Tham Khảo
Bình luận về ông Nguyễn Bá Thanh của trung tâm Mỹ gây tranh cãi
Một bài viết của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington đang gây những phản ứng trái chiều nhau ở trong nước, khi coi cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh là một “tổn thất” cho Việt Nam.
Trong một nhận định công bố tuần trước, trung tâm nghiên cứu uy tín từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tới phát biểu cho rằng ông Thanh là một “kiến trúc sư đằng sau sự chuyển mình của Đà Nẵng”, đồng thời cho rằng việc ông qua đời vì bệnh tật là một sự mất mát đối với Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước, cho rằng đánh giá của CSIS “có cái lý của họ”, nhưng theo ông hơi “bốc đồng”. Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ông ấy làm ở Đà Nẵng, ông ấy đã làm được nhiều việc, hay cũng có mà dở cũng không ít. Khi mà ông ấy nhận lời mời của ông đảng trưởng Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngoài Hà Nội thì rất nhiều người hy vọng ông ấy sẽ trở thành Bao Công, có thể làm những việc long trời, lở đất đối với đất nước này. Nhưng mà tôi đánh giá, khi ông ấy bước chân ra khỏi Đà Nẵng, và nghe ông ấy phát biểu một vài câu, thì ngay lúc đó tôi đã bảo là sự nghiệp chính trị của ông ấy đã chấm dứt rồi. Cho nên, việc đánh giá rằng việc ông ấy qua đời là một tổn thất lớn lao thì tôi nghĩ rằng hơi quá bốc”.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói thêm rằng “ông Thanh còn được coi là một người có tài hùng biện, nổi tiếng vì phong cách ăn nói thẳng thừng nhưng có sức thuyết phục”.
Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, nơi ông Thanh từng làm Chủ tịch Hội, nói nhận xét của CSIS “rất đúng”. Bà nói:
“Ở phạm vi Đà Nẵng, anh ấy được coi là kiến trúc sư trưởng của Đà Nẵng. Mọi người dân đều hy vọng rằng điều anh ấy lên trung ương thì anh ấy sẽ có những đóng góp lớn hơn, hiệu quả hơn cho cả nước, nhưng mà thời gian có quá ít, trước hết là trong lĩnh vực chống tham nhũng. Khi anh về làm trưởng ban Nội chính và thường trực văn phòng chống tham nhũng, anh góp phần đưa ra xét xử 6 vụ án trọng điểm của cả nước. Nhưng mà rất tiếc là thời gian nó quá ngắn”.
Các nguồn tin từ Đà Nẵng cho VOA Việt Ngữ biết rằng hôm nay đã có hàng nghìn người đổ ra đường phố của thành phố này để tiễn đưa ông Thanh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo ông A, việc rất nhiều người tới đưa tiễn người từng lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương là “điều dễ hiểu” vì ông Thanh đã làm “thay đổi bộ mặt” của thành phố Đà Nẵng. Nhà hoạt động xã hội này nói thêm:
“Người ta mong đợi một sự khác gì đấy đối với các nhà lãnh đạo và ông Bá Thanh này là một người cũng khác so với các nhà lãnh đạo khác. Cung cách làm việc của ông ấy, không nói là nó hay như nào và dở như nào, nhưng nó đáp ứng nhu cầu của người dân là phải thay đổi. Người dân Đà Nẵng đưa tang ông ấy đông như thế là một điều tương đối dễ hiểu. Nó cũng tương tự như đám tang của Cụ Võ Nguyên Giáp. Nó cũng phản ánh một tâm trạng của người dân, muốn bày tỏ một điều gì đó”.
Trong khi đó, bà Lan cũng đồng tình với quan điểm này. Bà cho rằng việc hàng chục nghìn người tiễn đưa ông Thanh “thể hiện lòng dân”, và điều đó là “sự ghi nhận công bằng nhất”.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh qua đời hôm 13/2, gần một tháng được đưa từ Mỹ trở về Việt Nam sau một thời gian dài chữa bệnh rối loạn sinh tủy.
Nhiều quan chức cấp cao Việt Nam đã bay vào Đà Nẵng để viếng ông Thanh. Đọc điếu văn tại lễ tang, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức trung ương, nói rằng ông Thanh đã “tham gia vào việc xét xử những đại án tham nhũng” và rằng ông đã được trao nhiều huy chương, “nhưng cao quý nhất là tấm huân chương của lòng dân”.
Hồi đầu năm nay, sau một thời gian để cho tin đồn về chuyện ông Thanh “qua đời vì bị đầu độc” lấn lướt trên mạng Internet trong nhiều ngày, cuối cùng báo chí Việt Nam cũng vào cuộc, cho đăng tải nhiều bài viết dẫn lời các quan chức trong nước, bác bỏ các thông tin mà họ gọi là “sai sự thật” và “xuyên tạc”.
Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng cho biết bà từng nói chuyện với các thành viên trong gia đình của ông Thanh, và người thân của ông “không quan tâm tới tin đồn”.
