Tham Khảo

Bầu Cử Tổng Thống Tại Hoa Kỳ

Kết cuộc là cuộc bầu cử Tổng thống lại Hoa Kỳ lại bị chi phối bởi hai thế lực là bạc tiền và phe nhóm cực đoan. Ứng cử viên nào cũng phải có tiền và có người cực đoan cầm cờ ở vòng sơ bộ, khi lên tới vòng trên

Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 150415

Nhiêu khê, tốn kém mà đầy quyến rũ

 * Một đoạn cuối - ngoằn ngoèo - của hai năm tranh cử *
 

Cứ bốn năm một lần, đặc biệt là khi vỉ tổng thống đương nhiệm không ra tái tranh cử, cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đưa ra một hình ảnh rất tệ về nước Mỹ! Ai đời mà đệ nhất siêu cường có khả năng kiểm soát mặt biển trên toàn cầu, với sản lượng kinh tế gần bằng một phần tư của thế giới, lại tính bầu lên một người lãnh đạo có đầy chứng tật…


Chứng Tật Của Các Ứng Cử Viên

Nếu chẳng có gì vui hơn mà cứ theo dõi thời sự dồn dập hàng ngày thì ta biết được những gì?

Nào là một cựu Đệ nhất Phu nhân, Nghị sĩ và Ngoại trưởng là Hillary Clinton lại có gian ý khi làm Ngoại trưởng vì sử dụng một trương mục điện thư cá nhân để giải quyết công vụ và khi sắp mãn nhiệm thì xóa hết bộ nhớ trong máy để không còn ai biết là bà đã viết những gì, cho ai, trong bốn năm cầm đầu hệ thống ngoại giao của nước Mỹ. Đã vậy, khi mở màn tranh cử thì đi xe bọc thép dềnh dàng bên trong có đầy đủ tiện nghi của một phi cơ, để nói với quần chúng rằng bà quan tâm đến cuộc sống chật vật của họ và đả kích các tài phiệt là ăn lương quá cao. Hillary Clinton là người được thù lao rất hậu, cả vạn đô la, do các tài phiệt Hoa Kỳ và ngoại quốc thanh toán, để đi diễn thuyết hoặc quản lý một quỹ hoạt động đáng giá bạc tỷ. Và nhờ quan hệ với thế giới bạc tiền, bà sẽ vận động được hai tỷ rưỡi để quảng bá lập trường của mình tại 50 tiểu bang lớn nhỏ của Mỹ.

Đây là chưa nói gì về nhiều trò mờ ám khác khi bà còn là Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang Arkansas rồi Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ: có gian dối gì không mà kiếm tiền nhanh như vậy trong một nghiệp vụ đầu tư thương phẩm? Có liên hệ gì đến việc một cố vấn chính trị đã bị ai… tự sát?

Phía bên kia thì cũng chẳng khá hơn.

Ba chính khách Cộng Hòa đã tuyên bố tranh cử trước tiên đều là Nghị sĩ Thứ cấp, mới được vào Thượng viện thì đã lăm le tranh cử, y như đương kim Tổng thống Barack Obama, mà chẳng có thành tích gì nổi bật? Nổi bật nhất chỉ là những phát biểu mâu thuẫn, nay nói này mai nói khác, như trường hợp của Nghị sĩ Rand Paul của Kentucky.

Các khuôn mặt khác lại còn tệ hơn thế. Cựu Thống đốc Florida là Jeb Bush mang cái tội tổ tông là con dòng cháu giống của gia đình Bush; trong một kỳ bầu cử lặt vặt từ hồi nảo hồi nào lại tự ghi là thuộc sắc dân Latino dù đấy chỉ là gốc gác của bà vợ. Tìm cho kỹ thì có khi ông Bush này còn có nhiều điều sai quấy khi làm Thống đốc Florida. Thống đốc New Jersey là Christ Christies cũng chẳng khá hơn vì… quá mập, ưa thay đổi lập trường, kể cả hợp tác với Obama, có khi còn cố tình gây ra nạn kẹt xe để trừng phạt một đối thủ chính trị bên đảng Dân Chủ.

