Sức khỏe và đời sống
Bệnh nhân không cần giải Nobel
Các bệnh viện ở Sài Gòn là địa chỉ tín nhiệm của rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh tìm về để chẩn đoán và điều trị. Do đó, việc cách đây mấy hôm, ông bí thư thành ủy Đinh La Thăng
Các bệnh viện ở Sài Gòn là địa chỉ tín nhiệm của rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh tìm về để chẩn đoán và điều trị. Do đó, việc cách đây mấy hôm, ông bí thư thành ủy Đinh La Thăng tuyên bố Sài Gòn sẽ là nơi đầu tiên của Việt Nam có người đoạt giải Nobel Y học, tạo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Bà Đỗ Thị Tý, tuổi ngoài 80, nói rằng giờ đây bà cần nhất là người nghèo như bà được chữa bệnh cho tử tế:
“Con cháu nó nói về cái giải nô beo gì đó mà tôi không có biết cái giải đó. Tôi già rồi, tôi đi khám bệnh. Nhiều bệnh lắm. Bác sĩ mà chữa cho tôi hết là tôi vui mừng lắm rồi. Tôi chẳng biết giải nô beo các ông thầy bệnh là cái gì hết”.
Ông Trí, một người bệnh đến từ Trảng Bàng mong rằng được khám nhanh, chứ giờ thì chờ đợi lâu quá:
“Chờ đợi. Người già bệnh mà hoạn, mà ngồi chờ thì thấy nó mệt mõi. Thấy vậy…, những cơ quan, những nơi đó giải quyết hành chánh nó quá dỡ. Nó làm sao mà để… Tôi ngồi đây, ngồi chờ cả ngày, cả buổi mới về tới nhà. Về tới nhà là nhiều khi bị tối nữa. Mong mấy chị đồ coi, xem xét lại, rồi cơ quan cấp trên để nói lợi dùm cho ngành nghề bệnh viện đó đó, giải quyết hành chánh cho ổn thỏa cho dân. Đừng có làm phiền hà dân…
Bất tiện cho người ở tỉnh xa xôi… đi lên. Có người ở đâu Đắc Lắc vô, tôi cũng thấy nằm la liệt chờ bắt số, có khi người ta ở xa, người ta chờ tới mấy ngày. Tội nghiệp cho người ta”.
Những người bệnh chỉ mong được chữa hết bệnh, nên không quản chuyện đường sá, chuyện đời sống ở Sài Gòn giá cả đắt đỏ, họ đều tìm đến các bệnh viện ở nơi từng là thủ đô tự do của miền Nam để chữa trị.
Đêm Sài Gòn, đêm trong bệnh viện chứa đựng biết bao nhiêu nỗi lòng của người bệnh xa quê. Họ mong được trúng thầy, trúng bệnh, chứ chẳng ai quan tâm các vị bác sĩ ấy có giải thưởng nào hay không.
Bà Ba, người đã nuôi chồng ròng rã suốt 3 tháng trời tại bệnh viện không giấu được sự bi quan:
“Ở bệnh viện 115, khi mà phẫu thuật xong thì ảnh nằm ở phòng hồi sức lâu quá, thế nên nó bị hoại tử khi mà ra ngoài thì nó bị hoại tử, nó ăn sâu quá nên rất là khó điều trị, nên chúng tôi rất là lo…”.
Đồng cảm với người bệnh, bác sĩ Đinh Đức Long nói rằng những nhà quản lý như ông bí thư nên lo cùng người bệnh về chuyện an sinh, hơn là chăm chăm chạy theo những giải thưởng:
“Tôi chưa nghe bất cứ một lãnh đạo nào hay một chính khách nào trên thế giới đưa ra ý tưởng phấn đấu đoạt giải Nobel cả. Thì cái điều này nó làm tôi nhớ lại những năm đầu tiên tôi về làm giáo viên của Học viện Quân Y những năm đầu những năm 80, khi tốt nghiệp ở Hung Ga Ri về, thì một bữa tôi đang ngồi trong phòng làm việc thì điện thoại réo lên. Thì giáo sư, tiến sĩ Lê Thế Trung, giám đốc Học viện Quân Y nói rằng là sắp tới, thì khóa bác sĩ mà thi tốt nghiệp đại học đấy, thì nghị quyết của đảng ủy Học viện Quân Y là tỷ lệ khá giỏi 80%. Thì tôi cũng ngạc nhiên.
Tại vì tôi học ở phương Tây ấy, thì không bao giờ có khoán tỷ lệ khá giỏi, học sinh đỗ là bao nhiêu cả. Mà ông thầy đều là những viện sĩ, giáo sư viện sĩ viện hàn lâm họ chấm. Thì anh nào đỗ cho đỗ, anh nào trượt thì trượt, giỏi thì giỏi. Thì tư duy đấy là xuyên suốt, là có lẽ tư duy chung của lãnh đạo Việt Nam. Tức là một là bệnh thành tích. Hai là háo danh. Bất chấp mọi cái điều kiện thực tế để có thể đạt được”.
Như lời bác sĩ Đinh Đức Long, có lẽ ông bí thư Đinh La Thăng thử giả trang để vi hành khi màn đêm buông xuống ở các bệnh viện, để hiểu thêm dân tình xứ mình đang khốn khó ra sao khi mang bệnh tật, khi họ phải dắt dìu nhau từ các tỉnh về Sài Gòn, để mong được những thầy thuốc giỏi nơi đây chữa hết bịnh.
Điều đó xem ra thiết thực hơn nhiều lắm so giấc mộng Nobel Y học của ông bí thư thành ủy Hồ Chí Minh.
( VOA )
Các bệnh viện ở Sài Gòn là địa chỉ tín nhiệm của rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh tìm về để chẩn đoán và điều trị. Do đó, việc cách đây mấy hôm, ông bí thư thành ủy Đinh La Thăng tuyên bố Sài Gòn sẽ là nơi đầu tiên của Việt Nam có người đoạt giải Nobel Y học, tạo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Bà Đỗ Thị Tý, tuổi ngoài 80, nói rằng giờ đây bà cần nhất là người nghèo như bà được chữa bệnh cho tử tế:
“Con cháu nó nói về cái giải nô beo gì đó mà tôi không có biết cái giải đó. Tôi già rồi, tôi đi khám bệnh. Nhiều bệnh lắm. Bác sĩ mà chữa cho tôi hết là tôi vui mừng lắm rồi. Tôi chẳng biết giải nô beo các ông thầy bệnh là cái gì hết”.
Ông Trí, một người bệnh đến từ Trảng Bàng mong rằng được khám nhanh, chứ giờ thì chờ đợi lâu quá:
“Chờ đợi. Người già bệnh mà hoạn, mà ngồi chờ thì thấy nó mệt mõi. Thấy vậy…, những cơ quan, những nơi đó giải quyết hành chánh nó quá dỡ. Nó làm sao mà để… Tôi ngồi đây, ngồi chờ cả ngày, cả buổi mới về tới nhà. Về tới nhà là nhiều khi bị tối nữa. Mong mấy chị đồ coi, xem xét lại, rồi cơ quan cấp trên để nói lợi dùm cho ngành nghề bệnh viện đó đó, giải quyết hành chánh cho ổn thỏa cho dân. Đừng có làm phiền hà dân…
Bất tiện cho người ở tỉnh xa xôi… đi lên. Có người ở đâu Đắc Lắc vô, tôi cũng thấy nằm la liệt chờ bắt số, có khi người ta ở xa, người ta chờ tới mấy ngày. Tội nghiệp cho người ta”.
Những người bệnh chỉ mong được chữa hết bệnh, nên không quản chuyện đường sá, chuyện đời sống ở Sài Gòn giá cả đắt đỏ, họ đều tìm đến các bệnh viện ở nơi từng là thủ đô tự do của miền Nam để chữa trị.
Đêm Sài Gòn, đêm trong bệnh viện chứa đựng biết bao nhiêu nỗi lòng của người bệnh xa quê. Họ mong được trúng thầy, trúng bệnh, chứ chẳng ai quan tâm các vị bác sĩ ấy có giải thưởng nào hay không.
