Di Sản Hồ Chí Minh
Biệt Hải & Hải Tuần: Trận Chiến Với CQ ở Duyên Hải
Trong số trước, chúng tôi đã lược trình hoạt động của các toán đặc nhiệm thuộc sở Liên lạc và sở Công tác Nha Kỹ thuật-cơ quan tình báo chiến lược của QL.VNCH. Ngoài hai sở nói trên, Nha Kỹ thuật còn có sở Phòng Vệ Duyên Hải, sở Không yểm, sở Tâm lý chiến, Trung tâm Huấn luyện Quyết thắng.
Khác với các toán thuộc hai sở Liên lạc và sở Công tác xâm nhập vào vùng địch bằng không vận hoặc bằng đường bộ, các toán đặc nhiệm của sở Phòng vệ Duyên hải hoạt động trên biển bằng các loại tốc đỉnh và xâm nhập vào các hậu cứ của CSBV dọc theo duyên hải các cuộc đổ bộ bằng đường biển. Theo tài liệu của Lực lượng Đặc biệt Việt-Mỹ và một số bài viết trong KBC, hoạt động của các đơn vị thuộc sở Phòng vệ Duyên hải được ghi nhận như sau:
* Lực lượng Hải Tuần/ Sở Phòng vệ Duyên hải:
Sở Phòng vệ Duyên Hải thuộc Nha Kỹ thuật đặt bản doanh tại Tiên Sa, Đà Nẵng, gồm lực lượng Hải Tuần và Lực lượng Biệt Hải. Lực lượng Hải Tuần thuộc Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, xử dụng thuyền máy, tàu PCF và PT. Riêng PT là loại tốc đỉnh có tốc độ khá nhanh (80 cs/giờ) cùng hỏa lực mạnh để hoạt động từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra. Từ khi khởi sự hoạt động đến thời kỳ phát triển mạnh, lực lượng Hải Tuần đã qua các giai đoạn sau đây:
Đầu năm 1964, theo kế hoạch của Liên quân Việt-Mỹ, Hải quân Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Thái Binh Dương đã biến cải hai hộ tống hạm dài hơn 55 mét để chuyển giao QL.VNCH. Thủy thủ đoàn của Hải quân VNCH được điều động để phục vụ trên hai tàu này. Theo kế hoạch hoạt động, cả hai chiến hạm đều đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng để thực hiện các cuộc hải tuần kiểm soát con đường biển gần vĩ tuyến 17 và săn lùng các tàu đánh cá giải dạng đưa quân CSBV xâm nhập vào miền Nam. Sau một thời gian hoạt động, các chuyên viên Hải quân Hoa Kỳ và cố vấn Hải quân của SOG nhận thấy rằng vận tốc của hai hộ tống hạm chỉ ở mức 23 km/giờ được xem là chậm cho các cuộc tấn công săn lùng tàu của CSBV, do đó các cố vấn Hải quân của SOG đã biến cải 12 giang tốc đỉnh Swiff để sử dụng trong các cuộc hành quân bí mật. Với vận tốc 80km/1 giờ, các giang tốc đỉnh được võ trang với đại bác 40 ly, và các vũ khí nhẹ. SOG đã đưa thủy thủ đoàn giang tốc đỉnh và các biệt kích từ Long Thành đi huấn luyện xâm nhập bờ biển và oanh kích vùng cận duyên. Các toán này được huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở phía Nam gần Sài Gòn.
Các giang tốc đỉnh đã tập dượt chạy ra ngoài khơi miền Nam Việt Mam xa bờ từ 100 đến 110 km để có thể tiến gần từ ngoài biển vào Bắc Việt vì con đường biển sát bờ rất đông thuyền bè qua lại khó lòng mà lọt và không bị theo dõi phát hiện.
* Lực lượng Biệt Hải:
Trong bài viết giới thiệu hoạt động của đơn vị Nghiên cứu và Quan sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), chúng tôi đã trình bày sơ lược về hoạt động của các toán biệt kích thuộc SOG vào khu vực duyên hải phía Bắc. Riêng với Lực lượng Biệt Hải thuộc sở Phòng vệ Duyên Hải, đây là một đơn đặc nhiệm gồm các chiến binh tình nguyện được tuyển chọn từ các đơn vị Lục quân, Hải quân và nhân viên dân sự. Sau khi sơ tuyển, quân nhân thuộc lực lượng được huấn luyện và tổ chức thành các toán đặc nhiệm SEAL (Sea, Air and Land) để xâm nhập vào miền Bắc bằng các cuộc đổ bộ bằng đường thủy. Ngoài các toán SEAL, sở Phòng Vệ Duyên Hải còn sử dụng các tốc đỉnh để tiến hành các công tác đặc nhiệm như: lùng kiếm và tấn công các tàu tuần tiễu CSBV từ hải phận tỉnh Thanh Hóa trở vào, chận bắt tàu thuyền CSBV xâm nhập vào miền Nam.
Về tổ chức, lực lượng Biệt Hải được chia thành ba nhóm: Vega, Lucky, Romulus và tất cả sống trong các trại dọc theo bãi biển Mỹ Khê đến chùa Non Nước. Trại nọ các trại kia khoảng 1 km. Mỗi trại đều có các Biệt kích quân (Dân sự chiến đấu) lo việc canh gác, ẩm thực. Các chiến binh Biệt Hải chỉ việc ăn, tập, thi hành công tác.
Về nhiệm vụ, nhóm Vega được huấn luyện đổ bộ đột kích, phá cầu bằng chất nổ và bắt người từ Bắc về để khai thác tin tức tình báo. Nhóm này sử dụng Bazooca và 75 ly không giật.
Nhóm Romulus chuyên lặn bình hơi và đổ bộ bằng cách nhảy dù xuống biển, mang theo bình hơi và xuồng cao su.
Nhóm Lucky thi hành công tác phá hoại kinh tế, tuyên truyền, gây xáo trộn tinh thần trong hàng ngũ địch. Nhóm này thường bắt ngư phủ trong các hợp tác xã CSBV, đem về làng kiểu mẫu thành lập tại Cù Lao Chàm nuôi nấng, cho ăn uống sung sướng, sau đó họ được thả về lại Miền Bắc để tuyên truyền.
(Trong bài viết về đơn vị SOG, dựa theo tài liệu của đại tướng Westmoreland, VB đã ghi lại hoạt động của một bộ phận thuộc đơn vị này đã sử dụng thuyền máy để bắt các thường dân miền Bắc, đa số là ngư phủ, và đưa họ về một trại nhỏ ngoài khơi bờ biển ngang khu Phi Quân sự. Khi các ngư dân bị bắt về đây, họ bị đánh lạc hướng để tưởng mình với ở trên đất liền của miền Bắc. Những người tiếp xúc với họ là nhân viên tình báo cải trang giả dạng làm cán bộ CS để hỏi thăm tình hình tại địa phương họ ở và từ từ làm thay đổi lối suy nghĩ của họ. Họ bị giữ từ 6 đến 8 tuần nhưng được ăn uống ngon lành, được chăm sóc sức khỏe và hàm răng chu đáo. Ngày được trả tự do, họ được tặng mỗi người một máy thu thanh chỉ bắt được các đài của miền Nam và nhiều vật dụng, áo quần, kim chỉ, đồ chơi. Tất cả các thứ này dùng để tạo trong đầu người dân miền Bắc ấn tượng tốt đẹp về sự khoan hồng và độ lượng của chính phủ VNCH).
Trở lại với hoạt động của các toán Biệt hải, trước khi thực hiện một công tác nào thì nhân viên phải trải qua một cuộc huấn luyện và thực tập dựa theo địa hình, địa vật của những địa điểm mà các toán Biệt hải sẽ xâm nhập để thi hành công tác. Khi lực lượng Hải tuần chưa thành lập, CSBV bố trí các vị trí đóng quân dọc theo duyên hải kể từ phía Bắc vĩ tuyến 17. Về sau, các đơn vị CSBV đó bị các toán Biệt hải tấn công, nên CSBV đã dời quân vào nội địa.
* Một số chiến tích của các toán Biệt hải
Trong năm 1964, các cảm tử quân Biệt hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đột kích xâm nhập vào khu vực duyên hải miền Bắc có căn cứ quân sự của CSBV, trong đó có cuộc tấn kích diễn ra vào cuối tháng 7/1964: Dựa trên các không ảnh tình báo chụp các vị trí của quân CSBV ở phía Bắc vĩ tuyến 17, từ Đồng Hới đến Thanh Hóa, bộ chỉ huy Biệt hải đã khởi động một cuộc tấn kích với nỗ lực chính các toán Biệt hải. Đúng vào giờ G ngày N (31) tháng 7/1964, cảm tử quân Biệt kích với lối đánh tốc chiến đã quân tấn công các vị trí của CSBV đặt tại hòn đảo Mé và hòn đảo Ngự. Tại hòn đảo Mé, cảm tử quân Biệt hải đã tấn kích và phá hủy một đài radar của CQ, cùng thời gian này, tại hòn đảo Ngự, một toán Biệt hải khác đã tấn kích đài tiếp vận truyền tin của CQ, vị trí thứ hai này nằm gần Vinh- thị xã tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An, cách Bến Hải hơn 185 km. Vào ngày N+3 (3 tháng 8/1964), một toán đặc nhiệm Biệt hải đã tấn kích bằng pháo vào đài radar chính của CQ tại mũi Vinh Sơn, phía Nam thị xã Vinh và trạm an ninh của CQ ở gần Rón thuộc vùng nói trên.