Còn nhiều người khác nữa, nhiều lắm, đều mờ nhạt như nhau, mà lăm le xin phiếu Cộng Hòa để sẽ ra tranh cử với ứng cử viên Dân Chủ vào ngày tám Tháng 11 năm tới. Siêu cường này hết người rồi sao mà cứ phải chọn lãnh đạo từ kẻ lưu manh bên này hoặc trong phường tầm bậy bên kia? Chưa kể là Tổng thống còn thường bị Quốc hội của đối lập cắt cánh, như hiện nay, hoặc được Quốc hội phe ta hỗ trợ cho việc làm bậy, như trong hai năm 2009-2010.

Dĩ nhiên, sự thật nó không đơn giản như thế - mà rắc rối và quyến rũ hơn nhiều. Vì vậy Hồ Sơ Người-Việt mới rọi đèn vào đó….


Nhiệt Tình Dân Chủ và Thủ Đoạn Chính Khách


Hoa Kỳ theo thể chế liên bang với đặc tính giới hạn ảnh hưởng của chính quyền để mở rộng không gian sinh hoạt của người dân, hay của “xã hội dân sự” gồm có các hiệp hội hay đoàn thể tự phát của quần chúng trước khi chữ “civil society” thành trào lưu thời thượng. Hoa Kỳ lại là xứ quá rộng với nhiều dị biệt của từng tiểu bang mà muốn tránh cảnh “cá lớn nuốt cá bé” nên tìm cách bảo vệ tiếng nói của các tiểu bang nhỏ tựa mắt muỗi bên cạnh nhưng tiểu bang lớn như Texas, California, New York hay Florida.

Vì những đặc tính ấy, từ thời lập quốc thì các bậc Quốc phụ đã soạn ra bản Hiến pháp mới nghĩ đến một tiến trình “tuyển cử” Tổng thống phức tạp và lạ kỳ.

Cho dễ hiểu, ta hãy tạm ghi nhận hai bước của tiến trình ấy, là “tuyển” tức là chọn, rồi mới “cử” là cất nhắc lên vị trí lãnh đạo. Đấy là việc tuyển ra Cử tri đoàn (Electoral College) để cơ chế này sẽ cử người làm tổng thống. Vì vậy, bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ là tiến trình gián tiếp, không là trực tiếp như tại nhiều quốc gia dân chủ theo tổng thống chế.

Chuyện thứ hai, các nhà lập quốc cũng biết rõ tâm lý của người dân, người chủ thực tế của quốc gia. Người dân có thể đùng đùng nhảy vào lo việc nước với nhiệt tình nông nổi, hoặc ngược lại, cứ thờ ơ với việc nước mà lo việc nhà. Cử tri đoàn của những người quan tâm đến chính trị có thể giải quyết mâu thuẫn đó khi huy động nhiệt tình mà cũng là cái lọc để giảm trừ những nông nổi bốc đồng.

Chuyện thứ ba là vai trò của các chính đảng, đã xuất hiện từ thời lập quốc, quy tụ những người có nhiệt tình nhất, tích cực nhất, ở những cấp địa phương từ thấp lên cao. Các đảng phái chính trị này mới bầu lên người lãnh đạo tại địa phương và trở thành cơ chế trung gian điều hòa quyền lợi dị biệt của người dân với quyền lợi của các tiểu bang và sau cùng của nhà nước.

Nhưng một hậu quả bất ngờ cho các nhà lập quốc đã xảy ra. Họ không là những ông thánh!


Vai Trò Của Các Ông Trùm Trong Đảng


Trong các chính đảng, lãnh tụ đảng ở cấp địa phương là những ông trùm - thời đó các bà chưa được quyền bỏ phiếu – là loại chính trị gia chuyên nghiệp. Họ sống trong tính toán chính trị và tính toán mạnh nhất của họ là việc chọn ra các chính khách, những người sẽ tranh cử để điều hành bộ máy chính quyền địa phương và thỏa mãn yêu cầu về quyền lợi - đôi khi sạch mà thường khi cũng rất bẩn - của các ông trùm. Cũng trong sự tính toán ấy còn có việc chọn lựa các thẩm phán, ủy viên giáo dục, bưu chính hay cảnh sát, cứu hỏa, v..v…

Vì vậy, từ nguyên thủy, hệ thống tuyển cử chính trị của nước Mỹ đã có lắm đặc tính trái ngược, đầy lý tưởng của người có nhiệt tình với đất nước mà cũng đầy thủ đoạn của các ông trùm.