Bà Ba, người đã nuôi chồng ròng rã suốt 3 tháng trời tại bệnh viện không giấu được sự bi quan:
“Ở bệnh viện 115, khi mà phẫu thuật xong thì ảnh nằm ở phòng hồi sức lâu quá, thế nên nó bị hoại tử khi mà ra ngoài thì nó bị hoại tử, nó ăn sâu quá nên rất là khó điều trị, nên chúng tôi rất là lo…”.
Đồng cảm với người bệnh, bác sĩ Đinh Đức Long nói rằng những nhà quản lý như ông bí thư nên lo cùng người bệnh về chuyện an sinh, hơn là chăm chăm chạy theo những giải thưởng:
“Tôi chưa nghe bất cứ một lãnh đạo nào hay một chính khách nào trên thế giới đưa ra ý tưởng phấn đấu đoạt giải Nobel cả. Thì cái điều này nó làm tôi nhớ lại những năm đầu tiên tôi về làm giáo viên của Học viện Quân Y những năm đầu những năm 80, khi tốt nghiệp ở Hung Ga Ri về, thì một bữa tôi đang ngồi trong phòng làm việc thì điện thoại réo lên. Thì giáo sư, tiến sĩ Lê Thế Trung, giám đốc Học viện Quân Y nói rằng là sắp tới, thì khóa bác sĩ mà thi tốt nghiệp đại học đấy, thì nghị quyết của đảng ủy Học viện Quân Y là tỷ lệ khá giỏi 80%. Thì tôi cũng ngạc nhiên.
Tại vì tôi học ở phương Tây ấy, thì không bao giờ có khoán tỷ lệ khá giỏi, học sinh đỗ là bao nhiêu cả. Mà ông thầy đều là những viện sĩ, giáo sư viện sĩ viện hàn lâm họ chấm. Thì anh nào đỗ cho đỗ, anh nào trượt thì trượt, giỏi thì giỏi. Thì tư duy đấy là xuyên suốt, là có lẽ tư duy chung của lãnh đạo Việt Nam. Tức là một là bệnh thành tích. Hai là háo danh. Bất chấp mọi cái điều kiện thực tế để có thể đạt được”.
Như lời bác sĩ Đinh Đức Long, có lẽ ông bí thư Đinh La Thăng thử giả trang để vi hành khi màn đêm buông xuống ở các bệnh viện, để hiểu thêm dân tình xứ mình đang khốn khó ra sao khi mang bệnh tật, khi họ phải dắt dìu nhau từ các tỉnh về Sài Gòn, để mong được những thầy thuốc giỏi nơi đây chữa hết bịnh.
Điều đó xem ra thiết thực hơn nhiều lắm so giấc mộng Nobel Y học của ông bí thư thành ủy Hồ Chí Minh.
( VOA )
Bệnh nhân không cần giải Nobel
Các bệnh viện ở Sài Gòn là địa chỉ tín nhiệm của rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh tìm về để chẩn đoán và điều trị. Do đó, việc cách đây mấy hôm, ông bí thư thành ủy Đinh La Thăng
Các bệnh viện ở Sài Gòn là địa chỉ tín nhiệm của rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh tìm về để chẩn đoán và điều trị. Do đó, việc cách đây mấy hôm, ông bí thư thành ủy Đinh La Thăng tuyên bố Sài Gòn sẽ là nơi đầu tiên của Việt Nam có người đoạt giải Nobel Y học, tạo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Bà Đỗ Thị Tý, tuổi ngoài 80, nói rằng giờ đây bà cần nhất là người nghèo như bà được chữa bệnh cho tử tế:
“Con cháu nó nói về cái giải nô beo gì đó mà tôi không có biết cái giải đó. Tôi già rồi, tôi đi khám bệnh. Nhiều bệnh lắm. Bác sĩ mà chữa cho tôi hết là tôi vui mừng lắm rồi. Tôi chẳng biết giải nô beo các ông thầy bệnh là cái gì hết”.
Ông Trí, một người bệnh đến từ Trảng Bàng mong rằng được khám nhanh, chứ giờ thì chờ đợi lâu quá:
“Chờ đợi. Người già bệnh mà hoạn, mà ngồi chờ thì thấy nó mệt mõi. Thấy vậy…, những cơ quan, những nơi đó giải quyết hành chánh nó quá dỡ. Nó làm sao mà để… Tôi ngồi đây, ngồi chờ cả ngày, cả buổi mới về tới nhà. Về tới nhà là nhiều khi bị tối nữa. Mong mấy chị đồ coi, xem xét lại, rồi cơ quan cấp trên để nói lợi dùm cho ngành nghề bệnh viện đó đó, giải quyết hành chánh cho ổn thỏa cho dân. Đừng có làm phiền hà dân…
Bất tiện cho người ở tỉnh xa xôi… đi lên. Có người ở đâu Đắc Lắc vô, tôi cũng thấy nằm la liệt chờ bắt số, có khi người ta ở xa, người ta chờ tới mấy ngày. Tội nghiệp cho người ta”.
Những người bệnh chỉ mong được chữa hết bệnh, nên không quản chuyện đường sá, chuyện đời sống ở Sài Gòn giá cả đắt đỏ, họ đều tìm đến các bệnh viện ở nơi từng là thủ đô tự do của miền Nam để chữa trị.
Đêm Sài Gòn, đêm trong bệnh viện chứa đựng biết bao nhiêu nỗi lòng của người bệnh xa quê. Họ mong được trúng thầy, trúng bệnh, chứ chẳng ai quan tâm các vị bác sĩ ấy có giải thưởng nào hay không.
Bà Ba, người đã nuôi chồng ròng rã suốt 3 tháng trời tại bệnh viện không giấu được sự bi quan:
“Ở bệnh viện 115, khi mà phẫu thuật xong thì ảnh nằm ở phòng hồi sức lâu quá, thế nên nó bị hoại tử khi mà ra ngoài thì nó bị hoại tử, nó ăn sâu quá nên rất là khó điều trị, nên chúng tôi rất là lo…”.
Đồng cảm với người bệnh, bác sĩ Đinh Đức Long nói rằng những nhà quản lý như ông bí thư nên lo cùng người bệnh về chuyện an sinh, hơn là chăm chăm chạy theo những giải thưởng:
“Tôi chưa nghe bất cứ một lãnh đạo nào hay một chính khách nào trên thế giới đưa ra ý tưởng phấn đấu đoạt giải Nobel cả. Thì cái điều này nó làm tôi nhớ lại những năm đầu tiên tôi về làm giáo viên của Học viện Quân Y những năm đầu những năm 80, khi tốt nghiệp ở Hung Ga Ri về, thì một bữa tôi đang ngồi trong phòng làm việc thì điện thoại réo lên. Thì giáo sư, tiến sĩ Lê Thế Trung, giám đốc Học viện Quân Y nói rằng là sắp tới, thì khóa bác sĩ mà thi tốt nghiệp đại học đấy, thì nghị quyết của đảng ủy Học viện Quân Y là tỷ lệ khá giỏi 80%. Thì tôi cũng ngạc nhiên.
Tại vì tôi học ở phương Tây ấy, thì không bao giờ có khoán tỷ lệ khá giỏi, học sinh đỗ là bao nhiêu cả. Mà ông thầy đều là những viện sĩ, giáo sư viện sĩ viện hàn lâm họ chấm. Thì anh nào đỗ cho đỗ, anh nào trượt thì trượt, giỏi thì giỏi. Thì tư duy đấy là xuyên suốt, là có lẽ tư duy chung của lãnh đạo Việt Nam. Tức là một là bệnh thành tích. Hai là háo danh. Bất chấp mọi cái điều kiện thực tế để có thể đạt được”.
Như lời bác sĩ Đinh Đức Long, có lẽ ông bí thư Đinh La Thăng thử giả trang để vi hành khi màn đêm buông xuống ở các bệnh viện, để hiểu thêm dân tình xứ mình đang khốn khó ra sao khi mang bệnh tật, khi họ phải dắt dìu nhau từ các tỉnh về Sài Gòn, để mong được những thầy thuốc giỏi nơi đây chữa hết bịnh.
Điều đó xem ra thiết thực hơn nhiều lắm so giấc mộng Nobel Y học của ông bí thư thành ủy Hồ Chí Minh.
( VOA )