Tham Khảo
Bầu Cử Mỹ: " Mối quan hệ nịnh nọt’
Khi truyền thông dồn dập loan tin Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ đều nhất trí rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống một phần để giúp ông Donald Trump thắng, anh Vũ L. coi đó là “một trận bão để đánh lừa thiên hạ.”
Phấn khởi với kết quả bầu cử bao nhiêu, anh càng khinh bỉ truyền thông chính thống bấy nhiêu. Là người ủng hộ ông Trump nhiệt thành, anh coi chiến thắng bất ngờ của ông là một cái tát vào mặt của những cơ quan tin tức từ những tờ báo lớn như The New York Times cho tới những đài truyền trình như CNN mà anh cho là thông đồng với ban vận động của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
“Bây giờ tụi nó có đăng cái gì thì em cũng không tin tụi nói nữa,” nhân viên chính phủ liên bang này nói. Anh yêu cầu VOA không tiết lộ toàn bộ danh tính của anh.
Cáo buộc giới truyền thông thiên vị không phải là điều mới và người Mỹ lâu nay vẫn thiếu tin tưởng vào giới truyền thông cũng như những định chế khác của Mỹ như chính phủ và doanh nghiệp. Nhưng một cuộc khảo sát của Gallup công bố hồi gần đây cho thấy sự tin tưởng của người dân Mỹ đối với việc truyền thông đại chúng “đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng” đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát của họ, ở mức 32 phần trăm.
Cũng như những người Mỹ theo Đảng Cộng hòa, nhiều người gốc Việt bỏ phiếu cho ông Trump cho rằng truyền thông chính thống đã tập trung quá mức vào những phát biểu và đề xuất chính sách gây tranh cãi của ông trong suốt khoảng thời gian vận động tranh cử.
“Những chuyện nhỏ nhặt thôi mà họ cũng xé ra to,” anh Anthony Lee, chủ tiệm làm móng ở Houston, Texas, phàn nàn về tường trình của CNN về ông Trump. “Có một chuyện mà họ lặp đi lặp lại cả tuần lễ.”
Còn đối với anh Vũ, đằng sau điều bị xem là sự thiên vị đó là một sự dàn xếp nham hiểm giữa truyền thông chính thống và Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc (DNC). Chia sẻ với VOA, anh không giấu sự phẫn nộ về điều mà anh gọi là pay to play - nghĩa là bỏ tiền ra để mua những dịch vụ hay đặc quyền để tham gia những hoạt động nhất định.
“Nếu anh không trả tiền thì không ai chơi với anh hết, cho nên tụi truyền thông bị mua hoàn toàn bởi DNC rồi,” anh quả quyết. “Cũng có những cái clip nói về 20 tới 40 nhà báo gì nổi tiếng trên nước Mỹ đều là bị DNC mua hết, có nhiều clip nói như vậy trên Facebook.”
Những email bị rò rỉ
Điều mà anh Vũ nhắc tới là danh sách những nhà báo và người dẫn chương trình tin tức nổi tiếng của Mỹ nhận lời dự một buổi họp mặt riêng tư không phát biểu công khai tại nhà riêng ở New York của ông Joel Benenson, chiến lược gia trưởng của bà Hillary Clinton, hai ngày trước khi bà loan báo tranh cử Tổng thống vào năm 2015, theo những email mà Wikileaks rò rỉ từ những tài khoản được nói là của ông John Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Clinton.
Việc những nhà báo đồng ý gặp gỡ những chính trị gia có tiếng, kể cả Tổng thống Obama, trong những cuộc gặp gỡ không phát biểu công khai không phải là điều bất thường, vì đây là một cách để đôi bên hiểu nhau hơn và phát triển mối quan hệ (Ông Trump cũng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ như vậy hôm 21 tháng 11). Nhưng mối quan hệ thỉnh thoảng bị xem là quá gần gũi giữa những nhà báo chính trị ở Washington với những phụ tá hàng đầu của bà Clinton, hiện rõ qua những email mà Wikileaks tiết lộ, càng đào sâu thêm sự mất tin tưởng của công chúng đối với truyền thông chính thống.
