Tham Khảo
Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc ( Post rồi )
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga
Mika Lê
Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay
laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí
tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy
trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với
Mỹ”.
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs
trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì
“bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma
cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội
dung của bài viết:
Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX
cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc
chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện
chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn
không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý
nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí
nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay
đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và
các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta
đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói
thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả
chấm hết.
“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước
tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.
Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo
được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện
đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế
kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác
quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn
là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một
vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã
làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ
nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người
thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng
cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian
“Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc
tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột
để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới
trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới
London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.
Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua
mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh
nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình
đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ
có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra
những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện
đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số
người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm,
nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất
bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc
ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự
hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta
phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của
Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ
điển hình khác.
“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu
Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm
chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.
Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một
vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì
không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn
nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.
Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi
trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái
máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy
rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại
nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần
tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của
chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu
được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể
vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra
được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian,
không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ
này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả
những điều này là thực tế.
“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời
con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi
bay sự nghiệp của họ”.
Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra
được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát
toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân.
Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám
nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại
đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu
Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp
trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến
và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như
Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh
phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một
Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự
án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì
thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay
Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên
phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.
“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con
người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.
Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài
năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi
không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn
thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài
năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói
về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm
ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh
doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ
ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ?
Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là
cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc ( Post rồi )
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga
Blogger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc
Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay
laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí
tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy
trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với
Mỹ”.
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs
trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì
“bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma
cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội
dung của bài viết:
Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX
cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc
chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện
chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn
không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý
nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí
nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay
đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và
các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta
đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói
thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả
chấm hết.
“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước
tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.
Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo
được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện
đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế
kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác
quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn
là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một
vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã
làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ
nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người
thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng
cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian
“Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc
tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột
để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới
trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới
London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.
Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua
mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh
nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình
đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ
có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra
những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện
đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số
người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm,
nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất
bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc
ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự
hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta
phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của
Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ
điển hình khác.
“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu
Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm
chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.
Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một
vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì
không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn
nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.
Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi
trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái
máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy
rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại
nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần
tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của
chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu
được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể
vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra
được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian,
không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ
này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả
những điều này là thực tế.
“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời
con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi
bay sự nghiệp của họ”.
Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra
được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát
toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân.
Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám
nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại
đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu
Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp
trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến
và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như
Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh
phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một
Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự
án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì
thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay
Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên
phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.
“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con
người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.
Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài
năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi
không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn
thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài
năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói
về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm
ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh
doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ
ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ?
Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là
cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.