Hình Ảnh & Sự Kiện
Blogger Phạm Đoan Trang bị câu lưu vì sách “Chính trị bình dân”
Luật khoa Tạp chí hôm 25/2 ra thông cáo báo chí phản đối an ninh Việt Nam đã bắt cóc sáng lập viên kiêm biên tập viên của tạp chí là blogger Phạm Đoạn Trang vào khoảng 2 giờ chiều ngày 24/2.
Thông cáo cho biết, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị một toán sĩ quan an ninh bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình ở Hà Nội, và sau đó bị cưỡng chế đưa đến trụ sở cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, tại số 3 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cho đến tận 23 giờ cùng ngày .
Trong suốt thời gian bị tạm giữ, cô Phạm Đoan Trang đã bị thẩm vấn liên tục về những hoạt động của mình và về tác phẩm ‘Chính trị bình dân’ mà cô đã viết và xuất bản hồi năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên blogger Phạm Đoan Trang bị an ninh Việt Nam tạm giữ và truy vấn về các hoạt động của mình.
Hôm 16/11 năm 2017, blogger Phạm Đoan Trang cũng bị an ninh câu lưu trong nhiều giờ sau khi cô cùng với một số nhà hoạt động khác có cuộc gặp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) ngay trước đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Công an đã thu giữ những vật dụng riêng của blogger Phạm Đoan Trang bao gồm máy tính, điện thoại và chỉ áp giải cô về nhà vào lúc nửa đêm cùng ngày.
Cuốn sách “Chính trị bình dân’ do blogger Phạm Đoan Trang viết được xuất bản ở nước ngoài. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do hồi tháng 9 năm ngoái sau khi sách được xuất bản, blogger này cho biết cô muốn viết cuốn sách này để mọi người dân đều có thể đọc và hiểu chính trị. Cuốn sách được coi là nhạy cảm ở Việt Nam và đã bị Hải quan Đà Nẵng tịch thu hôm 9/2 vừa qua khi sách được gửi từ nước ngoài về.
Luật khoa tạp chí cực lực lên án hành vi bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang, và cho biết blogger Phạm Đoan Trang đã không được cơ quan an ninh thông báo về bất cứ lệnh bắt hay tạm giữ nào. Tờ báo cáo buộc rằng những hành vi của an ninh Việt Nam có đầy đủ dấu hiệu của tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật’ theo điều 377 hoặc tội ‘bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luât’ theo điều 157 Bộ luật hình sự.
Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Hồi giữa tháng 2 vừa qua, blogger Phạm Đoan Trang đã được tổ chức nhân quyền People in Need, có trụ sở tại Praha, Cộng hoà Czech, trao giải thưởng Homo Homini (tạm dịch là từ người đến người) vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.
Blogger Phạm Đoan Trang sau đó đã viết trên Facebook rằng cô mừng vì được nhận giải nhưng cô viết ‘chừng nào, một quốc gia còn có người được trao những giải thưởng về nhân quyền – dân chủ, chừng đó, quốc gia đó còn có rất nhiều vấn đề”.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong suốt năm 2017, mà họ gọi là tình trạng đàn áp chưa từng có.
Thống kê của Liên đoàn Nhân quyền Việt Nam hồi đầu năm nay cho biết chỉ trong năm 2017, đã có ít nhất 46 nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và giam tù. Trong số này có 7 phụ nữ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Blogger Phạm Đoan Trang bị câu lưu vì sách “Chính trị bình dân”
Luật khoa Tạp chí hôm 25/2 ra thông cáo báo chí phản đối an ninh Việt Nam đã bắt cóc sáng lập viên kiêm biên tập viên của tạp chí là blogger Phạm Đoạn Trang vào khoảng 2 giờ chiều ngày 24/2.
Thông cáo cho biết, nhà báo Phạm Đoan Trang đã bị một toán sĩ quan an ninh bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình ở Hà Nội, và sau đó bị cưỡng chế đưa đến trụ sở cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, tại số 3 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội cho đến tận 23 giờ cùng ngày .
Trong suốt thời gian bị tạm giữ, cô Phạm Đoan Trang đã bị thẩm vấn liên tục về những hoạt động của mình và về tác phẩm ‘Chính trị bình dân’ mà cô đã viết và xuất bản hồi năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên blogger Phạm Đoan Trang bị an ninh Việt Nam tạm giữ và truy vấn về các hoạt động của mình.
Hôm 16/11 năm 2017, blogger Phạm Đoan Trang cũng bị an ninh câu lưu trong nhiều giờ sau khi cô cùng với một số nhà hoạt động khác có cuộc gặp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) ngay trước đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Công an đã thu giữ những vật dụng riêng của blogger Phạm Đoan Trang bao gồm máy tính, điện thoại và chỉ áp giải cô về nhà vào lúc nửa đêm cùng ngày.
Cuốn sách “Chính trị bình dân’ do blogger Phạm Đoan Trang viết được xuất bản ở nước ngoài. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do hồi tháng 9 năm ngoái sau khi sách được xuất bản, blogger này cho biết cô muốn viết cuốn sách này để mọi người dân đều có thể đọc và hiểu chính trị. Cuốn sách được coi là nhạy cảm ở Việt Nam và đã bị Hải quan Đà Nẵng tịch thu hôm 9/2 vừa qua khi sách được gửi từ nước ngoài về.
Luật khoa tạp chí cực lực lên án hành vi bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang, và cho biết blogger Phạm Đoan Trang đã không được cơ quan an ninh thông báo về bất cứ lệnh bắt hay tạm giữ nào. Tờ báo cáo buộc rằng những hành vi của an ninh Việt Nam có đầy đủ dấu hiệu của tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật’ theo điều 377 hoặc tội ‘bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luât’ theo điều 157 Bộ luật hình sự.
Blogger Phạm Đoan Trang là một nhà hoạt động xã hội tích cực ở Việt Nam. Hồi giữa tháng 2 vừa qua, blogger Phạm Đoan Trang đã được tổ chức nhân quyền People in Need, có trụ sở tại Praha, Cộng hoà Czech, trao giải thưởng Homo Homini (tạm dịch là từ người đến người) vì sự can đảm của cô trong quá trình theo đuổi sứ mệnh đem lại dân chủ cho Việt Nam.
Blogger Phạm Đoan Trang sau đó đã viết trên Facebook rằng cô mừng vì được nhận giải nhưng cô viết ‘chừng nào, một quốc gia còn có người được trao những giải thưởng về nhân quyền – dân chủ, chừng đó, quốc gia đó còn có rất nhiều vấn đề”.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong suốt năm 2017, mà họ gọi là tình trạng đàn áp chưa từng có.
Thống kê của Liên đoàn Nhân quyền Việt Nam hồi đầu năm nay cho biết chỉ trong năm 2017, đã có ít nhất 46 nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và giam tù. Trong số này có 7 phụ nữ.