Đọc qua những email này có thể thấy nhà báo kỳ cựu John Harwood của đài CNBC tâng bốc ông Podesta, đưa ra lời khuyên vận động tranh cử cho ông này và tán dương bà Clinton. Trong một email khác, nhà báo Juliet Eilperin của báo The Washington Post gửi email “đánh tiếng” với ông Podesta về một bài báo sắp đăng có nhắc tới tên của ông gần cuối bài. Nhà báo Glenn Thrush của báo Politico gửi cho ông Podesta một phần bài báo đang viết dở với lời nhắn nhủ, “Vui lòng đừng chia sẻ hay kể với ai tôi làm chuyện này. Cho tôi biết nếu tôi viết sai chỗ nào đó.”
Những trang tin tức bảo thủ đã chớp lấy những email này để cáo buộc truyền thông chính thống cấu kết với ban vận động của bà Clinton để tường trình có lợi về bà. Trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống gây chia rẽ và đầy những luận điệu gay gắt, những tiết lộ của Wikileaks như một mồi lửa làm bùng lên nỗi oán ghét truyền thông chính thống từ những người như anh Vũ và khiến anh đi đến kết luận “tụi nó đã bị mua hết.”
Nhưng thực tế làm báo ở Washington phức tạp và nhập nhằng hơn nhiều so với cái nhìn rạch ròi một chiều của công chúng qua những email này.
‘Mối quan hệ nịnh nọt’
Jack Shafer, cây bút cao cấp chuyên viết về truyền thông của Politico, trong một bài viết sau khi những email này bị tiết lộ giải thích rằng không có những tiêu chuẩn phổ quát cho tập tục được xem là chuẩn mực trong nghề báo. Ông cho biết báo giới Washington vận dụng nhiều phương thức khác nhau để khai thác nguồn tin với mục đích cuối cùng là đem tới thông tin chính xác và hữu ích cho độc giả, dù ông thừa nhận những người chỉ trích không sai khi cho rằng những mối quan hệ gần gũi này là phản cảm.
“Từ xưa trước khi email ra đời, những nhà báo thường xuyên mang những bộ mặt giả tạo để lấy lòng nguồn tin của họ,” ông Shafer viết. “Họ giả vờ thông cảm, họ làm bộ quan tâm tới nguồn tin và gia đình, họ nịnh bợ, họ giao thiệp với nguồn tin, thỏa mãn cái tôi của những người này và nhớ tới sinh nhật của họ. Nếu bạn là một nhà báo ở Washington thì bạn cũng sẽ làm vậy thôi.”
Đó là bởi vì trong thế giới chính trị ở Washington nguồn tin nội bộ quý giá thì ít mà nhà báo thì nhiều, và các nhà báo săn đón những nguồn tin này bằng “mối quan hệ nịnh nọt,” theo lời ông Shafer.
“Sự khác biệt duy nhất giữa thời xưa và thời nay là bây giờ nhiều cuộc trò chuyện được bảo quản trong hổ phách điện tử,” ông Shafer nhận định một cách đầy hình tượng.
Margaret Sullivan, nhà bình luận về truyền thông của báo The Washington Post, có cùng quan điểm về vấn đề này. Từng giữ vai trò biên tập viên giám sát đạo đức báo chí tại báo The New York Times, bà nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn rằng bà không coi việc nhà báo thân thiết với nguồn tin là một “trọng tội” có thể khiến họ bị đuổi khỏi nghề báo.
“Nhìn chung báo giới Washington có xu hướng quá thân thiết với nguồn tin của họ và theo ý kiến của tôi thì việc này không phù hợp với những tập tục chuẩn nhất,” bà nói. “Việc một phóng viên gửi một phần bài báo của mình cho nguồn tin, không phải để sửa đổi mà là để xem thông tin có chính xác không, không phải lúc nào cũng là trọng tội.”
