Kinh Đời
Bỏ 1 triệu USD mua vé VIP lễ tuyên thệ của Obama .
Hàng trăm nghìn người Mỹ đổ về quảng trường National Mall tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama cho nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 21/1 sẽ là cơ hội làm ăn lớn cho không ít người khác.
Ông Barack Obama và gia đình trong lễ tuyên thệ ở nhiệm kỳ đầu - Nguồn: AFP
|
Trong lễ nhậm chức lần thứ nhất năm 2009, ông Obama đã giới hạn các khoản quyên góp cá nhân chỉ ở mức tối đa 50.000 USD và cấm các khoản quyên góp từ doanh nghiệp do ông muốn tạo hình ảnh tránh xa các nhóm lợi ích cục bộ khi là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn được những dòng tiền ồ ạt đổ về và tân tổng thống Mỹ đã nhận được những khoản tài trợ cá nhân kỷ lục lên tới 53 triệu USD, hầu hết từ 1,8 triệu người đã nhồi nhét chật kín cả Washington trong ngày ông nhậm chức.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, khi ông Obama cam kết sẽ xây dựng một chính quyền Mỹ trong sạch nhất từ trước tới nay, các công ty lại được mời góp mặt và mức quyên góp được nâng lên 1 triệu USD cho những ai muốn có sự tiếp cận đặc biệt trong ngày tổng thống nhậm chức. Với đủ tiền, bạn có thể mua được một ghế ngồi ngay cạnh bên khi ông Obama đọc lời tuyên thệ.
“Một cuộc diễu hành công khai của các nhóm lợi ích, đặc biệt là những công ty, tập đoàn hùng mạnh, cơ hội cuối cùng để họ ném tiền xuống chân tổng thống,” Craig Holman, chuyên gia về cải cách các chiến dịch vận động tài chính, nói với hãng tin AFP. “Ý định thực sự của các tập đoàn là mua quyền tiếp cận và ảnh hưởng với Nhà Trắng."
Trong các thư mời năm nay, có vài bản được tổ chức Sunlight Foundation, một tổ chức giám sát nhân dân, đăng trên mạng, Ủy ban phụ trách lễ nhậm chức của tổng thống (PIC) chia các hạng mục đóng góp thành bốn phần, đặt theo tên bốn nhà sáng lập nước Mỹ.
Với 10.000 USD từ các cá nhân và 100.000 USD từ các pháp nhân doanh nghiệp, gói Madison nhận được lời mời cho một cuộc gặp “sắp tới” của ủy ban tài chính, hai vé vào lễ thắp nến đêm trước buổi nhậm chức và một cặp vé nữa vào ngày nhậm chức.
Gói Washington, gói cao nhất, các cá nhân đóng góp 250.000 USD và các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 1 triệu USD, được “tiếp cận đặc biệt” bao gồm ngồi ở hàng VIP trong lễ diễu hành nhậm chức, thủ tục tuyên thệ và bốn vé mời tới đại nhạc hội có mặt Stevie Wonder và Katy Perry.
|
Huy hiệu mừng ngày Obama nhậm chức trong quầy lưu niệm gần đồi Capitol - Nguồn: AFP
|
Số khách VIP chính xác là một bí ẩn, nhưng Bộ an ninh nội địa thông báo bốn năm trước rằng ít nhất 750 người đã được đưa tới cánh phía tây của đồi Capitol, nơi có các ghế mời đặc biệt.
Ai sẽ bỏ tiền cho những sự kiện đó và họ trả bao nhiêu, cho tới giờ, là điều hoàn toàn bí ẩn. Năm 2009, danh sách những người đóng tiền và các khoản đóng góp được đăng tải công khai trên internet, nhưng năm nay sẽ chỉ có những cái tên được tiết lộ sơ sài. Số tiền đóng góp sẽ được công bố trong vòng 90 ngày sau lễ nhậm chức.
Một người phát ngôn của PIC nói các nhà tài trợ sẽ có cơ hội bỏ tiền cho các hoạt động lễ hội trong buổi nhậm chức sau khi đã đóng góp rất nhiều trong cuộc đua chính trị đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ trước đó.
Chiến dịch tranh cử tổng thống 2012 có chi phí vượt 2 tỉ USD, một phần do Tòa án tối cao dỡ bỏ giới hạn về đóng góp cho chính trị của các công ty tư nhân.
Lễ nhậm chức của tổng thống được chia ra làm hai phần rõ ràng. Chi phí an ninh sẽ do ngân sách, tức là tiền đóng thuế của dân, đài thọ, còn chi phí cho tiệc tùng lễ hội sẽ là đóng góp tư nhân.
Theo một báo cáo của quốc hội Mỹ, hơn 30.000 cảnh sát đã được huy động trong buổi lễ nhậm chức với đám đông kỷ lục ở quảng trương National Mall, Washington năm 2009. Năm nay sẽ ít người tham dự hơn, nhưng an ninh vẫn như thế, với hàng chục con đường sẽ bị cấm xe và thiết bị dò tìm kim loại được huy động để kiểm tra an ninh hàng nghìn khách có vé mời.
