Kinh Đời
Boeing cam đoan 787 Dreamliner là kiểu máy bay “tuyệt đối an toàn” .
Boeing cam đoan 787 Dreamliner là kiểu máy bay “tuyệt đối an toàn”
Tập đoàn Mỹ Boeing hôm nay 15/03/2013 cam đoan là kiểu máy bay mới nhất Boeing 787 Dreamliner “tuyệt đối an toàn”. Theo tập đoàn này, thì loại bình điện mới của kiểu máy bay trên không thể bốc cháy được, và 787 sẽ lại được phép bay trong vài tuần tới.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm nay, giám đốc nhánh dân dụng của Boeing, Ray Conner tuyên bố: “Việc khởi động trở lại các chuyến bay thương mại có lẽ sẽ diễn ra trong những tuần tới, thay vì nhiều tháng”. Còn Mike Fleming, giám đốc phụ trách dịch vụ của Boeing khẳng định: “Chúng tôi sẽ hoàn tất tiến trình thử nghiệm trong vài tuần. Không biết chừng nào chính quyền duyệt xong giải pháp của chúng tôi, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vì đôi bên phối hợp rất nhịp nhàng”.
Hôm thứ Ba 12/3, Boeing đã được chính phủ Hoa Kỳ cho phép thử nghiệm các giải pháp mới, theo các thủ tục chặt chẽ cho Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) quy định. Cơ quan chức năng của các khu vực khác, đặc biệt là Nhật Bản, cũng được tham khảo ý kiến.
Kỹ sư trưởng của chương trình, Mike Sinnett nhấn mạnh, Boeing 787 là một kiểu máy bay “an toàn tuyệt đối”. Ông giải thích chi tiết những thay đổi về mặt kỹ thuật nơi bình điện, bộ phận gây ra nhiều sự cố vì quá nóng, dẫn đến việc 50 chiếc Dreamliner đã giao cho các hãng hàng không trên thế giới không được sử dụng.
Hãng Boeing đã phải ngưng giao máy bay 787, liên tục làm việc với các nhà cung cấp để cải tiến bình điện (do hãng GS Yuasa của Nhật sản xuất). Theo ông Sinnett, thì “Nếu bình điện bị hư cũng sẽ không gây cháy” vì từ bình điện đến bộ phận sạc và nhất là lớp vỏ xung quanh đã được thiết kế lại để ngăn ngừa khả năng này. Hơn nữa chức năng của các bình điện không phải là thiết yếu nhất, vì việc bảo đảm nguồn điện cho máy bay là từ các máy phát điện.
Cũng theo kỹ sư trưởng, thì sự cố xảy ra hôm 7 và 16/1 tại Boston và Nhật Bản, không phải do bình điện bị cháy, mà do chất điện giải bị rò rỉ khiến bình bị đen và bốc ra hơi trông giống như khói.
Boeing tin rằng với các biện pháp mới, các vấn đề tương tự sẽ không tái diễn, nên tập đoàn không thấy cần thiết phải thay thế các bình điện lithium-ion hay đổi nhà cung ứng.
Hai hãng hàng không lớn của Nhật là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sở hữu lần lượt 17 và 7 chiếc Boeing 787, tức gần phân nửa trong số 50 chiếc máy bay loại này trên thế giới. ANA đã đặt mua tổng cộng 66 chiếc và JAL 45 chiếc (cũng có thể mua thêm 20 chiếc nữa). Các hãng này là nạn nhân của hai sự cố về bình điện khiến 787 bị cấm bay và ngưng giao hàng. ANA đã phải hủy 3.600 chuyến bay từ 16/1 đến cuối tháng 5, còn JAL cũng phải hủy hàng mấy trăm chuyến bay.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Boeing cam đoan 787 Dreamliner là kiểu máy bay “tuyệt đối an toàn” .
Boeing cam đoan 787 Dreamliner là kiểu máy bay “tuyệt đối an toàn”
Tập đoàn Mỹ Boeing hôm nay 15/03/2013 cam đoan là kiểu máy bay mới nhất Boeing 787 Dreamliner “tuyệt đối an toàn”. Theo tập đoàn này, thì loại bình điện mới của kiểu máy bay trên không thể bốc cháy được, và 787 sẽ lại được phép bay trong vài tuần tới.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm nay, giám đốc nhánh dân dụng của Boeing, Ray Conner tuyên bố: “Việc khởi động trở lại các chuyến bay thương mại có lẽ sẽ diễn ra trong những tuần tới, thay vì nhiều tháng”. Còn Mike Fleming, giám đốc phụ trách dịch vụ của Boeing khẳng định: “Chúng tôi sẽ hoàn tất tiến trình thử nghiệm trong vài tuần. Không biết chừng nào chính quyền duyệt xong giải pháp của chúng tôi, nhưng chúng tôi rất tin tưởng vì đôi bên phối hợp rất nhịp nhàng”.
Hôm thứ Ba 12/3, Boeing đã được chính phủ Hoa Kỳ cho phép thử nghiệm các giải pháp mới, theo các thủ tục chặt chẽ cho Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) quy định. Cơ quan chức năng của các khu vực khác, đặc biệt là Nhật Bản, cũng được tham khảo ý kiến.
Kỹ sư trưởng của chương trình, Mike Sinnett nhấn mạnh, Boeing 787 là một kiểu máy bay “an toàn tuyệt đối”. Ông giải thích chi tiết những thay đổi về mặt kỹ thuật nơi bình điện, bộ phận gây ra nhiều sự cố vì quá nóng, dẫn đến việc 50 chiếc Dreamliner đã giao cho các hãng hàng không trên thế giới không được sử dụng.
Hãng Boeing đã phải ngưng giao máy bay 787, liên tục làm việc với các nhà cung cấp để cải tiến bình điện (do hãng GS Yuasa của Nhật sản xuất). Theo ông Sinnett, thì “Nếu bình điện bị hư cũng sẽ không gây cháy” vì từ bình điện đến bộ phận sạc và nhất là lớp vỏ xung quanh đã được thiết kế lại để ngăn ngừa khả năng này. Hơn nữa chức năng của các bình điện không phải là thiết yếu nhất, vì việc bảo đảm nguồn điện cho máy bay là từ các máy phát điện.
Cũng theo kỹ sư trưởng, thì sự cố xảy ra hôm 7 và 16/1 tại Boston và Nhật Bản, không phải do bình điện bị cháy, mà do chất điện giải bị rò rỉ khiến bình bị đen và bốc ra hơi trông giống như khói.
Boeing tin rằng với các biện pháp mới, các vấn đề tương tự sẽ không tái diễn, nên tập đoàn không thấy cần thiết phải thay thế các bình điện lithium-ion hay đổi nhà cung ứng.
Hai hãng hàng không lớn của Nhật là All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sở hữu lần lượt 17 và 7 chiếc Boeing 787, tức gần phân nửa trong số 50 chiếc máy bay loại này trên thế giới. ANA đã đặt mua tổng cộng 66 chiếc và JAL 45 chiếc (cũng có thể mua thêm 20 chiếc nữa). Các hãng này là nạn nhân của hai sự cố về bình điện khiến 787 bị cấm bay và ngưng giao hàng. ANA đã phải hủy 3.600 chuyến bay từ 16/1 đến cuối tháng 5, còn JAL cũng phải hủy hàng mấy trăm chuyến bay.
RFI