“Bản thân tôi không làm như vậy… nhưng tôi nghĩ có thể đưa ra lập luận để biện minh cho việc thỉnh thoảng làm chuyện này,” bà nói thêm.
Một số email giữa ông Podesta và Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc với những nhà báo rõ ràng “khiến người ta xấu hổ” nhưng đó không phải là sự băng hoại về đạo đức nghề nghiệp, theo lời bà Sullivan.
Đánh đồng sai lạc
Truyền thông chính thống không chỉ bị phe Cộng hòa đả kích là thiên vị bà Clinton mà còn bị phe Dân chủ cáo buộc là đẩy vụ lùm xùm email của bà lên ngang với nhiều vụ tai tiếng của ông Trump. Tại một sự kiện do Đại học Harvard tổ chức hồi đầu tháng 12, giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của bà Clinton, Jennifer Palmieri, gọi vụ tai tiếng bà dùng máy chủ email cá nhân thời còn làm Ngoại trưởng là “câu chuyện bị phóng đại cực điểm, bị tường trình quá mức và gây hủy hoại nhất trong tất cả những cuộc vận động tranh cử Tổng thống.”
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung tâm Shorenstein về Truyền thông, Chính trị và Chính sách Công, thuộc Trường Kennedy, Đại học Harvard, truyền thông chính thống đã không làm tròn nhiệm vụ của mình đối với cử tri vì tường trình của họ về bà Clinton lẫn ông Trump đều mang giọng điệu hết sức tiêu cực và vô cùng hời hợt về chính sách, “dẫn đến môi trường truyền thông đầy những sự đánh đồng sai lạc mà có thể làm cử tri ngộ nhận về những lựa chọn mà họ đối diện.”
Tác giả nghiên cứu Thomas E. Patterson cho biết vào giai đoạn cuối của cuộc vận động, những scandal của bà Clinton thu hút nhiều sự chú ý hơn những vụ tai tiếng của ông Trump, và có mức độ tập trung cao hơn. Ông viết trong bản báo cáo:
“Những vụ việc bị nói là tai tiếng của bà Clinton chiếm 16 phần trăm lượng tường trình về bà – cao gấp bốn lần sự chú ý của báo chí nhắm vào cách thức mà ông Trump đối xử với phụ nữ và cao gấp 16 lần lượng tường trình tập trung vào lập trường chính sách được chú trọng nhiều nhất của bà Clinton.”
“Không có nhiều tin tức trong những tường trình về bà Clinton suốt cuộc tổng tuyển cử mà có lợi cho bà,” bản báo cáo nhận định.
“Những sự đánh đồng sai lạc đầy rẫy trong những tường trình tin tức ngày nay,” tác giả kết luận. “Khi những nhà báo không thể, và không chịu, phân biệt giữa những cáo buộc nhắm vào Quỹ Trump và những cáo buộc nhắm vào Quỹ Clinton thì có điều gì đó thiếu sót nghiêm trọng.”
Bà Sullivan nói rằng những sự đánh đồng sai lạc này khiến cho những cáo buộc của những người ủng hộ ông Trump chính vì thế trở nên phi lý.
“Những email, vốn là một vấn đề nghiêm trọng, bị xem cũng tệ ngang như những phát biểu của ông Trump, những mâu thuẫn lợi ích và những mối quan hệ của ông ta,” bà nhận định. “Tôi nghĩ bạn chắc chắn có thể lập luận rằng những thứ đó tệ hơn nhiều, nhưng báo chí đã làm cho chúng ngang bằng. Vì thế khó mà nói rằng như vậy là cấu kết với ban vận động tranh cử của bà Clinton.”
Truyền thông dưới thời Trump
Mối quan hệ giữa truyền thông chính thống và Tổng thống Trump trong những năm tới có phần chắc sẽ không theo truyền thống, đôi khi thậm chí có thể được mô tả là thù địch, khi ông bỏ qua những chuẩn mực và thông lệ mà những Tổng thống tiền nhiệm tuân theo.