Để xâm nhập vào các mục tiêu nói trên, các cảm tử quân Biệt hải được hải vận ra thật xa ngoài biển trước khi dùng tàu nhỏ để bí mật đổ bộ quay vào đất liền. Trong cuộc hành quân, bộ chỉ huy Biệt hải đã mất nhiều tháng để soạn thảo kế hoạch. Các cảm tử quân được tập dượt kỹ càng dựa theo địa hình, địa vật được tạo dựng lại dựa theo không ảnh, và được hướng dẫn những cách đối phó trong các trường hợp nguy kịch, ngoài dự kiến của kế hoạch.
Theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland-tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN kiêm chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV) thì các đơn vị Hoa Kỳ ít tham gia vào các hoạt động bên trong miền Bắc ngoại trừ một số người nhái theo chân các toán tuần tiễu hay yểm trợ trên bờ để giải cứu phi công bị bắn rơi máy bay. Chỉ huy trưởng đơn vị đặc nhiệm Hoa Kỳ là đại tá Johnson lúc nào cũng có các toán tinh nhuệ ứng trực để đi giải cứu khi được gọi đến. Mỗi lần đi tiếp cứu như vậy, họ được chở bằng trực thăng ra ngoài hạm đội, từ đó trực thăng sẽ chở các cảm tử quân này vào bờ biển miền Bắc. Các cảm tử quân Biệt hải đã gan dạ một cách đáng phục thì các toán viên tiếp cứu này lại càng gan dạ gấp bộ để cứu nguy đồng đội ngay trong vùng địch.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Biệt Hải & Hải Tuần: Trận Chiến Với CQ ở Duyên Hải
Trong số trước, chúng tôi đã lược trình hoạt động của các toán đặc nhiệm thuộc sở Liên lạc và sở Công tác Nha Kỹ thuật-cơ quan tình báo chiến lược của QL.VNCH. Ngoài hai sở nói trên, Nha Kỹ thuật còn có sở Phòng Vệ Duyên Hải, sở Không yểm, sở Tâm lý chiến, Trung tâm Huấn luyện Quyết thắng.
Khác với các toán thuộc hai sở Liên lạc và sở Công tác xâm nhập vào vùng địch bằng không vận hoặc bằng đường bộ, các toán đặc nhiệm của sở Phòng vệ Duyên hải hoạt động trên biển bằng các loại tốc đỉnh và xâm nhập vào các hậu cứ của CSBV dọc theo duyên hải các cuộc đổ bộ bằng đường biển. Theo tài liệu của Lực lượng Đặc biệt Việt-Mỹ và một số bài viết trong KBC, hoạt động của các đơn vị thuộc sở Phòng vệ Duyên hải được ghi nhận như sau:
* Lực lượng Hải Tuần/ Sở Phòng vệ Duyên hải:
Sở Phòng vệ Duyên Hải thuộc Nha Kỹ thuật đặt bản doanh tại Tiên Sa, Đà Nẵng, gồm lực lượng Hải Tuần và Lực lượng Biệt Hải. Lực lượng Hải Tuần thuộc Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, xử dụng thuyền máy, tàu PCF và PT. Riêng PT là loại tốc đỉnh có tốc độ khá nhanh (80 cs/giờ) cùng hỏa lực mạnh để hoạt động từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra. Từ khi khởi sự hoạt động đến thời kỳ phát triển mạnh, lực lượng Hải Tuần đã qua các giai đoạn sau đây:
Đầu năm 1964, theo kế hoạch của Liên quân Việt-Mỹ, Hải quân Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Thái Binh Dương đã biến cải hai hộ tống hạm dài hơn 55 mét để chuyển giao QL.VNCH. Thủy thủ đoàn của Hải quân VNCH được điều động để phục vụ trên hai tàu này. Theo kế hoạch hoạt động, cả hai chiến hạm đều đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng để thực hiện các cuộc hải tuần kiểm soát con đường biển gần vĩ tuyến 17 và săn lùng các tàu đánh cá giải dạng đưa quân CSBV xâm nhập vào miền Nam. Sau một thời gian hoạt động, các chuyên viên Hải quân Hoa Kỳ và cố vấn Hải quân của SOG nhận thấy rằng vận tốc của hai hộ tống hạm chỉ ở mức 23 km/giờ được xem là chậm cho các cuộc tấn công săn lùng tàu của CSBV, do đó các cố vấn Hải quân của SOG đã biến cải 12 giang tốc đỉnh Swiff để sử dụng trong các cuộc hành quân bí mật. Với vận tốc 80km/1 giờ, các giang tốc đỉnh được võ trang với đại bác 40 ly, và các vũ khí nhẹ. SOG đã đưa thủy thủ đoàn giang tốc đỉnh và các biệt kích từ Long Thành đi huấn luyện xâm nhập bờ biển và oanh kích vùng cận duyên. Các toán này được huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở phía Nam gần Sài Gòn.
