Cà Kê Dê Ngỗng
Biển Đông: tuyên truyền và học thuật
Đây chính là vấn đề mâu thuẫn ở VN. Báo chí thì được phép tuyên truyền cực kì cảm tính về Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng nếu có một hội thảo nào đó về chủ đề này thì lập tức có vấn đề.
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
Nói chuyện với một phóng viên, Gs Carl Thayer nói: “Gần đây, tôi có
dịp đi nói chuyện ở một số đại học địa phương và họ đòi hỏi phải thảo
luận về Biển Đông. Tôi được nhắc nhở nhẹ nhàng là không nên nói đến
những chuyện mà nhiều quan chức Việt Nam không thể nói được giữa công
chúng.” Đây chính là vấn đề mâu thuẫn ở VN. Báo chí thì được phép tuyên
truyền cực kì cảm tính về Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng nếu có một hội
thảo nào đó về chủ đề này thì lập tức có vấn đề.
Thời gian gần
đây chúng ta đọc/nghe/thấy không biết bao nhiêu là bản tin về HS-TS. Nào
là “cùng ngư dân vươn khơi”, “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, triển
lãm chủ quyền biển đảo VN, “những bằng chứng lịch sử”, văn nghệ vì biển
đảo, trao bằng khen cho ngư dân bám biển, đến lâu lâu lại “phát hiện”
một bản đồ chủ quyền, v.v. Nếu chỉ đọc qua những cái tít như thế này,
chúng ta thấy VN chẳng làm gì để chống bá quyền Tàu ngoài … tuyên
truyền. Thật vậy, tất cả những hoạt động trên nó mang tính tuyên truyền
và phong trào. Mà, phong trào thì chỉ xảy ra trong một thời gian rồi
thôi. Tuyên truyền là cách làm rất cổ điển kiểu Mao-Stalin. Những loại
tuyên truyền này không làm cho Tàu cộng nao núng, vì nó chẳng gây tác
động nào. Vả lại, Tàu là bậc thầy về tuyên truyền, từng dạy cho VN về
lĩnh vực này.
Cái làm cho Tàu cộng phải quan tâm là những hội
thảo mang tính học thuật về HS-TS. Hội thảo là phải có tham luận, và
tham luận thường được soạn thảo một cách nghiêm chỉnh, bàn chuyên sâu về
một chủ đề. Những hội thảo tốt với những người tham gia có uy tín có
thể cung cấp những chứng từ quan trọng lưu lại cho đời sau. Ngay cả
những hội thảo giữa các thân hữu quan tâm, không cần bài tham luận, cũng
là dịp để bàn luận và suy nghĩ về một vấn đề nào đó, và cũng đóng góp
tri thức cho cuộc đấu tranh chung.
Thế nhưng những hội thảo về
HS-TS ở VN lại bị kiểm soát nghiêm ngặt. Không phải ai cũng được phép tổ
chức hội thảo. Các nhóm dân sự ngoài chính quyền không được phép tổ
chức hội thảo. Dù hội thảo được phép tổ chức, nhưng vẫn bị theo dõi và
kiểm soát chặt chẽ. Như Gs Thayer nói dù được sinh viên yêu cầu nói về
Biển Đông nhưng “người ta” cố tình ngăn chận. Không ai biết ai là người
không muốn bàn luận về Biển Đông, vì họ thường dấu mặt và không để lại
dấu vết.
Nếu trong môi trường tự do học thuật như ở ngoài này,
trường nào hay nhóm nào muốn tổ chức nói chuyện về Biển Đông thì cứ tổ
chức. Chính vì thế mà chúng ta thấy số hội nghị và hội thảo về Biển Đông
ở nước ngoài nhiều hơn ở VN. Điều này dẫn đến một nghịch lí: chuyện
Biển Đông là chuyện của VN, nhưng người nước ngoài có tiếng nói nhiều
hơn VN. Một nghịch lí khác về Biển Đông ở VN là tuyên truyền cảm tính
thì thoải mái, nhưng nói chuyện học thuật một cách nghiêm chỉnh thì hạn
chế.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Biển Đông: tuyên truyền và học thuật
Đây chính là vấn đề mâu thuẫn ở VN. Báo chí thì được phép tuyên truyền cực kì cảm tính về Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng nếu có một hội thảo nào đó về chủ đề này thì lập tức có vấn đề.
Gs Nguyễn Văn Tuấn/ FB Nguyen Tuan
Nói chuyện với một phóng viên, Gs Carl Thayer nói: “Gần đây, tôi có
dịp đi nói chuyện ở một số đại học địa phương và họ đòi hỏi phải thảo
luận về Biển Đông. Tôi được nhắc nhở nhẹ nhàng là không nên nói đến
những chuyện mà nhiều quan chức Việt Nam không thể nói được giữa công
chúng.” Đây chính là vấn đề mâu thuẫn ở VN. Báo chí thì được phép tuyên
truyền cực kì cảm tính về Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng nếu có một hội
thảo nào đó về chủ đề này thì lập tức có vấn đề.
Thời gian gần
đây chúng ta đọc/nghe/thấy không biết bao nhiêu là bản tin về HS-TS. Nào
là “cùng ngư dân vươn khơi”, “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, triển
lãm chủ quyền biển đảo VN, “những bằng chứng lịch sử”, văn nghệ vì biển
đảo, trao bằng khen cho ngư dân bám biển, đến lâu lâu lại “phát hiện”
một bản đồ chủ quyền, v.v. Nếu chỉ đọc qua những cái tít như thế này,
chúng ta thấy VN chẳng làm gì để chống bá quyền Tàu ngoài … tuyên
truyền. Thật vậy, tất cả những hoạt động trên nó mang tính tuyên truyền
và phong trào. Mà, phong trào thì chỉ xảy ra trong một thời gian rồi
thôi. Tuyên truyền là cách làm rất cổ điển kiểu Mao-Stalin. Những loại
tuyên truyền này không làm cho Tàu cộng nao núng, vì nó chẳng gây tác
động nào. Vả lại, Tàu là bậc thầy về tuyên truyền, từng dạy cho VN về
lĩnh vực này.
Cái làm cho Tàu cộng phải quan tâm là những hội
thảo mang tính học thuật về HS-TS. Hội thảo là phải có tham luận, và
tham luận thường được soạn thảo một cách nghiêm chỉnh, bàn chuyên sâu về
một chủ đề. Những hội thảo tốt với những người tham gia có uy tín có
thể cung cấp những chứng từ quan trọng lưu lại cho đời sau. Ngay cả
những hội thảo giữa các thân hữu quan tâm, không cần bài tham luận, cũng
là dịp để bàn luận và suy nghĩ về một vấn đề nào đó, và cũng đóng góp
tri thức cho cuộc đấu tranh chung.
Thế nhưng những hội thảo về
HS-TS ở VN lại bị kiểm soát nghiêm ngặt. Không phải ai cũng được phép tổ
chức hội thảo. Các nhóm dân sự ngoài chính quyền không được phép tổ
chức hội thảo. Dù hội thảo được phép tổ chức, nhưng vẫn bị theo dõi và
kiểm soát chặt chẽ. Như Gs Thayer nói dù được sinh viên yêu cầu nói về
Biển Đông nhưng “người ta” cố tình ngăn chận. Không ai biết ai là người
không muốn bàn luận về Biển Đông, vì họ thường dấu mặt và không để lại
dấu vết.
Nếu trong môi trường tự do học thuật như ở ngoài này,
trường nào hay nhóm nào muốn tổ chức nói chuyện về Biển Đông thì cứ tổ
chức. Chính vì thế mà chúng ta thấy số hội nghị và hội thảo về Biển Đông
ở nước ngoài nhiều hơn ở VN. Điều này dẫn đến một nghịch lí: chuyện
Biển Đông là chuyện của VN, nhưng người nước ngoài có tiếng nói nhiều
hơn VN. Một nghịch lí khác về Biển Đông ở VN là tuyên truyền cảm tính
thì thoải mái, nhưng nói chuyện học thuật một cách nghiêm chỉnh thì hạn
chế.