Đội ngũ của ông Trump tuần trước loan báo rằng cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống đắc cử, lẽ ra theo lịch trình đã diễn ra mấy ngày ngước, sẽ được dời lại sang tháng sau. Gần như mọi Tổng thống đắc cử trong thời hiện đại đều tổ chức họp báo chỉ vài ngày sau khi họ giành chiến thắng, một truyền thống không chính thức trong nền chính trị của Mỹ vốn được tuân thủ suốt 40 năm qua cho tới trước năm nay.
Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục thói quen dùng Twitter để truyền đạt trực tiếp những thông điệp của mình tới công chúng và bỏ qua truyền thông chính thống, đối tượng thường xuyên bị ông đả kích là “đáng kinh tởm,” “cặn bã,” “loại người hạ tiện nhất đời” trong suốt khoảng thời gian vận động tranh cử.
Trong bối cảnh thông tin sai lệch lan tràn trên mạng xã hội và thậm chí đến từ những phát biểu của chính Tổng thống đắc cử, truyền thông chính thống nhận thức rõ vai trò thiết yếu của mình như là “quyền lực thứ tư” trong một nền dân chủ hoạt động. Bởi vì công chúng vẫn trông cậy vào họ, theo lời nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng thư ký nhật báo Người Việt ở California.
“Nếu bây giờ anh không tin vào truyền thông chính thống thì anh tin vào cái gì?” ông đặt câu hỏi. “Người ta sẽ vẫn phải theo dõi truyền thông chính thống, dù tin hay không tin, người ta cũng dần dần biết ra được.”
“Bởi vì truyền thông chính thống vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội của Mỹ và nó sẽ không biến mất đi. Bảo đảm với anh như vậy,” ông khẳng định.
Hoàng Long
( VOA )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bầu Cử Mỹ: " Mối quan hệ nịnh nọt’
Khi truyền thông dồn dập loan tin Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan Tình báo Trung ương của Mỹ đều nhất trí rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống một phần để giúp ông Donald Trump thắng, anh Vũ L. coi đó là “một trận bão để đánh lừa thiên hạ.”
Phấn khởi với kết quả bầu cử bao nhiêu, anh càng khinh bỉ truyền thông chính thống bấy nhiêu. Là người ủng hộ ông Trump nhiệt thành, anh coi chiến thắng bất ngờ của ông là một cái tát vào mặt của những cơ quan tin tức từ những tờ báo lớn như The New York Times cho tới những đài truyền trình như CNN mà anh cho là thông đồng với ban vận động của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
“Bây giờ tụi nó có đăng cái gì thì em cũng không tin tụi nói nữa,” nhân viên chính phủ liên bang này nói. Anh yêu cầu VOA không tiết lộ toàn bộ danh tính của anh.
Cáo buộc giới truyền thông thiên vị không phải là điều mới và người Mỹ lâu nay vẫn thiếu tin tưởng vào giới truyền thông cũng như những định chế khác của Mỹ như chính phủ và doanh nghiệp. Nhưng một cuộc khảo sát của Gallup công bố hồi gần đây cho thấy sự tin tưởng của người dân Mỹ đối với việc truyền thông đại chúng “đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng” đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát của họ, ở mức 32 phần trăm.
Cũng như những người Mỹ theo Đảng Cộng hòa, nhiều người gốc Việt bỏ phiếu cho ông Trump cho rằng truyền thông chính thống đã tập trung quá mức vào những phát biểu và đề xuất chính sách gây tranh cãi của ông trong suốt khoảng thời gian vận động tranh cử.
“Những chuyện nhỏ nhặt thôi mà họ cũng xé ra to,” anh Anthony Lee, chủ tiệm làm móng ở Houston, Texas, phàn nàn về tường trình của CNN về ông Trump. “Có một chuyện mà họ lặp đi lặp lại cả tuần lễ.”