Các giang tốc đỉnh đã tập dượt chạy ra ngoài khơi miền Nam Việt Mam xa bờ từ 100 đến 110 km để có thể tiến gần từ ngoài biển vào Bắc Việt vì con đường biển sát bờ rất đông thuyền bè qua lại khó lòng mà lọt và không bị theo dõi phát hiện.
* Lực lượng Biệt Hải:
Trong bài viết giới thiệu hoạt động của đơn vị Nghiên cứu và Quan sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), chúng tôi đã trình bày sơ lược về hoạt động của các toán biệt kích thuộc SOG vào khu vực duyên hải phía Bắc. Riêng với Lực lượng Biệt Hải thuộc sở Phòng vệ Duyên Hải, đây là một đơn đặc nhiệm gồm các chiến binh tình nguyện được tuyển chọn từ các đơn vị Lục quân, Hải quân và nhân viên dân sự. Sau khi sơ tuyển, quân nhân thuộc lực lượng được huấn luyện và tổ chức thành các toán đặc nhiệm SEAL (Sea, Air and Land) để xâm nhập vào miền Bắc bằng các cuộc đổ bộ bằng đường thủy. Ngoài các toán SEAL, sở Phòng Vệ Duyên Hải còn sử dụng các tốc đỉnh để tiến hành các công tác đặc nhiệm như: lùng kiếm và tấn công các tàu tuần tiễu CSBV từ hải phận tỉnh Thanh Hóa trở vào, chận bắt tàu thuyền CSBV xâm nhập vào miền Nam.
Về tổ chức, lực lượng Biệt Hải được chia thành ba nhóm: Vega, Lucky, Romulus và tất cả sống trong các trại dọc theo bãi biển Mỹ Khê đến chùa Non Nước. Trại nọ các trại kia khoảng 1 km. Mỗi trại đều có các Biệt kích quân (Dân sự chiến đấu) lo việc canh gác, ẩm thực. Các chiến binh Biệt Hải chỉ việc ăn, tập, thi hành công tác.
Về nhiệm vụ, nhóm Vega được huấn luyện đổ bộ đột kích, phá cầu bằng chất nổ và bắt người từ Bắc về để khai thác tin tức tình báo. Nhóm này sử dụng Bazooca và 75 ly không giật.
Nhóm Romulus chuyên lặn bình hơi và đổ bộ bằng cách nhảy dù xuống biển, mang theo bình hơi và xuồng cao su.
Nhóm Lucky thi hành công tác phá hoại kinh tế, tuyên truyền, gây xáo trộn tinh thần trong hàng ngũ địch. Nhóm này thường bắt ngư phủ trong các hợp tác xã CSBV, đem về làng kiểu mẫu thành lập tại Cù Lao Chàm nuôi nấng, cho ăn uống sung sướng, sau đó họ được thả về lại Miền Bắc để tuyên truyền.