Vietnam+
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Bỏ 1 triệu USD mua vé VIP lễ tuyên thệ của Obama .
Hàng trăm nghìn người Mỹ đổ về quảng trường National Mall tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama cho nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 21/1 sẽ là cơ hội làm ăn lớn cho không ít người khác.
Ông Barack Obama và gia đình trong lễ tuyên thệ ở nhiệm kỳ đầu - Nguồn: AFP
|
Trong lễ nhậm chức lần thứ nhất năm 2009, ông Obama đã giới hạn các khoản quyên góp cá nhân chỉ ở mức tối đa 50.000 USD và cấm các khoản quyên góp từ doanh nghiệp do ông muốn tạo hình ảnh tránh xa các nhóm lợi ích cục bộ khi là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn được những dòng tiền ồ ạt đổ về và tân tổng thống Mỹ đã nhận được những khoản tài trợ cá nhân kỷ lục lên tới 53 triệu USD, hầu hết từ 1,8 triệu người đã nhồi nhét chật kín cả Washington trong ngày ông nhậm chức.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, khi ông Obama cam kết sẽ xây dựng một chính quyền Mỹ trong sạch nhất từ trước tới nay, các công ty lại được mời góp mặt và mức quyên góp được nâng lên 1 triệu USD cho những ai muốn có sự tiếp cận đặc biệt trong ngày tổng thống nhậm chức. Với đủ tiền, bạn có thể mua được một ghế ngồi ngay cạnh bên khi ông Obama đọc lời tuyên thệ.
“Một cuộc diễu hành công khai của các nhóm lợi ích, đặc biệt là những công ty, tập đoàn hùng mạnh, cơ hội cuối cùng để họ ném tiền xuống chân tổng thống,” Craig Holman, chuyên gia về cải cách các chiến dịch vận động tài chính, nói với hãng tin AFP. “Ý định thực sự của các tập đoàn là mua quyền tiếp cận và ảnh hưởng với Nhà Trắng."
Trong các thư mời năm nay, có vài bản được tổ chức Sunlight Foundation, một tổ chức giám sát nhân dân, đăng trên mạng, Ủy ban phụ trách lễ nhậm chức của tổng thống (PIC) chia các hạng mục đóng góp thành bốn phần, đặt theo tên bốn nhà sáng lập nước Mỹ.
Với 10.000 USD từ các cá nhân và 100.000 USD từ các pháp nhân doanh nghiệp, gói Madison nhận được lời mời cho một cuộc gặp “sắp tới” của ủy ban tài chính, hai vé vào lễ thắp nến đêm trước buổi nhậm chức và một cặp vé nữa vào ngày nhậm chức.
Gói Washington, gói cao nhất, các cá nhân đóng góp 250.000 USD và các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 1 triệu USD, được “tiếp cận đặc biệt” bao gồm ngồi ở hàng VIP trong lễ diễu hành nhậm chức, thủ tục tuyên thệ và bốn vé mời tới đại nhạc hội có mặt Stevie Wonder và Katy Perry.
|
Huy hiệu mừng ngày Obama nhậm chức trong quầy lưu niệm gần đồi Capitol - Nguồn: AFP
|
Số khách VIP chính xác là một bí ẩn, nhưng Bộ an ninh nội địa thông báo bốn năm trước rằng ít nhất 750 người đã được đưa tới cánh phía tây của đồi Capitol, nơi có các ghế mời đặc biệt.
Ai sẽ bỏ tiền cho những sự kiện đó và họ trả bao nhiêu, cho tới giờ, là điều hoàn toàn bí ẩn. Năm 2009, danh sách những người đóng tiền và các khoản đóng góp được đăng tải công khai trên internet, nhưng năm nay sẽ chỉ có những cái tên được tiết lộ sơ sài. Số tiền đóng góp sẽ được công bố trong vòng 90 ngày sau lễ nhậm chức.
Một người phát ngôn của PIC nói các nhà tài trợ sẽ có cơ hội bỏ tiền cho các hoạt động lễ hội trong buổi nhậm chức sau khi đã đóng góp rất nhiều trong cuộc đua chính trị đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ trước đó.
Chiến dịch tranh cử tổng thống 2012 có chi phí vượt 2 tỉ USD, một phần do Tòa án tối cao dỡ bỏ giới hạn về đóng góp cho chính trị của các công ty tư nhân.
Lễ nhậm chức của tổng thống được chia ra làm hai phần rõ ràng. Chi phí an ninh sẽ do ngân sách, tức là tiền đóng thuế của dân, đài thọ, còn chi phí cho tiệc tùng lễ hội sẽ là đóng góp tư nhân.
Theo một báo cáo của quốc hội Mỹ, hơn 30.000 cảnh sát đã được huy động trong buổi lễ nhậm chức với đám đông kỷ lục ở quảng trương National Mall, Washington năm 2009. Năm nay sẽ ít người tham dự hơn, nhưng an ninh vẫn như thế, với hàng chục con đường sẽ bị cấm xe và thiết bị dò tìm kim loại được huy động để kiểm tra an ninh hàng nghìn khách có vé mời.
Vietnam+