Còn đối với anh Vũ, đằng sau điều bị xem là sự thiên vị đó là một sự dàn xếp nham hiểm giữa truyền thông chính thống và Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc (DNC). Chia sẻ với VOA, anh không giấu sự phẫn nộ về điều mà anh gọi là pay to play - nghĩa là bỏ tiền ra để mua những dịch vụ hay đặc quyền để tham gia những hoạt động nhất định.
“Nếu anh không trả tiền thì không ai chơi với anh hết, cho nên tụi truyền thông bị mua hoàn toàn bởi DNC rồi,” anh quả quyết. “Cũng có những cái clip nói về 20 tới 40 nhà báo gì nổi tiếng trên nước Mỹ đều là bị DNC mua hết, có nhiều clip nói như vậy trên Facebook.”
Những email bị rò rỉ
Điều mà anh Vũ nhắc tới là danh sách những nhà báo và người dẫn chương trình tin tức nổi tiếng của Mỹ nhận lời dự một buổi họp mặt riêng tư không phát biểu công khai tại nhà riêng ở New York của ông Joel Benenson, chiến lược gia trưởng của bà Hillary Clinton, hai ngày trước khi bà loan báo tranh cử Tổng thống vào năm 2015, theo những email mà Wikileaks rò rỉ từ những tài khoản được nói là của ông John Podesta, chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Clinton.
Việc những nhà báo đồng ý gặp gỡ những chính trị gia có tiếng, kể cả Tổng thống Obama, trong những cuộc gặp gỡ không phát biểu công khai không phải là điều bất thường, vì đây là một cách để đôi bên hiểu nhau hơn và phát triển mối quan hệ (Ông Trump cũng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ như vậy hôm 21 tháng 11). Nhưng mối quan hệ thỉnh thoảng bị xem là quá gần gũi giữa những nhà báo chính trị ở Washington với những phụ tá hàng đầu của bà Clinton, hiện rõ qua những email mà Wikileaks tiết lộ, càng đào sâu thêm sự mất tin tưởng của công chúng đối với truyền thông chính thống.
Đọc qua những email này có thể thấy nhà báo kỳ cựu John Harwood của đài CNBC tâng bốc ông Podesta, đưa ra lời khuyên vận động tranh cử cho ông này và tán dương bà Clinton. Trong một email khác, nhà báo Juliet Eilperin của báo The Washington Post gửi email “đánh tiếng” với ông Podesta về một bài báo sắp đăng có nhắc tới tên của ông gần cuối bài. Nhà báo Glenn Thrush của báo Politico gửi cho ông Podesta một phần bài báo đang viết dở với lời nhắn nhủ, “Vui lòng đừng chia sẻ hay kể với ai tôi làm chuyện này. Cho tôi biết nếu tôi viết sai chỗ nào đó.”
Những trang tin tức bảo thủ đã chớp lấy những email này để cáo buộc truyền thông chính thống cấu kết với ban vận động của bà Clinton để tường trình có lợi về bà. Trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống gây chia rẽ và đầy những luận điệu gay gắt, những tiết lộ của Wikileaks như một mồi lửa làm bùng lên nỗi oán ghét truyền thông chính thống từ những người như anh Vũ và khiến anh đi đến kết luận “tụi nó đã bị mua hết.”
Nhưng thực tế làm báo ở Washington phức tạp và nhập nhằng hơn nhiều so với cái nhìn rạch ròi một chiều của công chúng qua những email này.
‘Mối quan hệ nịnh nọt’
Jack Shafer, cây bút cao cấp chuyên viết về truyền thông của Politico, trong một bài viết sau khi những email này bị tiết lộ giải thích rằng không có những tiêu chuẩn phổ quát cho tập tục được xem là chuẩn mực trong nghề báo. Ông cho biết báo giới Washington vận dụng nhiều phương thức khác nhau để khai thác nguồn tin với mục đích cuối cùng là đem tới thông tin chính xác và hữu ích cho độc giả, dù ông thừa nhận những người chỉ trích không sai khi cho rằng những mối quan hệ gần gũi này là phản cảm.