(Trong bài viết về đơn vị SOG, dựa theo tài liệu của đại tướng Westmoreland, VB đã ghi lại hoạt động của một bộ phận thuộc đơn vị này đã sử dụng thuyền máy để bắt các thường dân miền Bắc, đa số là ngư phủ, và đưa họ về một trại nhỏ ngoài khơi bờ biển ngang khu Phi Quân sự. Khi các ngư dân bị bắt về đây, họ bị đánh lạc hướng để tưởng mình với ở trên đất liền của miền Bắc. Những người tiếp xúc với họ là nhân viên tình báo cải trang giả dạng làm cán bộ CS để hỏi thăm tình hình tại địa phương họ ở và từ từ làm thay đổi lối suy nghĩ của họ. Họ bị giữ từ 6 đến 8 tuần nhưng được ăn uống ngon lành, được chăm sóc sức khỏe và hàm răng chu đáo. Ngày được trả tự do, họ được tặng mỗi người một máy thu thanh chỉ bắt được các đài của miền Nam và nhiều vật dụng, áo quần, kim chỉ, đồ chơi. Tất cả các thứ này dùng để tạo trong đầu người dân miền Bắc ấn tượng tốt đẹp về sự khoan hồng và độ lượng của chính phủ VNCH).
Trở lại với hoạt động của các toán Biệt hải, trước khi thực hiện một công tác nào thì nhân viên phải trải qua một cuộc huấn luyện và thực tập dựa theo địa hình, địa vật của những địa điểm mà các toán Biệt hải sẽ xâm nhập để thi hành công tác. Khi lực lượng Hải tuần chưa thành lập, CSBV bố trí các vị trí đóng quân dọc theo duyên hải kể từ phía Bắc vĩ tuyến 17. Về sau, các đơn vị CSBV đó bị các toán Biệt hải tấn công, nên CSBV đã dời quân vào nội địa.
* Một số chiến tích của các toán Biệt hải
Trong năm 1964, các cảm tử quân Biệt hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đột kích xâm nhập vào khu vực duyên hải miền Bắc có căn cứ quân sự của CSBV, trong đó có cuộc tấn kích diễn ra vào cuối tháng 7/1964: Dựa trên các không ảnh tình báo chụp các vị trí của quân CSBV ở phía Bắc vĩ tuyến 17, từ Đồng Hới đến Thanh Hóa, bộ chỉ huy Biệt hải đã khởi động một cuộc tấn kích với nỗ lực chính các toán Biệt hải. Đúng vào giờ G ngày N (31) tháng 7/1964, cảm tử quân Biệt kích với lối đánh tốc chiến đã quân tấn công các vị trí của CSBV đặt tại hòn đảo Mé và hòn đảo Ngự. Tại hòn đảo Mé, cảm tử quân Biệt hải đã tấn kích và phá hủy một đài radar của CQ, cùng thời gian này, tại hòn đảo Ngự, một toán Biệt hải khác đã tấn kích đài tiếp vận truyền tin của CQ, vị trí thứ hai này nằm gần Vinh- thị xã tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An, cách Bến Hải hơn 185 km. Vào ngày N+3 (3 tháng 8/1964), một toán đặc nhiệm Biệt hải đã tấn kích bằng pháo vào đài radar chính của CQ tại mũi Vinh Sơn, phía Nam thị xã Vinh và trạm an ninh của CQ ở gần Rón thuộc vùng nói trên.
Để xâm nhập vào các mục tiêu nói trên, các cảm tử quân Biệt hải được hải vận ra thật xa ngoài biển trước khi dùng tàu nhỏ để bí mật đổ bộ quay vào đất liền. Trong cuộc hành quân, bộ chỉ huy Biệt hải đã mất nhiều tháng để soạn thảo kế hoạch. Các cảm tử quân được tập dượt kỹ càng dựa theo địa hình, địa vật được tạo dựng lại dựa theo không ảnh, và được hướng dẫn những cách đối phó trong các trường hợp nguy kịch, ngoài dự kiến của kế hoạch.
Theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland-tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN kiêm chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ (MACV) thì các đơn vị Hoa Kỳ ít tham gia vào các hoạt động bên trong miền Bắc ngoại trừ một số người nhái theo chân các toán tuần tiễu hay yểm trợ trên bờ để giải cứu phi công bị bắn rơi máy bay. Chỉ huy trưởng đơn vị đặc nhiệm Hoa Kỳ là đại tá Johnson lúc nào cũng có các toán tinh nhuệ ứng trực để đi giải cứu khi được gọi đến. Mỗi lần đi tiếp cứu như vậy, họ được chở bằng trực thăng ra ngoài hạm đội, từ đó trực thăng sẽ chở các cảm tử quân này vào bờ biển miền Bắc. Các cảm tử quân Biệt hải đã gan dạ một cách đáng phục thì các toán viên tiếp cứu này lại càng gan dạ gấp bộ để cứu nguy đồng đội ngay trong vùng địch.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển