bị “kẹt” cứng, chen chân giữa không khí rượu thịt. Du khách, nhất là người nước ngoài viếng thăm bảo tàng không hiểu sẽ nghĩ gì về đám đông thực khách ồn ào xoay lưng, “ngồi xổm” với văn hóa, lịch sử kia? Người Việt có xấu hổ lây không?
Những ca khúc thuộc về lịch sử, như “Nối vòng tay lớn” từng thổi bùng lên hào khí tuổi trẻ tranh đấu thống nhất non sông, nay phải chật vật xin được “cấp phép” giữa mớ bùng nhùng của cơ chế xin-cho quá lạnh lùng. Nhạc của Văn Cao - tác giả Quốc ca còn bị chính cơ quan quản lý nhầm lẫn lung tung với tác giả khác.
Hải Vân quan vừa chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia - điều mà nhiều người cứ tưởng đã là việc đương nhiên từ lâu rồi. Thảo nào di tích chốn địa linh này cứ phơi bày cảnh rêu phong tàn tích bên đường cái quan suốt bao năm.
Mọi tội lỗi đều nhận sự báo ứng của lịch sử - sử gia kiệt xuất người Đức Theodor Mommsen, cũng là chủ nhân của Nobel Văn chương năm 1902, đã đúc kết sau suốt cuộc đời viết ra hàng ngàn pho sử của mình.
“Lịch sử” những sai phạm của hàng loạt quan chức cấp cao bộ ngành trung ương gần đây liên tiếp được lật giở lại, cho dù các vị hầu hết đã nghỉ hưu. Đang nóng là việc truy cứu trách nhiệm của cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự và cựu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang cùng hàng loạt thuộc cấp, liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Ngược lại với phong trào cầu cúng thần linh đang rầm rộ, là sự nguội lạnh với lịch sử. Một sự mâu thuẫn kỳ lạ. Tính thiêng của lịch sử dường như không còn nữa. Lịch sử đích thực được tạo nên và gìn giữ bởi xương máu bao đời, chứ không phải những thần thánh hoang đường.
Lịch sử có thực sự báo ứng? Hay sự tham lam vơ vét, khai thác mọi thứ vì tiền đã dẫn tới việc đua nhau “ngồi xổm” lên lịch sử, coi thường tiền nhân chính là sự quả báo đau lòng? Những kẻ chà đạp lên vùng địa linh Sơn Trà, cùng hàng loạt di tích cổ bị phá dỡ xây mới khắp nơi, liệu có nhận báo ứng nào không?
Nhưng rõ ràng nhất, báo ứng của việc xem thường lịch sử, truyền thống ông cha, chính là nguyên nhân tạo nên những thứ “quốc nạn” nhầy nhụa như vòi bạch tuộc đang siết chặt lấy tương lai dân tộc.
Vừa đọc báo thấy cột đồng hồ cao 10 mét trên đường Yên Phụ (Hà Nội) - công trình “chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long” của Sở GTVT Hà Nội đã “chết ngỏm” từ lúc nào. Bốn mặt đồng hồ dừng lại ở 4 mốc thời gian khác nhau, người dân ở gần đó bảo nó “như thế” đã 1-2 năm nay rồi!
Ứng xử với lịch sử, không lẽ “hết xôi rồi việc”?!
MM chuyển