“Từ xưa trước khi email ra đời, những nhà báo thường xuyên mang những bộ mặt giả tạo để lấy lòng nguồn tin của họ,” ông Shafer viết. “Họ giả vờ thông cảm, họ làm bộ quan tâm tới nguồn tin và gia đình, họ nịnh bợ, họ giao thiệp với nguồn tin, thỏa mãn cái tôi của những người này và nhớ tới sinh nhật của họ. Nếu bạn là một nhà báo ở Washington thì bạn cũng sẽ làm vậy thôi.”
Đó là bởi vì trong thế giới chính trị ở Washington nguồn tin nội bộ quý giá thì ít mà nhà báo thì nhiều, và các nhà báo săn đón những nguồn tin này bằng “mối quan hệ nịnh nọt,” theo lời ông Shafer.
“Sự khác biệt duy nhất giữa thời xưa và thời nay là bây giờ nhiều cuộc trò chuyện được bảo quản trong hổ phách điện tử,” ông Shafer nhận định một cách đầy hình tượng.
Margaret Sullivan, nhà bình luận về truyền thông của báo The Washington Post, có cùng quan điểm về vấn đề này. Từng giữ vai trò biên tập viên giám sát đạo đức báo chí tại báo The New York Times, bà nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn rằng bà không coi việc nhà báo thân thiết với nguồn tin là một “trọng tội” có thể khiến họ bị đuổi khỏi nghề báo.
“Nhìn chung báo giới Washington có xu hướng quá thân thiết với nguồn tin của họ và theo ý kiến của tôi thì việc này không phù hợp với những tập tục chuẩn nhất,” bà nói. “Việc một phóng viên gửi một phần bài báo của mình cho nguồn tin, không phải để sửa đổi mà là để xem thông tin có chính xác không, không phải lúc nào cũng là trọng tội.”
“Bản thân tôi không làm như vậy… nhưng tôi nghĩ có thể đưa ra lập luận để biện minh cho việc thỉnh thoảng làm chuyện này,” bà nói thêm.
Một số email giữa ông Podesta và Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc với những nhà báo rõ ràng “khiến người ta xấu hổ” nhưng đó không phải là sự băng hoại về đạo đức nghề nghiệp, theo lời bà Sullivan.
Đánh đồng sai lạc
Truyền thông chính thống không chỉ bị phe Cộng hòa đả kích là thiên vị bà Clinton mà còn bị phe Dân chủ cáo buộc là đẩy vụ lùm xùm email của bà lên ngang với nhiều vụ tai tiếng của ông Trump. Tại một sự kiện do Đại học Harvard tổ chức hồi đầu tháng 12, giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của bà Clinton, Jennifer Palmieri, gọi vụ tai tiếng bà dùng máy chủ email cá nhân thời còn làm Ngoại trưởng là “câu chuyện bị phóng đại cực điểm, bị tường trình quá mức và gây hủy hoại nhất trong tất cả những cuộc vận động tranh cử Tổng thống.”
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung tâm Shorenstein về Truyền thông, Chính trị và Chính sách Công, thuộc Trường Kennedy, Đại học Harvard, truyền thông chính thống đã không làm tròn nhiệm vụ của mình đối với cử tri vì tường trình của họ về bà Clinton lẫn ông Trump đều mang giọng điệu hết sức tiêu cực và vô cùng hời hợt về chính sách, “dẫn đến môi trường truyền thông đầy những sự đánh đồng sai lạc mà có thể làm cử tri ngộ nhận về những lựa chọn mà họ đối diện.”
Tác giả nghiên cứu Thomas E. Patterson cho biết vào giai đoạn cuối của cuộc vận động, những scandal của bà Clinton thu hút nhiều sự chú ý hơn những vụ tai tiếng của ông Trump, và có mức độ tập trung cao hơn. Ông viết trong bản báo cáo:
“Những vụ việc bị nói là tai tiếng của bà Clinton chiếm 16 phần trăm lượng tường trình về bà – cao gấp bốn lần sự chú ý của báo chí nhắm vào cách thức mà ông Trump đối xử với phụ nữ và cao gấp 16 lần lượng tường trình tập trung vào lập trường chính sách được chú trọng nhiều nhất của bà Clinton.”
“Không có nhiều tin tức trong những tường trình về bà Clinton suốt cuộc tổng tuyển cử mà có lợi cho bà,” bản báo cáo nhận định.
“Những sự đánh đồng sai lạc đầy rẫy trong những tường trình tin tức ngày nay,” tác giả kết luận. “Khi những nhà báo không thể, và không chịu, phân biệt giữa những cáo buộc nhắm vào Quỹ Trump và những cáo buộc nhắm vào Quỹ Clinton thì có điều gì đó thiếu sót nghiêm trọng.”
Bà Sullivan nói rằng những sự đánh đồng sai lạc này khiến cho những cáo buộc của những người ủng hộ ông Trump chính vì thế trở nên phi lý.
“Những email, vốn là một vấn đề nghiêm trọng, bị xem cũng tệ ngang như những phát biểu của ông Trump, những mâu thuẫn lợi ích và những mối quan hệ của ông ta,” bà nhận định. “Tôi nghĩ bạn chắc chắn có thể lập luận rằng những thứ đó tệ hơn nhiều, nhưng báo chí đã làm cho chúng ngang bằng. Vì thế khó mà nói rằng như vậy là cấu kết với ban vận động tranh cử của bà Clinton.”
Truyền thông dưới thời Trump
Mối quan hệ giữa truyền thông chính thống và Tổng thống Trump trong những năm tới có phần chắc sẽ không theo truyền thống, đôi khi thậm chí có thể được mô tả là thù địch, khi ông bỏ qua những chuẩn mực và thông lệ mà những Tổng thống tiền nhiệm tuân theo.
Đội ngũ của ông Trump tuần trước loan báo rằng cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống đắc cử, lẽ ra theo lịch trình đã diễn ra mấy ngày ngước, sẽ được dời lại sang tháng sau. Gần như mọi Tổng thống đắc cử trong thời hiện đại đều tổ chức họp báo chỉ vài ngày sau khi họ giành chiến thắng, một truyền thống không chính thức trong nền chính trị của Mỹ vốn được tuân thủ suốt 40 năm qua cho tới trước năm nay.
Trong khi đó, ông Trump vẫn tiếp tục thói quen dùng Twitter để truyền đạt trực tiếp những thông điệp của mình tới công chúng và bỏ qua truyền thông chính thống, đối tượng thường xuyên bị ông đả kích là “đáng kinh tởm,” “cặn bã,” “loại người hạ tiện nhất đời” trong suốt khoảng thời gian vận động tranh cử.
Trong bối cảnh thông tin sai lệch lan tràn trên mạng xã hội và thậm chí đến từ những phát biểu của chính Tổng thống đắc cử, truyền thông chính thống nhận thức rõ vai trò thiết yếu của mình như là “quyền lực thứ tư” trong một nền dân chủ hoạt động. Bởi vì công chúng vẫn trông cậy vào họ, theo lời nhà báo Đỗ Dzũng, Tổng thư ký nhật báo Người Việt ở California.
“Nếu bây giờ anh không tin vào truyền thông chính thống thì anh tin vào cái gì?” ông đặt câu hỏi. “Người ta sẽ vẫn phải theo dõi truyền thông chính thống, dù tin hay không tin, người ta cũng dần dần biết ra được.”
“Bởi vì truyền thông chính thống vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội của Mỹ và nó sẽ không biến mất đi. Bảo đảm với anh như vậy,” ông khẳng định.
Hoàng Long
( VOA )