Và các chính trị gia chuyên nghiệp này đều có chung một nét lạnh lùng cân nhắc hơn thiệt với tinh thần thực tiễn để dung hòa chứ không hề coi đảng đối lập là kẻ thù, rằng nếu phe kia cầm quyền thì nước Mỹ gặp ngày tận thế. Hoặc chính khách của mình mới là cứu tinh cho nhân loại. Người lý tưởng có nhiệt tình ở dưới mới cực đoan như vậy chứ chính trị gia chuyên nghiệp thì không.

Hai mặt lý tưởng và gian hùng đó tất nhiên ảnh hưởng đến tiến trình tuyển cử và các ông trùm trong đảng từ địa phương lên tới cấp liên bang mới giữ vị trí bản lề mà trọng yếu về cả bạc tiền lẫn tư tưởng. Họ không nhất thiết là tay chân của tài phiệt và đưa bọn tư bản lên khuynh đảo nước Mỹ mà có thể là những người ngoan đạo muốn bảo vệ kỷ cương của xã hội.

Ở cấp cao nhất, bốn năm một lần, các ông trùm tổ chức Đại hội đảng và cân nhắc xem trong các ứng cử viên của mình ai có nhiều hy vọng nhất để thắng cử. Vậy mà hệ thống tuyển cử kỳ quái ấy vẫn tìm ra nhiều Tổng thống thuộc loại anh minh xuất sắc! Và có xuất sắc hay tồi tệ đến mấy thì cũng chỉ được hai nhiệm kỳ, trường hợp của F. D. Roosevelt là ngoại lệ thời chiến tranh.

Người ta thường có ấn tượng sai, rằng nhiều thế lực đã kín đáo lũng đoạn nước Mỹ vì những âm mưu mờ ám. Sự thật lại chẳng đơn giản như vậy và ngay đến vai trò khá đặc biệt, có khi đen tối của các ông trùm trong đảng cũng biến hóa rồi tiêu vong kể từ những năm sau 1968.


Nhiệt Tình Cách Mạng và Tấm Chi Phiếu


Từ sau cuộc bầu cử năm 1972, khi Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống và gây ra khủng hoảng chính trị thì chế độ tuyển cử tổng thống tại Mỹ đã có thay đổi lớn. Vòng sơ bộ trong từng đảng được mở rộng từ cấp địa phương qua các tiểu bang. Thế lực của các ông trùm trong đảng phải nhường bước cho hình thái tuyển chọn từ dưới cơ sở, một loại dân chủ trực tiếp của quần chúng đầy nhiệt tình mà các bậc quốc phụ thời xưa đều rất ngại.

Chính là hình thái tranh cử bất tận và tốn kém ấy mới dẫn đến hai hậu quả.

Sự tốn kém mở cửa cho vai trò của tiền bạc để các chuẩn ứng cử viên có bộ máy tranh cử tỏa rộng hầu trở thành ứng cử viên và sau cùng mới là ứng viên chính thức của đảng. Ngày xưa, họ phải thuyết phục ông trùm, ngày nay, họ phải có tiền quảng cáo liên tục và trải rộng. Và dù vận động được tiền ủng hộ tới cả tỷ bạc thì vẫn có thể thất cử! Bên trong các cuộc vận động ấy là trăm cơ hội tham nhũng và lạm dụng làm cho nhiều người bị thân bại danh liệt ngay tại địa phương. Chỉ có truyền thông và giới luật sư là kiếm tiền rất khá trong các vòng sơ bộ lên tới cấp quốc gia.

Hậu quả thứ hai còn rắc rối hơn thế.

Khi các ông trùm gian hùng và biết thỏa hiệp không còn ảnh hưởng như xưa thì quần chúng đầy nhiệt huyết đẩy dần các chính khách vào thế phân cực. Họ lấy lập trường cực đoan để thỏa mãn những người có nhiệt tình nhất. Chính nhiệt tình ấy mới huy động được cử tri đi bầu vào giữa tuần (ngày Thứ Ba sau Thứ Hai đầu tiên của Tháng 11) thay vì vào ngày nghỉ như tại nhiều nước khác.

Nhiệt tình ấy lại thường quy tụ vào nhiều vấn đề xã hội thật ra không hẳn là sinh tử cho quốc gia hoặc chi phối cục diện toàn cầu. Như quyền phá thai, hôn nhân đồng tính hay bảo vệ kỷ cương gia đình hoặc động vật hoang dã hay dân thiểu số da màu, v.v…..

Kết cuộc là cuộc bầu cử Tổng thống lại Hoa Kỳ lại bị chi phối bởi hai thế lực là bạc tiền và phe nhóm cực đoan. Ứng cử viên nào cũng phải có tiền và có người cực đoan cầm cờ ở vòng sơ bộ, khi lên tới vòng trên thì mới xoay chuyển lập trường và có khi hy sinh nguyên tắc để tranh thủ được lá phiếu trung dung hay độc lập ở giữa, thì mới có trên 50% số phiếu của Cử tri đoàn.

____


Kết luận ở đây là gì?

Nền dân chủ không là toàn hảo. Thể thức bầu cử tại Hoa Kỳ là chuyện nhiêu khê, tốn nhiều thời gian, bạc tiền và sẽ còn thay đổi. Nhưng chưa ai trong đời tìm ra giải pháp nào khá hơn.

Suốt hai năm tranh cử đó, chẳng ai nói đến các vấn đề lớn của thể giới mà khi người muốn lên lãnh đạo thì bị cả nước xăm xoi theo dõi - hoặc tự do đả kích!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bầu Cử Tổng Thống Tại Hoa Kỳ

Kết cuộc là cuộc bầu cử Tổng thống lại Hoa Kỳ lại bị chi phối bởi hai thế lực là bạc tiền và phe nhóm cực đoan. Ứng cử viên nào cũng phải có tiền và có người cực đoan cầm cờ ở vòng sơ bộ, khi lên tới vòng trên

Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 150415

Nhiêu khê, tốn kém mà đầy quyến rũ

 * Một đoạn cuối - ngoằn ngoèo - của hai năm tranh cử *
 

Cứ bốn năm một lần, đặc biệt là khi vỉ tổng thống đương nhiệm không ra tái tranh cử, cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đưa ra một hình ảnh rất tệ về nước Mỹ! Ai đời mà đệ nhất siêu cường có khả năng kiểm soát mặt biển trên toàn cầu, với sản lượng kinh tế gần bằng một phần tư của thế giới, lại tính bầu lên một người lãnh đạo có đầy chứng tật…


Chứng Tật Của Các Ứng Cử Viên

Nếu chẳng có gì vui hơn mà cứ theo dõi thời sự dồn dập hàng ngày thì ta biết được những gì?

Nào là một cựu Đệ nhất Phu nhân, Nghị sĩ và Ngoại trưởng là Hillary Clinton lại có gian ý khi làm Ngoại trưởng vì sử dụng một trương mục điện thư cá nhân để giải quyết công vụ và khi sắp mãn nhiệm thì xóa hết bộ nhớ trong máy để không còn ai biết là bà đã viết những gì, cho ai, trong bốn năm cầm đầu hệ thống ngoại giao của nước Mỹ. Đã vậy, khi mở màn tranh cử thì đi xe bọc thép dềnh dàng bên trong có đầy đủ tiện nghi của một phi cơ, để nói với quần chúng rằng bà quan tâm đến cuộc sống chật vật của họ và đả kích các tài phiệt là ăn lương quá cao. Hillary Clinton là người được thù lao rất hậu, cả vạn đô la, do các tài phiệt Hoa Kỳ và ngoại quốc thanh toán, để đi diễn thuyết hoặc quản lý một quỹ hoạt động đáng giá bạc tỷ. Và nhờ quan hệ với thế giới bạc tiền, bà sẽ vận động được hai tỷ rưỡi để quảng bá lập trường của mình tại 50 tiểu bang lớn nhỏ của Mỹ.

Đây là chưa nói gì về nhiều trò mờ ám khác khi bà còn là Đệ nhất Phu nhân của tiểu bang Arkansas rồi Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ: có gian dối gì không mà kiếm tiền nhanh như vậy trong một nghiệp vụ đầu tư thương phẩm? Có liên hệ gì đến việc một cố vấn chính trị đã bị ai… tự sát?

Phía bên kia thì cũng chẳng khá hơn.

Ba chính khách Cộng Hòa đã tuyên bố tranh cử trước tiên đều là Nghị sĩ Thứ cấp, mới được vào Thượng viện thì đã lăm le tranh cử, y như đương kim Tổng thống Barack Obama, mà chẳng có thành tích gì nổi bật? Nổi bật nhất chỉ là những phát biểu mâu thuẫn, nay nói này mai nói khác, như trường hợp của Nghị sĩ Rand Paul của Kentucky.

Các khuôn mặt khác lại còn tệ hơn thế. Cựu Thống đốc Florida là Jeb Bush mang cái tội tổ tông là con dòng cháu giống của gia đình Bush; trong một kỳ bầu cử lặt vặt từ hồi nảo hồi nào lại tự ghi là thuộc sắc dân Latino dù đấy chỉ là gốc gác của bà vợ. Tìm cho kỹ thì có khi ông Bush này còn có nhiều điều sai quấy khi làm Thống đốc Florida. Thống đốc New Jersey là Christ Christies cũng chẳng khá hơn vì… quá mập, ưa thay đổi lập trường, kể cả hợp tác với Obama, có khi còn cố tình gây ra nạn kẹt xe để trừng phạt một đối thủ chính trị bên đảng Dân Chủ.

Còn nhiều người khác nữa, nhiều lắm, đều mờ nhạt như nhau, mà lăm le xin phiếu Cộng Hòa để sẽ ra tranh cử với ứng cử viên Dân Chủ vào ngày tám Tháng 11 năm tới. Siêu cường này hết người rồi sao mà cứ phải chọn lãnh đạo từ kẻ lưu manh bên này hoặc trong phường tầm bậy bên kia? Chưa kể là Tổng thống còn thường bị Quốc hội của đối lập cắt cánh, như hiện nay, hoặc được Quốc hội phe ta hỗ trợ cho việc làm bậy, như trong hai năm 2009-2010.

Dĩ nhiên, sự thật nó không đơn giản như thế - mà rắc rối và quyến rũ hơn nhiều. Vì vậy Hồ Sơ Người-Việt mới rọi đèn vào đó….


Nhiệt Tình Dân Chủ và Thủ Đoạn Chính Khách


Hoa Kỳ theo thể chế liên bang với đặc tính giới hạn ảnh hưởng của chính quyền để mở rộng không gian sinh hoạt của người dân, hay của “xã hội dân sự” gồm có các hiệp hội hay đoàn thể tự phát của quần chúng trước khi chữ “civil society” thành trào lưu thời thượng. Hoa Kỳ lại là xứ quá rộng với nhiều dị biệt của từng tiểu bang mà muốn tránh cảnh “cá lớn nuốt cá bé” nên tìm cách bảo vệ tiếng nói của các tiểu bang nhỏ tựa mắt muỗi bên cạnh nhưng tiểu bang lớn như Texas, California, New York hay Florida.

Vì những đặc tính ấy, từ thời lập quốc thì các bậc Quốc phụ đã soạn ra bản Hiến pháp mới nghĩ đến một tiến trình “tuyển cử” Tổng thống phức tạp và lạ kỳ.