Ông Thanh từng giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi ra Hà Nội lãnh đạo Ban Nội chính từ tháng 12/2012.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bình luận về ông Nguyễn Bá Thanh của trung tâm Mỹ gây tranh cãi
Một bài viết của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington đang gây những phản ứng trái chiều nhau ở trong nước, khi coi cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh là một “tổn thất” cho Việt Nam.
Trong một nhận định công bố tuần trước, trung tâm nghiên cứu uy tín từng đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam tới phát biểu cho rằng ông Thanh là một “kiến trúc sư đằng sau sự chuyển mình của Đà Nẵng”, đồng thời cho rằng việc ông qua đời vì bệnh tật là một sự mất mát đối với Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở trong nước, cho rằng đánh giá của CSIS “có cái lý của họ”, nhưng theo ông hơi “bốc đồng”. Ông nói với VOA Việt Ngữ:
“Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ông ấy làm ở Đà Nẵng, ông ấy đã làm được nhiều việc, hay cũng có mà dở cũng không ít. Khi mà ông ấy nhận lời mời của ông đảng trưởng Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngoài Hà Nội thì rất nhiều người hy vọng ông ấy sẽ trở thành Bao Công, có thể làm những việc long trời, lở đất đối với đất nước này. Nhưng mà tôi đánh giá, khi ông ấy bước chân ra khỏi Đà Nẵng, và nghe ông ấy phát biểu một vài câu, thì ngay lúc đó tôi đã bảo là sự nghiệp chính trị của ông ấy đã chấm dứt rồi. Cho nên, việc đánh giá rằng việc ông ấy qua đời là một tổn thất lớn lao thì tôi nghĩ rằng hơi quá bốc”.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nói thêm rằng “ông Thanh còn được coi là một người có tài hùng biện, nổi tiếng vì phong cách ăn nói thẳng thừng nhưng có sức thuyết phục”.
Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, nơi ông Thanh từng làm Chủ tịch Hội, nói nhận xét của CSIS “rất đúng”. Bà nói:
“Ở phạm vi Đà Nẵng, anh ấy được coi là kiến trúc sư trưởng của Đà Nẵng. Mọi người dân đều hy vọng rằng điều anh ấy lên trung ương thì anh ấy sẽ có những đóng góp lớn hơn, hiệu quả hơn cho cả nước, nhưng mà thời gian có quá ít, trước hết là trong lĩnh vực chống tham nhũng. Khi anh về làm trưởng ban Nội chính và thường trực văn phòng chống tham nhũng, anh góp phần đưa ra xét xử 6 vụ án trọng điểm của cả nước. Nhưng mà rất tiếc là thời gian nó quá ngắn”.
Các nguồn tin từ Đà Nẵng cho VOA Việt Ngữ biết rằng hôm nay đã có hàng nghìn người đổ ra đường phố của thành phố này để tiễn đưa ông Thanh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo ông A, việc rất nhiều người tới đưa tiễn người từng lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương là “điều dễ hiểu” vì ông Thanh đã làm “thay đổi bộ mặt” của thành phố Đà Nẵng. Nhà hoạt động xã hội này nói thêm:
“Người ta mong đợi một sự khác gì đấy đối với các nhà lãnh đạo và ông Bá Thanh này là một người cũng khác so với các nhà lãnh đạo khác. Cung cách làm việc của ông ấy, không nói là nó hay như nào và dở như nào, nhưng nó đáp ứng nhu cầu của người dân là phải thay đổi. Người dân Đà Nẵng đưa tang ông ấy đông như thế là một điều tương đối dễ hiểu. Nó cũng tương tự như đám tang của Cụ Võ Nguyên Giáp. Nó cũng phản ánh một tâm trạng của người dân, muốn bày tỏ một điều gì đó”.
Trong khi đó, bà Lan cũng đồng tình với quan điểm này. Bà cho rằng việc hàng chục nghìn người tiễn đưa ông Thanh “thể hiện lòng dân”, và điều đó là “sự ghi nhận công bằng nhất”.
Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh qua đời hôm 13/2, gần một tháng được đưa từ Mỹ trở về Việt Nam sau một thời gian dài chữa bệnh rối loạn sinh tủy.
Nhiều quan chức cấp cao Việt Nam đã bay vào Đà Nẵng để viếng ông Thanh. Đọc điếu văn tại lễ tang, ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức trung ương, nói rằng ông Thanh đã “tham gia vào việc xét xử những đại án tham nhũng” và rằng ông đã được trao nhiều huy chương, “nhưng cao quý nhất là tấm huân chương của lòng dân”.
Hồi đầu năm nay, sau một thời gian để cho tin đồn về chuyện ông Thanh “qua đời vì bị đầu độc” lấn lướt trên mạng Internet trong nhiều ngày, cuối cùng báo chí Việt Nam cũng vào cuộc, cho đăng tải nhiều bài viết dẫn lời các quan chức trong nước, bác bỏ các thông tin mà họ gọi là “sai sự thật” và “xuyên tạc”.
Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng cho biết bà từng nói chuyện với các thành viên trong gia đình của ông Thanh, và người thân của ông “không quan tâm tới tin đồn”.
Ông Thanh từng giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi ra Hà Nội lãnh đạo Ban Nội chính từ tháng 12/2012.