Kinh Đời
Bệnh Cấm Khẩu
Cấm khẩu là trường hợp người bệnh không thể nói được hoặc khó khăn khi phát âm. Thường thì bệnh xảy ra do bị cảm lạnh, sốt cao hay xuất huyết não. Sau đây gọi là “cấm khẩu y học”. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm hoặc để lại di chứng lâu dài.
Nhưng mà như vậy thì cũng thường quá, nay có một loại bệnh cấm khẩu còn đặc sắc hơn nhiều, nó là sản phẩm của xã hội, chứ không phải do thời tiết hay bệnh lý gây nên. Nguyên nhân của bệnh này là do bị cấm kỵ, đàn áp mà ra. Vì thế mà không khó để nhận biết triệu chứng, đó là người bệnh thường tỏ ra lo lắng, sợ hãi không nói nên lời, hoặc ú ớ khi phát âm. Để dễ bề nghiên cứu, người ta đặt tên cho căn bệnh này là “cấm khẩu xã hội”.
Dĩ nhiên là những người mắc bệnh “cấm khẩu xã hội” rất đau đớn và khổ tâm.
Tại sao lại như vậy?
Đối với “cấm khẩu y học”, người ta không nói được đã đành, đó là trường hợp bất khả kháng. Đằng này, người mắc bệnh “cấm khẩu xã hội” thì khả năng ngôn ngữ vẫn bình thường, nhưng họ không dám nói ra. Biết mà không được nói, trong khi vẫn có thể phát âm tốt, đó mới thực sự là niềm đau khôn tả vậy. Vì rằng, trước khi mở miệng, người bệnh lại hình dung ra đám công an mặc sắc phục với chiếc còng số tám trên tay, hình dung đến phiên tòa xét xử và nhà tù đang chờ đợi họ. Nghĩ đến đó, đột nhiên họ đưa tay lên bịt miệng, để chắc chắn rằng không một âm thanh nào được phát ra, cho dù là vô thức.
Vậy thì người bệnh biết những gì mà lại không dám nói?
Chuyện là như vầy, ở xứ này nhà nước cấm người dân không được đả động đến các vấn đề tiêu cực xã hội, tham nhũng, bất công và sai trái của chế độ. Ngoài những quy định trái khoáy vi phạm tinh thần “Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền” trong các đạo luật, người ta còn sử dụng cả một bộ máy nhà nước toàn trị để kìm kẹp và giám sát người dân. Thành ra không ai dám tin tưởng ai cả, kể cả những người thân trong gia đình, vì sợ những lời nói của mình bị lọt ra ngoài rồi đến tai nhà cầm quyền thì khốn.
Như vậy thì thật là vô lý và phản tự nhiên hết sức. Con người chứ có phải là gỗ đá vô tri đâu. Trời đã sinh ra tai để nghe, mắt để nhìn, miệng để nói, thử hỏi ai có thể làm trái được? Từ chỗ nghe và thấy, người ta chiêm nghiệm rồi thể hiện ra ngôn ngữ. Cho nên cái miệng là phương tiện để biểu đạt nhận thức của con người vậy. Nếu không có ngôn ngữ và chữ viết, con người làm sao có thể truyền lại những kiến thức cho thế hệ sau? Nhân loại làm sao có thể tiến hóa? Cho nên, cấm người ta không được nói (biểu đạt tư tưởng) là trái với luật pháp quốc tế, trái với quy luật tự nhiên vậy. Những kẻ làm việc sai trái đó, nhất định sẽ bị nhân loại và tự nhiên đào thải.
Tự do ngôn luận là cái quyền cơ bản của con người. và cũng là điều kiện tiên quyết để có một xã hội dân chủ. Con người không thể mãi im lặng, vì chúng ta đâu phải người câm?
Lịch sử y học có ghi nhận nhiều trường hợp khỏi được chứng bệnh nan y một cách kỳ lạ. Nghĩa là bệnh không có cách gì chữa trị được, rồi vì một nguyên nhân nào đó, tự nhiên người ta khỏi bệnh.
Chuyện rằng, có người đàn ông nọ vốn bị bệnh câm bẩm sinh. Bố mất sớm, vì vậy mà chỉ có mẹ là người chăm sóc và yêu thương anh nhất. Khi còn nhỏ, cậu thường bị đám bạn trêu chọc. Những lúc như vậy, mẹ lại là người chở che và bênh vực cho cậu. Cho nên trong tâm thức chàng câm, mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và yêu quý nhất trên đời. Lớn lên, nhìn thấy những người chung quanh được nói cười một cách tự nhiên, họ nghĩ gì nói nấy, anh cũng thèm muốn được như vậy lắm. Người ta cũng như mình, sao họ lại sung sướng hạnh phúc làm vậy, còn mình thì tâm tư không biết tỏ cùng ai. Anh buồn lắm, xót xa cho thân phận hẩm hiu, trách sao con tạo khéo trêu người. Năm anh câm hai mươi lăm tuổi thì người mẹ qua đời. Vì quá thương cảm, anh vật vã than khóc. Đột nhiên người ta nghe anh thốt lên được hai tiếng: “Mẹ ơi!”. Ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên, cho rằng đó là một phép màu kỳ diệu. Từ đó anh không bị câm nữa, mà nói được như những người bình thường khác.
Những chuyện như vậy tuy có xẩy ra, nhưng là rất hiếm vậy. Cho nên để khỏi bệnh, ta phải tích cực chữa trị, chứ không thể trông chờ vào sự thần kỳ được.
Một khi bản năng ngôn ngữ được đánh thức, người ta sẽ tha hồ mà bày tỏ quan điểm và cảm xúc thật của mình. Nếu bạn không tin, hãy chữa khỏi bệnh câm cho người dân xứ này mà xem, lúc đó họ lại chẳng nói như cháo chảy chứ lị.
Người ta nói rằng, bệnh “cấm khẩu xã hội” này chỉ xuất hiện trong các chế độ nhà nước độc tài mà thôi.
Để chữa bệnh “cấm khẩu y học”, người ta dùng lá Ngải Cứu giã nát cho vào miệng, hoặc lấy nước sắc Kinh Giới uống nóng với nước ép măng tre, nước cốt Gừng là khỏi. Còn bệnh “cấm khẩu xã hội” thì phải chữa bằng cách làm cho người ta vượt qua nổi sợ hãi, đồng thời phá bỏ đi cái cơ chế tạo nên sự cấm kỵ đó vậy.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Bệnh Cấm Khẩu
Cấm khẩu là trường hợp người bệnh không thể nói được hoặc khó khăn khi phát âm. Thường thì bệnh xảy ra do bị cảm lạnh, sốt cao hay xuất huyết não. Sau đây gọi là “cấm khẩu y học”. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm hoặc để lại di chứng lâu dài.
Nhưng mà như vậy thì cũng thường quá, nay có một loại bệnh cấm khẩu còn đặc sắc hơn nhiều, nó là sản phẩm của xã hội, chứ không phải do thời tiết hay bệnh lý gây nên. Nguyên nhân của bệnh này là do bị cấm kỵ, đàn áp mà ra. Vì thế mà không khó để nhận biết triệu chứng, đó là người bệnh thường tỏ ra lo lắng, sợ hãi không nói nên lời, hoặc ú ớ khi phát âm. Để dễ bề nghiên cứu, người ta đặt tên cho căn bệnh này là “cấm khẩu xã hội”.
Dĩ nhiên là những người mắc bệnh “cấm khẩu xã hội” rất đau đớn và khổ tâm.
Tại sao lại như vậy?
Đối với “cấm khẩu y học”, người ta không nói được đã đành, đó là trường hợp bất khả kháng. Đằng này, người mắc bệnh “cấm khẩu xã hội” thì khả năng ngôn ngữ vẫn bình thường, nhưng họ không dám nói ra. Biết mà không được nói, trong khi vẫn có thể phát âm tốt, đó mới thực sự là niềm đau khôn tả vậy. Vì rằng, trước khi mở miệng, người bệnh lại hình dung ra đám công an mặc sắc phục với chiếc còng số tám trên tay, hình dung đến phiên tòa xét xử và nhà tù đang chờ đợi họ. Nghĩ đến đó, đột nhiên họ đưa tay lên bịt miệng, để chắc chắn rằng không một âm thanh nào được phát ra, cho dù là vô thức.
Vậy thì người bệnh biết những gì mà lại không dám nói?
Chuyện là như vầy, ở xứ này nhà nước cấm người dân không được đả động đến các vấn đề tiêu cực xã hội, tham nhũng, bất công và sai trái của chế độ. Ngoài những quy định trái khoáy vi phạm tinh thần “Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền” trong các đạo luật, người ta còn sử dụng cả một bộ máy nhà nước toàn trị để kìm kẹp và giám sát người dân. Thành ra không ai dám tin tưởng ai cả, kể cả những người thân trong gia đình, vì sợ những lời nói của mình bị lọt ra ngoài rồi đến tai nhà cầm quyền thì khốn.
Như vậy thì thật là vô lý và phản tự nhiên hết sức. Con người chứ có phải là gỗ đá vô tri đâu. Trời đã sinh ra tai để nghe, mắt để nhìn, miệng để nói, thử hỏi ai có thể làm trái được? Từ chỗ nghe và thấy, người ta chiêm nghiệm rồi thể hiện ra ngôn ngữ. Cho nên cái miệng là phương tiện để biểu đạt nhận thức của con người vậy. Nếu không có ngôn ngữ và chữ viết, con người làm sao có thể truyền lại những kiến thức cho thế hệ sau? Nhân loại làm sao có thể tiến hóa? Cho nên, cấm người ta không được nói (biểu đạt tư tưởng) là trái với luật pháp quốc tế, trái với quy luật tự nhiên vậy. Những kẻ làm việc sai trái đó, nhất định sẽ bị nhân loại và tự nhiên đào thải.
Tự do ngôn luận là cái quyền cơ bản của con người. và cũng là điều kiện tiên quyết để có một xã hội dân chủ. Con người không thể mãi im lặng, vì chúng ta đâu phải người câm?
Lịch sử y học có ghi nhận nhiều trường hợp khỏi được chứng bệnh nan y một cách kỳ lạ. Nghĩa là bệnh không có cách gì chữa trị được, rồi vì một nguyên nhân nào đó, tự nhiên người ta khỏi bệnh.
Chuyện rằng, có người đàn ông nọ vốn bị bệnh câm bẩm sinh. Bố mất sớm, vì vậy mà chỉ có mẹ là người chăm sóc và yêu thương anh nhất. Khi còn nhỏ, cậu thường bị đám bạn trêu chọc. Những lúc như vậy, mẹ lại là người chở che và bênh vực cho cậu. Cho nên trong tâm thức chàng câm, mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và yêu quý nhất trên đời. Lớn lên, nhìn thấy những người chung quanh được nói cười một cách tự nhiên, họ nghĩ gì nói nấy, anh cũng thèm muốn được như vậy lắm. Người ta cũng như mình, sao họ lại sung sướng hạnh phúc làm vậy, còn mình thì tâm tư không biết tỏ cùng ai. Anh buồn lắm, xót xa cho thân phận hẩm hiu, trách sao con tạo khéo trêu người. Năm anh câm hai mươi lăm tuổi thì người mẹ qua đời. Vì quá thương cảm, anh vật vã than khóc. Đột nhiên người ta nghe anh thốt lên được hai tiếng: “Mẹ ơi!”. Ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên, cho rằng đó là một phép màu kỳ diệu. Từ đó anh không bị câm nữa, mà nói được như những người bình thường khác.
Những chuyện như vậy tuy có xẩy ra, nhưng là rất hiếm vậy. Cho nên để khỏi bệnh, ta phải tích cực chữa trị, chứ không thể trông chờ vào sự thần kỳ được.
Một khi bản năng ngôn ngữ được đánh thức, người ta sẽ tha hồ mà bày tỏ quan điểm và cảm xúc thật của mình. Nếu bạn không tin, hãy chữa khỏi bệnh câm cho người dân xứ này mà xem, lúc đó họ lại chẳng nói như cháo chảy chứ lị.
Người ta nói rằng, bệnh “cấm khẩu xã hội” này chỉ xuất hiện trong các chế độ nhà nước độc tài mà thôi.
Để chữa bệnh “cấm khẩu y học”, người ta dùng lá Ngải Cứu giã nát cho vào miệng, hoặc lấy nước sắc Kinh Giới uống nóng với nước ép măng tre, nước cốt Gừng là khỏi. Còn bệnh “cấm khẩu xã hội” thì phải chữa bằng cách làm cho người ta vượt qua nổi sợ hãi, đồng thời phá bỏ đi cái cơ chế tạo nên sự cấm kỵ đó vậy.