Cho dễ hiểu, ta hãy tạm ghi nhận hai bước của tiến trình ấy, là “tuyển” tức là chọn, rồi mới “cử” là cất nhắc lên vị trí lãnh đạo. Đấy là việc tuyển ra Cử tri đoàn (Electoral College) để cơ chế này sẽ cử người làm tổng thống. Vì vậy, bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ là tiến trình gián tiếp, không là trực tiếp như tại nhiều quốc gia dân chủ theo tổng thống chế.

Chuyện thứ hai, các nhà lập quốc cũng biết rõ tâm lý của người dân, người chủ thực tế của quốc gia. Người dân có thể đùng đùng nhảy vào lo việc nước với nhiệt tình nông nổi, hoặc ngược lại, cứ thờ ơ với việc nước mà lo việc nhà. Cử tri đoàn của những người quan tâm đến chính trị có thể giải quyết mâu thuẫn đó khi huy động nhiệt tình mà cũng là cái lọc để giảm trừ những nông nổi bốc đồng.

Chuyện thứ ba là vai trò của các chính đảng, đã xuất hiện từ thời lập quốc, quy tụ những người có nhiệt tình nhất, tích cực nhất, ở những cấp địa phương từ thấp lên cao. Các đảng phái chính trị này mới bầu lên người lãnh đạo tại địa phương và trở thành cơ chế trung gian điều hòa quyền lợi dị biệt của người dân với quyền lợi của các tiểu bang và sau cùng của nhà nước.

Nhưng một hậu quả bất ngờ cho các nhà lập quốc đã xảy ra. Họ không là những ông thánh!


Vai Trò Của Các Ông Trùm Trong Đảng


Trong các chính đảng, lãnh tụ đảng ở cấp địa phương là những ông trùm - thời đó các bà chưa được quyền bỏ phiếu – là loại chính trị gia chuyên nghiệp. Họ sống trong tính toán chính trị và tính toán mạnh nhất của họ là việc chọn ra các chính khách, những người sẽ tranh cử để điều hành bộ máy chính quyền địa phương và thỏa mãn yêu cầu về quyền lợi - đôi khi sạch mà thường khi cũng rất bẩn - của các ông trùm. Cũng trong sự tính toán ấy còn có việc chọn lựa các thẩm phán, ủy viên giáo dục, bưu chính hay cảnh sát, cứu hỏa, v..v…

Vì vậy, từ nguyên thủy, hệ thống tuyển cử chính trị của nước Mỹ đã có lắm đặc tính trái ngược, đầy lý tưởng của người có nhiệt tình với đất nước mà cũng đầy thủ đoạn của các ông trùm.

Và các chính trị gia chuyên nghiệp này đều có chung một nét lạnh lùng cân nhắc hơn thiệt với tinh thần thực tiễn để dung hòa chứ không hề coi đảng đối lập là kẻ thù, rằng nếu phe kia cầm quyền thì nước Mỹ gặp ngày tận thế. Hoặc chính khách của mình mới là cứu tinh cho nhân loại. Người lý tưởng có nhiệt tình ở dưới mới cực đoan như vậy chứ chính trị gia chuyên nghiệp thì không.

Hai mặt lý tưởng và gian hùng đó tất nhiên ảnh hưởng đến tiến trình tuyển cử và các ông trùm trong đảng từ địa phương lên tới cấp liên bang mới giữ vị trí bản lề mà trọng yếu về cả bạc tiền lẫn tư tưởng. Họ không nhất thiết là tay chân của tài phiệt và đưa bọn tư bản lên khuynh đảo nước Mỹ mà có thể là những người ngoan đạo muốn bảo vệ kỷ cương của xã hội.

Ở cấp cao nhất, bốn năm một lần, các ông trùm tổ chức Đại hội đảng và cân nhắc xem trong các ứng cử viên của mình ai có nhiều hy vọng nhất để thắng cử. Vậy mà hệ thống tuyển cử kỳ quái ấy vẫn tìm ra nhiều Tổng thống thuộc loại anh minh xuất sắc! Và có xuất sắc hay tồi tệ đến mấy thì cũng chỉ được hai nhiệm kỳ, trường hợp của F. D. Roosevelt là ngoại lệ thời chiến tranh.

Người ta thường có ấn tượng sai, rằng nhiều thế lực đã kín đáo lũng đoạn nước Mỹ vì những âm mưu mờ ám. Sự thật lại chẳng đơn giản như vậy và ngay đến vai trò khá đặc biệt, có khi đen tối của các ông trùm trong đảng cũng biến hóa rồi tiêu vong kể từ những năm sau 1968.


Nhiệt Tình Cách Mạng và Tấm Chi Phiếu


Từ sau cuộc bầu cử năm 1972, khi Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống và gây ra khủng hoảng chính trị thì chế độ tuyển cử tổng thống tại Mỹ đã có thay đổi lớn. Vòng sơ bộ trong từng đảng được mở rộng từ cấp địa phương qua các tiểu bang. Thế lực của các ông trùm trong đảng phải nhường bước cho hình thái tuyển chọn từ dưới cơ sở, một loại dân chủ trực tiếp của quần chúng đầy nhiệt tình mà các bậc quốc phụ thời xưa đều rất ngại.

Chính là hình thái tranh cử bất tận và tốn kém ấy mới dẫn đến hai hậu quả.

Sự tốn kém mở cửa cho vai trò của tiền bạc để các chuẩn ứng cử viên có bộ máy tranh cử tỏa rộng hầu trở thành ứng cử viên và sau cùng mới là ứng viên chính thức của đảng. Ngày xưa, họ phải thuyết phục ông trùm, ngày nay, họ phải có tiền quảng cáo liên tục và trải rộng. Và dù vận động được tiền ủng hộ tới cả tỷ bạc thì vẫn có thể thất cử! Bên trong các cuộc vận động ấy là trăm cơ hội tham nhũng và lạm dụng làm cho nhiều người bị thân bại danh liệt ngay tại địa phương. Chỉ có truyền thông và giới luật sư là kiếm tiền rất khá trong các vòng sơ bộ lên tới cấp quốc gia.

Hậu quả thứ hai còn rắc rối hơn thế.

Khi các ông trùm gian hùng và biết thỏa hiệp không còn ảnh hưởng như xưa thì quần chúng đầy nhiệt huyết đẩy dần các chính khách vào thế phân cực. Họ lấy lập trường cực đoan để thỏa mãn những người có nhiệt tình nhất. Chính nhiệt tình ấy mới huy động được cử tri đi bầu vào giữa tuần (ngày Thứ Ba sau Thứ Hai đầu tiên của Tháng 11) thay vì vào ngày nghỉ như tại nhiều nước khác.

Nhiệt tình ấy lại thường quy tụ vào nhiều vấn đề xã hội thật ra không hẳn là sinh tử cho quốc gia hoặc chi phối cục diện toàn cầu. Như quyền phá thai, hôn nhân đồng tính hay bảo vệ kỷ cương gia đình hoặc động vật hoang dã hay dân thiểu số da màu, v.v…..

Kết cuộc là cuộc bầu cử Tổng thống lại Hoa Kỳ lại bị chi phối bởi hai thế lực là bạc tiền và phe nhóm cực đoan. Ứng cử viên nào cũng phải có tiền và có người cực đoan cầm cờ ở vòng sơ bộ, khi lên tới vòng trên thì mới xoay chuyển lập trường và có khi hy sinh nguyên tắc để tranh thủ được lá phiếu trung dung hay độc lập ở giữa, thì mới có trên 50% số phiếu của Cử tri đoàn.

____


Kết luận ở đây là gì?

Nền dân chủ không là toàn hảo. Thể thức bầu cử tại Hoa Kỳ là chuyện nhiêu khê, tốn nhiều thời gian, bạc tiền và sẽ còn thay đổi. Nhưng chưa ai trong đời tìm ra giải pháp nào khá hơn.

Suốt hai năm tranh cử đó, chẳng ai nói đến các vấn đề lớn của thể giới mà khi người muốn lên lãnh đạo thì bị cả nước xăm xoi theo dõi - hoặc tự do đả kích!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm